1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hệ thống lý thuyết và bài tập kinh tế quốc tê

24 823 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 219 KB

Nội dung

Kinh tế quốc tế NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ I. Lý thuyết 1. Nền kinh tế thế giới: khái niệm, bộ phận cấu thành, những xu thế vận động chủ yếu và tác động của các xu thế này đến nền kinh tế Việt Nam? Nền kinh tế thế giới:  Khái niệm: nền kinh tế thế giới được hiểu là tập hợp các nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng.  Bộ phận cấu thành: 3 bộ phận căn cứ vào địa vị pháp lý - Chủ thể kinh tế quốc tế ở cấp độ quốc gia: hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có tư cách pháp lý độc lập, mối quan hệ kinh tế quốc tế của các chủ thể này được thiết lập và đảm bảo bằng các hiệp đinh ký kết theo thông lệ và luật pháp quốc tế. - Chủ thể kinh tế quốc tế thấp hơn quốc gia: tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, tập đoàn không kiểm soát được về số lượng. Mối quan hệ của các chủ thể này được đảm bảo bằng các hợp đồng kinh tế được ký kết trong khuôn khổ các hiệp định tồn tại giữa các chủ thể quốc gia với nhau. - Chủ thể kinh tế quốc tế cao hơn quốc gia bao gồm: + Những thiết chế kinh tế quốc tế mang tính khu vực như: EU, AFTA, NAFTA… + Những thiết chế tài chính toàn cầu như: WB, IMF, ADB… Lưu ý: WTO không phải là chủ thể kinh tế quốc tế do nó không tham gia và phát sinh quan hệ kinh tế.  Các quan hệ kinh tế quốc tế: 4 quan hệ - Quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hóa và dịch vụ (TMQT) - Quan hệ về di chuyển quốc tế vốn: đầu tư quốc tế - Quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động: di cư lao động quốc tế - Quan hệ về di chuyển quốc tế các phương tiện tiền tệ: tài chính, tiền tệ quốc tế  Xu thế vận động chủ yếu: 4 xu thế - Sự bùng nổ của cuộc cách mạng KHCN - Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng mạnh mẽ - Các quốc gia từ đối đầu chuyển sang đối thoại, từ biệt lập chuyển sang hợp tác ưu tiên phát triển kinh tế. - Trung tâm của nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển dần về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. a. Sự bùng nổ của cuộc CM KHCN Sự bùng nổ của cuộc CM KHCN làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ mạnh mẽ hơn và sâu sắc hơn. Thể hiện ở: - Các ngành công nghiệp “cổ điển” giảm dần tỷ trọng và vai trò của nó, các ngành có hàm lượng KHCN cao tăng nhanh đặc biệt là các ngành dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất. Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A 1 Kinh tế quốc tế - Cơ cấu kinh tế trở nên “mềm hóa”, khu vực kinh tế phi hình thức được mở rộng, nền “kinh tế tượng trưng” có quy mô lớn hơn nền “kinh tế thực” nhiều lần. - Cơ cấu lao động có sự thay đổi sâu sắc  có sự đan xen của nhiều lĩnh vực KHCN. Tác động tới Việt Nam thể hiện qua: - Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi: ngành dịch vụ đặc biệt là những ngành bao hàm nhiều khoa học công nghệ tăng trường với tốc độ nhanh như IT, các dịch vụ viễn thông như điện thoại, internet… Tính đến năm 2008 mật độ điện thoại trung bình đạt 67 máy/100 dân, tổng thuê bao toàn mạng là 58 triệu và gần 20 triệu người sử dụng internet. - Cơ câu lao động cũng có sự thay đổi, lao động chất xám nhiều thay thế dần cho lao động chân tay… theo như dự đoán thì đền năm 2010 lao động ở khu vực 1 là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm chỉ còn 50% b. Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng mạnh mẽ Quá trình này với 2 cấp độ là toàn cầu hóa và khu vực hóa  chuyển biến nhanh chóng của thể chế kinh tế thế giới  nền kinh tế thế giời bước vào cạnh tranh toàn cầu bên cạnh việc đẩy mạnh tìm kiếm sự hợp tác trong cạnh tranh. Quá trình này tác động đến nước ta được thể hiện rõ nhất ở việc nước ta trỏ thành thành viên của các tổ chức thế giới và khu vực như WTO, ASEAN, APEC… quá trình này vừa tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức cho nước ta. Đó là do nền công nghiệp của chúng ta còn nong trẻ, nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, chưa ứng dụng nhiều KHCN vào sản xuất nên có thể nhiều mặt hàng của nước ta không cạnh tranh được với nước ngoài… c. Các quốc gia từ đối đầu chuyển sang đối thoại, từ biệt lập chuyển sang hợp tác ưu tiên phát triển kinh tế. Trước đây khi còn trong thời kỳ chiến tranh lạnh, thế giới chia thành 2 cực rõ rệt luôn có xung đột với nhau (CNXH và CNTB). Nhưng hiện nay, hầu hết các quôc gia trên thế giới đều có quan hệ với các quốc gia khác với mục tiêu ưu tiên phát triển. Trước xu thế này, Nhà nước Việt Nam có chủ trường: Việt Nam muốn làm bạn tất cả các quốc gia trên thế giới d. Trung tâm của nên kinh tế thế giới đang dịch chuyển dần về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Khu vực vòng cung Châu Á – Thái Bình Dương với các quốc gia có nền kinh tế năng động, đạt nhịp độ phát triển cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc… làm cho trung tâm kinh tế thế giới dịch chuyển dần về khu vực này. Vòng cung này chiến khoảng 2 tỷ dân, chiếm khoảng 40% GNP của toàn thế giới cùng với tài nguyên thiên nhiên phong phú  sự phát triển mau lệ của khu vực này. Việt Nam nằm trong khu vực này, đây là một điều kiện thuận lợi cho Việt Nam do Việt Nam còn năm trên con đường biển thuận lới  thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài; có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế biển… ~~@~~ 2. Lý thuyết TMQT: chủ nghĩa trọng thương, lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh của David Ricardo, lợi thế so sánh của H-O. Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A 2 Kinh tế quốc tế Các lý thuyết TMQT  Chủ nghĩa trọng thương - Hoàn cảnh lịch sử: phát triển từ TK 16 – giữa TK 18 + TK 15: Châu Âu ở thời kỳ phục hưng về VH và kinh tế  nhu cầu trao đổi giữa các quốc gia. + TK 16: Tìm ra Châu Mỹ  phát kiến địa lý vĩ đại Thương mại giữa các quốc gia phát triển vượt bậc  cần có lý thuyết ra đời giải thích cho sự phát triển. - Đặc điểm: + Coi vàng bạc là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. + Để phát triển kinh tế thì quốc gia phải tích lũy vàng bạc  đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu (khẳng định vai trò của Nhà nước là rất quan trọng) + TMQT là một trò chơi có tổng bằng 0  trao đổi không ngang giá (kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu) - Nguyên nhân nghiên cứu: + Phát hiện ra vai trò của TMQT + Đề cao vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát XNK của quốc gia.  Lợi thế tuyệt đối Adam Smith - Adam Smith: + Các tác phẩm nổi tiếng: Đi tìm nguồn gốc và bản chất của của cải của các dân tộc; Bàn tay vô hình. + Tư tưởng kinh tế của A.Smith: của cải chỉ tích lũy từ sản xuất.  