sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp Bốn học tốt thể loại văn kể chuyện trong phần môn Tập làm văn

33 681 2
sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp Bốn học tốt thể loại văn kể chuyện trong phần môn Tập làm văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm A/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Môn Tiếng Việt chương trình Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên.Trong đó Tập làm văn là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Nó nối tiếp một cách tự nhiên các bài học khác của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh tạo ra một năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bản. Trong các môn học ở chương trình lớp Bốn, phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp, sáng tạo, vận dụng thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Đồng thời nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết về một nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể. Điều này đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải vận dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt như thế nào, để mỗi tiết Tập Làm Văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn. Ở Tiểu học, các em học các kiểu bài tập làm văn thuộc thể loại kể chuyện, miêu tả và các văn bản khác. Đây là thể loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi bài nói, bài viết phải giàu cảm xúc. Do vậy, giáo viên phải luôn tạo cho các em có tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu qua việc chiếm lĩnh kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, tự nhiên và xã hội ở các môn học. Trong nội dung chương trình Tập làm văn lớp Bốn, các em học chủ yếu các kiểu bài Tập làm văn thuộc thể loại: miêu tả, kể chuyện, viết thư nhưng trong đó thể loại văn kể chuyện có vị trí khá quan trọng trong chương trình Tập làm văn và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí tuổi thơ. Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Văn kể chuyện là thể loại văn dùng lời kể có hình ảnh, có lời dẫn và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về nhân vật trong câu chuyện.Chúng ta đều biết, dạy văn Kể chuyện là bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi đạo đức, vốn sống, vốn văn học, phát triển ngôn ngữ, tư duy và kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Ngoài ra, văn Kể chuyện trong phân môn Tập làm văn vừa rèn luyện, vừa yêu cầu học sinh sử dụng cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết; trang bị cho học sinh một số kiến thức cần thiết, cơ bản để làm tốt một bài văn kể chuyện; rèn kĩ năng kể chuyện, nâng cao cảm xúc thẩm mĩ, góp phần hình thành nhân cách cho các em. Vì vậy, nếu người giáo viên dạy tốt thể loại văn kể chuyện, giúp học sinh lớp 4 nắm vững các kiến thức và thực hành tốt văn kể chuyện sẽ góp phần nâng cao năng lực tư duy, phát triển năng khiếu và khả năng sáng tạo ở các em . Nhưng trong thực tế những năm học qua, học sinh của trường Tiểu học Số 2 Hoà Châu nói chung, học sinh lớp Bốn nói riêng việc học Tập làm văn kể chuyện còn nhiều hạn chế như kỹ năng viết văn chưa trôi chảy, vốn từ ít, không biết cách dùng những từ gợi cảm từ giàu hình ảnh làm cho bài văn khô khan. Mặt khác, khi viết văn, học sinh chưa vận dụng các kiểu câu vào làm văn, bố cục bài văn chưa chặt chẽ. Đặc biệt khi viết văn kể chuyện các em chỉ viết dưới dạng kể lại hoặc mô tả một số hình ảnh, nhân vật dưới hình thức liệt kê. Xuất phát từ những lí do trên mà tôi đã chọn thể loại văn kể chuyện để làm đề tài nghiên cứu và đã đưa ra : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Bốn học tốt thể loại văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn”. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I/ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ LOẠI VĂN KỂ CHUYỆN: 1.Khái niệm: Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa. Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm 2. Đặc điểm của văn kể chuyện: Văn kể chuyện mang tính tổng hợp và mang tính thực hành cao. Bài văn kể chuyện phải có nhân vật, đi kèm với nhân vật phải có hành động, lời nói suy nghĩ… của nhân vật để khắc họa được tính cách của nhân vật đó. Khi kể cũng cần phải chọn những hành động tiêu biểu và sắp xếp hợp lý để kể. Bên cạnh đó trong bài văn kể chuyện đôi khi chúng ta cũng cần phải miêu tả ngoại hình của nhân vật. Có miêu tả chúng ta mới biết được tính cách, thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. II/ THỰC TRẠNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY THỂ LOẠI VĂN KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4. Ngay đầu năm học, tôi đã được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp và giảng dạy lớp 4/3 với tổng số học sinh là 28 em. Sau hai tuần thực học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng 2 môn Toán và Tiếng Việt tôi nhận thấy rằng tỉ lệ học sinh yếu về môn Tiếng việt rất cao có đến 5 em yếu và tập trung vào phân môn tập làm văn. Từ kết quả này đã làm nảy ra trong tôi suy nghĩ và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ học sinh yếu ở phân môn Tập làm văn như sau: Một số học sinh chưa xác định được yêu cầu đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa tốt, vốn hiểu biết của các em còn yếu trong đó đặc biệt là các em chưa có vốn từ, cách sử dụng từ và câu chưa đúng, bài văn mắc nhiều lỗi chính tả không có dấu câu… Bên cạnh đó cũng còn một số em thiếu tập trung trong kiểm tra, chây lười trong học tập đa phần là những em gia đình khó khăn ,phụ huynh thiếu phần quan tâm giúp đỡ nên chữ viết và sách vở của các em không đầy đủ. Một thực trạng không thể không nói đến đó là các em chưa nắm vững những kiến thức kỹ năng đã được học ở lớp dưới qua thể loại văn kể chuyện ở mức độ đơn giản. Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm III/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRINH DẠY THỂ LOẠI VĂN KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Trong các năm học vừa qua nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo công tác thay sách đạt kết quả tốt, chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn được nâng cao. Giáo viên giảng dạy đều được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, tạp chí giáo dục và các phương tiện phục vụ cho việc dạy học. Bản thân tôi cũng đã được tiếp cận học lớp thay sách do Sở GD- ĐT tổ chức nên đã áp dụng dạy học phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh tương đối linh hoạt, ngày một hiệu quả và đặc biệt là học sinh đã quen với cách học mới từ các lớp 1,2,3 cho nên các em biết cách thực hành luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên quá trình dạy thể loại văn kể chuyện cũng gặp không ít những khó khăn: +Trước hết chúng ta phải thừa nhận phân môn Tập Làm Văn là phân môn khó dạy so với các môn học khác mà thời lượng dành cho văn kể chuyện ở lớp 4 có đến 19 tiết trong học kỳ I được xây dựng từ khái niệm đến việc kể lại hành động, tả lại ngoại hình, kể lại lời nói, suy nghĩ, xây dựng cốt truyện, phát triển thành câu chuyện… + Sự thay đổi nội dung chương trình, mục đích yêu cầu của thể loại Kể chuyện trong phân môn Tập Làm văn lớp 4 so với chương trình cũ tuy có nhiều điểm đổi mới tích cực nhưng cũng tồn tại một vài bất cập gây không ít lúng túng cho giáo viên Tiểu học. Ví dụ: Bài “Luyện tập xây dựng cốt truyện”, tiết 8 tuần 4, sgk Tiếng Việt 4, tập 1 có đưa ra đề bài: “Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.” Như vậy, đề bài yêu cầu học sinh xây dựng cốt truyện chỉ dựa trên nhân vật cho trước. Nếu như không có phần gợi Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm ý dưới đề bài, e rằng đề bài này quá rộng và yêu cầu cũng quá khó đối với học sinh lớp 4, đối tượng chỉ mới làm quen với xây dựng cốt truyện. +Một số tiết có yêu cầu luyện tập quá dài, không đảm bảo thời gian cho tiết dạy lại câu chuyện theo cả hai trình tự không gian và thời gian trong 1 tiết học là quá tải. như Bài “Luyện tập phát triển câu chuyện”, tiết 16, tuần 8, sgk Tiếng Việt 4, tập 1 yêu cầu học sinh dựa vào đoạn kịch “Ở vương quốc Tương Lai” chuyển lời thoại thành lời kể trực tiếp hoặc gián tiếp và kể. Hoặc như yêu cầu dựa vào trích đoạn kịch “Yết Kiêu” để chuyển lời thoại trong kịch thành lời kể, lời dẫn gián tiếp và kể lại câu chuyện đó theo trình tự không gian ở bài “Luyện tập phát triển câu chuyện”, tiết 17, tuần 9, sgk Tiếng Việt 4, tập 1 là một nội dung yêu cầu luyện tập khá phức tạp. Hiện nay, một số bài tập khó nêu trên cũng đã được lưu ý giảm tải theo công văn số 5842/ BGD&ĐT của Bộ giáo dục & đào tạo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học ban hành ngày 01 tháng 9 năm 2011. +Bên cạnh đó một số giáo viên dạy còn thiếu linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh . Trên thực tế những tiết dạy văn kể chuyện vẫn bị vài giáo viên xem nhẹ, việc cung cấp các kiến thức lí thuyết về văn kể chuyện còn mờ nhạt; yêu cầu rèn kĩ năng nói và viết văn kể chuyện chưa được chú ý; việc xâu chuỗi và hệ thống mạch kiến thức về văn kể chuyện chưa được xử lí tốt, dẫn đến việc dạy văn kể chuyện ở từng tiết học diễn ra rời rạc. Thỉnh thoảng đâu đó, vẫn còn tồn tại lối dạy đọc chép văn mẫu. Điều này tạo cho học sinh thói quen kể phỏng theo nguyên tắc là chủ yếu, ít mạnh dạn, tự tin kể theo cách cảm nhận riêng của mình nên không thể hiện được dấu ấn cá nhân trong bài viết. Giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cho học sinh “hóa thân, nhập vai” vào các nhân vật khác nhau. Nếu đã nhập vai rồi các em lại không biết liên tưởng, tưởng tượng đúng vai nhân vật của mình cần hành động, xử lí thế nào. Vì thế, đôi khi các em nhầm lẫn vai, không nhất quán trong cách dùng từ xưng hô. Mặt khác, do đặc Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhận thức các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển nên khi kể chuyện gặp những khó khăn. Những nguyên nhân này đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập văn kể chuyện của học sinh. IV/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY THỂ LOẠI VĂN KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP BỐN. Nhận thức được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, những thuận lợi, khó khăn và thực trạng đối với việc dạy thể loại văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn trong những năm qua tôi đã đề ra biện pháp tích hợp trong quá trình giảng dạy thể loại văn kể chuyện cho học sinh lớp Bốn như sau: 1. Giáo viên phải tìm cách xâu chuỗi, hệ thống toàn bộ nội dung kiến thức cần cung cấp, các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh về văn kể chuyện: Bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức lí luận văn kể chuyện, chuẩn bị tốt kế hoạch bài dạy, tư liệu, đồ dùng dạy học cho tiết Tập làm văn Kể chuyện, giáo viên phải biết xâu chuỗi và hệ thống toàn bộ nội dung kiến thức cần cung cấp, các kĩ năng cần rèn cho các em khi dạy văn Kể chuyện. Muốn vậy, cần hiểu được ý đồ biên soạn của sách giáo khoa để bản thân người dạy phát huy hết khả năng truyền đạt sáng tạo của mình trong tiết dạy. Mỗi tiết dạy trong kiểu bài văn kể chuyện cung cấp một mảng kiến thức về một yếu tố của câu chuyện nhằm rèn luyện một kĩ năng bộ phận, làm tiền đề cho việc rèn kĩ năng tiếp theo. Ví dụ: + Mở đầu chương trình Tập làm văn Kể chuyện lớp 4, học sinh được tìm hiểu thế nào là văn kể chuyện, nêu định nghĩa về đặc điểm của văn kể chuyện, phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác. (Thế nào là văn kể chuyện?) Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm + Sau khi tìm hiểu khái quát về văn kể chuyện, học sinh lần lượt tìm hiểu về từng yếu tố tạo nên văn kể chuyện. Đầu tiên là nhân vật trong truyện. Mỗi nhân vật trong truyện phải có tính cách riêng thể hiện qua ngoại hình, lời nói, ý nghĩ và hành động của nhân vật đó. + Nhân vật phải hoạt động trong những sự việc cụ thể. Toàn bộ diễn biến của sự việc trong truyện là cốt truyện. Đến tiết học này, học sinh mới chuyển sang học và rèn luyện yếu tố quan trọng thứ hai của văn kể chuyện. Đó là: cốt truyện. + Xác định được chủ đề, xây dựng được nhân vật và cốt truyện, các em phải biết diễn đạt thành câu chuyện. Mỗi câu chuyện có thể gồm nhiều tình tiết và mỗi tình tiết sẽ được kể thành một đoạn văn. Những tiết học tiếp theo giúp các em nhận biết dấu hiệu về hình thức và nội dung của đoạn văn kể chuyện, vận dụng những hiểu biết ban đầu về đoạn văn để xây dựng một đoạn văn kể chuyện. (Đoạn văn trong bài văn kể chuyện, Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện) + Kĩ năng xây dựng đoạn văn được rèn luyện kĩ mới tạo cơ sở vững chắc cho kĩ năng xây dựng bài văn hoàn chỉnh. Vì vậy, sau khi luyện tập xây dựng đoạn văn, học sinh mới học cách phát triển câu chuyện, rèn kĩ năng phát triển câu chuyện và kể câu chuyện đó theo trình tự thời gian, không gian. + Một bài văn kể chuyện thường kết cấu 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Đến tiết học này, học sinh được làm quen với 2 cách mở bài và kết bài khác nhau nhằm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc ngay từ đầu chuyện và để lại ấn tượng mạnh mẽ với người đọc khi kết thúc câu chuyện. *Việc xâu chuỗi và liên kết các kiến thức, kĩ năng về văn kể chuyện trong sgk Tiếng Việt 4 từ tiết trước sang tiết tiếp theo cũng được chúng tôi thể hiện tốt trong hoạt động giới thiệu bài mới và hoạt động củng cố, dặn dò của mỗi tiết dạy như sau: Ví dụ: Dạy bài “Thế nào là kể chuyện?”, tiết 1 tuần 1 sgk/10 TV 4, tập 1. Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Sau khi học sinh kết thúc phần luyện tập (bài tập 2), giáo viên chuyển sang phần củng cố bằng một số câu hỏi: -Tiết học này các em đã tìm hiểu những kiến thức nào về văn kể chuyện? -Vậy, em nào nhắc lại: Thế nào là kể chuyện? GV: Câu chuyện các em vừa kể ở bài tập có 2 nhân vật chính là em và chị phụ nữ, 1 nhân vật phụ là em bé. Hành động em giúp chị phụ nữ xách đồ đạc chứng tỏ em là người biết quan tâm giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Câu chuyện nêu lên một ý nghĩa rất sâu sắc: quan tâm giúp đỡ người khác là một nếp sống đẹp. Như vậy, tính cách của nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua hành động của nhân vật đó. Các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về nhân vật trong truyện ở tiết học tiếp theo nhé. Hay khi dạy bài: “Nhân vật trong truyện”, tiết 2 tuần 1 sgk/13 TV 4, t1. Phần vào bài mới của chúng tôi như sau: Tiết học trước, các em đã được biết Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa. Vậy nhân vật trong truyện có thể là ai? Làm thế nào để xây dựng nhân vật trong truyện? Các em cùng tìm hiểu qua bài Tập làm văn: Nhân vật trong truyện. Làm tốt hoạt động mở bài và củng cố bài học góp phần giúp tránh được sự rời rạc, đơn lẻ của mỗi tiết học kể chuyện trong kết cấu chương trình, đồng thời tạo được sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học. 2. Hướng dẫn học sinh cách xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện: Nhân vật trong truyện là những con người hay những sự vật mang cốt cách của con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ. Để giúp học sinh xây dựng nhân vật một cách chân thực và phù hợp với nội dung câu chuyện, việc đầu tiên là giáo viên phải cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết về yếu tố nhân vật và kĩ năng xây dựng nhân vật như sau: Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Truyện có thể có 1 hoặc nhiều nhân vật, trong đó có nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính là những nhân vật xuất hiện nhiều trong câu chuyện, liên quan đến các sự việc chính, hành động chính của chuyện (nhân vật em và chị phụ nữ/ Bài tập 2sgk/11 TV4, tập 1). Nhân vật phụ là những nhân vật xuất hiện ít hơn, đóng vai trò bổ trợ để làm nổi bật hình tượng nhân vật chính. (nhân vật em bé/ Bài tập 2sgk/11 TV4, tập 1) Mỗi nhân vật trong truyện đều mang một tính cách nhất định. Bà cụ trong “Nàng tiên Ốc” (sgk TV 4, tập 1) nghèo khổ, nhân hậu. Cáo trong truyện “Gà Trống và Cáo” (sgk TV 4, tập 1) tinh ranh và xảo trá. Nhân vật có thể là người: Cậu bé Nguyễn Hiền (Ông Trạng thả diều sgk TV 4, tập 1), Bạch Thái Bưởi (Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi sgk TV 4, tập) Nhân vật là những con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá như: -Con vật: Dế Mèn, Nhà Trò (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu sgk TV4, t1), -Đồ vật: chú bé gỗ Bu-ra-ti-nô (Trong quán ăn Ba cá bống sgk TV4, t1) -Cây cối: cây dừa (Mưa sgk TV4, t1). Nhân vật có khi có tên gọi là danh từ riêng: Chôm (Những hạt thóc giống/sgk TV4, t1), Dế Mèn, Nhà Trò (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu sgk TV4, t1), … Có khi có tên gọi là danh từ chung: hai mẹ con bà nông dân (Sự tích hồ Ba Bể sgk TV4, t1), ông lão ăn xin (Người ăn xin sgk TV4, t1). Cũng có khi có tên gọi là đại từ xưng hô: tôi (Chị em tôi sgk TV4, t1). Nhân vật có hai loại: Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện là nhân vật tích cực, có phẩm chất tốt đẹp, đại diện cho cái tốt đẹp được xây dựng với thái độ tôn trọng, ngợi ca. (Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, sgk TV4, t1) Nhân vật phản diện thường mang tính cách xấu, đại diện cho cái ác, được tác giả xây dựng với thái độ phê phán, phủ định. (Bọn nhện trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu sgk TV4, t1) Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Nếu một bài văn kể chuyện không hề miêu tả nhân vật từ nội tâm đến ngoại hình thì hình ảnh chân dung nhân vật sẽ rất nhạt, người đọc chỉ có thể theo dõi diễn biến của sự việc một cách đơn điệu và nhàm chán. Vì vậy, để tính cách nhân vật trong truyện được thể hiện rõ nét và câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, cần kết hợp miêu tả ngoại hình nhân vật, hành động, lời nói và ý nghĩ của nhân vật đó. Trong bài văn kể chuyện, hành động của nhân vật luôn luôn diễn ra nhưng không phải bao giờ cũng yêu cầu kể đủ các yếu tố ngoại hình, lời nói, ý nghĩ nhân vật. Phải dựa vào nội dung cốt truyện hoặc dàn ý câu chuyện hay tình huống mà nhân vật xuất hiện để chọn lựa cách tả ngoại hình, ý nghĩ lời nói sao cho hợp lí. Nhiều khi một nhân vật chỉ cần khắc sâu bằng một nét đặc đỉểm ngoại hình hay một cảm xúc nội tâm nào đó cũng có thể gây được ấn tượng đậm nét cho người đọc. Cũng tuỳ theo các đặc điểm về tuổi tác, tính cách mà chọn những nét ngoại hình phù hợp. Tính cách nhân vật còn được thể hiện qua những mâu thuẫn, xung đột của truyện và qua cái nhìn của những nhân vật khác. Ngoài ra, để tăng hiệu quả kể chuyện, khi tả ngoại hình, nội tâm nhân vật cần lưu ý học sinh một số điểm sau: -Nhân vật chính cần tả nhiều hơn nên dành nhiều sự việc cho nhân vật chính xuất hiện. -Nhân vật phụ xuất hiện ít hơn nên dành ít sự việc hơn nhưng phải miêu tả cho sự xuất hiện đó có ý nghĩa mà không lấn át nhân vật chính, ngược lại còn phải góp phần làm nổi rõ nhân vật chính. -Nhân vật trong chuyện dân gian: chú ý kể nhiều về hành động, ngoại hình, lời nói, ít miêu tả nội tâm. -Nhân vật trong chuyện chứng kiến, tham gia; câu chuyện có yếu tố tưởng tượng: ngoài hành động, ngoại hình, lời nói, yếu tố về nội tâm được chú trọng. Sau đây là một số cách hướng dẫn thao tác xây dựng nhân vật cho các em khi làm bài văn Kể chuyện: Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 10 [...]... ra lời bình luận về câu chuyện IV./ KẾT QUẢ : Áp dụng các biện pháp trong sáng kiến : Một số biện pháp giúp học sinh lớp Bốn học tốt thể loại văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn , tôi đã thu được một số kết quả như sau : Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 23 Sáng kiến kinh nghiệm -Nhờ nắm được lí thuyết về văn kể chuyện, bài kể của các em có bố cục cân đối, diễn đạt mạch lạc, cốt truyện... 31 Sáng kiến kinh nghiệm A ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 2 I Khái niệm và đặc điểm về thể loại văn miêu tả Trang 2 II Thực trạng trong quá trình dạy thể loại Văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4 Trang 3 III Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy Văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn Trang 4 IV Một số biện pháp giảng dạy thể loại Văn miêu tả trong phân môn. .. Phùng Thị Tú Trinh Trang 25 Sáng kiến kinh nghiệm -Sau khi học xong thể loại văn kể chuyện giáo viên có thể giúp học sinh tóm tắt lại nội dung kiến thức kĩ năng của loại văn này bằng bản đồ tư duy sau : C./ KẾT LUẬN Chương trình Tập làm văn kể chuyện lớp 4 Tiểu học tập trung rèn kĩ năng kể chuyện có khoa học và nghệ thuật, chú trọng rèn năng lực sản sinh văn bản ở cả hai dạng nói và viết Người giáo... viên có thể ra đề theo hình thức thay lời nhân vật Cần chú ý khi ra đề không nên sử dụng bất cứ vai nào trong truyện để kể lại vì nhiều vai trong truyện không thể kể lại câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn được -Ở phân môn Kể chuyện, hình thức kể chuyện bằng lời và tranh hỗ trợ học sinh kể tốt bằng hình thức văn bản viết Ngược lại, những kiến thức lí thuyết về văn kể chuyện ở phân môn Tập làm văn. .. nhanh sẽ giúp cho học sinh đỡ nhàm chán, có hứng thú học tập, đáp ứng được yêu cầu giáo dục cá biệt và lớp học đông người 4.Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của học sinh Người thực hiện : Phùng Thị Tú Trinh Trang 30 Sáng kiến kinh nghiệm Trong dạy học, việc kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của học sinh, không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng học tập của học sinh, ... sở giúp học sinh xây dựng cốt truyện hay, tình tiết hợp lí và nhân vật phù hợp khi kể chuyện bằng lời Vì vậy, việc dạy phân môn Kể chuyện và thể loại văn kể chuyện không tách rời nhau mà có sự gắn bó mật thiết tương hỗ cho nhau Trong giờ Tập làm văn, cần chú ý rèn kĩ năng nói để tạo cơ sở vững chắc cho kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh -Phải chú trọng thực hiện việc dạy phân hóa đối tượng học sinh trong. .. năng sáng tạo rất hạn chế vì phần lớn lượng kiến thức và kinh nghiệm ứng xử, kinh nghiệm giao tiếp của các em đều phải tự học trong cuộc sống Mặt khác, xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ của thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì việc học sinh phải tự học để cập nhật thông tin hằng ngày là hết sức cần thiết (học sinh có nhiều vốn kiến thức để làm văn) 3.Linh hoạt trong. .. tiến bộ của các em : Lớp 4/3 năm học 2013 -2014 TS học sinh : 28 em Giỏi Đầu năm Giữa kì I Cuối kì I 4/28 6/28 10/28 Khá 11/28 12/28 13/28 T bình 8/28 8/28 5/28 Yếu 5/28 2/28 V./ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: -Qua quá trình thực hiện, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau : -Để làm bài văn kể chuyện, học sinh cần nắm vững cốt truyện, xác định giọng điệu kể, xác định rõ nhân vật trong truyện, chuẩn... miêu tả theo hướng đổi mới và tầm quan trọng của việc dạy tốt các phân môn trong môn Tiếng việt cũng như các môn học khác trong chương trình tiểu học để bổ trợ cho phân môn Tập làm văn lớp 4 nói chung và thể loại văn miêu tả nói riêng Trong khi vừa thực hiện nghiên cứu vừa áp dụng giảng dạy, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh của lớp tôi vào 2 thời điểm với hai đề bài như sau: *Thời điểm... chuyện Đây là kiểu bài khó nhất nhưng là một bước phát triển tất yếu trong yêu cầu học văn kể chuyện đối với học sinh lớp 4 +Phương pháp hướng dẫn học sinh xây dựng cốt truyện ở kiểu bài này được tôi thực hiện như sau : Muốn xây dựng cốt truyện ở kiểu bài này, cần hướng dẫn học sinh : -Xác định rõ nội dung câu chuyện (Câu chuyện định kể là câu chuyện gì? Câu chuyện xảy ra lúc đầu như thế nào? Sau đó . học sinh lớp Bốn học tốt thể loại văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn . B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I/ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ LOẠI VĂN KỂ CHUYỆN: 1.Khái niệm: Kể chuyện là kể lại một chuỗi. khi kể chuyện gặp những khó khăn. Những nguyên nhân này đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập văn kể chuyện của học sinh. IV/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY THỂ LOẠI VĂN KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN. Tập làm văn Kể chuyện lớp 4, học sinh được tìm hiểu thế nào là văn kể chuyện, nêu định nghĩa về đặc điểm của văn kể chuyện, phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác. (Thế nào là văn

Ngày đăng: 06/07/2015, 10:11

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan