1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phân mảnh ruộng đât và các tác động tại Việt Nam

41 475 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 112,72 KB

Nội dung

BÁO CÁO Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phân mảnh ruộng đât và các tác động tại Việt Nam Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) Đại học Copenhagen (UoC) Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) Thực hiện theo chương trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ARD), Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. 1 MỤC LỤC 1. Giới thiệu Đất đai manh mún là một trong những vấn đề lớn của các nước đang phát triển trên toàn thế giới, sự gia tăng dân số nông thôn một cách nhanh chóng đi kèm với chính sách thừa kế hiện tại làm đất đai ngày càng bị chia nhỏ. Việt Nam hiện là một trong những nước có mức độ manh mún đất đai rất cao theo tiêu chuẩn của thế giới, số liệu thống kê năm 2004 cho thấy nước ta có khoảng 75 - 100 triệu mảnh đất (Hung .ccs 2004; World Bank 2003), trung bình một hộ sở hữu 5 mảnh khác nhau và khoảng 10% số mảnh đất có diện tích nhỏ hơn 100m 2 . Diện tích đất canh tác trung bình của một hộ khác nhau giữa các vùng, tuy nhiên hầu hết các hộ nông thôn Việt Nam có diện tích đất ít hơn 1 héc ta, một số tỉnh như Hà Tây cũ diện tích đất nông nghiệp trung bình của một hộ chỉ là 2400m2. Đất đai manh mún có tác động rất xấu lên năng suất và tăng trưởng nông nghiệp, nó cản trở việc áp dụng các phương tiện cơ giới như máy cày hay máy gặt, đồng thời làm giảm khả năng phát triển các loại cây trồng mà chỉ mang lại lợi nhuận ở quy mô lớn nhất định. Bên cạnh đó nó cũng làm tăng nhu cầu về lao động do những hạn chế về cơ giới hóa cũng như đòi hỏi thời gian di chuyển giữa các mảnh đất và thời gian đắp bờ phân cách giữa các thửa. Sản xuất nông sản tập trung cũng chỉ có thể áp dụng đối với những mảnh đất có quy mô lớn nhất định do đòi hỏi cao về chi phí đầu tư ban đầu và lượng hàng hóa tối thiểu khi giao dịch với các doanh nghiệp. Chúng ta cũng cần phân loại rõ về phân mảnh đất, phân mảnh đất có 2 loại là phân mảnh đất nói chung và phân mảnh đất cấp hộ. Phân mảnh đất quy mô chung là phân mảnh ở cấp vùng khi mật độ dân số quá cao, đất canh tác nông nghiệp của một vùng bị chia nhỏ cho rất nhiều hộ nông dân khác nhau. Phân mảnh đất của hộ gia đình là đất canh tác nông nghiệp của một hộ bị chia làm nhiều mảnh khác nhau. Báo cáo của chúng tôi sẽ tập trung phân tích những yếu tố gây ra tình trạng đất đai manh mún hiện nay cũng như ảnh hưởng của đất đai manh mún đến sản xuất nông nghiệp, số liệu được sử dụng trong báo cáo là bộ số liệu VARHS trên địa bàn 12 tỉnh bao gồm cả các số liệu cấp xã, cấp hộ và số liệu đến từng mảnh đất. Điều đầu tiên phải nhắc đến là các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được một kết luận rõ ràng về tác động của phân mảnh đất nói chung. Một lý thuyết cổ điển của kinh tế phát triển đề cập đến mối quan hệ nghịch đảo của năng suất và quy mô sản xuất của hộ (e.g. Carter 1984, Benjamin 1995), nếu một hộ quy mô nhỏ có năng suất cao hơn các hộ có quy mô lớn, thì đất đai manh mún lại có lợi cho việc tăng năng suất. Thêm vào đó, trong rất nhiều trường hợp thì việc phân chia đất đai bình đẳng thường có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế chính trị của một quốc gia. Nói một cách khác, ở một mức diện tích nào đó thì nó có tính kinh tế theo quy mô. Vì quy mô canh tác của các hộ nông dân ở Việt Nam là rất nhỏ nên giả thuyết về lợi nhuận tăng là khá chính xác. Đặc biệt, lý thuyết về mối quan hệ nghịch đảo của năng suất và quy mô sản xuất thường dựa trên quan điểm rằng hộ có quy mô sản xuất lớn cần thuê nhiều lao động hơn, mà năng suất của lao động thuê ngoài thấp hơn lao động gia đình do những khó khăn trong việc giám sát. Tuy nhiên ở Việt Nam rất ít hộ nông dân phải đi thuê lao động do lao động gia đình có thể làm hết công việc, lao động thuê ngoài nếu có chủ yếu là vào thời điểm vụ mùa và chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, lí thuyết về mối quan hệ nghịch đảo của năng suất và quy mô sản xuất có thể không áp dụng được ở Việt Nam. Xét về ảnh hưởng của phân mảnh đất cấp hộ, rõ ràng việc phần mảnh càng cao thì càng ảnh hưởng đến việc sản xuất của hộ, do việc phải di chuyển lao động và vật tư, máy móc qua lại giữa các thửa, duy trì bờ bao giữa các thửa đất. Tuy nhiên, đất đai phân tán trong một số trường hợp lại có tác dụng làm giảm các rủi ro khi mất mùa, lũ lụt… Điều này cũng giúp các hộ nông dân yên tâm hơn khi thử trồng trọt một loại cây mới và áp dụng các công nghệ mới từ đó làm tăng năng suất. Do đó tác động của phân mảnh đất nói chung và phân mảnh đất của hộ là chưa rõ ràng và cần phải có những phân tích thực nghiệm. Đối với trường hợp của Việt Nam, một trong các yếu tố chính gây ra tình trạng manh mún đất đai là các chính sách phân phối đất đai trong thời kỳ cải cách ruộng đất, khi nhà nước muốn phân phối đất một cách công bằng. Cũng không thể không nhắc đến áp lực của tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng và thói quen chia đều đất đai cho tất cả con trai khi thừa kế. Quá trình giảm thiểu mức độ manh mún đất đai có thể được thực hiện thông qua thị trường mua bán, cho thuê ruộng đất hoặc qua các chương trình dồn điền đổi thửa của chính phủ hoặc cộng đồng. Do đó chúng tôi cũng đi vào nghiên cứu tác động của thị trường đất đai cũng như các chương trình của chính phủ vào việc giảm phân mảnh đất nói chung và phân mảnh đất của hộ. Báo cáo này được sắp xếp theo trình tự: Phần 2 trình bày các số liệu được sử dụng, các định nghĩa về biến độc lập, và mô tả thống kê. Phần 3 mô tả phân tích đa biến ở cấp hộ gia đình về ảnh hưởng của manh mún đất đai đến kết quả đầu ra, đầu vào và lợi nhuận trong nông nghiệp. Phần 4 thể hiện kết quả chính của phân tích. Phần 5 điều tra các yếu tố quyết định của liên phân mảnh và phân mảnh trong nội bộ nông hộ. Phần 6 kết luận. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Cải cách ruộng đất Cải cách ruộng đất theo nghĩa hẹp có nghĩa là sự phân phối lại ruộng đất cho trang trại và nông hộ quy mô nhỏ. Quan niệm truyền thống trong việc cải cách ruộng đất là quan niệm về công công bằng và bền vững xã hội ở khu vực nông thôn. Chương trình cải cách ruộng đất được thực hiện dựa trên ba hướng tác động gồm chính trị, xã hội và kinh tế (Kinh 1974, Dorner 1972). Dorner (1977) nghĩ rằng mối quan hệ về sở hữu và thị trường đất nông nghiệp không thể giải quyết được vấn đề về công bằng và hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp vì thị trường nông nghiệp không sôi nổi và bị ảnh hưởng bởi nhiều mối quan hệ và các điều kiện phi thị trường ở nông thôn trong khi đó hiệu quả sản xuất phụ thuộc không chỉ quyền sở hữu liên quan mà còn phụ thuộc yếu tố tổ chức sản xuất. Để hạn chế thất bại của thị trường nông nghiệp và đảm bảo công bằng xã hội, chính phủ phải điều chỉnh giới hạn về quy mô bằng cách chia nhỏ các thửa đất thông qua mô hình cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất ở Việt Nam năm 1954 và 1993 mang lại nhiều kết quả đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Dang Kim Son (1999) chỉ ra rằng chính phủ đã chia lại khoảng 818 nghìn ha đất cho khoảng hơn 2 triệu hộ năm 1954, tổng sản xuất lương thực tăng, trong đó gạo tăng 1,4 lần trong năm năm từ 1955 đến 1959. Hầu hết người nông dân đều thích sự manh mún này vì họ có thể giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa sản xuất và có thế tiếp cận nhiều mảnh đất với chất lượng khác nhau. Sự tăng dân số mạnh mẽ gây ảnh hưởng xấu đến cải cách ruộng đất. Dân số gia tăng đòi hỏi sự tăng năng suất trong khi chính sách chia đất thành nhiều mảnh nhỏ dẫn đến phân tán và manh mún đất đai, điều này mang lại thách thức lớn nếu muốn cải cách và cải thiện năng suất. Đây là “bẫy sản xuất quy mô nhỏ” (Dang Kim Son, 2008). Manh mún đất đai làm cho sản xuất kém hiệu quả và hạn chế hiện đại hóa nông nghiệp và gia tăng các chi phí không mong muốn. Cùng với năng suất thấp, chi phí sản xuất cao hàm ý sự tăng chi tiêu của người tiêu dùng và tăng khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị (McPherson (1983), Simmons (1987), World’s Development Report (2008)). 2.2. Thực trạng manh mún đất đai và tích tụ ruộng đất ở Việt Nam Để giảm tình trạng manh mún đất đai, có hai phương pháp phổ biển: tích tụ đất đai và tập trung đất đai. Theo FAO (2003), tích tụ và tập trung đất đai sẽ tạo ra một khu vực cạnh tranh trong nông nghiệp bằng cách tận dụng các lợi thế của sản xuất trên quy mô lớn và khắc phục hạn chế do manh mún đất đai. Thêm vào đó, tích tụ và tập trung đất đai khuyến khích hình thành vùng chuyên môn hóa sản xuất và dễ dàng thực hiện các chính sách cho ngành nông nghiệp. FAO (2003) và Bentley (1987) cho rằng tích tụ và tập trung đất đai sẽ nâng cao chất lượng đất và giảm xói mòn và suy thoái đất đai. Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn (1999), 70.36% hộ nông thôn có diện tích canh tác khoảng 0,5 ha trong đó chỉ có 3,46% số hộ có diện tích canh tác lớn hơn 3 ha. Từ năm 2004 đến 2006, tỉ lệ hộ có diện tích lớn hơn 3,6 ha tăng lên 4.6 lần. Tỉ lệ các hộ có diện tích trung bình thấp hơn 0,5 ha (94,2% trên khắp khu vực nông thôn) tập trung chủ yếu ở khu vực lưu vực sông Hồng. Tình trạng manh mún và phân tán đất đai rất phổ biến ở khu vực này. Hộ gia đình canh tác trên các mảnh đất nhỏ với số lượng trung bình khoảng 4,5 mảnh/hộ. Nếu so sánh với con số 4,9 mảnh/hộ (Brandt,2004), sự chênh lệch này là không đáng kể, đây là thách thức cho vùng lưu vực sông Hồng vì khu vực này có mật độ dân số cao trên cả nước (1332,94 người/km2) 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập trung và tích tụ ruộng đất Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tích tụ và tập trung ruộng đất. Quyền được đặt ra bởi pháp luật. Quyền sở hữu dất không chỉ là quyền sử dụng đất mà còn bao gồm tất cả các quyền khác được quy định trong luật đất đai. Quyết định cuối cùng về sử dụng đất đai thuộc về chính phủ và bị hạn chế bởi các chính sách về sử dụng nguồn đất nông nông nghiệp, bảo vệ môi trường hoặc nhà nước có thể thu hồi lại đất cho các mục đích công cộng. Sự minh bạch trong việc xây dựng quyền sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển vốn phát triển kinh tế. De Soto (2000) quả quyết rằng thành công của những nền kinh tế phát triển phụ thuộc vào việc xác định rõ ràng các quyền sở hữu về vốn và đất đai. Trái ngược với các nước phát triển, các nước đang phát triển có hệ thống luật pháp quy định rõ ràng về quyền đối với tài sản như đất đai. Một trong những lợi thế của bảo hộ quyền sử dụng đất là khuyến khích sự phát triển của thị trường bất động sản. Quá trình phát triển dẫn đến nhu cầu thương mại bất động sản, bảo hộ quyền sử dụng đất sẽ giảm các hậu quả của thông tin thiếu cân xứng, và khuyến khích đầu tư vào đất đai, góp phần phân bổ hiệu quả đất cho nông hộ. Bảo hộ quyền sử dụng đất cũng gia tăng tìn dụng từ các nguồn đầu tư chính thức. Thiết lập quyền sử dụng đất đai được coi là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách đất đai. Theo Deininger and Feder (1998), thiết lập quyền sử dụng đất đai là cơ bản theo nội dung của chính sách đất đai như tạo ra lợi ích, quyền lợi và trách nhiêm và các mối quan hệ khác đối với đất. Thị trường bất động sản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tích tụ và tập trung đất đai, cải thiện việc sử dụng đất hiệu quả, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Một cơ chế rõ ràng và bền vững về quyền sử dụng đất sẽ cải thiện năng suất và chức năng của thị trường. Bảo hộ quyền sử dụng đất sẽ cho phép chuyển đổi đất cho mục đích khác hiệu quả hơn. Về mặt lý thuyết, thị trường bất động sản có hiệu quả khi phân bổ đất cho những người có kĩ năng quản lý tốt hơn (Bardhan and Udry 1999, Deininger 2003). Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thị trường đất cho thuê hoạt động có hiệu quả hơn thị trường buôn bán đất ở các nước đang phát triển. Một ví dụ điển hình về sự thành công của thị trường đất cho thuê là kinh nghiệm từ Trung Quốc. Thị trường này góp phần đa dạng hóa khu vực nông thôn và gia tăng thu nhập. Một số nghiên cứu thực hiện bởi Benjamin và Brandt (2002), Deininger và Jin (2005) đã chỉ ra rằng thị trường đất cho thuê ở Trung Quốc đã thay đổi cơ cấu nghề nghiệp ở khu vực nông thôn. Trước khi cho thuê đất, 60% dân số phụ thuộc vào nông nghiệp như là nguồn chính của thu nhập, sau khi cho thuê đất con số này giảm xuống còn 17%. Lợi nhuận ròng từ thuê đất tăng 60% bao gồm lợi ích của các bên trong hợp đồng. Năm 2003 Trung Quốc phê chuẩn luật về đất đai ở khu vực nông thôn với mục đích chính là làm cho quyền sở hữu đất được rõ ràng hơn và bảo hộ cho thị trường bất động sản ở khu vực nông thôn. Nông dân kí kết hợp đồng mới với thời hạn sử dụng đất lên tới 30 năm. Sự phát triển của thị trường đất cho thuê thúc đẩy tích tụ và tập trung đất đai, khuyến khích sự hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa với giá trị thương mại cao. Trường hợp của Trung Quốc chỉ ra vai trò của thị trường cho thuê đất trong việc thúc đẩy năng suất nông nghiệp và thu nhập. Tuy nhiên, nghiên cứu của Naughton (2007) cho rằng cạnh tranh thiếu công bằng ở khu vực nông thôn đã kết thúc do sự hình thành của thị trường đất cho thuê. Thay đổi quyền sở hữu và di cư khỏi khu vực nông thôn với quy mô lớn sẽ cơ cấu lại nông thôn Trung Quốc, quá trình thay đổi cơ cấu này đã từng xảy ra ở các nước phát triển trong thời kì đầu của công nghiệp hóa. Thị trường đất đặt biệt là thị trường đất cho thuê có thể hỗ trợ việc tăng năng suất và thu nhập cho hộ nông thôn. Thêm vào đó, thị trường đất góp phần chuyển đổi đất cho người có kĩ năng quản lý tốt hơn và mang lại cơ hội cho người nông dân tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, ở một số nước, quyền về đất đai không được bảo hộ và bị giới hạn bởi hệ thống pháp luật. Điều này làm ảnh hưởng đến hợp đồng giao dịch đất đai và phân bổ lao động không hiệu quả, gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai. Hệ thống phúc lợi xã hội và tiếp cận tín dụng là cần thiết để giảm mua bán đất đai giữa các nông dân khi có các cú sốc xảy ra. 2.4. Tác động của tích tụ và tập trung ruộng đất Thứ nhất, tích tụ và tập trung đất đai ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đất đai là một trong bốn yếu tố đầu vào quan trọng cho phát triển nông nghiệp. Áp lực của gia tăng dân số, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ cùng với quá trình đô thị hóa làm giảm quỹ đất. Đặc biệt ở những nước đang phát triển, diện tích canh tác giảm trở thành yếu tố cản trở sự phát triển bền vững của khu vực nông nghiệp. Có thể nhận thấy hệ thống quản lý và phương thức trồng trọt là những yếu tố quan trọng trong việc đẩy mạnh năng suất ở các nước đang phát triển. Cơ cấu của ngành nông nghiệp của mỗi nước đều rất khác nhau, nguyên nhân chính do lịch sử phát triển, tuy nhiên, cơ cấu cũng có sự giống nhau ở chỗ hạn chế tăng năng suất. Ở nhiều nước, quy mô canh tác rất nhỏ và đất đai manh mún. Tình trạng này có thể thấy rõ ở các quốc gia Châu Á nơi có mật độ dân số cao với nhiều mảnh đất bị chia nhỏ; khi số hộ gia tăng, đất đai sẽ được tiếp tục chia và điều này dẫn đến kém hiệu quả trong sử dụng đất. Trái ngược với các quốc gia ở Châu Á, các nước Mỹ Latin lại có chủ trương tập trung đất. Nhiều trang trại lớn được quản lý bởi một nhóm các nông dân giàu có. Ở Brazil. 90% đất thuộc về 15% dân số. Trong trường hợp này, đất đai cũng được sử dụng kém hiệu quả. Hiện nay, có nhiều tranh cãi quanh mối quan hệ giữa tập trung ruộng đất và năng suất. Tập trung ruộng đất sẽ tạo ra các trang trại lớn có thể tận dụng các lợi thế của quy mô lớn như là thực hiện cơ giới hóa để tăng năng suất (Jensen 1977, Kislev and Peterson 1982). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng càng tăng lương trong khu vực phi nông nghiệp thì càng nhiều lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Điều này cho thấy các nước đang phát triển không cần phải lo lắng về vấn đề bất bình đẳng trong phân phối đất đai nếu thị trường bất động sản ổn định và kiểm soát được. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (2008), tập trung ruộng đất cho sản xuất phụ thuộc vào khả năng dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp cũng như phụ thuộc vào thị trường bất động sản và hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai. Một trong những thách thức lớn nhất trong việc giải quyết vấn đề tăng trưởng nông nghiệp ở các quốc gia có tình trạng manh mún và phân tán đất đai cao là đẩy mạnh tích tụ và tập trung ruộng đất. Quá trình này bị ngăn chặn bởi một nền nông nghiệp kém phát triển nơi mà sản xuất thực hiện bởi hiệu ứng đám đông không phải bởi sản xuất hàng loạt. Nếu ngành nông nghiệp muốn bắt kịp các ngành khác thì nó phải có ảnh hưởng đến phần còn lại của nền kinh tế. Như vậy để có thêm đất nông nghiệp, lao động phải bị đấy ra khỏi khu vực nông nghiệp. Thứ hai, tích tụ và tập trung ruộng đất ảnh hưởng đến khác biệt xã hội ở khu vực nông thôn. Các nước đang phải đối mặt với những thách thức khi tích tụ và tập trung đất chủ yếu là các nước có sự mất cân bằng lớn trong thu nhập. Rủi ro trong thị trường kinh tế buộc người dân phải hứng chịu khoản nợ khổng lồ và phải thế chấp hoặc bán đất của họ và trở thành người làm thuê. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hạn chế của quyền sở hữu đất sẽ dễ dàng thay đổi mục đích sử dụng đất. Nông dân bị tước đoạt đất và không có cơ hội tham gia vào các khu vực khác và do đó khoảng cách nông thôn và thành thị ngày càng lớn. Một trong những yếu tố làm giảm tác động của tích tụ và tập trung đất về sự khác biệt xã hội là thu nhập từ khu vực phi nông nghiệp. Báo cáo của Ngân hàng thế giới (2008) cho rằng thu nhập từ khu vực phi nông nghiệp cao hơn khu vực nông nghiệp. Di cư đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tập trung ruộng đất và giảm bất bình đẳng ở khu vực nông thôn Hanson (2005). Nghiên cứu cho rằng quá trình chuyển đổi đô thị hóa tạo ra thu nhập tốt hơn là cách để xóa đói giảm nghèo. Những người trẻ và có trình độ dễ dàng di cư và tạo ra sự khác biệt hơn đối với người nông dân bị mất đất và không có cơ hội tham giá vào các hoạt động phi nông nghiệp. Bởi vậy, vai trò của giáo dục trong đẩy mạnh tập trung ruộng đất là tạo ra cơ hội để thay đổi nghề nghiệp và cải thiện thu nhập. Benerjee và Iyer (2005) giả định rằng các nước có sự bất bình đẳng cao trong vấn đề sở hữu đất đai, cơ cấu và phân bổ lại đất là giải pháp thiết yếu để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, phân bổ lại đất đai không cẩn thận gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Đẩy chủ sở hữu đất ra khỏi mảnh đất của họ hoặc thay đổi mục đích sử dụng trước khi có một khuôn khổ pháp lý tốt cho người sử dụng đất hoặc quốc hữu hóa đất đai là nguyên nhân khiến cho người dân nghèo đi (Binswanger 1996 và Deininger 1999). Nếu đất đai được phân bổ lại thông qua cải cách ruộng đất qua đó nâng cao kĩ năng quản lý, áp dụng công nghệ cao, tiếp cận tín dụng là điều kiện cần thiết để đảm bảo khả năng cạnh tranh của chủ sở hữu đất mới. 3. Phân tích định lượng 3.1. Bộ số liệu Bộ số liệu được sử dụng trong báo cáo là bộ số liệu Điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trên địa bàn 12 tỉnh của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 7 – 9/2008 đến 6-8/2010. Cuộc điều tra này điều tra lại những hộ đã được chọn trong phiếu điều tra thu nhập và chi tiêu trong 2 năm 2002 và 2004 trong điều tra Mức sống hộ gia đình (VHLSS). Các tỉnh được chọn dựa để đánh giá tác động của các chương trình hỗ trợ của Danida tại Việt Nam, 12 tỉnh được lựa chọn đều nằm trong diện BSPS (chương trình hỗ trợ thương mại) của Danida, 5 tỉnh nằm trong chương trình ARD (Phát triển nông thôn). Những tỉnh thuộc diện hỗ trợ phát triển nông thôn là những tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, những tỉnh này đều là những tỉnh nghèo với dân cư thưa thớt. Mẫu được chọn điều tra mang tính đại diện về mặt thống kê ở cấp tỉnh nhưng không ở mức quốc gia. Vòng điều tra năm 2008 của VARHS tiến hành điều tra 2278 hộ được chọn mẫu trong VHLSS 2002 và 2004, trong đó có 2233 hộ được tiếp tục điều tra trong năm 2010 (tỷ lệ sai số là 2%). Trong số đó có 2113 hộ sở hữu hoặc đang canh tác đất nông nghiệp. Điều tra hộ thu thập thông tin chi tiết về diện tích đất nông nghiệp, số mảnh đất, các đặc điểm của đất, đầu vào và đầu ra của nông nghiệp, hoạt động mua bán đất và các thông tin chung của hộ. Bảng hỏi xã thu thập thông tin liên quan đến việc sử dụng đất, các chương trình tích tụ ruộng đất và các biến khác. 3.2. Các biến chính Mục tiêu của báo cáo là phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phân mảnh đất ở quy mô hộ và ở quy mô chung, do đó chúng tôi tiến hành các phân tích cấp hộ và phân tích theo từng mảnh đất để tập trung vào phân tích tác động của quy mô đất nông nghiệp đến năng suất, đầu vào của lao động, cơ giới hóa và lựa chọn mùa vụ. Một lựa chọn khó khăn là việc đo lường diện tích đất của hộ theo diện tích đất mà hộ sở hữu hay diện tích đất mà hộ đang canh tác (diện tích đất canh tác là diện tích đã cộng diện tích thuê thêm hoặc trừ đi diện tích cho thuê). Do quan tâm chính của đề tài là đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất nông nghiệp nên chúng tôi đã chọn sử dụng diện tích đất đang canh tác, sự khác biệt giữa hai lựa chọn này là không lớn vì chỉ có khoảng 5% đất của hộ là cho thuê hoặc đi thuê. Chúng tôi cũng tính cả đất vườn ao liền kề đất ở vào loại đất canh tác nếu hộ đang trồng trọt hoặc chăn nuôi trên diện tích đất đó. Đo lường phân mảnh đất ở quy mô hộ thường phức tạp hơn, số mảnh, diện tích từng mảnh và khoảng cách địa lý giữa các mảnh đều phải được tính đến. Nhưng vấn đề chính là chúng ta vẫn chưa biết được trong những yếu tố trên thì yếu tố nào có ảnh [...].. .hưởng lớn nhất Ví dụ, nếu vấn đề lớn nhất đối với phân mảnh đất quy mô hộ là việc phải di chuyển quá nhiều giữa các mảnh và từ nhà tới các mảnh đất thì khoảng cách địa lý giữa các mảnh có tác động rất lớn Ngược lại, nếu vấn đề chính lại là chi phí để làm bờ, bao, hàng rào cho các mảnh … thì khoảng cách lại ít quan trọng hơn Ở phân tích quy mô hộ, chúng tôi đưa ra 3 cách tính phân mảnh đất quy... nhiều hơn các loại cây lâu năm Bảng 3 thể hiện các số liệu thống kê tương tự như bảng 2 nhưng các hộ được phân nhóm theo mức độ phân mảnh đất của hộ chứ không phải quy mô Bảng 3 là kết quả phân tích theo vùng, đây là phân tích đầu tiên trong quá trình phân tích phân mảnh đất quy mô hộ, ở đây được đo lường bằng số mảnh đất canh tác của hộ Trừ yếu tố đa dạng hóa mùa vụ thì phân mảnh đất không có ảnh hưởng. .. hộ Cách đầu tiên là tính số mảnh đất hộ đang canh tác Cách thứ hai là sử dụng chỉ số N 1 − ∑ si2 i =1 Simpson về phân mảnh, được tính bằng công thức , trong đó si là tỷ lệ diện tích mảnh thứ i trong tổng diện tích đất canh tác và N là tổng số mảnh đất mà hộ đang canh tác, giá trị Simpson càng cao thì mức độ phân mảnh đất của hộ càng lớn Cách tính này có xem xét đến sự khác biệt về diện tích các mảnh. .. mạnh và ngược chiều của diện tích trang trại đến đầu vào lao động ở tất cả các vùng Mức độ phân mảnh đất cũng có tác động mạnh và thuận chiều đến lượng đầu vào lao động ở 2 trên 3 cách đo lường mức độ phân mảnh, kết quả này cũng tương tự với kết luận từ bảng 3 là các trang trại càng manh mún thì càng cần nhiều lao động hơn Kết luận quan trọng nhất chúng ta rút ra được từ những phân tích trên là phân mảnh. .. có xem xét đến sự khác biệt về diện tích các mảnh nhưng không tính đến khoảng cách địa lý giữa các mảnh Cách đo lường cuối cùng là tính tổng khoảng cách từ nhà tới các mảnh, cách này không tính đến diện tích từng mảnh nhưng phản ánh được khoảng cách địa lý giữa các mảnh Quan tâm chính của đề tài là những tác động của phân mảnh đất đến năng suất nông nghiệp Để chỉ ra được điều này chúng ta cần phải định... của hộ cũng như phân mảnh đất nói chung đều có tác động mạnh đến đòi hỏi về lao động trong nông nghiệp, và phân mảnh đất quy mô chung có tác động ngược chiều đến lợi nhuận Nói cách khác, trang trại có quy mô càng lớn thì năng suất càng cao, tuy nhiên các trang trại bị chia làm nhiều mảnh lại có xu hướng có lợi nhuận cao hơn so với các trang trại ít bị manh mún 3.6 Phân tích ở cấp mảnh đất Bộ số liệu... như cách làm ở trên Chúng tôi cũng sử dụng 3 cách tính mức độ phân mảnh đất của hộ Cách tính thứ nhất dựa vào diện tích của mảnh đất, nếu như đất đai manh mún làm giảm khả năng cơ giới hóa nông nghiệp thì các mảnh đất nhỏ phải có năng suất thấp hơn các mảnh đất lớn hơn Cách thứ hai được sử dụng là khoảng cách từ mảnh đất đến nhà ở của hộ, nếu đất đai manh mún làm tăng thời gian di chuyển của hộ thì các. .. thấp hơn hẳn so với các mảnh ở gần 3.7 Các nhân tố tác động đến phân mảnh đất Sau khi nghiên cứu tác động của phân mảnh đất, chúng ta tiếp tục đi sâu nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến phân mảnh đất ở Việt Nam Một luận điểm quan trọng cần được nêu ra là liệu việc phát triển thị trường mua bán và cho thuê đất đai có thể thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất hay không Một câu hỏi quan trọng khác... nhất ở Việt Nam có các số liệu chi tiết không chỉ ở cấp hộ mà còn đến từng mảnh đất Trong báo cáo chúng tôi sử dụng những số liệu này để tính toán chi tiết ảnh hưởng của phân mảnh đất của hộ Đối với 5 mảnh đất lớn nhất của hộ chúng tôi có dữ liệu về sử dụng các đầu vào phi lao động đến từng mảnh, tuy nhiên chỉ là tình trạng sử dụng của hộ, không có số lượng chi tiết, số liệu về đầu vào lao động cũng... nên tập trung vào việc giảm khoảng cách từ hộ dân tới các mảnh đất hơn là gộp các mảnh đất nhỏ thành một mảnh đất lớn 4.2 Gợi ý chính sách Thay đổi tư duy: rút mạnh lao động ra khỏi nông nghiệp phục vụ cho phát triển các hoạt động phi nông nghiệp nông thôn Phát triển kinh tế dịch vụ nông thôn Các giải pháp dành cho các lao động chuyển khỏi nông nghiệp bao gồm: xây dựng và điều chỉnh các khung chế độ . BÁO CÁO Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phân mảnh ruộng đât và các tác động tại Việt Nam Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) Đại học Copenhagen. các mảnh và từ nhà tới các mảnh đất thì khoảng cách địa lý giữa các mảnh có tác động rất lớn. Ngược lại, nếu vấn đề chính lại là chi phí để làm bờ, bao, hàng rào cho các mảnh … thì khoảng cách. diện tích các mảnh nhưng không tính đến khoảng cách địa lý giữa các mảnh. Cách đo lường cuối cùng là tính tổng khoảng cách từ nhà tới các mảnh, cách này không tính đến diện tích từng mảnh nhưng

Ngày đăng: 06/07/2015, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w