Của cải của các dân tộc  nguồn gốc sản xuất  Bàn tay vô hình  tự do hóa kinh tế. + Hoàn cảnh ra đời lý thuyết: là thời kỳ cuộc CM công nghệ lần thứ nhất - Lợi thế tuyệt đối + Khẩng định lợi thế tuyệt đối là cơ sở của TMQT tức là các quốc gia trao đổi với nhau dựa trên lợi thế tuyệt đối của mình. + Cơ sở của lợi thế tuyệt đối: là sự khác biệt về chi phí sản xuất Khái niệm: 1 quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất 1 hoặc 1 nhóm hàng hóa nào đó nếu như quốc gia đó có chi phí sản xuất nhỏ hơn so với quốc gia khác khi cùng sản xuất 1 lượng sản phẩm như nhau.  Lợi thế so sánh của David Ricardo - Cơ sở của lý thuyết lợi thế so sánh: Theo Ricardo thì cớ sở của lợi thế so sánh chính là sự khác biệt về giá tương đối (sau này được gọi là chi phí cơ hội) của 1 hoặc 1 nhóm sản phẩm nào đó.  Như vậy, 1 quốc gia sẽ có lợi thế so sánh trong sản xuất 1 loại hàng hóa đó nếu như chi phí cơ hội của hàng hóa đó là thấp hơn so với quốc gia khác. Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A 3 Kinh tế quốc tế - Lý thuyết này nhằm giải thích trường hợp phổ biến trong TMQT đó là 1 quốc gia không có bất kỳ lợi thế tuyệt đối trong sản xuất hàng hóa nào vẫn có thể tham gia và thu được lợi ích từ TMQT  Lợi thế so sánh của H-O - Dựa trên 2 phạm trù cơ bản: + Hàm lượng các yếu tố sản xuất tỷ lệ về mặt giá trị giữa 1 yếu tố sản xuất nhất đinh với 1 yếu tố sản xuất còn lại. Như vậy, nếu như 1 sản phẩm hàm lượng công nhệ cao hơn sản phẩm khác có nghĩa là tỷ lệ giữa giá trị công nghệ và yếu tố sản xuất khác trong sản phẩm 1 > tỷ lệ tương ứng trong sản phẩm 2. + Độ dồi dào (sẵn có) của các yếu tố sản xuất - Định lý H – O : 1 quốc gia sẽ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất những hàng hóa đòi hỏi sử dụng nhiều 1 cách tương đối yếu tố sản xuất được coi là dồi dào của quốc gia đó. ~~@~~ 3. Thương mại quốc tế: khái niệm và nội dung. Chính sách thương mại quốc tế: khái niệm, chức năng. Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế: thuế quan, hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, hàng rào kỹ thuật và hỗ trợ xuất khẩu.  Thương mại quốc tế: - Khái niệm: TMQT là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận ngang giá lấy tiền tệ làm trung gian và đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia  là trò chơi win – win - Nội dung: 5 nội dung + XNK hàng hóa hữu hình + XNK hàng hóa vô hình + Tái xuất khẩu và chuyển khẩu + Gia công cho nước ngoài và thuê gia công + Xuất khẩu tại chỗ (tiếp đón khách du lịch, đăng cai hội nghị quốc tế )  Chính sách thương mại quốc tế: - Khái niệm: chính sách TMQT là một hệ thống các nguyên tắc, quan điểm, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương của quốc gia phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó trong 1 thời ký nhất định. - Chức năng: điều chỉnh hoạt động ngoại thương của quốc gia phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó trong 1 thời kỳ nhất định. Nhằm thực hiện 2 nhiệm vụ chủ yếu là: + Một là: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước + Hai là: bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.  Các công cụ của chính sách TMQT: 6 công cụ chính Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A 4 Kinh tế quốc tế a) Thuế quan  Khái niệm: là khoản tiền mà chủ hàng hóa XNK hoặc quá cảnh phải nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước  Phân loại: - Theo đối tượng đánh thuế: 3 loại + Thuế xuất khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế quá cảnh (thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ) - Theo mục đích đánh thuế: 3 loại + Tài chính : tăng thu ngân sách + Bảo hộ + Trừng phạt - Theo cách cánh tính: 3 loại + Tính thuế theo số lượng (thuế tuyệt đối) P t = P o + T + Tính thuế theo giá trị (thuế tương đối) P t = P o + P o t = (1+t)P o Trong đó: P t :giá sau thuế P o : giá trước thuế T: Thuế T: thuế suất + Hỗn hợp: 1 hàng hóa theo số lượng nào đó được tính thuế theo cách t2 còn khi số lượng hàng hóa vượt quá mức đó thì sẽ được tính thuế theo cách thứ nhất  Tác động của thuế quan: - P o : Nhà nước chưa đánh thuế nhập khẩu. - Khi Nhà nước đánh thuế nhập khẩu (P T )  giá sản phẩm nhập khẩu tăng lên  cầu nội địa giảm, cung nội địa tăng  phần nhập khẩu giảm. Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A 5 SD P T P o CS PS T A S W S W’ B C D E F P Q Q 2 Q 1 Q 1` Q 2` Kinh tế quốc tế - Tác động của thuế đối với các đối tượng: + Đối với người tiêu dùng: thặng du tiêu dùng giảm: ∆CS = SBDP T P o + Đối với người sản xuất: thặng dư sản xuất tăng: ∆PS = SACP T P o + Đối với Chính phủ: Chính phủ thu được thuế: T = SCDEF + Đối với xã hội: xã hội mất đi phần DWL (tổn thất ròng của xã hội) DWL = SBDE + SACF b) Hạn ngạch  Khái niệm: Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một hoặc 1 nhóm hàng hóa được phép XNK đối với thị trường 1 quốc gia hoặc 1 khu vực nhất định trong 1 thời kỳ thường là 1 năm. Hạn ngạch thường đông nghĩa với hạn ngạch nhập khẩu, còn đối với hạn ngạch xuất khẩu thì nhà nước thường áp dụng đối với những hàng hóa liên quan đến an ninh lương thực quốc gia.  Tác động của hạn ngạch - Hạn chế hàng nhập khẩu để bảo vệ hàng nội địa do: Hạn ngạch  khan hiếm về cung  giá hàng hóa tăng lên  giảm thặng dư tiêu dùng ∆CS, tăng thặng dư sản xuất ∆PS. Trong trường hợp này các nhà kinh doanh hàng nhập khẩu được lợi,họ có thể liên kết với nhau để trở thành đọc quyền . - Tác động của Quota đến cung cầu vá giá trên thị trường cũng giống như với các thành viên tham gia thị trường rất giống với trường hợp thuế nhập khẩu tuy nhiên, nó có điểm khác biệt sau về tác động: + Chính phủ không thu được khoản nào từ hạn ngạch nhập khẩu trừ trường hợp áp dụng phí hạn ngạch hoặc đấu giá. Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A 6 SD P Q P o CS PS P Q Q Nhà KD hàng NK Kinh tế quốc tế + Cơ chế tác động của hạn ngạch và thuế khác nhau. Thuế tác động đến cung cầu thông qua giá Hạn ngạch tác động đến cung cầu rồi mới đến giá + Số lượng nhập khẩu là biết trước còn áp dụng thuế nhập khẩu số lượng nhập khẩu chỉ có thể dự đoán trong một khoảng nào đó. c) Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Công cụ này có tác động giống như hạn ngạch xuất khẩu nhưng nó thường được sử dụng trong những tình huống đặc biệt để giải quyết thương mại, nhượng bộ trên bàn đàm phán thể hiện tiêu chí hơp tác của mỗi bên. d) Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật Được hiểu là các quy định của Nhà nước (cơ quan quản lý thị trường) đối với hàng hóa nhập khẩu về tiêu chuẩn đóng gói mẫu mã, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường… Xuất phát điểm các quy định này ra đời nhằm bảo vệ người tiêu dùng hay bảo vệ môi trường kinh tế - xã hội tuy nhiên cho đến nay nó đã trở thành một trong những công cụ bảo hộ tinh vi nhất e) Hỗ trợ xuất khẩu Là công cụ để nâng đỡ xuất khẩu. Có 2 phương thức tác động để hỗ trợ xuất khẩu:  Tác động trực tiếp: - Chủ yếu bằng các biện pháp hành chính như: + Trợ cấp xuất khẩu + Thưởng xuất khẩu + Ưu đãi về các chính sách thuế, tín dụng đối với sản xuất hàng xuất khẩu. - Tác động của biện pháp này: giảm giá thành  tăng sức cạnh tranh  WTO đưa vào nhóm đèn đỏ (không khuyến khích sử dụng)  Tác động gián tiếp - Thông qua những biện pháp như: + Xúc tiến thương mại + Điều chỉnh tỷ giá hối đoái + Đào tạo nhân lực - Tác động của biện pháp này: không tác động trực tiếp đến giá thành  sản phẩm của các quốc gia cạnh tranh nhau công bằng hơn  Được WTO xếp vào nhóm đèn xanh (khuyến khích sử dụng). f) Thuế chống bán phá giá - Bán phá giá: theo như hiệp định ADA thì 1 sản phẩm được coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. - Hành vi chống bán phá giá: là hành vi đanh thuế nhập khẩu bổ sung đối với 1 loại Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A 7 Kinh tế quốc tế hàng hóa cụ thể từ 1 nước xuất khẩu cụ thể nào đó hằm cân bằng giữa giá hành nhập khẩu với giá trị thực của nó  giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất trong nước tại nước xuất khẩu. - Các tiêu thức để áp đặt thuế chống bán phá giá: + Giá nhập khẩu so với giá tại thị trường nội đị của nước xuất khẩu hoặc giá nhập khẩu so với giá nhập khẩu từ 1 quốc giá thứ 3 có điều kiện tương tự + Có tác động đáng kể đối với các doanh nghiệp trên thị trường. ~~@~~ 4. Hai xu hướng cơ bản của chính sách thương mại quốc tế: tự do hóa và bảo hộ mậu dịch, mối quan hệ giữa hai xu hướng, phân biệt hai xu hướng (cơ sở, nội dung, mục đích, biện pháp). Chính sách ngoại thương của Việt Nam nghiêng về xu hướng nào.  Phân biệt hai xu hướng cơ bản của chính sách TMQT là tự do hóa và bảo hộ mậu dịch: Nội dung phân biệt Tự do hóa Bảo hộ mậu dich Khái niệm Là sự nới lỏng, mềm hóa sự can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế. Là sự gia tăng sự can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế Cơ sở chính sách Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Là sự chênh lệch về tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia  các quốc gia yếu hơn thường đưa ra các biện pháp phòng vệ Nội dung Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết làm tăng các rào cản thương mại  gây khó khăn hơn cho việc nhập khẩu Mục đích Tạo điều kiện thuân lợi cho việc phát triển các hoạt động TMQT cả về bề rộng và bề sâu. Bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các luồng hh từ bên ngoài  bảo vệ lợi ích qgia. Bện pháp Các biện pháp theo chiều hướng nới lỏng nhập khẩu trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương như: + Từng bước giảm thuế nhập khẩu. + Tăng và xóa bỏ dần hạn ngạch … Sử dụng các biện pháp theo chiều hướng gây khó khăn cho xuất khẩu như: + Hạn ngạch + Hạn chế xuất khẩu tự nguyện + Sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật + Đánh thuế nhập khẩu cao cho 1 số mặt hàng …  Mối quan hệ giữa 2 xu hướng tự do hóa và bảo hộ mậu dịch Mặc dù 2 xu hướng là đối nghịch nhau nhưng chúng không bài trừ nhau mà song song tồn Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A 8 Kinh tế quốc tế tại. Việc kết hợp khéo léo giữa tự do hóa và bảo hộ mậu dịch trong chính sách TMQT là để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.  Chính sách ngoại thương của Việt Nam: Chính sách ngoại thương của việt nam có chiều hướng nghiêng về tự do hóa thương mại. Từ khi Việt Nam ra ngập tổ chức thương mại quốc tế WTO thì Việt Nam phải tuân thủ theo quy định từ bước cắt giảm hàng rào thuế quan và hạn ngạch. Vừa qua, theo Thông tư 216/TT-BTC ngày 13.11.2009 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 1.1.2010. Theo quy định trên, các mức thuế suất được cắt giảm hơn so với mức thuế hiện hành, cụ thể là giảm từ 1% đến 6%, trong đó mức giảm chủ yếu là 2% - 3%. Cùng với việc tập hợp lại các mức thuế suất đã được sửa đổi rải rác trong năm 2008, gộp thuế suất để đơn giản hóa, mức thuế trung bình là 10,54% (mức thuế trung bình hiện hành là 11,14%). Trong đó, các mức thuế suất phổ biến là từ 0% đến 30%, chiếm khoảng 91% tổng số dòng thuế  mở cửa thị trường Tuy nhiên, hiện tại thì Việt Nam vẫn đang sử dụng nhiều các biện pháp nhằm bảo hộ mậu dịch như đánh thuế nhập khẩu cao đối với các mặt hàng như ô tô, mỹ phẩm, điện thoại di động, thuốc là, xì gà, rượu bia sử dụng hạn ngạch với các mặt hàng như: thuốc lá nguyên liệu, muối, bông, sữa nguyên liệu cô đặc, ngô hạt và trứng gia cầm. Nhìn chung, chính sách ngoại thương của Việt Nam về dài hạn theo xu hướng là tự do hóa thương mại nhưng đối với từng thời kỳ nhất định thi sẽ có sự kết hợp giữa 2 chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch. ~~@~~ 5. Đánh giá tình hình ngoại thương của Việt Nam thời gian qua: ưu điểm và hạn chế. Các giải pháp tăng sức cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. * Đánh giá tình hình ngoại thương của Việt Nam thời gian qua: - Ưu điểm: + Tốc độ tăng trưởng ngoại thương khá cao qua các năm (trung bình > 20%/năm) và cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất xã hội (cao hơn 2-3 lần)  ↑ quy mô kim ngạch xuất – nhập khẩu. + Thị trường ngày càng mở rộng và chuyển từ đơn thị trường sang đa thị trường. + Nền ngoại thương Việt Nam đã từng bước xdựng được những mặt hàng có quy mô lớn được thị trường thế giới chấp nhận như: dầu khí, gạo, thủy sản, dệt may, giày dép… khai thác được lợi thế so sánh trong phân công lao động và hợp tác qtế. + Nền ngoại thương Việt Nam đã chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế hạch toán kinh doanh, phát huy quyền tự chủ cho doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động ngoại thương. + Chính sách của Việt Nam đổi mới mạnh mẽ theo hướng tăng tự do hóa thương mại và đầu tư, giảm sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực buôn bán qtế. - Nhược điểm: + Quy mô xuất – nhập khẩu còn quá nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. + Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn trong tình trạng lạc hậu, chất lượng thấp, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh yếu, chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàm lượng khoa học công nghệ thấp  chịu thua thiệt trong buôn bán qtế. Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A 9 Kinh tế quốc tế + Thị trường ngoại thương Việt Nam còn bấp bênh, chủ yếu là thị trường các nước trong khu vực và các thị trường trung gian, thiếu các hợp đồng lớn và dài hạn. + Công tác quản lý hoạt động xuất – nhập khẩu còn thiếu đồng bộ và nhất quán. Trong hđộng xuất- nhập khẩu nhiều doanh nghiệp chưa giữ được chữ tín, bị phạt vi phạm hợp đồng, gây hậu quả nghiêm trọng; trình độ nghiệp vụ ngoại thương của nhiều cán bộ còn non yếu. + Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại…chưa được giải quyết 1cách hiệu quả. + Tuy cơ chế chính sách đổi mới theo hướng nới lỏng sự quản lý của Nhà nước vào lĩnh vực buôn bán quốc tế song hiện tại cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực thi vẫn còn không ít bất cập, gây thiệt hại cho Nhà nước, các nhà kinh doanh trong và ngoài nước. • Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới Việt Nam cần tập trung vào một số giải pháp sau đây: Ở tầm vĩ mô: 1. Trước hết, xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán, ổn định nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, loại bỏ độc quyền và chống các hành vi gian lận thương mại. Trước hết là tạo dựng và củng cố thể chế kinh tế thị trường – nền tảng của kinh doanh quốc tế. 2. Rà soát lại các chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu theo hướng hạn chế độc quyền, ưu đãi, khắc phục các hành vi gian lận thương mại. Trước hết là chính sách thuế, chính sách tín dụng, hạn chế ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước. 3. Hạn chế độc quyền, giảm bảo hộ để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu và cạnh tranh với các đối tác nước ngoài khi nước ta mở cửa thương mại và đầu tư, đồng thời tạo điều kiện bình đẳng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Tất cả các nhà xuất khẩu đều nhận được sự khuyến khích giống nhau trên cơ sở bình đẳng. Đây chính là sự vận dụng nguyên tắc thị trường để bảo đảm cho các nhà xuất khẩu có hiệu quả sẽ mở rộng xuất khẩu với sự trả giá của các nhà xuất khẩu không hiệu quả. 4. Xây dựng chiến lược xuất khẩu hướng vào những ngành công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu của các ngành hàng. 5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở tầm chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến ở thị trường ngoài nước để có định hướng chiến lược lâu dài cho các doanh nghiệp. 6. Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn để có một lực lượng lao động và cán bộ quản lý có trình độ cao thích ứng với đòi hỏi của hội nhập. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sáng tạo của con người Việt Nam và trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới. 7. Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đây là cơ hội để Việt Nam có thêm thị trường và đẩy nhanh cải cách kinh tế thị trường. Đối với doanh nghiệp: Trước hết, doanh nghiệp phải nhận thức được những cơ hội mà kinh doanh quốc tế mang lại thông qua quá trình hội nhập của nước ta, từ đó điều chỉnh sản xuất theo hướng xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Những cơ hội kinh doanh to lớn mà doanh nghiệp cần phải tận dụng khi nước ta mở cửa thị trường, trước hết là đối với AFTA, thực hiện Hiệp định Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A 10 [...]... quốc tế - Chủ động hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, nhất quán và minh bạch hơn - Cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tránh lãng phí, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát... dạng thuốc men, dcu y tế BP của Vn Có (+) Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A Nơ (-) 18 Kinh tế quốc tế TK vãng lai / chuyển giao đơn phương: 2tr$ TK vãng lai / NK hàng hóa: 2tr$ (Nhận viên trợ không hoàn lại) (NK thuôc men, dcu, y tế, lương thực) ~~@~~ 11 Hội nhập kinh tế quốc tế: khái niệm, mối quan hệ với toàn cầu hóa kinh tế Đặc điểm của các hình thức liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô  Hội nhập KTQT:... động) Thống nhất các chính sách tiền tệ như dự trữ, giao dịc, phát hành đồng tiền chung… Thống nhất và kết hợp hài hòa các chính sách kinh tế, tài khóa, tiền tệ hình thành 19 Kinh tế quốc tế khu vực kinh tế Khu vực mậu dịch tự do FTA Liên minh thuế quan CU Thị trường chung CM Liên minh tiền tệ MU Liên minh kinh tế EU X X X X X X X X X X X X X X Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A X 20 Kinh tế quốc tế II... phương và đa phương Và quá trình này diễn ra trên lĩnh vực kinh tế - Toàn cầu hóa: là 1 xu hướng khách quan do sự phát triển của KHCN, các quốc gia không muốn tham gia quá trình này cũng không được và quá trình toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trên 1 lĩnh vực kinh tế mà còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa… Toàn cầu hóa là tác nhân gây ta hội nhập kinh tế quốc tế, và ngược lại, hội nhập kinh. .. Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế là 1 xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới gắn với quá trình toàn cầu hóa và khu vực do dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ • Mối quan hệ giữa hội nhập KTQT với toàn cầu hóa - Hội nhập kinh tế mang tính chất chủ quan, các quốc gia tự nguyện tham gia quá trình hội nhập thông qua việc tham gia các tổ chức quốc tế hoặc tham gia ký... Vân – KDQT 48A 13 Kinh tế quốc tế - Môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn và dần đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động đầu tư quốc tế - Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã xâm nhập vào qtrình sxuất kdoanh của nước ta, góp phần tích cực vào qtrình chuyển dịch cơ cấu ktế theo hướng cnghiệp hóa, hiện đại hóa - Các dự án FDI góp phần đáng kể vào việc tạo việc... sự biến động của tỷ giá hối đoái Chính phủ có thể sử dụng 3 loại hình can thiệp chủ yếu: (1) can thiệp vào thương mại quốc tế, (2) đầu tư quốc tế , (3) can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối  Tác động của tỷ giá hối đoái đến quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế • Tác động đến thương mại quốc tế: Trong điều kiện các yếu tố khác ko đổi: - Tỷ giá hối đoái tăng  nội tệ giảm dẫn đến việc:  Giá hàng... mỗi quốc gia có 300 dơn vị hàng hóa có LTSS khi nào lợi ích thu được từ TMQT là lớn nhất và giá trị bằng bao nhiêu? - Tính tỷ lệ trao đổi quốc tế để lợi ích của các quốc gia là ngang nhau? Bài làm:  Có diễn ra TMQT hay không? Ta có: CP cơ hội I Made by Chung, Hòa, Vân – KDQT 48A II 22 Kinh tế quốc tế (X ~ Y/X Y) X ~ 3/2 Y > X ~ 6/5 Y (Y ~ X/Y X) Y ~ 2/3 X < Y ~ 5/6 X Nhìn vào bảng trên ta thấy: - Quốc. .. KDQT 48A 21 Kinh tế quốc tế + Trong trường hợp nền kinh tế đóng thì đường giới hạn khả năng sản xuất cũng chính là đường giới hạn tiêm năng tiêu dùng  hệ số góc α = ¼ thể hiện tỷ lệ trao đổi nội địa giữa 2 hàng hóa 1G = ¼ TV + Trong trường hợp nền kinh tế mở có TMQt giữa VN và NB: Đường giới hạn khả năng sản xuất của NB: 1/2G + 1/3TV = 60 ↔ G = 20 – 2/3TV Đường giới hạn khả năng tiêu dùng có hệ số góc.. .Kinh tế quốc tế Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO Hai là, doanh nghiệp cần có chiến lược về sản phẩm, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến phù hợp với doanh . thể kinh tế quốc tế do nó không tham gia và phát sinh quan hệ kinh tế.  Các quan hệ kinh tế quốc tế: 4 quan hệ - Quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hóa và dịch vụ (TMQT) - Quan hệ về di chuyển quốc. lao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng.  Bộ phận cấu thành: 3 bộ phận căn cứ vào địa vị pháp lý - Chủ thể kinh tế quốc tế ở cấp độ quốc gia: hơn 200 quốc gia và vùng. cách pháp lý độc lập, mối quan hệ kinh tế quốc tế của các chủ thể này được thiết lập và đảm bảo bằng các hiệp đinh ký kết theo thông lệ và luật pháp quốc tế. - Chủ thể kinh tế quốc tế thấp hơn quốc

Ngày đăng: 07/07/2015, 18:57

w