I. TÊN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG. II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Mục đích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (Điều 3 Chương I của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông). Kiểm định chất lượng nhà trường được thực hiện theo quy trình sau: 1. Tự đánh giá của nhà trường. 2. Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường. 4. Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GDĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Trong năm học 20082009, trường Tiểu học Số 3 Nam Phước là một trong 2 trường đầu tiên của tỉnh Quảng Nam được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Nhà trường hội đủ các điều kiện để tổ chức hoạt động tự đánh giá và đăng ký kiểm định chất lượng (Theo khoản 1 Điều 7 Chương I Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông). Chính vì vậy, trong năm học 20092010, trường Tiểu học Số 3 Nam Phước được PGDĐT Duy Xuyên và SGDĐT Quảng Nam chọn nhà trường là một trong những trường đi đầu trong việc thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng để được đăng kí kiểm định chất lượng và nhân rộng mô hình. Qua thực hiện tổ chức hoạt động tự đánh giá, chúng tôi rút ra được những kinh nghiệm và mạnh dạn chọn đề tài “Kinh nghiệm thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường”. Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông .
I. TÊN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG. II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Mục đích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (Điều 3 Chương I của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông). Kiểm định chất lượng nhà trường được thực hiện theo quy trình sau: 1. Tự đánh giá của nhà trường. 2. Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường. 4. Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Trong năm học 2008-2009, trường Tiểu học Số 3 Nam Phước là một trong 2 trường đầu tiên của tỉnh Quảng Nam được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Nhà trường hội đủ các điều kiện để tổ chức hoạt động tự đánh giá và đăng ký kiểm định chất lượng (Theo khoản 1 Điều 7 Chương I Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông). Chính vì vậy, trong năm học 2009-2010, trường Tiểu học Số 3 Nam Phước được PGD&ĐT Duy Xuyên và SGD&ĐT Quảng Nam chọn nhà trường là một trong những trường đi đầu trong việc thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng để được đăng kí kiểm định chất lượng và nhân rộng mô hình. Qua thực hiện tổ chức hoạt động tự đánh giá, chúng tôi rút ra được những kinh nghiệm và mạnh dạn chọn đề tài “Kinh nghiệm thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường”. Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông . III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Mục đích tự đánh giá là cơ sở giáo dục phổ thông tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục (Theo khoản 1 Điều 11 Chương II Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông). Quy trình tự đánh giá của nhà trường, bao gồm các bước sau: 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá. 2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá. 3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá. 4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. 5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. 6. Viết báo cáo tự đánh giá. 7. Công bố báo cáo tự đánh giá. Bộ GD&ĐT hướng dẫn quy trình tự đánh giá và các biểu mẫu phục vụ cho công tác tự đánh giá rất cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, người cán bộ quản lý phải biết vận dụng như thế nào cho hiệu quả, đó là vấn đề còn phụ thuộc vào kinh nghiệm riêng của từng người quản lý. IV. CƠ SỞ THỰC TIỂN: Là đơn vị được PGD&ĐT Duy Xuyên và SGD&ĐT Quảng Nam chọn làm điểm trong việc thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục. Trong triển khai hoạt động tự đánh giá, nhà trường có được những mặt thuận lợi đó là: - Có sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT và chính quyền địa phương. - Đội ngũ nhiệt tình trách nhiệm. - Việc lưu trữ hồ sơ trường chuẩn có nề nếp; phần lớn quy tụ về một đầu mối (phòng lưu trữ) góp phần thuận lợi cho việc tìm minh chứng. Bên cạnh những mặt thuận lợi, nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong bước đầu triển khai tự đánh giá đó là: - Thiếu mô hình điểm trên địa bàn huyện và tỉnh để tham quan học tập. - Thiếu chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm thực tiển để hỗ trợ. - Kinh phí đầu tư cho tổ chức tự đánh giá còn hạn hẹp. - Một vài văn bản hướng dẫn của cấp trên còn chậm (ví dụ: văn bản số 115/KTKĐCLGD của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, về việc Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học, được ban hành ngày 09 tháng 02 năm 2010; trong khi đó nhà trường đã triển khai việc này trong tháng 10/2009). - Kiểm định chất lượng, tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng là những công việc mới lạ đối với nhà trường. Đặc biệt là cách tiếp cận tự đánh giá theo tiêu chuẩn/tiêu chí dựa trên minh chứng (cách phân tích minh chứng, viết báo cáo tiêu chí/tiêu chuẩn, mã hóa minh chứng ). - Một thách thức khác đối với nhà trường là hoạt động tự đánh giá mới đưa vào trường học, chưa trở thành hoạt động thường kỳ, không đưa vào kế hoạch năm học, do đó không tránh khỏi bị động. - Các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá thường là lãnh đạo nhà trường, các cán bộ chủ chốt trong trường, nhân viên, giáo viên có uy tín Các thành viên này kiêm nhiệm nhiều việc, vừa phải lo nhiệm vụ chuyên môn của mình vừa bận nhiều công việc ở trường, nên không đầu tư được thời gian thỏa đáng cho hoạt động tự đánh giá. - Các nhóm chuyên trách được thành lập với nhiều thành viên tham gia, bước đầu chưa được tập huấn bồi dưỡng các kĩ thuật thu thập, xử lý thông tin, minh chứng, chưa biết cách viết báo cáo. - Hội đồng tự đánh giá và nhóm chuyên trách vì thiếu kinh nghiệm, nên lúng túng bị động trong chỉ đạo. - Trong thu thập minh chứng, các nhóm chuyên trách do thiếu kinh nghiệm nên gặp nhiều khó khăn trong việc xác định mức độ phù hợp của minh chứng với nội hàm trong mỗi tiêu chí. - Khi viết báo cáo tiêu chí, các nhóm chuyên trách lúng túng không biết nên phân tích các minh chứng thế nào cho trúng. Một số báo cáo các tiêu chí còn tính chủ quan, không dựa trên minh chứng; văn phong báo cáo tiêu chí không thống nhất (do nhiều người viết), nhiều chỗ dễ dẫn đến trùng lặp và chưa đáp ứng yêu cầu của báo cáo tự đánh giá phục vụ mục đích cải tiến nâng cao chất lượng và đăng kí kiểm định chất lượng. Đòi hỏi phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Nhận thức trong triển khai tự đánh giá từ góc độ của người quản lý Như ta biết, tự đánh giá là một hoạt động hoàn toàn mới mẻ đối với nhà trường. Nhận thức của lãnh đạo các trường về kiểm định chất lượng nói chung và tự đánh giá nói riêng rất khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy ở trường nào mà Hiệu trưởng, hội đồng tự đánh giá có nhận thức thức đúng, thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao thì hoạt động tự đánh giá của trường thực hiện đúng quy trình và đạt hiệu quả. Chính vì vậy, trong triển khai hoạt động tự đánh giá, Hiệu trưởng nhà trường đã tiến hành thực hiện các bước sau đây: 1.1. Quán triệt vai trò ý nghĩa của kiểm định chất lượng và tự đánh giá Trong triển khai tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường, Hiệu trưởng nhất thiết phải quán triệt các nội dung sau đây trong tập thể sư phạm nhà trường và hội đồng tự đánh giá: 1.1.1. Mục đích của kiểm định chất lượng: - “Chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là sự đáp ứng của cơ sở giáo dục phổ thông đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại Luật Giáo dục. - “Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Mục đích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. 1.1.2. Kiểm định chất lượng là một giải pháp quản lý chất lượng và hiệu quả nhằm các mục tiêu sau đây: - Đánh giá hiện trạng nhà trường đáp ứng các tiêu chí đề ra trong bộ chuẩn (tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học) như thế nào tức là hiện trạng nhà trường có chất lượng và hiệu quả ra sao? - Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm mạnh so với bộ chuẩn quy định. - Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm yếu so với bộ chuẩn quy định. - Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện được so với các tiêu chí, tiêu chuẩn trong bộ chuẩn, nhà trường định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển. - Và mục tiêu tối thượng của kiểm định chất lượng là xây dựng được văn hóa chất lượng cho nhà trường. Một cơ sở xây dựng được văn hóa chất lượng là cơ sở khi mà mỗi thành viên trong nhà trường đều biết công việc của mình và của những người liên quan thế nào là chất lượng và nhờ đó biết chủ động không ngừng nâng cao chất lượng công việc của mình và góp cùng những người liên quan hành động theo chất lượng. 1.1.3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học được ban hành làm công cụ để trường tiểu học tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục tiểu học; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường tiểu học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; để cha mẹ học sinh lựa chọn trường cho con em của họ. 1.2. Hiệu trưởng tham gia đầy đủ các lần tập huấn do SGD&ĐT và PGD&ĐT tổ chức (nếu có): Tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng là những công việc mới lạ đối với nhà trường. Hơn thế nữa, hoạt động tự đánh giá lại mới đưa vào trường học, xưa nay chưa trở thành hoạt động thường kỳ; bên cạnh còn thiếu mô hình điểm để tham quan học tập; thiếu chuyên gia để hợp đồng tư vấn, hỗ trợ do đó không tránh khỏi bị động. Ngoài ra, theo quy định Chủ tịch hội đồng tự đánh giá nhất thiết phải là Hiệu trưởng/Thủ trưởng đơn vị mới có đủ quyền lực trong triển khai tự đánh giá. Người có đủ quyền lực mà không am hiểu tường tận công việc thì làm thế nào để triển khai hoạt động tự đánh giá trong nhà trường đạt hiệu quả. Chính vì vậy, trong các lần tập huấn do cấp trên tổ chức, cũng là dịp các chuyên gia có kinh nghiệm báo cáo để cho ta am hiểu công việc; Hiệu trưởng dù có bận công việc cũng phải dàn xếp tham gia, không nên ủy quyền cho người khác. 1.3. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên để triển khai thực hiện tự đánh giá đúng quy định. Văn bản của cấp trên là kim chỉ nam cho hành động, mà đã là những quy định trong văn bản thì nhất thiết phải tuân theo và vận dụng phù hợp với tình hình thực tiển. Trong triển khai kiểm định chất lượng đối với trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành rất nhiều văn bản, trong đó có 4 văn bản chủ công mà Hiệu trưởng, cấp ủy, Ban giám hiệu, cán bộ cốt cán và các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá cần nghiên cứu triển khai và tổ chức thực hiện. Trong đó: - Về văn bản pháp quy: + QĐ số 04/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 04 tháng 02 năm 2008, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học . + QĐ số 83/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2008, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông. - Về văn bản hành chính (hướng dẫn): + Văn bản số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 08 tháng 9 năm 2009, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông. + Văn bản số 115/KTKĐCLGD, ngày 09 tháng 02 năm 2010, của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về việc Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học. Trong các văn bản trên, ngoài các văn bản pháp quy, cần nghiên cứu kỷ các văn bản hướng dẫn: số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD về hướng dẫn “tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông” và số 115/KTKĐCLGD về hướng dẫn “xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học” để triển khai công tác tự đánh giá được thuận lợi. 1.4. Triển khai thực hiện quy trình tự đánh giá: Để giúp các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tự đánh giá thuận lợi, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn quy trình tự đánh giá và các biểu mẫu phục vụ cho công tác tự đánh giá một cách cụ thể. Trong thực hiện quy trình tự đánh giá, Hiệu trưởng nhà trường đã tiến hành tổ chức thực hiện các bước như sau: 1.4.1. Thành lập hội đồng tự đánh giá Hội đồng tự đánh giá có vai trò quyết định trong triển khai tự đánh giá, Hội đồng có chức năng thẩm định, phê duyệt bản báo cáo tự đánh giá. Vì vậy, tham gia hội đồng tự đánh giá phải là cán bộ chủ chốt của nhà trường, nắm được các hoạt động của nhà trường theo các tiêu chuẩn kiểm định và có năng lực phân tích, đánh giá các hoạt động của nhà trường. Theo khoản 2 Điều 10 Chương II của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số: 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), thành phần của Hội đồng tự đánh giá gồm: - Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng; - Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng; - Thư ký Hội đồng tự đánh giá là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của cơ sở giáo dục phổ thông; - Các thành viên gồm đại diện Hội đồng trường, các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại diện một số các phòng, ban, tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản lý nội trú (nếu có). Về điểm d khoản 2 Điều 10 của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, thành phần hội đồng tự đánh giá, do một số đại diện các phòng, ban, tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản lý nội trú nhà trường không có nên ta có thể bổ sung các chức danh nhân viên văn phòng, kế toán, y tế và thư viện – thiết bị vào thành viên hội đồng tự đánh giá. Ví dụ: DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ (Kèm theo QĐ số 01 ngày 15 tháng 10 năm 2009) TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ 1 Hồ Tâm Xuân Hiệu trưởng Chủ tịch HĐ 2 Huỳnh Thị Một P Hiệu trưởng P.chủ tịch HĐ 3 Lê Thị Vinh Thư kí hội đồng Thư ký HĐ 4 Huỳnh Xiêm Chủ tịch công đoàn Uỷ viên HĐ 5 Võ Thị Thanh Hiền Tổng Phụ trách Đội Uỷ viên HĐ 6 Phạm Thị Thúy Nhân viên Kế toán Uỷ viên HĐ 7 Trần Thị Thu Hà Nhân viên thư viện Uỷ viên HĐ 8 Huỳnh Chương Thiện Nhân viên văn phòng Uỷ viên HĐ 9 Ng Thị Tiên Giang Nhân viên Y tế Uỷ viên HĐ 10 Lê Thị Lý Giáo viên Uỷ viên HĐ 11 Ng Thị Bích Ngọc Tổ trưởng Tổ 1 Uỷ viên HĐ 12 Huỳnh Thị Thủy Tổ trưởng Tổ 2 Uỷ viên HĐ 13 Trần Thị Nga Tổ trưởng Tổ 3 Uỷ viên HĐ 14 Nguyễn Thị Sáu Tổ trưởng Tổ 4 Uỷ viên HĐ 15 Nguyễn Thị Bích Lựu Tổ trưởng Tổ 5 Uỷ viên HĐ 1.4.2. Thành lập nhóm thư ký Để triển khai hoạt động tự đánh giá, Chủ tịch Hội đồng thành lập nhóm thư ký. Nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người. Nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự đánh giá. Nhóm thư kí có vai trò quan trọng trong thu thập và chuẩn bị các tài liệu cho các giai đoạn tự đánh giá: thu thập minh chứng, thẩm định báo cáo tiêu chí, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá, thẩm định báo cáo tự đánh giá Chọn người vào nhóm thư kí không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình mà còn phải có năng lực tổ chức và năng lực soạn thảo văn bản. Có thể phân công một người phụ trách tổng hợp báo cáo 2 tiêu chuẩn (có 6 tiêu chuẩn chia cho 3 người) và trong đó cử một người phụ trách tổng hợp chung cho toàn bộ dự thảo báo cáo trình Hội đồng tự đánh giá thẩm định. DANH SÁCH NHÓM THƯ KÝ TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ 1 Lê Thị Vinh Thư kí Hội đồng - Nhóm trưởng Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 1, 2 và toàn bộ báo cáo 2 Huỳnh Thị Chương Thiện Nhân viên văn phòng - Nhóm phó Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 3, 4 3 Nguyễn Văn Khoa Giáo viên - Ủy viên Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 5, 6 1.4.3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá Như ta biết, kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra. Khi ta lập được kế hoạch thì tư duy quản lý của ta sẽ có hệ thống hơn để có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra; phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững “mũi tiến công” vào mục tiêu cuối cùng mình muốn hướng đến. Bên cạnh đó, cũng giúp ta dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện dự án của mình. Có thể nói, tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường. Kế hoạch tự đánh giá do Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt bao gồm các nội dung: mục đích và phạm vi tự đánh giá; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động; công cụ đánh giá; dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí; thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể). Thuận lợi ở đây, trong trình bày kế hoạch tự đánh giá được BGD&ĐT thống nhất theo mẫu chung; các tiểu mục trong phần của kế hoạch được trình bày theo quy định thống nhất (Phụ lục 2: Kế hoạch tự đánh gía, trang 10 – 13, công văn số 7880/ BGDĐT-KTKĐCLGD). Dựa trên mẫu kế hoạch tự đánh giá chung này để nhà trường xây dựng kế hoạch tự đánh giá đúng quy định và phù hợp với thực tế. Trong triển khai tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường, việc xây dựng kế hoạch đòi hỏi hợp lý với các điều kiện về thời gian trong năm học, nguồn lực và đội ngũ tham gia viết báo cáo tự đánh giá cũng như mối quan hệ với chuyên gia tư vấn (nếu có). Nếu nhà trường dự định mời chuyên gia tư vấn hỗ trợ thì cần lên kế hoạch cụ thể về thời gian và mục đích của những đợt chuyên gia tư vấn đến làm việc tại trường. Phải nắm rõ vai trò của chuyên gia tư vấn để xây dựng kế hoạch thì kế hoạch tự đánh giá mới được chặt chẽ hơn. Chuyên gia tư vấn có các vai trò sau đây trong quá trình triển khai tự đánh giá: - Tư vấn lựa chọn các minh chứng thích hợp: Chuyên gia tư vấn hướng dẫn tìm minh chứng, giúp khẳng định minh chứng hợp lý hay chưa hợp lý hoặc các minh chứng gián tiếp có thể chấp nhận được. - Hoàn thiện các báo cáo tiêu chí: chuyên gia tư vấn sẽ góp ý cho bản phát thảo báo cáo tiêu chí đầu tiên. Giúp người viết báo cáo tiêu chí viết đúng các yêu cầu của một báo cáo tiêu chí. Nên nhớ rằng chuyên gia tư vấn không nắm được nội tình của nhà trường, chỉ có thể góp ý để viết đúng yêu cầu của một báo cáo tiêu chí. Vì vậy, tốt nhất là là nên tổ chức thẩm định báo cáo tiêu chí chung có mặt tất cả các thành viên hội đồng tự đánh giá và nhóm thư ký. Vì qua đó các thành viên mới góp ý được đầy đủ, chính xác hiện trạng, điểm mạnh, điểm tồn tại và kế hoạch khắc phục hợp lí, đúng đắn cho từng báo cáo tiêu chí. Cũng qua đó mọi thành viên đều biết viết thế nào là đạt yêu cầu, hiện trạng nhà trường mình đã đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đến đâu, điểm mạnh là gì, điểm yếu là gì, hướng khắc phục nó thế nào. Qua đó xây dựng văn hóa chất lượng cho nhà trường của mình. - Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá: thông thường, sau khi ghép các phần thành báo cáo tự đánh giá. Chuyên gia tư vấn giúp xem lại toàn bộ trước khi đưa ra hội đồng tự đánh giá thẩm định. - Thúc đẩy thực hiện đúng tiến độ tự đánh giá: Ngoài các vai trò nêu trên, chuyên gia tư vấn còn góp phần đảm bảo tiến độ tự đánh giá theo đúng kế hoạch đề ra. Vì một khi kế hoạch chuyên gia tư vấn đến làm việc đã định, thì mọi thành viên tham gia viết báo cáo tự đánh giá đều phải đảm bảo đúng tiến độ, mà nhiều khi người trong cuộc hay Ban thư ký thúc đẩy đúng hạn không được, nhưng một khi đã lên lịch làm việc với chuyên gia tư vấn thì mọi thành viên thậm chí phải làm thêm giờ để cho đúng hạn. 1.4.4. Triển khai thu thập thông tin và thống kê số liệu 1.4.4.1. Triển khai thu thập thông tin và minh chứng Căn cứ vào các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (QĐ Số: 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2008 về Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học), nhà trường tiến hành thu thập thông tin và minh chứng. Lập danh mục và phân công tìm minh chứng cho phù hợp với đối tượng và điều kiện. Thông qua các minh chứng đã gợi ý cho từng tiêu chí đã được liệt kê trong văn bản số 115/KTKĐCLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, về việc hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học, có thể lập danh sách minh chứng và phân công tìm minh chứng theo các bộ phận chức năng (Ngoài giờ lên lớp, thư viện- thiết bị, chuyên môn, tài chính, văn phòng); theo các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn; theo trách nhiệm quản lý được phân công phù hợp với nguồn minh chứng. 1.4.4.2. Thống kê số liệu, thu thập và xác lập bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ, tranh ảnh hợp lý Tổ chức thống kê số liệu khoa học, chính xác và đúng hạn: Xây dựng các bảng, biểu, đồ thị, hình ảnh hợp lý, phù hợp với minh chứng; tổ chức thống kê số liệu, vẽ biểu đồ, đồ thị, hình ảnh phù hợp với yêu cầu nội hàm tiêu chí một cách khẩn trương để còn lấy số liệu viết báo cáo. Một số bảng tổng hợp, biểu đồ, đồ thị, hình ảnh đặc trưng mang nét nổi bật nhất của nhà trường có thể đưa vào phần phụ lục trong bảng báo cáo tự đánh giá nhằm tăng tính thuyết phục với người đọc báo cáo. Các loại còn lại nên đưa vào lưu trữ trong hộp minh chứng. Không nhất thiết phải đưa toàn bộ các bảng, biểu đồ, đồ thị, ảnh vào phần phụ lục của bảng báo cáo tự đánh giá. 1.4.5. Viết báo cáo tiêu chí Phân công viết phiếu đánh giá tiêu chí (Phụ lục 4, Công văn số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD) đúng đối tượng, hợp khả năng và có hạn định cụ thể (Xem phần phụ lục SKKN). Có tổ chức thẩm định, nghiệm thu đảm bảo chất lượng từng phiếu đánh giá. Thẩm định báo cáo tiêu chí được tổ chức thông qua trong nhóm, giữa các nhóm và trong hội đồng tự đánh giá. Cần tổ chức nhận xét phản biện góp ý theo các yêu cầu sau: - Báo cáo có bám sát đầy đủ theo các yêu cầu báo cáo tự đánh giá theo từng tiêu chí không? Các thông tin và minh chứng được dùng trong phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo tự đánh giá có đảm bảo chính xác, rõ ràng, phù hợp với nội hàm từng chỉ số của tiêu chí, đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục của trường tiểu học được quy định tại Quyết định số 83/2008/QĐ- BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (đối với trường tiểu học là 5 năm) không? - Báo cáo có cấu trúc và các biểu mẫu có đúng theo yêu cầu của văn bản hướng dẫn tự đánh giá Số: 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo không? Lưu ý trong văn bản hướng dẫn số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông có quy định cấu trúc báo cáo và các mẫu sau: * Về cấu trúc báo cáo tự đánh giá, gồm có: - Trang bìa chính và trang bìa phụ; - Danh sách và chữ ký thành viên Hội đồng tự đánh giá; - Mục lục; - Danh mục các chữ viết tắt (nếu có); - Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của nhà trường; - Phần I: Cở sở dữ liệu của nhà trường; - Phần II: Tự đánh giá; - Phần III: Phụ lục. * Về các mẫu quy định, gồm có: 1- Phụ lục 1. Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá. 2- Phụ lục 2. Kế hoạch tự đánh giá. 3- Phụ lục 3. Bảng mã thông tin và minh chứng. 4- Phụ lục 4. Phiếu đánh giá tiêu chí. 5- Phụ lục 5. Bảng tổng hợp kết quả TĐG của nhà trường. 6- Phụ lục 6. Mẫu bìa chính và bìa phụ của Báo cáo tự đánh giá. 7- Phụ lục 7. Danh sách và chữ ký của các thành viên Hội đồng tự đánh giá. 8- Phụ lục 8. Mẫu Mục lục. 9- Phụ lục 9. Quy định về trình bày Báo cáo tự đánh giá. 10- Phụ lục 10: Mẫu Báo cáo tự đánh giá. * Có các phụ lục về mẫu sau đây được đưa vào cấu trúc của báo cáo tự đánh giá: 1- Phụ lục 6. Mẫu bìa chính và bìa phụ của Báo cáo tự đánh giá. Lưu ý: Trong mẫu bìa chính và mẫu bìa phụ của Báo cáo tự đánh giá, đoàn đánh giá ngoài tỉnh Quảng Nam sau khi kiểm tra trường thống nhất mẫu bìa phụ giữ nguyên theo mẫu của BGD&ĐT, riêng mẫu bìa chính cho phép dùng phông chữ khác, với kích con chữ lớn hơn so với Quy định để có độ hài hòa và đẹp hơn. 2- Phụ lục 7. Mẫu danh sách và chữ ký của các thành viên Hội đồng tự đánh giá. 3- Phụ lục 8. Mẫu Mục lục. 4- Bảng danh mục các chữ viết tắt: Trong Phụ lục 9, công văn số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD, Quy định về trình bày báo cáo tự đánh giá có hướng dẫn về cách viết tắt nhưng không quy định về biểu mẫu bảng danh mục các chữ viết tắt, do đó ta thiết lập như sau: Ví dụ: DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Nội dung viết tắt Chữ viết tắt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo BGD&ĐT 2. Cơ sở vật chất CSVC 3. Cán bộ quản lý CBQL 4. Cán bộ, công chức CBCC 5. Công nghệ thông tin CNTT 6. Cha mẹ học sinh CMHS 7. Đồ dùng dạy học ĐDDH 8. Giáo viên GV 9. Giáo viên chủ nhiệm GVCN 10. Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 11. Học sinh HS 12. Hội đồng sư phạm HĐSP 13. Nhân viên NV 14. Phòng Giáo dục và Đào tạo PGD&ĐT [...]... chốt, giáo viên và nhân viên của nhà trường Việc tự đánh giá được tiến hành một cách khoa học, bài bản sẽ giúp nhà trường thấy rõ bức tranh thực trạng khách quan về chất lượng giáo dục của nhà trường Cái được lớn nhất đối với nhà trường là qua lần đánh giá này, nhà trường học được cách tiếp cận mới khoa học (tự đánh giá theo cách của KĐCL) để duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục Chất lượng. .. quả trong chất lượng giáo dục - Đối với các thành viên trong trường hiểu rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với chất lượng giáo dục của trường 2 Kết quả công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục: Trong hoạt động tự đánh giá, nhà trường đã thu thập được 280 mã minh chứng, đó là bằng chứng cho sự lao động miệt mài của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường Sau... sau: - Hội đồng tự đánh giá hiểu rõ hơn quy trình và kĩ thuật tự đánh giá, cách thức xây dựng báo cáo tự đánh giá - Nhà trường nhận thức đúng hơn về kiểm định chất lượng nói chung và tự đánh giá nói riêng - Đây cũng là dịp giúp nhà trường bắt đầu làm quen với văn hóa chất lượng, đánh giá chất lượng giáo dục dựa theo các chuẩn mực và bằng chứng - Đối với đội ngũ quản lý, qua tự đánh giá cũng đã làm... Nam + Đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 (Quyết định số 4499/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về Công nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục. ) VII KẾT LUẬN: Tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và việc kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục là vấn đề rất mới, khá phức tạp Chính vì vậy cần mở rộng tuyên truyền, giới thiệu hoạt động kiểm định chất lượng đến từng... tự đánh giá của trường đã cơ bản thành công Đây là sự tập trung trí tuệ cao cho một công trình khoa học của tập thể và công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường lần đầu tiên được ra mắt; đồng thời là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường, của địa phương, là nền tảng vững chắc để nhà trường đăng ký kiểm định chất lượng - Kết quả tự đánh giá. .. kiểm định chất lượng giáo dục theo .số: ngày tháng năm .của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (Hồ sơ đăng ký kèm theo) TT Tên tài liệu, văn bản 1 2 3 4 5 Có Không Hiệu trưởng/Giám đốc) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) VI KẾT QUẢ: 1 Kết quả rút ra từ thực tế: Trong qua trình tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá, nhà trường đạt... định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, nếu thấy hội đủ điều kiện thì tiến hành đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Hồ sơ và thời gian đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục ta căn cứ vào khoản 1 và 2 Điều 17 Chương III của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông Mẫu đăng ký xem phần phụ lục 2 của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục. .. cáo tự đánh giá của các trường sẽ không giống nhau, nó còn phụ thuộc vào mức độ quan tâm, sự quyết tâm và nỗ lực của từng trường Lãnh đao trường nào thực sự quan tâm, tham dự đầy đủ chương trình tập huấn, chỉ đạo sát sao thì chất lượng báo cáo tự đánh giá tốt hơn hẳn Mục tiêu cuối cùng của tự đánh giá là nhà trường tự đánh giá đúng chính mình, đề ra được kế hoạch khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục. .. Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học 2 QĐ số 83/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2008, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông 3 Văn bản số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 08 tháng 9 năm 2009, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tự đánh giá. .. lục 2 Bản đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN TÊN TRƯỜNG Số: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Kính gửi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo - Sở Giáo dục và Đào tạo Tên trường: Địa chỉ: . KINH NGHIỆM THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG. II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Mục đích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục. thực hiện theo quy trình sau: 1. Tự đánh giá của nhà trường. 2. Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường. 4. Công nhận nhà trường. Luật Giáo dục. - “Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối