1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của nhà nước trong xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

89 904 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 895,79 KB

Nội dung

Trong CNTB tự do cạnh tranh có mấy điểm nối bật sau: Toàn bộ các hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; các nhà tư bản cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trong sản xuất và tiê

Trang 1

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

Hà nội – 2014

Trang 2

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

Mã số: 60310201

Người hướng dẫn khoa học: GS, TS Lưu Văn Sùng

Hà nội – 2014

Trang 4

4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng gửi đến các quý thầy cô giáo trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa chính trị học, lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc

về quá trình đào tạo trong suốt 2 năm học Cao học vừa qua

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của thầy giáo hướng dẫn – Thầy Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Văn Sùng; sự hỗ trợ, động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 12 năm

2014

HỌC VIÊN

Trần Văn Trường

Trang 5

5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa ho ̣c của riêng tôi Các số liê ̣u và trích dẫn trong luâ ̣n văn là trung thực Kết quả nghiên cứu của luâ ̣n văn không trùng với các công trình khác

HỌC VIÊN

Trang 6

6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài……….…8

2 Tình hình nghiên cứu đề tài……… …… 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……….…….….11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……… …12

5 Cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu luận văn……… 13

6 Đóng góp của luận văn……… ……….…13

7 Kết cấu của luận văn……… ……13

Chương 1: NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA THỊ TRƯỜNG TỰ DO,

NHÀ NƯỚC PHI THỊ TRƯỜNG 1.1 Những khuyết tật của thị trường tự do……… ………… 14

1.2 Khuyết tật của Nhà nước phi thị trường 1.2.1 CNXH mô hình Xô Viết ra đời đối lập với hệ thống TBCN 27

1.2.2 Những thành tựu của CNXH theo mô hình Xô Viết thế kỷ XX 31

1.2.3 Khắc phục những khuyết tật của nhà nước phi thị trường- Sự chuyển đổi mô hình XHCN những năm 80, 90 của thế kỷ XX là tất yếu khách quan……… ….…… 33

1.3 Những xu hướng của kinh tế thị trường 1.3.1 Xu hướng chung của nền kinh tế thị trường ………… ….36

1.3.2 Vai trò của Nhà nước trong các loại kinh tế thị trường 40

Trang 7

7

Chương 2: THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI - VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực hiện công cuộc đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và tiếp tục thực hiện mục tiêu XHCN

2.1.1 Từ nền kinh tế hành chính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường 49

2.1.2 Mục tiêu XHCN của nền kinh tế thị trường và tiếp tục thực hiện Mục tiêu XHCN trong điều kiện mới, bằng phương thức mới…… …… 56

2.2 Vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế 64

2.2.2 Vai trò của nhà nước Việt Nam trong tạo lập đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường ……… 69

2.2.3 Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong tạo lập các yếu tố định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ……… ……….…75

2.3 Một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của nhà nước đối với nền KTTT ở nước ta hiện nay……… ……80

KẾT LUẬN……… ……… ………84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhà nước là nhân tố chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng tác động đến sự hình thành phát triển nền kinh tế Song trong mỗi chế đô ̣ xã hô ̣i khác nhau thì vai trò tác động của Nhà nước cũng khác nhau : Trong nền kinh tế hành chính bao cấp khác với nền kinh tế thị trường Thâ ̣m chí, ngay trong các loại hình kinh tế thị trường khác nhau thì sự tác đô ̣ng của Nhà nước đến kinh tế cũng khác nhau Tác động của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường tự do khác với trong nền kinh tế thị trường xã hội và cũng khác với trong mô ̣t nền kinh tế thi ̣ trường XHCN hay đi ̣nh hướng XHCN

Trải qua gần 30 năm chuyển đổi nền kinh tế hành chính qu an liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đi ̣nh hướng XHCN, đất nước ta đã đa ̣t được những thành tựu to lớn : nền kinh tế tăng trưởng liên tục đạt tốc độ khá Để

đi ̣nh hướng kinh tế đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường đi ̣nh hướng XHCN, vai trò nhân tố chính tri ̣ trước hết là vai trò của N hà nước ngày càng trở lên đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng nó quyết định đến sự thành bại của nền kinh tế thi ̣ trường đi ̣nh hướng XHCN ở nước ta hiê ̣n nay

Tuy nhiên bên ca ̣nh những kết quả đa ̣t được vai trò của nhà nước trong hoạch định chủ trương chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nướ c ta hiê ̣n nay nảy sinh những vấn đề phức ta ̣p cần phải lý giải , giải quyết Đặc biệt trong xu thế hiện nay , xu thế toàn cầu h óa hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế, Viê ̣t Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho nên vấn đề chính tri ̣ và chính sách của các quốc gia đều chi ̣u sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp từ nhân tố quốc tế Vâ ̣y thì làm thế nào để giữ vững đô ̣c lâ ̣p tự chủ về chính tri ̣ trong sự hô ̣i nhâ ̣p quốc tế ? Làm thế nào để

Trang 9

Mă ̣t khác viê ̣c xây dựng phát triển nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là chưa có tiền lệ trong li ̣ch sử Quá trình này đòi hỏi chúng ta vừa làm vừa phải tổng kết kinh nghiê ̣m thực tiễn, tìm ra hình thức và bước đi thích hợp Quá trình đó tất yếu phải có sự định hướng , quản lý, điều tiết của Nhà nước đóng vai trò “người cầm tri ̣ch” hướng vào mu ̣c tiêu CNXH

Chính vì vậy viê ̣c nghiên cứu vai trò của N hà nước trong việc xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trở lên cấp bách

đă ̣c biê ̣t là tìm ra những giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong quản

lý, điều tiết nền kinh tế để vừa thúc đẩy sự phá t triển kinh tế thị trường, vừa đảm bảo đi ̣nh hướng XHCN có ý nghĩa lý luâ ̣n và thực tiễn cấp bách đối với

nước ta hiện nay Đó là lý do vì sao tôi cho ̣n đề tài “Vai trò của N hà nước

trong xây dựng , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu của mình

Trang 10

10

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đến nay đã có mô ̣t số công trình nghiên cứu ở nhiều góc đô ̣ khác nhau

“nói về mối quan hê ̣ kinh tế và chính tri ̣” liên quan đến luâ ̣n văn:

Khổng Doãn Hợi , “Quan hê ̣ giữa hinh tế và chính tri ̣ ở nước ta” , Tạp chí Cộng sản , 6/1993; Lê Hữu Nghĩa “Vai trò của chính tri ̣ trong viê ̣c bảo đảm đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa” , Tạp chí Cộng sản Hà Nội , 5/1996; Nguyễn Tiến Phồn, “Vai trò lãnh đa ̣o chính tri ̣ của Đảng và chức năng quản

lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế của Đảng và chứ c năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiê ̣n nay”, Tạp chí Triết học số 3/1995; Nguyễn Tro ̣ng Chuẩn “ Mối quan hê ̣ biê ̣n chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính s ách xã hội” , Tạp chí Triết học số 3/1996; Nguyễn Chí Mỳ, “Xu hướng và các nhân tố bảo đảm đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa của nền kinh tế nhiều thành phần” , Tạp chí

Cô ̣ng sản số 10/1997;…

Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đề cập đến các góc độ khác nhau của đề tài : “Đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa ở Viê ̣t Nam

nô ̣i dung cơ bản và những điều kiê ̣n chủ yếu để thực hiê ̣n” , Luâ ̣n án tiến sĩ Khoa ho ̣c triết ho ̣c chuyên ng ành chủ nghĩa cộng sản khoa học của Nguyễn Văn Oánh, Hà Nội 1994; “Vai trò đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa của Kiến trúc thượng tầng chính tri ̣ đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Viê ̣t Nam hiê ̣n n ay”, Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ triết ho ̣c của Huỳnh Thanh Minh, Hà Nội 1997; “Nhân tố chủ quan với viê ̣c bảo đảm đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiê ̣n nay”, Luâ ̣n văn tha ̣c s ĩ Triết ho ̣c của Nguyễn Văn Ninh , Hà Nội, năm 2001;

“Vai trò đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Viê ̣t Nam hiê ̣n nay” , Luâ ̣n án tiến sĩ triết ho ̣c của Lê Thi ̣ Hồng , Hà

Trang 11

11

Nô ̣i năm 2001, “Kinh tế thế giới 2002-2003: đă ̣c điểm và triển vo ̣ng” - NXB, Chính trị quốc gia 2003-398 tr Kim Ngo ̣c; “Chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế Viê ̣t Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI” Khoa ho ̣c xã hô ̣i , 2004, - 226tr Nguyễn Trần Quế ; “kinh tế thế giới 2003-2004, đă ̣c điểm và triển vo ̣ng” Chính trị quốc gia 2004 Kim Ngo ̣c; “kinh tế Viê ̣t Nam đổi mới và phát triển” Thế giới, 2007- 757 trang Võ Đại Lược “toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trì nh CNH, HĐH ở Viê ̣t Nam” Khoa ho ̣c xã hô ̣i 2007-267 trang Nguyễn Xuân Thắng ; “Kinh tế và chính tri ̣ thế giới năm

2010 và triển vọng năm 2011” TS Nguyễn Mạnh Hùng

Mă ̣c dù các công trình nghiên cứu đã đề câ ̣p đến khá nhiều khía cạnh khác nhau của đề tài chưa có đề tài nào xác đi ̣nh đúng tầm quan trọng của nhân tố Nhà nước trong vai trò “cầm tri ̣ch” quản lý, điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu XHCN Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề “va i trò của Nhà nước trong xây dựng, phát triển nền KTTT đi ̣nh hướng XHCN ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay” là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Làm rõ tính tất yếu việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và vai trò của nhà nước tạo lập sự đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường; các yếu tố định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta

3.2 Nhiê ̣m vu ̣

- Làm rõ những khuyết tật của thị trường TBCN khi không có sự quản

lý, điều tiết của nhà nước và khuyết tật của nhà nước phi thị trường ở các nước trong hệ thống XHCN trước đây

Trang 12

- Đề xuất mô ̣t số giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò của Nhà nước đảm bảo định hướng XHCN của sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu vai trò tác đô ̣ng của n hà nước trong việc xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường đi ̣nh hướng XHCN ở nước ta

Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứ u trong khoảng thời gian từ khi đổi mới đến nay

5 Cơ sở lý luâ ̣n và phương pháp nghiên cứu luâ ̣n văn

- Cơ sở lý luâ ̣n:

+ Quan điểm củ a chủ nghĩa Mác - Lênin; Quan điểm của Đảng , Nhà nước về xây dựng, phát triển kinh tế thị trường đi ̣nh hướng XHCN

+ Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong những năm gần đây

- Phương pháp nghiên cứu:

Luâ ̣n văn vâ ̣n du ̣ng phương pháp luâ ̣n của chủ nghĩa duy vâ ̣t biê ̣ n chứng và chủ nghĩa duy vâ ̣t li ̣ch sử ; vận dụng phương pháp lịch sử và logic - Lịch sử bất đầu từ đâu thì tư duy bắt đầu từ đó; ngoài ra còn một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê

Trang 13

13

6 Đóng góp của luâ ̣n văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ vai trò của nhà nước đối với xây dựng , phát t riển nền kinh tế thị trường đi ̣nh hướng XHCN và những giải pháp ở nước ta hiê ̣n nay

Luâ ̣n văn có thể được dùng làm tài liê ̣u nghiên cứu tham khảo trong viê ̣c học tập và giảng dạy môn Chính trị học và tham khảo cho những cán bộ hoạt động thực tiễn

7 Kết cấu của luâ ̣n văn

Kết cấu của luâ ̣n văn ngoài phần mở đầu , kết luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 14

14

Chương 1 NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA THỊ TRƯỜNG TỰ DO,

NHÀ NƯỚC PHI THỊ TRƯỜNG 1.1 Những khuyết tật của thị trường tự do

Để nghiên cứu đầy đủ những khuyết tật của thị trường tự do (hay thị

trường không có sự quản lý, điều tiết của nhà nước) đã từng diễn ra ở các nước TBCN trong giai đoạn trước đây (từ khi CNTB ra đời đến trước những năm 30 thế kỷ XX) chúng ta bắt đầu nghiên cứu từ sự ra đời của CNTB, Vậy CNTB ra đời từ khi nào? Điều kiện chủ yếu, quan trọng nhất để CNTB ra đời

là gì?

CNTB ra đời từ nền sản xuất hàng hóa khi đủ hai điều kiện sau:

- Trong xã hội có một lớp người được tự do về thân thể, hoàn toàn có quyền sử dụng sức lao động của mình và không có tư liệu sản xuất

- Phải tập trung một số tiền đủ lớn vào tay một số người để lập ra các công ty xí nghiệp

Thực tế trong quá trình phát triển, nhân tố đã thúc đẩy CNTB ra đời nhanh hơn đó là:

- Sự tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn tạo ra kẻ giàu, người nghèo

- Tích lũy nguyên thủy tư bản bằng cách dùng bạo lực tàn khốc, dã man để tạo điều kiện cho CNTB ra đời nhanh hơn

CNTB là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện, phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ XVII Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII hình thái chính trị của "nhà nước TBCN" dần

Trang 15

15

dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc và sau đó trong quá trình phát triển CNTB trải qua hai giai đoạn: CNTB tự do cạnh tranh và CNTB độc quyền Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh (hay rộng hơn là chủ nghĩa tự do kinh tế) gắn với sự

ra đời của các nhà nước dân chủ (hay dân chủ tư sản) và sự phát triển của chủ nghĩa tự do, bao gồm tự do kinh tế CNTB thời kỳ này phát triển mạnh nhất, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động, đã biến nhiều quốc gia trở thành các cường quốc kinh tế

Đặc điểm đặc trưng nhất của CNTB là thừa nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người Trong hình thái kinh tế TBCN các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự

do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do; mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế TBCN Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do,cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế TBCN Trong CNTB tự do cạnh tranh có mấy điểm nối bật sau: Toàn bộ các hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; các nhà tư bản cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế; nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường và quy luật giá trị thặng dư - quy luật kinh tế cơ bản của CNTB; nhà nước không can thiệp vào kinh tế, chỉ

là tên lính canh tạo điều kiện cho sở hữu tư nhân và thị trường tự do tư bản phát triển

Trang 16

16

Đây chính là nền kinh tế thị trường mà Nhà nước gần như không có sự tác động, ảnh hưởn lớn đến nền kinh tế, hay nói cách khác đó là nền kinh tế thị trường không có sự quản lý, điều tiết của nhà nước dẫn đến khủng hoảng toàn diện đời sống xã hội đã diễn ra ở các nước tư bản vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và đến những năm 30 của thế kỷ XX đã tìm cách khắc phục bằng cách nhà nước tham gia vào quản lý, điều tiết nền kinh tế để hạn chế khuyết tật của kinh tế thị trường

Trong tác phẩm vĩ đại bàn về tài sản quốc gia và những bài viết khác, Smith đã tuyên bố rằng, trong nền kinh tế thị trường tự do, không có sự can thiệp của nhà nước mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình và chính các hành động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một "bàn tay vô hình" Ông biện luận rằng, "trong nền kinh tế thị trường mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc cộng toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại" [26, tr 6]

Nhưng trong di sản lý luận của C Mác và Ph Ăng ghen đã chỉ rõ xu hướng vận động của thị trường tư bản, đề cao sở hữu tư nhân tự do cạnh tranh vốn có những khuyết tật của nó

- Thứ nhất: là xu hướng mưu tính lợi ích riêng, mang tính cá nhân,

không thấy lợi ích riêng của mỗi người thống nhất với lợi ích của tất cả mọi người, phúc lợi chung chân chính bị coi rẻ

Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, cạnh tranh giữ vai trò thống trị, các nhà tư bản cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, chính sách giá cả…mỗi cá nhân trong xã hội đều tìm đến cho mình lợi ích tối đa hoặc lợi dụng các điều kiện thuận lợi, cũng như lợi dụng

Trang 17

17

sự ảnh hưởng của mình để thu lợi mà không để ý gì đến lợi ích của mọi người Chính vì vậy xã hội TBCN trong giai đoạn này lợi ích cá nhân được chú trọng, trong khi lợi ích của mọi người - lợi ích chân chính bị coi nhẹ Chính vì lẽ đó mà Ph Ăng ghen đã viết: “Chúng ta đang sống trong một thế giới cạnh tranh tự do Chúng ta hãy xem xét tỷ mỉ đôi chút sự tự do cạnh tranh ấy và cái trật tự xã hội do nó tạo nên Trong xã hội ngày nay của chúng

ta, mỗi người làm việc đơn độc và phó mặc rủi may, mỗi người đều ra sức làm giàu cho mình và hoàn toàn không bận tâm gì đến chỗ người khác đang làm gì…mỗi người đều muốn vượt người khác, đều muốn tìm dịp tốt để mưu tính riêng, không có thời gian và cũng không có hứng thú suy nghĩ rằng lợi ích của bản thân về thực chất là hoàn toàn nhất trí với lợi ích của tất cả mọi người…thực chất của xã hội tư sản hiện đại chính là ngay trong cuộc đấu tranh cho tất cả mọi người chống lại tất cả mọi người ấy, ở ngay trong tình trạng khắp nơi đều hỗn loạn, khắp nơi đều bóc lột ấy Những phương thức kinh doanh hỗn loạn đó cuối cùng phải đưa xã hội đến kết cục bi thảm nhất; tình trạng vô tổ chức làm cơ sở cho xã hội và thái độ coi rẻ phúc lợi chung chân chính sớm muộn sẽ bộ lộ ra một cách hết sức rõ ràng” [5, tr.716 – 717]

- Thứ hai: Cạnh tranh là động lực phát triển nhưng tàn khốc và đôi khi

làm cho con người phải từ bỏ mọi mục đích thật sự có tính chất con người

Thể chế xã hội TBCN bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản (chiếm một bộ phận nhỏ trong dân cư), lợi ích đặt lên hàng đầu nên sự cạnh tranh này đã làm tha hóa con người, mỗi người đều có mưu tính lợi ích riêng cho bản thân mà làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích chung của xã hội Cũng vì lẽ sinh tồn mà mỗi các nhân trong xã hội TBCN trong giai đoạn này buộc phải dùng mọi cách để tồn tại và đem lại lợi ích cho mình, sự cạnh tranh này rất gay gắt, dã man và khốc liệt “ai mạnh thì kẻ đó thắng” vì thế mà tính nhân văn, nhân đạo trong xã hội bị xuống cấp, ít được mọi người chú trọng Về điều này C Mác

Trang 18

18

và Ăngnghen đã viết: “Trong cuộc đấu tranh của tư bản với tư bản, của lao động với lao động, của sở hữu ruộng đất với sở hữu ruộng đất đang đưa sản xuất đến trạng thái cuồng nhiệt, trong đó tất cả mọi quan hệ tự nhiên và hợp

lý của nó đều bị đảo ngược Không một tư bản nào có thể đương đầu được với sự cạnh tranh của tư bản khác nếu nó không phát triển hoạt động của nó đến tột độ Không một mảnh ruộng nào có thể canh tác có lợi nếu năng suất của nó không thường xuyên được nâng cao Không một công nhân nào đứng vững trước những người cạnh tranh với mình, nếu anh ta không dốc hết sức lực của mình vào công việc Nói chung, không một ai trong số những kẻ bị lôi cuốn vào cuộc vận lộn cạnh tranh có thể chịu đựng được cuộc vận lộn đó nếu không dồn hết sức mình, nếu không từ bỏ mọi mục đích thật sự có tính chất con người” [4, tr.77]

“Sự cưỡng chế mà áp lực của những lợi ích giữa họ với nhau đã gây ra cho họ Cũng như trạng thái của giới động vật thì cuộc đấu tranh của mọi người chống lại tất cả, ít nhiều lại là điều kiện sinh tồn của tất cả các loài”[1,tr.517]

- Thứ ba: Cuộc cạnh tranh làm cho số rất lớn người bị thất nghiệp, bị

bán mình bằng cách này hay cách khác

Các nhà tư bản luôn cạnh tranh gay gắt với nhau, muốn tồn tại buộc các nhà tư bản phải tìm mọi cách để đem lại lợi nhuận cho mình Trong sản xuất kinh doanh họ đều nhằm mục đích thực hiện tối đa hóa lợi ích bằng cách ra sức bóc lột sức lao động của người làm thuê, tăng cường độ lao động, cắt xén tiền công, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật…Trong cuộc cạnh tranh này có những nhà tư bản thành công nhưng cũng có nhiều nhà tư bản thất bại, thua lỗ dẫn đến phá sản

Trang 19

- Thứ tư: Cạnh tranh dẫn đến phân hóa giàu nghèo, sinh ra mâu thuẫn

Trang 20

20

thuật trong sản xuất kinh doanh, tăng cường độ lao động, cắt xén tiền công, kéo dài thời gian lao động…đẩy lao động làm thuê vào cảnh khốn cùng Ngược lại, lao động làm thuê đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi các chế độ lao động (như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động…) gây mâu thuẫn gay gắt với các chủ tư bản

Vì vậy Ăng ghen đã viết: “Sự phá sản của giai cấp tiểu tư sản là hậu quả bi thảm của tự do công nghiệp mà người ta hết lời ca tụng; đó là kết quả không tránh khỏi của cái ưu thế mà các nhà tư bản lớn có được trước những nhà cạnh tranh kém giàu có hơn, đó là biểu hiện rõ nét nhất của xu thế tập chung tư bản vào tay một số người, trong khi đó đại đa số quốc dân ngày càng nghèo khó Như thế là giữa một bên là một đám người nhà giàu và một bên là vô số những người nghèo đã nảy sinh ra mâu thuẫn đối kháng gay gắt, mâu thuẫn đối kháng này đã đạt tới gay gắt đáng lo ngại…Và chừng nào mà

cơ sở hiện nay của xã hội còn tồn tại thì không thể ngăn chặn được quá trình một số người thêm giàu có và đông đảo quần chúng them nghèo khổ Mâu thuẫn đối kháng trở nên gay gắt chừng nào mà cuối cùng chưa thấy được sự cần thiết phải cải tổ xã hội theo nguyên tắc hợp lý hơn” [5, tr 717]

- Thứ năm: Tự do cạnh tranh sinh ra những cuộc khủng hoảng chu kỳ

Cuộc khủng hoảng chu kỳ diễn ra ở các nước TBCN có mức độ khác nhau, thời gian kéo dài mỗi cuộc khủng hoảng cũng khác nhau

Ph Ăng ghen đã viết: “…Những cuộc khủng hoảng thương mại, những cuộc khủng hoảng này thường tái hiện một cách đều dặn như sao chổi, giờ đây trung bình cứ năm đến bảy năm lại xuất hiện một lần ở nước ta Trong 80 năm gần đây, những cuộc khủng hoảng thương mại này cũng xảy ra đều đặn như những nạn dịch lớn trước kia và đem lại nhiều tai họa hơn, nhiều sự phi đạo đức hơn là các nạn dịch…Nhưng chừng nào các vị còn tiếp tục sản xuất

Trang 21

21

một cách vô ý thức, vô nghĩa, phó mặc cho sự thống trị của tự nhiên thì chừng đó những cuộc khủng hoảng thương mại vẫn còn; và mỗi cuộc khủng hoảng kế tiếp nhất định lại có tính chất phổ biến hơn, do đó nghiêm trọng hơn

so với cuộc khủng hoảng trước; nó nhất định phải làm phá sản một số nhà tư bản nhỏ đông hơn và làm tăng theo một cấp số ngày càng lớn số người của giai cấp chỉ sống bằng lao động” [4, tr 770-771]

- Thứ sáu: Cạnh tranh sinh ra nghèo khổ và khốn cùng của quần chúng

lao động, gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội

Hậu quả của cạnh tranh đã gây ra số lượng lớn người thất nghiệp trở thành kẻ ăn bám xã hội, đẩy số lượng lớn người vào cảnh nghèo khó, bần cùng là nguyên nhân dẫn đến gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội

C Mác và Ăng nghen đã chỉ rõ: “Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp trên sơ sở tư bản chủ nghĩa đã nâng sự nghèo khổ và khốn cùng của quần chúng lao động thành một điều kiện sống còn của xã hội Con số tội phạm mỗi năm một tăng Nếu những tệ nạn phong kiến trước kia được trưng

ra dưới ánh sáng ban ngày một cách vô sỉ, bây giờ tuy chưa bị thủ tiêu nhưng vẫn bị đẩy xuống hàng thứ yếu thì tệ nạn tư sản trước kia được thực hành một cách bí mật, bây giờ lại càng được nảy nở dồi dào hơn Thương nghiệp ngày càng trở thành sự lừa đảo, sự “bác ái” được tuyên bố là phương châm của cách mạng được thực hiện trong sự hoạnh học và trong sự ganh tị trong cạnh tranh sinh ra Hối lộ thay cho áp bức bằng bạo lực; tiền thay lười kiếm để làm đòn bẩy đầu tiên của quyền lực xã hội…Nạn mãi dâm tăng lên đến những quy mô chưa từng có…Tóm lại, so với những lời hứa hẹn hoa mỹ của các nhà khai sáng Pháp thì những thiết chế xã hội và chính trị tự do “thắng lợi của lý tính” dựng lên chỉ là một bức biếm họa làm cho người ta thất vọng cay đắng” [2, tr 357]

Trang 22

22

- Thứ bảy: Cạnh tranh dẫn đến trạng thái vô đạo đức trong đời sống xã

hội, đề cao giá trị dưới hình thức lợi ích

Mỗi người trong xã hội TBCN đều mưu tính lợi ích riêng mà không thống nhất với lợi ích của mọi người trong xã hội, mỗi người đều chú ý và quan tâm đến lợi ích bản thân, đều dùng mọi cách và lợi dụng mọi điều kiện để trục lợi mà vô hình dung đã làm tính nhân văn trong xã hội bị giảm sút nghiêm trọng, đạo lý, tình người bị coi nhẹ

Ăng nghen viết: “Sự biến động không ngừng của giá cả do những điều kiện của cạnh tranh tạo ra đang làm cho thương nghiệp mất sạch những dấu vết cuối cùng của đạo đức, còn về giá trị thì chẳng cần phải nói nữa Bản thân cái chế độ hình như đang coi trọng giá trị đến như thế, đang đề cao sự trừu tượng của giá trị dưới hình thức tiền, lên hàng một và tồn tại đặc biệt nào đó Bản thân chế độ ấy, thông qua cạnh tranh đang phá hoại mọi giá trị vốn có bên trong các vật và hàng ngày hàng giờ đang làm thay đổi mối quan hệ giá trị của mọi vật đối với nhau Trong cơn gió lốc này ở đâu còn cái khả năng trao đổi dựa trên những cơ sở đạo đức Trong sự biến động lên xuống không ngừng này mỗi người phải ra sức nắm lấy thời cơ thuận lợi nhất để mua và bán, mỗi người đều phải trở thành kẻ đầu cơ, nghĩa là gặt hái ở nơi mà Y không gieo trồng được, làm giàu trên sự thua lỗ của những người khác hoặc lợi dụng cơ hội để kiếm lời Kẻ đầu cơ bao giờ cũng trông chờ vào những tai họa, đặc biệt là trông chờ vào nạn mất mùa, hắn lợi dụng mọi cơ hội, ví dụ như trước đây đã lợi dụng cả nạn cháy nhà ở Newyork; nhưng đỉnh cao nhất của sự vô đạo đức là tội đầu cơ chứng khoán có giá trị tại sở giao dịch, việc đầu cơ đó đang hạ thấp lịch sử và cùng với lịch sử hạ thấp nhân loại xuống vai trò một công cụ dùng để thỏa mãn lòng tham của kẻ đầu cơ tính toán chi

li hay thậm chí sẵn sang mạo hiểm Nhưng hãy cử cho rằng một thương nhân lớn đoan chính không làm bộ giả nghĩa là cái trò đỏ đen ở sở giao

Trang 23

23

dịch…Thương nhân nào cũng đáng ghét như bọn đầu cơ; cạnh tranh buộc hắn phải làm điều đó và việc buôn bán của hắn do đó cũng hàm chứa sự phi đạo đức như những giao dịch của bọn đầu cơ chứng khoán” [4, tr 771]

“Cạnh tranh chi phối sự phát triển về mặt số lượng của nhân loại, chính nó cũng chi phối cả sự phát triển về mặt đạo đức của nhân loại” [2, tr 783]

“Trong một số lĩnh vực, nó thiết lập chế độ độc quyền, do đó đi đến sự can thiệp của nhà nước Nó tái sinh ra một tầng lớp quý tộc tài chính mới, một loại ăn bám mới dưới hình thức những kẻ chuyên làm đề án, những sáng lập viên và những giám đốc chỉ trên danh nghĩa; cả một hệ thống lừa đảo và bịp bợm về sáng lập, phát hành và buôn bán cổ phiếu Đó là sản xuất tư nhân không có sự kiểm soát của quyền sở hữu tư nhân” [3, tr 670] Nhưng trong thương mại cũng có mặt đạo đức và nhân đạo “Vì lợi ích của mình mà thương nhân duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với người nào mà Y mua được rẻ, cũng như với người nào may Y bán được đắt…Tính chất nhân đạo của thương mại chính là ở chỗ đó và cái phương thức giả dối lạm dụng đạo đức để đạt tới những mục đích phi đạo đức như thế, là niềm tự hào của chế

độ tự do thương mại…có bao giờ các anh tỏ ra là có đạo đức mà không vụ lợi

gì trong đó, mà không che giấu trong đáy lòng những lý do vị kỷ, phi đạo đức” [4, tr 754-755]

Từ những hậu quả trên, các ông đã kết luận: “Chế độ cạnh tranh đã giết

và hàng ngày đang giết hàng triệu con người; chúng ta đã thấy tất cả những điều đó và tất cả những điều đó thúc đẩy chúng ta phải chấm dứt sự nhục nhã của nhân loại bằng cách thủ tiêu chế độ tư hữu, thủ tiêu cạnh tranh và sự đối lập lợi ích” [4, tr 780]

Song, “Cạnh tranh là một bộ máy mạnh mẽ luôn thúc đẩy trật tự xã hội già cỗi và ọp ẹp hoạt động, kích thích sự sáng tạo điên cuồng của những lực lượng sản xuất mới Sự cạnh tranh làm cho quy luật giá trị vốn có của sản

Trang 24

24

xuất hàng hóa phát huy tác dụng, nên chính nhờ vậy nó sẽ thực hiện một sự tổ chức và một trật tự sản xuất xã hội mà trong những hoàn cảnh nhất định, tổ chức và trật tự như vậy là duy nhất có thể được Chỉ có sự mất giá hoặc đắt đỏ quá mức các sản phẩm mới chỉ rõ một cảnh hiển nhiên cho những người sản xuất riêng lẻ rằng xã hội cần hay không cần loại hàng hóa gì và số lượng bao nhiêu” [7, tr 280] Yếu tố điều chỉnh duy nhất này không thể xóa bỏ được Cạnh tranh còn tạo ra một phương thức sản xuất mới Ph.Ăng ghen đã viết: “ Chúng ta đã thấy ngay khi công nghiệp mới bắt đầu phát triển, sự cạnh tranh đã sinh ra giai cấp vô sản như thế nào: Do nhu cầu hàng dệt tăng lên, tiền công thợ dệt đã tăng lên và do đó làm cho những nông dân kiêm thợ dệt rời bỏ nghề nông để kiếm được nhiều tiền hơn, trên chiếc khung cửa ta đã thấy sự cạnh tranh, nhờ ở phương thức kinh doanh quy mô lớn, đã loại trừ tiểu nông, làm cho họ vô sản hóa và sau đó đẩy họ từng đoàn từng lũ ra thành phố như thế nào; rồi chúng ta lại thấy sự cạnh tranh đã làm cho phần lớn giai cấp tiểu tư sản bị phá sản và cũng biến họ thành vô sản như thế nào, nó đã tập trung tư bản vào tay một số ít người và đã tập trung dân cư vào các thành phố lớn như thế nào Đó là những con đường và phương thức qua đó sự cạnh tranh khi đã đạt được trong nền công nghiệp hiện đại sự phồn thịnh đầy đủ và phát triển tự do tất cả Các hậu quả của nó đã tạo ra giai cấp vô sản và làm tăng số lượng giai cấp này” [5, tr 421]

“Tất cả những mối quan hệ mà sự cạnh tranh đã tạo ra đầu tiên: Sự xóa bỏ tính hạn chế có tính chất địa phương, sự tao lập phương tiện giao thông,

sự phân công lao động phát triển, sự thông thương thế giới, giai cấp vô sản, máy móc…” [2, tr 538] Đó là khía cạnh cách mạng của cạnh tranh Trên đây

là những kết luận mà C Mác và Ăng ghen đã nêu ra từ nghiên cứu thị trường

tự do tư bản vào những thập niên giữa thế kỷ XIX, khi đó nhà nước chưa tham gia điều tiết, tác động vào thị trường, chỉ là “tên lính canh” đảm bảo cho

Trang 25

25

sở hữu tư nhân và thị trường tự do phát triển và có thể nói đó là thị trường thuần túy, chưa có sự pha trộn tác động của các nhân tố khác Do vậy, nó biểu hiện đúng bản chất của nền kinh tế thị trường và hậu quả của nó đã biểu hiện đầy đủ ở các nước tư bản và ở mức độ nhất định cũng đang biểu hiện ở nước ta hiện nay

Tóm lại, CNTB trong quá trình phát triển đã gây nên những bất ổn trên thế giới Cho đến nay bản chất bóc lột của CNTB không hề thay đổi Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, CNTB trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc và giữa các giai tầng xã hội bên trong các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới Việc các công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận, chứng tỏ bản chất bóc lột của CNTB chưa hề thay đổi Và các thách thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống toàn cầu hoá là thể hiện của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc kinh

tế gây ra

Xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu thuẫn đối kháng Các nhà nước TBCN luôn có xu hướng bảo vệ GCTS, bóc lột các tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn Sự giàu mạnh của một số nước tư bản chỉ là kết quả của việc bóc lột giá trị thặng dư của người lao động mà vấn đề đạo đức hay vấn đề xã hội không được quan tâm đúng mức Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội trở nên giàu có dựa trên sức lao động

và sự nghèo khổ của đa số mọi người

Trang 26

26

Kinh tế tư bản đặt lợi nhuận làm nền tảng, do đó thường gây ra các vấn nạn ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi sinh, bất chấp hậu quả đối với sức khỏe cộng đồng Phân hóa về dân trí và lối sống, băng hoại đạo đức xã hội, gây nhiều tệ nạn Sự ganh đua của các nhà tư bản và lao động dẫn đến gia tăng lối sống ích kỷ

Nền kinh tế thị trường không có sự quản lý, điều tiết của nhà nước, dẫn đến khủng hoảng toàn diện đời sống xã hội, đã diễn ra ở các nước tư bản vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Và đến những năm 30 của thế kỷ XX nhân loại đã tìm cách hạn chế bằng cách nhà nước tham gia vào quản lý, điều tiết nền kinh tế để hạn chế những khuyết tật của thị trường và kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường càng phát triển thì các mâu thuẫn kinh tế xã hội diễn

ra ngày càng gay gắt, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp xảy ra và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn thì càng đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước

vào nền kinh tế

1.2 Khuyết tật của Nhà nước phi thị trường

Nhà nước phi thị trường không thừa nhận nền kinh tế thị trường, coi nền kinh tế thị trường là cái cần loại bỏ, không tồn tại trong đời sống kinh tế Nền kinh tế dưới sự chỉ huy của nhà nước phi thị trường, điển hình là mô hình XHCN kiểu Xô Viết thế kỷ XX, vốn chứa đựng những khuyết tật dẫn đến khủng hoảng toàn bộ hệ thống vào những năm 80 của thế kỷ XX Để

khắc phục khủng hoảng cần phải thay đổi mô hình phát triển là yêu cầu đòi

hỏi khách quan

Trang 27

27

1.2.1 CNXH mô hình Xô Viết ra đời đối lập với hệ thống TBCN

CNTB từ khi ra đời đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã bộc lộ đầy đủ tính chất dã man và phi nhân đạo:

- Chế độ sở hữu tư nhân đã dẫn đến sự tha hóa bần của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

- Thị trường tư bản tự do dẫn đến những cuộc khủng hoảng chu kỳ, hủy hoại cơ sở vật chất, của cải xã hội và gây nên những tai họa cho nhân dân lao động

- Các nước đế quốc đem quân đi xâm lược các nước lạc hậu, biến các nước này thành thuộc địa, phụ thuộc; áp bức bóc lột dã mãn đối với nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc

- Các nước đế quốc gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, chiến tranh chia lại thị trường thế giới đã hủy hoại nghiêm trọng của cải vật chất, các nền văn hóa và biết bao sinh mạng con người

Chống lại sự dã man và thực hiện chủ nghĩa nhân đạo là giải pháp của nhân loại trên con đường tiến hóa và phát triển Mô hình CNXH Xô Viết chính là giải pháp ấy Chống lại những sự dã man của CNTB, CNXH Xô Viết ra đời mang những đặc trưng và vận hành đối lập với CNTB

- CNTB dựa trên chế độ tư hữu, thì CNXH xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu trên phạm vi toàn xã hội:

Đặc điểm đặc trưng nhất của CNTB là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân

và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp

và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người Trong nền kinh tế TBCN không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình

Trang 28

Về kinh tế TBCN, các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh

tế Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế TBCN Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế TBCN

Ngược lại, CNXH bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế - xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn Quyền điều khiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như hình thức công đoàn hay gián tiếp qua hình thức nhà nước Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì CNXH có đặc tính là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã được "cộng đồng hóa"

- CNTB vận hành theo thị trường tự do, thiếu sự quản lý điều tiết của nhà nước thì CNXH xóa bỏ thị trường tự do, quản lý nền kinh tế theo kế

Trang 29

cả các dân tộc văn minh cũng như những xứ phụ thuộc ít nhiều chưa khai hóa của họ, lại bị rối loạn một lần Thương nghiệp ngừng trệ, thị trường tràn ngaaph hàng đống hàng hóa không bán đi được; tiền biến mất, tín dụng ngừng lại, các công xưởng đóng cửa, quần chúng lao động thiếu tư liệu sinh hoạt, các cuộc vỡ nợ nối tiếp nhau, những cuộc phát mại cũng nối tiếp nhau Tình trạng đình trệ kéo dài hàng mấy năm liền, hàng đống lực lượng sản xuất

và sảm phẩm bị lãng phí và phá huy cho đến khi hàng hóa tích đống lại vơi đi

do mất giá nhiều hay ít, cho đến khi sản xuất và trao đổi dần dần hoạt động trở lại Dần dần nhịp độ của hoạt động ấy ngày càng nhanh them, chuyển sang nước kiệu, nước kiệu công nghiệp chuyển sang nước phi, rồi từ nước phi sang nước phi cực nhanh của cuộc đua ngựa vượt rào thực sự của công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng và đầu cơ để rồi cuối cùng sau những bước nhảy nguy hiểm nhất, rơi vào cái hố khủng hoảng Và cứ quanh đi quẩn lại như thế mãi Mới từ năm 1825 đến nay, chúng ta đã trải qua năm cuộc khủng hoảng và bây giờ (1877), chúng ta đang trải qua cuộc khủng hoảng thứ sáu” [6, tr 39] “…và mỗi cuộc khủng hoảng kế tiếp nhất định phải có tính chất phổ biến hơn, do đó nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng trước; nó nhất định phải làm phá sản một số nhà tư bản nhỏ đông hơn và làm tăng theo một cấp số ngày càng lớn số người của giai cấp chỉ sống bằng lao động; do

đó, nó nhất định phải làm tăng một cách rõ rệt các khối người cần có công ăn,

Trang 30

- CNTB xâm lược, áp bức, bóc lột các nước thuộc địa, phụ thuộc thì CNXH giúp các nước này đấu tranh chống tư bản đế quốc giành độc lập dân tộc

Sự phát triển của CNTB sang giai đoạn công trường thủ công và đại công nghiệp gắn liền mở rộng thương mại thế giới Việc tìm ra châu Mỹ và con đường biển sang Ấn độ, việc phát triển các phương tiện giao thông hàng hải, tàu chiến, hạm đội, hải quân tạo cơ sở cho việc mở rộng thị trường thế giới, đồng thời với công cuộc thực dân hóa và chinh phục thuộc địa C Mác

đã viết: “giá rẻ của các sản phẩm của máy móc và những phương tiện giao thông vận tải đã được cách mạng hóa là những vũ khí để chinh phục những thị trường ngoài nước Bằng cách làm phá sản những sản phẩm thủ công của những thị trường đó, nền sản xuất bằng máy móc buộc những thị trường ấy phải biến thành những nơi sản xuất nguyên liệu của nó…Việc thường xuyên biến công nhân thành “nhân khẩu thừa” trong những nước có nền công nghiệp đã thúc đẩy mạnh mẽ sự di dân và biến các nước khác thành thuộc địa, những nước này biến thành những nơi sản xuất nguyên liệu cho chính quốc…Một sự phân công lao động quốc tế mới phù hợp với việc phân bố các trung tâm chính của nền sản xuất bằng máy móc đã được tạo ra, nó biến một

bộ phận của trái đất thành khu vực sản xuất chủ yếu là nông nghiệp để phục

vụ cho một bộ phận khác của trái đất là khu vực chủ yếu sản xuất công

Trang 31

31

nghiệp” [8, tr 644-645] Song, thương mại thời TBCN trực tiếp gắn liền với việc cướp bóc bằng bạo lực, bắt cóc nô lệ, xâm lược, nô dịch; biến các nước, vùng lãnh thổ yếu thế hơn thành thuộc địa, phụ thuộc

Bên cạnh đó, CNXH lấy mục tiêu con người làm trung tâm, bảo vệ lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, xóa bỏ mọi áp bức, bất công, giải phóng con người, tạo điều kiện con người phát triển toàn diện Cổ

vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc

- CNTB gây ra chiến tranh đế quốc thì CNXH chống lại chiến tranh đế quốc Do sự phát triển không đồng đều của CNTB và sự phát triển của KHCN, các nước lớn thì muốn giữ nguyên hệ thống thuộc địa, phụ thuộc, thị trường của mình; các nước tư bản còn lại không bằng lòng với thị trường đang có mà luôn muốn mở rộng thị trường nên đã gây ra mâu thuẫn với các nước TBCN với nhau đòi phân chia lại thị trường thế giới Còn CNXH, ủng

hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống áp bức, bóc lột; xây dựng thế giới hòa bình, phê phán và đấu tranh với các cuộc chiến tranh phi nghĩa

đã hủy hoại lớn tài sản của nhân loại và sinh mạng biết bao con người

1.2.2 Những thành tựu của CNXH theo mô hình Xô Viết thế kỷ XX

Ra đời và tồn tại gần 74 năm (1917 - 1991) CNXH theo mô hình Xô Viết đã đạt được những thành tựu to lớn:

Thứ nhất, "giai cấp bóc lột không còn trên phạm vi toàn xã hội, thực

hiện công hữu, xóa bỏ mọi hình thức tư hữu, áp bức, bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động Mọi người lao động đều làm việc dưới sự lãnh đạo quản lý của những người cộng sản hết lòng vì

sự nghiệp chung, trong giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng CNXH đã khơi

Trang 32

32

dậy được cao trào lao động quên mình trong đời sống xã hội, tạo nên bước phát triển nhảy vọt về kinh tế - xã hội" [18, tr 84] Chỉ sau hai kế hoạch 5 năm thực hiện công nghiệp hóa (1929 - 1939) đã tạo ra tiềm lực kinh tế, quân

sự hung mạnh đủ sức đánh trả chiến tranh phát xít Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã trở thành cường quốc hàng đầu về quân sự

và kinh tế, đi đầu trong lĩnh vực không gian vũ trụ và nhiều lĩnh vực khác

Thứ hai, "mọi nguồn lực xã hội đều do nhà nước quản lý nên có thể tập

trung phát triển nhanh công nghiệp nặng, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội" [18, tr 85] Dưới thời Xô Viết, nhiều ngành công nghiệp hiện đại được hình thành, phát triển; hệ thống giao thông liên lạc được xây dựng hoàn thiện; hàng loạt những công trình văn hóa, các trung tâm khoa học – công nghệ được mọc lên; nền giáo dục không phải trả tiền, mọi người đều được đi học, ai có khả năng cứ học lên trở thành kỹ sư, bác sĩ, phó tiến sĩ, tiến sĩ để đóng góp tài năng cho đất nước; chữa bệnh không phải trả tiền, người già được chăm sóc, nuôi dưỡng; mọi người thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau Với trình độ kinh tế - xã hội như Liên Xô trước đây, có thể nói không có một quốc gia nào lại giải quyết được những nhiệm vụ ấy và quan hệ giữa người và người lại tốt đẹp như thế

Thứ ba, "Toàn xã hội đoàn kết thành một khối, chung một ý chí, dưới

sự chỉ huy thống nhất, tạo nên sức mạnh có thể đánh bại tất cả các cuộc tiến công của các thế lực đế quốc từ bên ngoài, càng đánh, càng mạnh và chiến thắng" [18, tr 85] Ngay từ khi mới được thành lập, chính quyền Xô Viết còn non trẻ đã chống lại sự can thiệp của 14 nước đế quốc bên ngoài và giành thắng lợi Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức và đánh tan đội quân Quan Đông của phát xít Nhật Bản

Trang 33

33

Thứ tư, "Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới, là chỗ dựa và ủng

hộ, giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình, dân chủ, tiến

bộ của nhân loại; là lực lượng đối trọng với tư bản đế quốc, khiến chúng không thể “làm mưa làm gió” trên trường quốc tế; đó cũng là nhân tố làm cho CNTB tự điều chỉnh mình, nếu không thì có nguy cơ tan rã" [18, tr 86]

Như vậy, mô hình CNXH Xô Viết đã có sự đóng góp lớn lao cho sự phát triển xã hội, đã có giá trị vẻ vang cả một chặng đường lịch sử Những giá trị nhân đạo và nhân văn của nó hòa vào dòng tiến hóa chung của nhân loại trên con đường tiến tới XHCN và cộng sản chủ nghĩa

1.2.3 Khắc phục những khuyết tật của nhà nước phi thị trường - sự chuyển đổi mô hình CNXH những năm 80, 90 của thế kỷ XX

Nhà nước Xô Viết ra đời trong điều kiện đặc biệt: Trong vòng bao vậy

của chủ nghĩa đế quốc Luôn có nguy cơ bị tiêu diệt bởi chiến tranh đế quốc

Do điều kiện đặc thù của nước Nga và cũng do sai lầm chủ quan, ảo tưởng của các Đảng cộng sản về sự quá độ lên CNXH, đã thiết lập một xã hội mang tính tập trung quan liêu, phi tự nhiên

- Xóa bỏ mọi hình thức sở hữu tư nhân, xác lập chế độ công hữu trong toàn bộ nền kinh tế dưới hai hình thức( toàn dân và tập thể) Trong điều kiện lực lượng sản xuất phát triển chưa đầy đủ thì sở hữu tư nhân tất yếu còn tồn tại, vì nó còn tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển Khi lực lượng sản xuất phát triển chưa đầy đủ, trình độ xã hội hóa chưa cao thì cũng không thể xác lập chế độ công hữu trong phạm vi toàn xã hội, có chăng chỉ xác lập được ở một bộ phận của nền kinh tế

Mặt khác, xóa bỏ triệt để sở hữu tư nhân cũng có nghĩa là xóa bỏ lợi ích tư nhân của con người gắn liền với sở hữu ấy, mà lợi ích tư nhân chính là một trong những động lực hoạt động của con người, cũng chính là một trong

Trang 34

34

những động lực phát triển kinh tế - xã hội Do vậy nó đã xóa bỏ động lực phát triển, gây nên trạng thái trì trệ Còn chế độ công hữu được xác lập không dựa trên xã hội hóa sản xuất thì cũng không có cơ sở khách quan để xác lập thể chế kiểm soát, quản lý có hiệu quả, dẫn đến trình trạng vô chính phủ, gây lên tham nhũng, sự dụng không có hiệu quả tư liệu sản xuất, lãng phí của cải

xã hội

- Duy ý chí xóa bỏ thị trường tự do, trên thực tế đã hạn chế, triệt tiêu tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, hạn chế triệt tiêu động lực đổi mới kỹ thuật công nghệ, động lực phát huy sức sáng tạo của con người Do vậy xóa bỏ cơ chế tự điều chỉnh, tự cân đối, phân bổ

có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, xóa bỏ „bàn tay vô hình‟ tự điều tiết của thị trường

Thực tế cho thấy trong nền kinh tế phi thị trường của Liên Xô trước đây, việc áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất rất chậm so với các nước phương tây, mặc dù việc phát minh khoa học – kỹ thuật của Liên Xô là một trong những nước hàng đầu thế giới Chỉ có ngành công nghiệp quốc phòng, không gian vũ trụ là ứng dụng nhanh, còn các ngành khác, đặc biệt là công nghiệp hàng tiêu dùng thì rất ít có sự thay đổi Mặt khác, nền kinh tế kế hoạch hóa, phi thị trường cũng không thể thiết lập được sự cân đối liên ngành, một cơ cấu hợp lý phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế luôn vận động phát triển; bởi nó thiếu “bàn tay vô hình” tự điều tiết kinh tế phù hợp với khách quan, còn cân đối liên ngành theo kế hoạch hóa chỉ là sản phẩm chủ quan Sự mất cân đối của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế bất hợp lý phát sinh trong nhiều năm, không thương xuyên được khắc phục, tồn đọng lại

và bộc lộ ra rõ nhất thời kỳ Liên Xô khủng hoảng và tan rã

Trang 35

35

- Nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu và kế hoạch hóa cao độ dưới sự điều hành, chỉ huy trực tiếp của nhà nước Nhà nước vốn là tổ chức quan liêu, còn kinh tế, xã hội thì luôn sống động thay đổi, phát triển Để có thể điều hành được kinh tế, xã hội, bộ máy nhà nước phải phinh to, mà cang phình to thì nó lại càng quan lieu bất lực Nhà nước ấy lại là một bộ phận của hệ thống chính trị được tổ chức theo hình tháp…một hệ thống chính trị tập trung quyền lực, nhưng thiếu một cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực Do vậy không chỉ hạn chế sự thích ứng và tự điều chỉnh của hệ thống, mà còn nảy sinh quan liêu tham nhũng, lạm quyền, tha hóa quyền lực Quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước vốn là của nhân dân, trở thanh xa lạ, đối lập với nhân dân

Những khuyết tật trên đã manh nha xuất hiện ngay từ đầu khi mô hình

Xô Viết mới xác lập nhưng trong thời kỳ đầu của chế độ mới, khí thế cách mạng của quần chúng còn đang dâng cao, những người cộng sản giữ vai trò lãnh đạo hết lòng vì nhân dân, xã hội đang cần sự đoàn kết nhất trí, chỉ huy thống nhất để chống lại sự xâm lược từ bên ngoài thì những khuyết tật trên ít biểu hiện ra hoặc bị che lấp đi Hơn nữa, trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất, cơ sở vật chất là nền công nghiệp cơ khí, sự phát triển sản xuất theo bề rộng thì mô hình Xô Viết còn khả năng thích ứng

Nhưng những khuyết tật vốn có của mô hình Xô Viết cứ âm thầm diễn

ra trong nhiều thập kỷ và ngày càng trầm trọng là nguyên nhân nội sinh dẫn đến khủng hoảng của hệ thống XHCN Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa là từ

sự phát triển của lực lượng sản xuất và bối cảnh thế giới thay đổi Từ sau thập

kỷ 60 thế kỷ XX thế giới diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ

2, lần thứ 3, chuyển sang xã hội hậu công nghiệp, sản xuất cần phát triển theo

bề sâu bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất thì mô hình CNXH Xô Viết không còn thích ứng được nữa Các nước tư bản với nền

Trang 36

36

kinh tế thị trường ứng dụng khoa học công nghệ rất nhanh, còn các nước XHCN với nền hành chính bao cấp ứng dụng rất chậm Những năm 70, 80 thế kỷ XX các nước tư bản phát triển nhảy vọt về kinh tế - xã hội, còn các nước XHCN chững lại, trì trệ Hơn nữa cuộc cách mạcoonkhoa học công nghệ đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, xu thế đối đầu giữa hai hệ thống không còn phù hợp và chuyển sang đối thoại, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, các hàng rào ngăn cách bị xóa bỏ, mở đường cho giao lưu hội nhập toàn cầu Do vậy, vào những năm 80 thế kỷ XX diễn ra cuộc khủng hoảng trên toàn hệ thống XHCN như đã phân tích, để có thể tồn tại và phát triển buộc các nước trong hệ thống này thực hiện công cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới, chuyển đổi mô hình xã hội là yêu cầu khách quan đặt ra

1.3 Những xu hướng của kinh tế thị trường

1.3.1 Xu hướng chung của nền kinh tế thị trường

Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới CNTB, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của CNTB CNTB đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ Ngày nay, kinh tế thị trường TBCN đã đạt tới giai đoạn phát triển cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển

Tuy nhiên, kinh tế thị trường TBCN không phải là vạn năng Bên cạnh mặt tích cực nó còn mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ

sở hữu tư nhân TBCN chi phối Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các mâu thuẫn của CNTB càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn xã hội, đào sâu thêm

Trang 37

37

hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, nó ràng buộc các nước trên thế giới với nhau về nguồn vốn, khoa học công nghệ, nguồn nguyên liệu, thị trường mà trong đó các nước đang và kém phát triển bị lệ thuộc vào các nước phát triển và bị bóc lột theo quan hệ “trung tâm - ngoại vi” Có thể nói nền kinh tế thị trường TBCN toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, điều này làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu và nước nghèo

Chính vì thế, như C Mác đã phân tích và dự báo, CNTB tất yếu phải nhường chỗ cho một phương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn, nhân đạo hơn Kinh tế thị trường mặc dù đã và đang tìm mọi cách để tự điều chỉnh, tự thích nghi bằng cách phát triển “nền kinh tế thị trường hiện đại ”,

“nền kinh tế thị trường xã hội”, tạo ra “CNTB xã hội ”, “CNTB nhân dân”,

“nhà nước phúc lợi chung”…tức là phải có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước và cũng phải chăm lo vấn đề xã hội nhiều hơn, xuất phát từ mâu thuẫn

từ trong bản chất của nó, CNTB không thể tự giải quyết được, có chăng nó chỉ tạm thời xoa dịu được chừng nào mâu thuẫn mà thôi Nền kinh tế thị trường TBCN hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hoá để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp, theo xu hướng

xã hội hoá Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển của xã hội Nhân loại muốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì dứt khoát không thể dừng lại ở kinh tế thị trường CNTB

Mô hình CNXH kiểu Xô - Viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức kinh

tế muốn sớm khắc phục những khuyết tật CNTB, muốn nhanh chóng xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn CNTB Đó là một ý tưởng tốt đẹp và trên thực tế suốt gần 74 năm tồn tại, CNXH hiện thực ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại,

Trang 38

38

làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân Liên Xô Nhưng có lẽ do nôn nóng, làm trái quy luật (muốn xoá bỏ ngay kinh tế hàng hoá, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường), không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rút cuộc đã không thành công

Thực ra, khi mới vận dụng học thuyết Mác vào xây dựng CNXH ở nuớc Nga sau Cách mạng Tháng Mười V I Lê-nin cũng đã từng chủ trương không áp dụng KTTT mà thực hiện “chính sách cộng sản thời chiến” Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Người đã phát hiện ra sai lầm, khắc phục sự nóng vội bằng cách đề ra thực hiện “chính sách kinh tế mới - (NEP)” mà nội dung

cơ bản của nó là khuyến khích phát triển kinh tế hàng hoá, chấp nhận ở mức

độ cơ chế thị trường Theo V I Lê-nin, để xây dựng CNXH ở một nước còn tương đối lạc hậu về kinh tế như ở nước Nga, cần phải sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đặc biệt là sử dụng CNTB nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất Tuy chỉ mới thực hiện trong thời gian ngắn nhưng NEP đã đem lại những kết quả tích cực cho nước Nga: hồi phục và phát triển nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, nhiều ngành kinh tế bắt đầu hoạt động năng động, nhộn nhịp hơn Tiếc rằng tư tưởng của

V I Lê - nin về xây dựng CNXH với chính sách NEP đã không được tiếp tục thực hiện sau khi Người qua đời Sự thành công và phát triển mạnh mẽ suốt một thời gian khá dài của Liên Xô trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước bằng mô hình kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ thị trường tự do, kế hoạch hoá tập trung cao độ; phân phối thu nhập mang tính bình quân đã có sức hấp dẫn hơn đối với nhân loại và biến thành công thức để áp dụng cho tất cả các nước đi theo con đường XHCN

Cũng cần nói thêm rằng, trong quá trình xây dựng CNXH, giới lý luận

ở một số nước cũng cảm thấy có cái gì “chưa ổn” cũng đã đặt ra những kiến

Trang 39

39

nghị, những đề xuất, đại loại như quan điểm “CNXH thị trường”…nhưng không được chấp nhận

Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, những hạn chế khuyết tật của

mô hình kinh tế Xô - viết đã lộ ra rất rõ cộng với sự yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý lúc bấy giờ đã làm cho công cuộc xây dựng CNXH ở Liên

Xô và các nước Đông Âu rơi vào tình trang trì trệ, khủng hoảng Một số ười lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Liên Xô lúc đó muốn thay đổi tình hình bằng công cuộc cải cách, cải tổ, nhưng với một “tư duy chính trị mới”, họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng cực đoan phiến diện (ở đây chưa nói đến sự phản bội lý tưởng XHCN của họ và sự phá hoại thâm hiểm của các thế lực thù địch) dẫn tới sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN khác ở Đông Âu vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã làm lộ rõ những khuyết tật của mô hình kinh tế phi thị trường, những khuyết tật đó là nguyên nhân tất yếu, duy nhất dẫn đến sự sụp đổ Tuy gặp nhiều khó khăn thử thách, song đi lên XHCN là xu hướng của nhân loại và nền kinh tế thị trường cũng phát triển hướng tới mục tiêu XHCN

ng-Kinh tế thị trường có nhiều loại hình khác nhau nhưng xu hướng chung

là cần có sự quản lý, điều tiết của nhà nước Không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà cần giải quyết tốt những vấn đề xã hội và phát triển con người, khắc phục dã man hướng tới giá trị nhân đạo

1.3.2 Vai trò của Nhà nước trong các loại hình kinh tế thị trường

Giai đoạn trước cải cách, mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam

sự phát triển của nền kinh tế thị trường được gắn với sự phát triển của nền kinh tế TBCN Theo Mác, sự phát triển xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên thì kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền

Trang 40

40

kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh

tế, xã hội

Đây là một kết luận lý luận quan trọng Nó khái quát quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, trong đó, kinh tế thị trường được xác định là một nấc thang tất yếu, mang tính phổ biến Hiện nay kinh tế thị trường được thừa nhận là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại, không phải là cái riêng

có của CNTB Trong các loại hình kinh tế thị trường khác nhau thì vai trò của nhà nước cũng khác nhau

- Vai trò Nhà nước đối với kinh tế thị trường tự do

Trong khuôn khổ của CNTB, kinh tế thị trường chủ yếu phát triển theo

mô hình tự do, được thực hiê ̣n ở hầu hết các nền kinh tế tư bản hàng đầu , đó

là ở Tây Âu và Bắc Mỹ Mô hình này đề cao vai trò của chủ sở hữu tư nhân , của tự do cá nhân và cạnh tranh tự do Trong mô hình kinh tế thị trường tự

do, sự can thiê ̣p điều tiết của Nhà nước vào các quá trình kinh tế được ha ̣n chế ở mức thấp Quá trình phát triển kinh tế chủ yếu do khu vực tư nhân đảm nhâ ̣n dưới sự điều tiết của cơ chế ca ̣nh tranh tự do Nhà nước có một chức năng chính là bảo vê ̣ chế đô ̣ tư hữu tư nhân và các quyền tự do cá nhân đảm bảo ốn định vĩ mô, tạo điều kiê ̣n để kinh tế tư nhân và cơ chế thi ̣ trường tự do

vâ ̣n hành thuâ ̣n lợi nhất Sự tham gia của Nhà nước vào quá trình phân phối lại vào hệ thống phúc lợi xã hội nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, tạo

lâ ̣p công bằng xã hô ̣i, ngăn chă ̣n và xử lý các thất ba ̣i của thi ̣ trường tuy vẫn được coi tro ̣ng nhưng không nhiều như ở các mô hình khác Trong mô hình này vai trò đô ̣ng lực phát triển của lợi ích tư nhân, cá nhân được đề cao tối đa

Ngày đăng: 06/07/2015, 20:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C. Mác và Ăng ghen toàn tập, tập 23, NXB chính trị Quốc Gia( sự thật, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ăng ghen toàn tập
Nhà XB: NXB chính trị Quốc Gia( sự thật
2. C. Mác và Ăng ghen toàn tập, tập 20, NXB chính trị Quốc Gia( sự thật), Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ăng ghen toàn tập
Nhà XB: NXB chính trị Quốc Gia( sự thật)
3. C. Mác và Ăng ghen toàn tập, tập 25, NXB chính trị Quốc Gia( sự thật), Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ăng ghen toàn tập
Nhà XB: NXB chính trị Quốc Gia( sự thật)
4. C. Mác và Ăng ghen toàn tập, tập 1, NXB chính trị Quốc Gia( sự thật), Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ăng ghen toàn tập
Nhà XB: NXB chính trị Quốc Gia( sự thật)
5. C. Mác và Ăng ghen toàn tập, tập 2, NXB chính trị Quốc Gia( sự thật), Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ăng ghen toàn tập
Nhà XB: NXB chính trị Quốc Gia( sự thật)
6. C. Mác và Ăng ghen toàn tập, tập 19, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ăng ghen toàn tập
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia
7. C. Mác và Ăng ghen toàn tập, tập 21, NXB chính trị Quốc Gia( sự thật), Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ăng ghen toàn tập
Nhà XB: NXB chính trị Quốc Gia( sự thật)
8. C. Mác và Ăngnghen toàn tập, tập 23, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ăngnghen toàn tập
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia
9. Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb.Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb.Chính trị Quốc Gia
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị Quốc Gia- Sự thật, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb.Chính trị Quốc Gia- Sự thật
12. Phạm Văn Linh (1994), Vai trò nhà nước trong việc hạn chế các khuyết tật của cơ chế thị trường ở Việt Nam: LAPTSKH Kinh tế: 5.02.01,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò nhà nước trong việc hạn chế các khuyết tật của cơ chế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Linh
Năm: 1994
13. Phạm Châu Thành (2009), Vai trò của nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: Nhận thức và thực tiễn, Tạp chí Thương mại (Số 18), tr. 8-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Thương mại
Tác giả: Phạm Châu Thành
Năm: 2009
14. Võ Thị Hoa (2011), Vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay : LATS Chính trị học: 62.31.20.01, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Tác giả: Võ Thị Hoa
Năm: 2011
15. Trần Thị Thu Hường (2011), Vai trò nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay : LATS Triết học: 62.22.80.05, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Tác giả: Trần Thị Thu Hường
Năm: 2011
16. Hà Quý Tình (1999), Vai trò nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta: LATS Kinh tế:5.02.01, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta
Tác giả: Hà Quý Tình
Năm: 1999
17. Trần Việt Tiến (2002), Vai trò nhà nước trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, LATS Kinh tế: 5.02.01, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò nhà nước trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Tác giả: Trần Việt Tiến
Năm: 2002
18. Hoàng Văn Hoa (2006), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thị trường nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế (Số 3),Tr.3-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Hoàng Văn Hoa
Năm: 2006
19. GS. TS Lưu Văn Sùng (2012), Định hướng XHCN tiến tới xã hội nhân đạo hoàn bị (sách chuyên khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng XHCN tiến tới xã hội nhân đạo hoàn bị
Tác giả: GS. TS Lưu Văn Sùng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
20. GS. TS Lưu Văn Sùng (1998), giáo trình Chính trị học (sách dùng cho giảng dạy lý luận chính trị cao cấp), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình Chính trị học
Tác giả: GS. TS Lưu Văn Sùng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1998

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w