Bài thu hoạch Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học

31 600 0
Bài thu hoạch Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 1 MỤC LỤC Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 2 LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ Thông tin là một ngành Khoa học luôn phát triển một cách nhanh chóng, nhất là về mặt công nghệ phát triển các sản phẩm phần cứng. Bài thu hoạch này phân tích các nguyên tắc sáng tạo được vận dụng trong các linh kiện máy tính điện tử dựa trên công nghệ chế tạo, đặc điểm, vai trò,… của các linh kiện đó. Nội dung trình bày của bài thu hoạch gồm 2 phần: - Phần 1: Trình bày văn bản của toàn bộ 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản - Phần 2: Trình bày chi tiết về một số linh kiện phần cứng của máy tính. Sau mỗi một linh kiện sẽ phân tích các nguyên tắc sáng tạo được áp dụng trong việc tạo ra các linh kiện đó Phần 1 trình bày nguyên văn của 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản trong Chương 4 của cuốn “Phương pháp luận sáng tạo” , tác giả Phan Dũng. Phần 2, các nội dung chi tiết của từng linh kiện máy tính được tham khảo ở nhiều nguồn, sẽ được trích dẫn ở cuối bài thu hoạch. Các phân tích về nguyên tắc sáng tạo sau mỗi linh kiện là do ý kiến nhận xét chủ quan của học viên. Xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Kiếm, đã truyền đạt kiến thức và những suy nghĩ mới lạ qua môn học “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học”. Nhờ đó mà em đã hoàn thành được bài thu hoạch này. Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 3 PHẦN 1: NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO CƠ BẢN 1. Nguyên tắc phân nhỏ a) Chia đối tượng thành các phần độc lập b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng 2. Nguyên tắc “tách khỏi” Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ a) Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc 4. Nguyên tắc phản đối xứng Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung giảm bậc đối xứng) 5. Nguyên tắc kết hợp a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận 6. Nguyên tắc vạn năng Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó là không cần sự tham gia của đối tượng khác. 7. Nguyên tắc “chứa trong” a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba … b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. 8. Nguyên tắc phản trọng lượng Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 4 a) Bù trù trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với đối tượng khác, có lực nâng. b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động … 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại) 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượng. b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển 11. Nguyên tắc dự phòng Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị các phuơng tiện báo động, ứng cứu, an toàn. 12. Nguyên tắc đẳng thế Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. 13. Nguyên tắc đảo ngược a) Thay vì hành động như yêu cầu của bài toán, hành động ngược lại (ví dụ không làm nóng mà làm lạnh đối tượng). b) Làm phần chuyển động của đối tượng (hay mội trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động. 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn. c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. 15. Nguyên tắc linh động a) Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc. b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển đối với nhau. 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 5 Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn. 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác a) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng có khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều), tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ đơn giản hóa khi chuyển sang không gian (ba chiều). b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng c) Đặt đối tượng nằm nghiêng d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước. 18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học a) Làm đối tượng dao động b) Nếu đã có dao động tăng tần số dao động (đến tần số siêu âm) c) Sử dụng tần số cộng hưởng d) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện e) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung) b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ c) Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích a) Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải). b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay 21. Nguyên tắc “vượt nhanh” a) Vượt qua những giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn b) Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi a) Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 6 b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa. 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi a) Thiết lập quan hệ phản hồi b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp. 25. Nguyên tắc tự phục vụ a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. b) Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư. 26. Nguyên tắc sao chép (Copy) a) Thay vì sử dụng cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao. b) Thay thế đối tượng hay hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với tỉ lệ cần thiết. c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại. 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” Thay đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (ví dụ như về tuổi thọ) 28. Thay thế sơ đồ cơ học a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị. b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác đối với đối tượng. c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định. d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ. 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng; nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực. 30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 7 a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối. b) Cách ly đối tượng với môi trường ngoài bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng. 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ a) Làm cho đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ …) b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó. 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài. b) Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay môi trường bên ngoài. c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang. d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp. 33. Nguyên tắc đồng nhất Những đối tượng, tương tác với các đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với các vật liệu chế tạo đối tượng cho trước. 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi…) hoặc phải biến dạng. b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc. 35. Thay đổi các thông số lý hóa của đối tượng a) Thay đổi trạng thái của đối tượng b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc c) Thay đổi độ dẻo d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích. 36. Sử dụng chuyển pha Sử dụng các hiện tượng, nảy sinh trong các quá trình chuyển pha như thay đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng … 37. Sử dụng sự nở nhiệt a) Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau. Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 8 38. Sử dụng các chất oxy hóa mạnh a) Thay không khí thường bằng không khí giàu Oxy. b) Thay không khí giàu Oxy bằng chính Oxy. c) Dùng các bức xạ ion hóa tác động lên không khí hoặc oxy. d) Thay oxy giàu Ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn. 39. Thay đổi độ trơ a) Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa. b) Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa… c) Thực hiện quá trình trong chân không. 40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng các vật liệu hợp thành (composite). Hay nói chung, sử dụng các loại vật liệu mới. Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 9 PHẦN 2: PHẦN CỨNG MÁY TÍNH & VIỆC ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO 1. Bộ nguồn & Các nguyên tắc sáng tạo Bộ nguồn a) Tổng quan + Nguồn máy tính (tiếng Anh: Power Supply Unit hay PSU) là một thiết bị cung cấp điện năng cho bo mạch chủ, ổ cứng và các thiết bị khác , đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động. + Nguồn máy tính là loại nguồn phi tuyến, khác với nguồn tuyến tính ở chỗ: • Nguồn tuyến tính (thường cấu tạo bằng biến áp với cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp) cho điện áp đầu ra phụ thuộc vào điện áp đầu vào. • Nguồn phi tuyến cho điện áp đầu ra ổn định ít phụ thuộc vào điện áp đầu vào trong giới hạn nhất định cho phép. b) Vai trò + Nguồn máy tính là một bộ phận rất quan trọng đối với một hệ thống máy tính, tuy nhiên có nhiều người sử dụng lại ít quan tâm đến. Sự ổn định của một máy tính ngoài các thiết bị chính (bo mạch chủ, bộ xử lý, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, ổ cứng ) phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn máy tính bởi nó cung cấp năng lượng cho các thiết bị này hoạt động. + Một nguồn chất lượng kém, không cung cấp đủ công suất hoặc không ổn định sẽ có thể gây lên sự mất ổn định của hệ thống máy tính (cung cấp điện áp quá thấp cho các thiết bị, có nhiều nhiễu cao tần gây sai lệch các tín hiệu trong hệ thống), hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị (nếu cung cấp điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức). c) Nguyên lý hoạt động + Từ nguồn điện dân dụng (110Vac/220Vac xoay chiều với tần số 50/60Hz) vào PSU qua các mạch lọc nhiễu loại bỏ các nhiễu cao tần, được nắn thành điện áp một chiều. Từ điện áp một chiều này được chuyển trở thành điện áp xoay chiều với tần số rất cao, qua một bộ biến áp hạ xuống thành điện áp xoay chiều tần số cao ở mức điện áp thấp hơn, từ đây được nắn trở lại thành một chiều. Sở dĩ phải có sự biến đổi xoay chiều thành một chiều rồi lại thành xoay chiều và trở lại một chiều do đặc tính của các biến áp: Đối với tần số cao thì kích thước biến áp nhỏ đi rất nhiều so với biến áp ở tần số điện dân dụng 50/60Hz. + Nguồn máy tính được lắp trong các máy tính cá nhân, máy chủ, máy tính xách tay. Ở máy để bàn hoặc máy chủ, bạn có thể nhìn thấy PSU là một bộ phận có rất nhiều đầu dây dẫn ra khỏi nó và được cắm vào bo mạch chủ, các ổ đĩa, thậm Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 10 chí cả các cạc đồ hoạ cao cấp. Ở máy tính xách tay PSU có dạng một hộp nhỏ có hai đầu dây, một đầu nối với nguồn điện dân dụng, một đầu cắm vào máy tính xách tay. + Nguồn máy tính cung cấp đồng thời nhiều loại điện áp: +12V, - 12V, +5V, +3,3V với dòng điện định mức lớn. d) Quy ước màu dây và cấp điện áp trong nguồn máy tính Quy ước chung về các mức điện áp theo màu dây trong nguồn máy tính như sau: • Màu đen: Dây chung, Có mức điện áp quy định là 0V; Hay còn gọi là GND, hoặc COM. Tất cả các mức điện áp khác đều so với dây này. • Màu cam: Dây có mức điện áp: +3,3 V • Màu đỏ: Dây có mức điện áp +5V. • Màu vàng: Dây có mức điện áp +12V (thường quy ước đường +12V thứ nhất đối với các nguồn chỉ có một đường +12V) • Màu xanh dương: Dây có mức điện áp -12V. • Màu xanh lá: Dây kích hoạt sự hoạt động của nguồn. Nếu nguồn ở trạng thái không hoạt động, hoặc không được nối với máy tính, ta có thể kích hoạt nguồn làm việc bằng cách nối dây kích hoạt (xanh lá) với dây 0V (Hay COM, GND - màu đen). Đây là thủ thuật để kiểm tra sự hoạt động của nguồn trước khi nguồn được lắp vào máy tính. • Dây màu tím: Điện áp 5Vsb (5V standby): Dây này luôn luôn có điện ngay từ khi đầu vào của nguồn được nối với nguồn điện dân dụng cho dù nguồn có được kích hoạt hay không (Đây cũng là một cách thử nguồn hoạt động: Đo điện áp giữa dây này với dây đen sẽ cho ra điện áp 5V trước khi kích hoạt nguồn hoạt động). Dòng điện này được cung cấp cho việc khởi động máy tính ban đầu, cung cấp cho con chuột, bàn phím hoặc các cổng USB. Việc dùng đường 5Vsb cho bàn phím và con chuột tuỳ theo thiết kế của bo mạch chủ - Có hãng hoặc model dùng điện 5Vsb, có hãng dùng 5V thường. Nếu hãng hoặc model nào thiết kế dùng đường 5Vsb cho bàn phím, chuột và các cổng USB thì có thể thực hiện khởi động máy tính từ bàn phím hoặc con chuột máy tính. • Một số dây khác: Khi mở rộng các đường cấp điện áp khác nhau, các nguồn có thể sử dụng một số dây dẫn có màu hỗn hợp: Ví dụ các đường +12V2 (đường 12V độc lập thứ 2); +12V3 (đường 12V độc lập thứ 3)có thể sử dụng viền màu khác nhau(tuỳ theo hãng sản xuất) như vàng viền trắng, vàng viền đen. Các nguyên tắc sáng tạo áp dụng trong bộ nguồn: - Nguyên tắc chuyển sang chiều khác: Do máy tính sử dụng dòng điện 1 chiều, mà nguồn điện cung cấp bên ngoài là dòng điện xoay chiều. Nên bộ nguồn Phạm Tuấn Khiêm [...]... hình tinh thể lỏng, tiếp theo là cảm ứng và công nghệ OLED - Thay đổi các thông số lý hóa: Màn hình lúc đầu thô sơ, cồng kềnh được thay đổi diện tích thành nhỏ gọn, mỏng - Nguyên tắc kết hợp: Màn hình cảm ứng cho phép người sử dụng kết hợp với bút điều khiển hoặc bằng tay Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Slide bài giảng Phương pháp nghiên. .. Thông dụng với các ổ đĩa cứng sản xuất trong thời gian hiện tại (2007) • 10.000 rpm, 15.000 rpm: Thường sử dụng cho các ổ đĩa cứng trong các máy tính cá nhân cao cấp, máy trạm và các máy chủ có sử dụng giao tiếp SCSI Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 26 Các nguyên tắc sáng tạo áp dụng trong Ổ đĩa cứng: - Nguyên tắc “chứa trong : Cấu tạo của đĩa cứng bao gồm... Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 19 gọi là "máy giặt"), và trong nhiều trường hợp cần tới điện cao áp hoặc thậm chí điện ba pha cho những mô tơ lớn chúng dùng Vì lí do đó, các ổ đĩa cứng không được dùng phổ biến trong máy vi tính đến tận năm 1980, khi Seagate Technology cho ra đời ổ đĩa ST-506- ổ đĩa 5,25" đầu tiên có dung lượng 5 MB Có một thực tế là trong cấu... khiền phải tương thích RLL (Run Length Limited) là một phương pháp mã hóa bit trên các tấm Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 20 đĩa giúp làm tăng mật độ bit Phần lớn các ổ đĩa RLL cần phải tương thích với bộ điều khiển nó làm việc với ESDI là một giao diện được phát triển bởi Maxtor làm tăng tốc trao đổi thông tin giữa PC và đĩa cứng SCSI (tên cũ là SASI dành cho... nhất trong máy tính (được ví như bộ não của máy tính), điều khiển mọi hoạt động của máy tính, tính toán và xử lý dữ liệu Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 13 b) Các đặc tả của CPU Tốc độ xung nhịp: o CPU chạy nhanh hay chậm là do tốc độ xung nhịp quyết định, tốc độ xung nhịp sử dụng đơn vị đo là triệu chu kỳ trong một giây (megahertz – MHz) hoặc tỉ chu kỳ trong. .. là một tập hợp các mạch IC để lưu dữ liệu và các thông tin chương trình theo chuỗi các số 0 và 1 trong mạch (ứng với 2 trạng thái tắt hoặc mở) Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 16 a) Các loại bộ nhớ RAM SRAM:  SRAM (Static Random Access Memory): là loại bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên tĩnh vì dữ liệu lưu trong chip nhớ không cần được làm mới liên tục (làm tươi)... mới hơn giúp cho ổ đĩa cứng hoạt động với mật độ xít chặt hơn như: chuyển các hạt từ sắp xếp theo phương vuông góc với bề mặt đĩa nên Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 23 các đầu đọc được thiết kế nhỏ gọn và phát triển theo các ứng dụng công nghệ mới Đầu đọc trong đĩa cứng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hoá trên bề mặt đĩa từ hoặc từ hoá lên các mặt... LIỆU THAM KHẢO 1 Slide bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học – GS.TSKH 2 3 4 5 Hoàng Kiếm Lắp ráp & cài đặt máy vi tính (Tập 1) – Trần Thành Trí, Tiêu Đông Nhơn, Hồ Viết Quang Thạch, Cao Hoàng Anh Tuấn – Trung Tâm Tin Học, Đại học KHTN Tp.HCM Bên trong máy tính PC hiện đại – Phạm Hoàng Dũng, Hoàng Đức Hải – NXB Khoa học Kỹ thu t Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/... BSB: là Bus tuyến sau của CPU truyền từ cache L2, L3 đến CPU Tập lệnh: o Được định nghĩa sẵn và lưu trữ ngay trong CPU, nhằm thực hiện những tác vụ đã được thiết kế theo yêu cầu o Tập lệnh FPU: tính toán số thực dấu chấm động Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 14 Tập lệnh MMX: hỗ trợ xử lý dữ liệu MultiMedia Tập lệnh SSE,SSE2,SSE3: hỗ trợ truy cập Internet Công... những dữ liệu đọc/ghi của ổ đĩa cứng Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): là nơi tạm lưu dữ liệu trong quá trình đọc/ghi dữ liệu Dữ liệu trên bộ nhớ đệm sẽ mất đi khi ổ đĩa cứng ngừng được cấp điện Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 21 Đầu kết nối giao tiếp với máy tính Các cầu đấu thiết đặt (tạm dịch từ jumper) thiết đặt . Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 1 MỤC LỤC Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 2 LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ Thông tin là. qua môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học . Nhờ đó mà em đã hoàn thành được bài thu hoạch này. Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 3 PHẦN. và các thông tin chương trình theo chuỗi các số 0 và 1 trong mạch (ứng với 2 trạng thái tắt hoặc mở). Phạm Tuấn Khiêm Bài thu hoạch: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học 16 a) Các

Ngày đăng: 06/07/2015, 10:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • PHẦN 1: NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO CƠ BẢN

  • PHẦN 2: PHẦN CỨNG MÁY TÍNH & VIỆC ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO

    • Năm 1955

    • Năm 1961

    • Năm 1973

    • Thập niên 1990

    • Ngày nay

    • Đĩa từ

      • Track

      • Sector

      • Cylinder

      • Trục quay

      • Đầu đọc/ghi

      • Cần di chuyển đầu đọc/ghi

      • S.M.A.R.T

      • Ổ cứng lai

      • Dung lượng

      • Tốc độ quay của ổ đĩa cứng

      • Màn hình máy tính loại CRT

      • Màn hình máy tính loại tinh thể lỏng

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan