C./ KẾT LUẬN
V.KẾT QUẢ.
Qua quá trình vừa nghiên cứu đề tài vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp tôi đều thấy được vai trò của việc dạy văn miêu tả theo hướng đổi mới và tầm quan trọng của việc dạy tốt các phân môn trong môn Tiếng việt cũng như các môn học khác trong chương trình tiểu học để bổ trợ cho phân môn Tập làm văn lớp 4 nói chung và thể loại văn miêu tả nói riêng. Trong khi vừa thực hiện nghiên cứu vừa áp dụng giảng dạy, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh của lớp tôi vào 2 thời điểm với hai đề bài như sau:
*Thời điểm cuối HKI với đề bài : “Em hãy tả chiếc cặp sách của em (hoặc
của bạn em)”
*Thời điểm đầu tháng 2/2009 với đề bài : “Em hãy tả cây bút máy của em”. Kết quả khảo sát ở hai thời điểm như sau :
TSHS HS THỜI ĐIỂM GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 33 CHKI 8 24,2 10 30,3 14 42,4 4 12,1
tháng 2/2009
Kết quả khảo sát cho thấy, tuy kết quả chưa cao nhưng sự chuyển biến của học sinh đã rõ. Cụ thể khi chấm bài tôi thấy bài viết của các em có bố cục rõ ràng, lời lẽ của câu văn chân thật nhưng vẫn mượt mà sáng tạo và đã có cảm xúc thực sự trong khi tả.
C. KẾT LUẬN
Đối với văn miêu tả, khi dạy giáo viên cần sử dụng nhiều hình thức dạy học trong một tiết dạy, phát huy được tính tích cực của học sinh cũng như biết tích hợp trong các môn học để nâng cao giờ dạy, đặc biệt là tổ chức tốt việc quan sát – tìm ý trong tiết dạy quan sát và tìm ý. Chất lượng của bài miêu tả là “nói ít, gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải dẫn đến “cảm giác mãnh liệt nhất”, dẫn đến những hình ảnh sinh động hiện lên trước mắt người đọc, khiến họ nhìn rất rõ và rất có ấn tượng. Đương nhiên cảm xúc mạnh đó, hình ảnh sắc nét đó phải thể hiện được lý tưởng thẩm mĩ cao đẹp của thời đại, phải hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ, nâng cao tâm hồn và nhân cách con người,. Yếu tố tạo nên chất lượng trên là cái chi tiết “có góc cạnh, sinh động” thể hiện được “cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái...”
Thật đúng như nhà văn Bùi Hiển viết: “Tiêu chuẩn nghệ thuật đời nào cũng giống nhau - nói ít mà gợi được nhiều là tiêu chuẩn cao nhất.
Trong văn miêu tả cũng vậy thôi. Đừng tả dài dòng mà tìm hiểu và quan sát thật kĩ, nắm bắt cho được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái... mà ta tả, rồi bằng ngôn ngữ, gợi cho người ta cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình”.
Giáo viên phải tổ chức các hoạt động để dẫn dắt đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng khơi dậy và kích thích để học sinh chủ động một cách tích cực tham gia vào các hoạt động, học sinh tự tìm tòi khám phá để lĩnh hội tri thức.
Khi tổ chức các hoạt động giáo viên phải tạo điều kiện để tất cả học sinh cùng được hoạt động, học tập. Chú trọng phương pháp dạy học cá nhân, nhằm phát hiện những sai sót của học sinh để đưa ra những biện pháp giúp học sinh sửa chữa kịp thời, đồng thời kích thích và động viên các thành tích của học sinh đã đạt được.
2.Tổ chức các hoạt động phát triển các khả năng tự học của học sinh.
Tự học là kỹ năng quan trọng nhất cần hình thành ở người học, nếu học sinh không có kỹ năng tự học thì kiến thức của các em không phát triển nhanh, khả năng sáng tạo rất hạn chế vì phần lớn lượng kiến thức và kinh nghiệm ứng xử, kinh nghiệm giao tiếp của các em đều phải tự học trong cuộc sống. Mặt khác, xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ của thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì việc học sinh phải tự học để cập nhật thông tin hằng ngày là hết sức cần thiết (học sinh có nhiều vốn kiến thức để làm văn).
3.Linh hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm.
Trong hoạt động dạy học, sự chuẩn bị chu đáo của người giáo viên trong việc thiết kế và dạy là hết sức cần thiết, nhưng việc sử dụng linh hoạt các phương pháp và ứng xử sư phạm, để thích ứng với hoàn cảnh thực tế đang diễn ra trong tiết dạy là yếu tố quan trọng cho sự thành công của bài dạy. Mặt khác, việc giáo viên linh hoạt trong việc phối hợp nhiều phương pháp và ứng xử sư phạm nhanh sẽ giúp cho học sinh đỡ nhàm chán, có hứng thú học tập, đáp ứng được yêu cầu giáo dục cá biệt và lớp học đông người.
Trong dạy học, việc kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của học sinh, không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng học tập của học sinh, để điều chỉnh hoạt động dạy học mà đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng dạy của giáo viên, nhằm điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên cho phù hợp. Sự đánh giá của giáo viên về kết quả học tập của học sinh phải dần dần chuyển sang thành kỹ năng tự đánh giá của học sinh. Sự tự đánh giá giúp cho sự phát triển khả năng tự học của học sinh rất lớn.
*Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã tiến hành áp dụng trong dạy học thể
loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp Bốn và đem lại kết quả khả thi về chất lượng dạy của bản thân và chất lượng học của học sinh. Trong quá trình xây dựng đề tài không tránh khỏi những hạn chế .Rất mong nhận được sự góp ý , bổ sung của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để đề tài đạt hiệu quả cao hơn.
Hoà Châu, ngày 15 tháng 01 năm 2009
Người viết