7. Kết cấu của luận văn
1.3. Những xu hƣớng của kinh tế thị trƣờng.
1.3.1. Xu hướng chung của nền kinh tế thị trường
Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới CNTB, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của CNTB. CNTB đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, kinh tế thị trường TBCN đã đạt tới giai đoạn phát triển cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường TBCN không phải là vạn năng. Bên cạnh mặt tích cực nó còn mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân TBCN chi phối. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các mâu thuẫn của CNTB càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn xã hội, đào sâu thêm
37
hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, nó ràng buộc các nước trên thế giới với nhau về nguồn vốn, khoa học công nghệ, nguồn nguyên liệu, thị trường...mà trong đó các nước đang và kém phát triển bị lệ thuộc vào các nước phát triển và bị bóc lột theo quan hệ “trung tâm - ngoại vi”. Có thể nói nền kinh tế thị trường TBCN toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, điều này làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu và nước nghèo .
Chính vì thế, như C. Mác đã phân tích và dự báo, CNTB tất yếu phải nhường chỗ cho một phương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn, nhân đạo hơn. Kinh tế thị trường mặc dù đã và đang tìm mọi cách để tự điều chỉnh, tự thích nghi bằng cách phát triển “nền kinh tế thị trường hiện đại ”, “nền kinh tế thị trường xã hội”, tạo ra “CNTB xã hội ”, “CNTB nhân dân”, “nhà nước phúc lợi chung”…tức là phải có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước và cũng phải chăm lo vấn đề xã hội nhiều hơn, xuất phát từ mâu thuẫn từ trong bản chất của nó, CNTB không thể tự giải quyết được, có chăng nó chỉ tạm thời xoa dịu được chừng nào mâu thuẫn mà thôi. Nền kinh tế thị trường TBCN hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hoá để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp, theo xu hướng xã hội hoá. Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển của xã hội. Nhân loại muốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì dứt khoát không thể dừng lại ở kinh tế thị trường CNTB.
Mô hình CNXH kiểu Xô - Viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế muốn sớm khắc phục những khuyết tật CNTB, muốn nhanh chóng xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn CNTB. Đó là một ý tưởng tốt đẹp và trên thực tế suốt gần 74 năm tồn tại, CNXH hiện thực ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại,
38
làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân Liên Xô. Nhưng có lẽ do nôn nóng, làm trái quy luật (muốn xoá bỏ ngay kinh tế hàng hoá, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường), không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rút cuộc đã không thành công.
Thực ra, khi mới vận dụng học thuyết Mác vào xây dựng CNXH ở nuớc Nga sau Cách mạng Tháng Mười. V. I. Lê-nin cũng đã từng chủ trương không áp dụng KTTT mà thực hiện “chính sách cộng sản thời chiến”. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Người đã phát hiện ra sai lầm, khắc phục sự nóng vội bằng cách đề ra thực hiện “chính sách kinh tế mới - (NEP)” mà nội dung cơ bản của nó là khuyến khích phát triển kinh tế hàng hoá, chấp nhận ở mức độ cơ chế thị trường. Theo V. I. Lê-nin, để xây dựng CNXH ở một nước còn tương đối lạc hậu về kinh tế như ở nước Nga, cần phải sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đặc biệt là sử dụng CNTB nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất. Tuy chỉ mới thực hiện trong thời gian ngắn nhưng NEP đã đem lại những kết quả tích cực cho nước Nga: hồi phục và phát triển nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, nhiều ngành kinh tế bắt đầu hoạt động năng động, nhộn nhịp hơn. Tiếc rằng tư tưởng của V. I. Lê - nin về xây dựng CNXH với chính sách NEP đã không được tiếp tục thực hiện sau khi Người qua đời. Sự thành công và phát triển mạnh mẽ suốt một thời gian khá dài của Liên Xô trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước bằng mô hình kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ thị trường tự do, kế hoạch hoá tập trung cao độ; phân phối thu nhập mang tính bình quân đã có sức hấp dẫn hơn đối với nhân loại và biến thành công thức để áp dụng cho tất cả các nước đi theo con đường XHCN.
Cũng cần nói thêm rằng, trong quá trình xây dựng CNXH, giới lý luận ở một số nước cũng cảm thấy có cái gì “chưa ổn” cũng đã đặt ra những kiến
39
nghị, những đề xuất, đại loại như quan điểm “CNXH thị trường”…nhưng không được chấp nhận.
Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, những hạn chế khuyết tật của mô hình kinh tế Xô - viết đã lộ ra rất rõ cộng với sự yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý lúc bấy giờ đã làm cho công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào tình trang trì trệ, khủng hoảng. Một số ng- ười lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Liên Xô lúc đó muốn thay đổi tình hình bằng công cuộc cải cách, cải tổ, nhưng với một “tư duy chính trị mới”, họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng cực đoan phiến diện (ở đây chưa nói đến sự phản bội lý tưởng XHCN của họ và sự phá hoại thâm hiểm của các thế lực thù địch) dẫn tới sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN khác ở Đông Âu vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã làm lộ rõ những khuyết tật của mô hình kinh tế phi thị trường, những khuyết tật đó là nguyên nhân tất yếu, duy nhất dẫn đến sự sụp đổ. Tuy gặp nhiều khó khăn thử thách, song đi lên XHCN là xu hướng của nhân loại và nền kinh tế thị trường cũng phát triển hướng tới mục tiêu XHCN.
Kinh tế thị trường có nhiều loại hình khác nhau nhưng xu hướng chung là cần có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà cần giải quyết tốt những vấn đề xã hội và phát triển con người, khắc phục dã man hướng tới giá trị nhân đạo.
1.3.2. Vai trò của Nhà nước trong các loại hình kinh tế thị trường
Giai đoạn trước cải cách, mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam sự phát triển của nền kinh tế thị trường được gắn với sự phát triển của nền kinh tế TBCN. Theo Mác, sự phát triển xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên thì kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền
40
kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN. Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội.
Đây là một kết luận lý luận quan trọng. Nó khái quát quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, trong đó, kinh tế thị trường được xác định là một nấc thang tất yếu, mang tính phổ biến. Hiện nay kinh tế thị trường được thừa nhận là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại, không phải là cái riêng có của CNTB. Trong các loại hình kinh tế thị trường khác nhau thì vai trò của nhà nước cũng khác nhau.
- Vai trò Nhà nước đối với kinh tế thị trường tự do
Trong khuôn khổ của CNTB, kinh tế thị trường chủ yếu phát triển theo mô hình tự do, được thực hiê ̣n ở hầu hết các nền kinh tế tư bản hàng đầu , đó là ở Tây Âu và Bắc Mỹ . Mô hình này đề cao vai trò của chủ sở hữu tư nhân , của tự do cá nhân và cạnh tranh tự do . Trong mô hình kinh tế thị trường tự do, sự can thiê ̣p điều tiết của Nhà nước vào các quá trình kinh tế được ha ̣n chế ở mức thấp. Quá trình phát triển kinh tế chủ yếu do khu vực tư nhân đảm nhâ ̣n dưới sự điều tiết của cơ chế ca ̣nh tranh tự do . Nhà nước có một chức năng chính là bảo vê ̣ chế đô ̣ tư hữu tư nhân và các quyền tự do cá nhân đảm bảo ốn định vĩ mô, tạo điều kiê ̣n để kinh tế tư nhân và cơ chế thi ̣ trường tự do vâ ̣n hành thuâ ̣n lợi nhất . Sự tham gia của Nhà nước vào quá trình phân phối lại vào hệ thống phúc lợi xã hội nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, tạo lâ ̣p công bằng xã hô ̣i, ngăn chă ̣n và xử lý các thất ba ̣i của thi ̣ trường tuy vẫn được coi tro ̣ng nhưng không nhiều như ở các mô hình khác . Trong mô hình này vai trò đô ̣ng lực phát triển của lợi ích tư nhân, cá nhân được đề cao tối đa
41
thì vai trò của sự điều tiết , đi ̣nh hướng phát triển của Nhà nước la ̣i tương đối bị xem nhẹ hơn so với các mô hình khác. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết tự do tư sản . Theo trường phái này thì sở hữu tư nhân về tư liê ̣u sản xuất chính là tự do của từng người về những cái mà người ấy có . Tự do cạnh tranh và thị trường tự do sẽ tạo ra sự hài hòa trong xã hội và cực đại hóa thịnh vượng xã hội . Trên cơ sở đó hình thành nền chí nh tri ̣ tự do. Đó là thiết lâ ̣p và thực thi quyền lực Nhà nước nhưng không vi pha ̣m , hạn chế tự do cá nhân, mà phải bảo đảm cho tự do cá nhân, các chính đảng tự do cạnh tranh qua bầu cử để giành quyền lực của Nhà nước , thiết lâ ̣p thể chế đa nguyên chính trị, các nhóm lợi ích chính trị là những tập đoàn gây áp lực tác động
vào chính sách và hoạt động của Nhà nước để bảo đảm lợi ích của mình. Nền kinh tế tự do thực sự l à động lực thúc đẩy xã hội phát triển , nền chính trị tự do cũng đạt được những giá trị của văn minh chính trị . Nhưng do sự canh tranh “cá lớn nuốt cá bé” nên chỉ có tự do của người giàu có sở hữu , còn người nghèo khô ng có sở hữu , chỉ có hai bàn tay trắng làm gì có tự do , nếu có chăng là tự do bán sức lao đô ̣ng . Từ đây bất bình đẳng cũng nảy sinh do “kẻ ăn không hết người lần không ra” . Xung đô ̣t giai cấp dân tô ̣c gay gắt . Còn nền chính trị tự do dường như bảo đảm tự do dân chủ , công bằng cho mọi người. Tuy nhiên các nhà tư bản lớn nắm giữ quyền lực chính tri ̣. Bầu cử tự do nhưng thắng cử thuô ̣c về các đảng lớn đa ̣i diê ̣n cho các tâ ̣p đoàn tư bản mạnh, tuyê ̣t đa ̣i bô ̣ phâ ̣n các nghi ̣ sĩ là giới thượng lưu tư sản . Hô ̣i các chủ doanh nghiê ̣p lớn và hô ̣i các quan chức là những nhóm lợi ích chính tri ̣ hỗ trợ tạo điều kiện cho hoạt động các ban quốc hội và văn phòng chính phủ. Hai cơ quan này liên kết với nhau để ban hành các chính sách phu ̣c vu ̣ cho các nhóm lợi ích hình thành tam giác quyền lực - quyền lực Nhà nước bên trong Nhà nước. Nền kinh tế tự do và chính tri ̣ tự do không giải quyết được vấn đề bất công xã hô ̣i và xung đô ̣t xã hô ̣i. Khủng hoảng tài chính xuất phát từ trung tâm
42
tài phố Uôn nước Mỹ và lan ra toàn cầu . Những diễn biến khủng hoảng kinh tế trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay là mô ̣t minh chứng rõ ràng. Phong trào “chiếm lấy phố Uôn” đ ã diễn ra ta ̣i các nước ph ương Tây thể hiê ̣n thái đô ̣ phản kháng của dân chúng đối với các tập đoàn tư bản tài chính đầu sỏ của các nước tư bản. Các nước có nền kinh tế tự do thường là chủ công tro ng những cuô ̣c chiến tranh khống chế nguồn nguyên liê ̣u bao vây các nước khác trên trường quốc tế. Tính chất dã man của CNTB vẫn còn hiện hữu tuy nó biểu hiện dưới hình thức mớ i dưới nhãn hiê ̣u “dân chủ” , “nhân quyền”…Mô hình tự do đã lỗi thời không phải là tương lai của nhân loa ̣i.
- Vai trò Nhà nước đối với kinh tế thị trường xã hội
Thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và người mua mô ̣t thứ hàng hóa tác đô ̣ng qua la ̣i lẫn nhau để xác đ ịnh giá cả và số lượng hàng hóa. Như vâ ̣y nói đến thi ̣ trường và cơ chế thi ̣ trường là phải nói tới hàng hóa, người bán và người mua , giá cả hàng hóa. Hàng hóa bao gồm tiêu dùng dịch vụ và yếu tố sản xuất như lao độn g đất đai, tư bản. Từ đó hình thành nên thi ̣ trường hàng tiêu dùng và thi ̣ trường các yếu tố sản xuất . Trong hê ̣ thống thi ̣ trường, mỗi hàng hóa mỗi loa ̣i di ̣ch vu ̣ đều có giá cả của nó . Giá cả mang lại thu nhâ ̣p cho hàng hó a mang đi bán . Nếu mô ̣t ai cần hàng hóa nào đó có nhiều người mua, thì người bán sẽ tăng giá lên để phân phối một lượng cung hạn chế. Giá lên cao sẽ thúc đẩy người sản xuất làm ra nhiều hàng hóa hơn . Khi có nhiều hàng hó a, người bán muốn mua nhanh để giải quyết hàng của mình nên hạ giá xuống . Khi giảm giá số người mua hàng đó sẽ tăng lên . Do đó người bán la ̣i tăng giá lên . Như vâ ̣y trong cơ chế thi ̣ trường có mô ̣t hê ̣ thống tự ta ̣o ra sự cân đ ối giữa giá cả và sản xuất . Giá cả là phương tiện tín hiê ̣u của xã hô ̣i. Nó chỉ cho người sản xuất biết sản xuât cái gì và như thế nào và cũng thông qua đó thực hiện phân phối cho ai.
43
Mô hình “ kinh tế thị trường xã hội” được thực hiện thành công ở các nước Bắc Âu , cũng được thực hiện ở Cộng hòa Liên bang Đức , thành công nhất ở Thu ̣y Điển, ở nhiều nước khác cũng thể hiện ở các mức độ khác nhau. Về nguyên tắc , mô hình “kinh tế thị trường xã hô ̣i” thừa nhâ ̣n các yếu tố cơ bản phổ biến của kinh tế thị trường như cấu trúc đa sở hữu tư nhân làm nòng cốt, hê ̣ thống các thể chế thi ̣ trường cơ chế ca ̣nh tranh tự do và vai trò của Nhà nước như trong nền kinh tế thị trường tự do nhưng mô hình này có hai đă ̣c trưng nổi bâ ̣t: