ĐỀ CƯƠNG HKII LỚP 6 STT VĂN BẢN TÁC GIẢ THỂ LOẠI NỘI DUNG CHÍNH 1 Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) Tô Hoài Truyện (đoạn trích) Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên, nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình 2 Sông nước Cà Mau (Trích Đất rừng Phương Nam) Đoàn Giỏi Truyện ngắn Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chit, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp ngay trên mặt sông 3 Bức tranh của em gái tôi Tạ Duy Anh Truyện ngắn Tài năng hội họa, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình 4 Vượt thác (Trích Quê nội) Võ Quảng Truyện (Đoạn trích) Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước và hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác 5 Buổi học cuối cùng An- phông-xơ Đô-đê (Pháp) Truyện ngắn Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An-dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn, tâm trạng của chú bé Phrăng 6 Cô Tô Nghuyễn Tuân kí Vẻ đẹp tươi sáng phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo 7 Cây tre Việt Nam Thép Mới kí Cây tre là người bạn thân gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam 8 Lòng yêu nước (Trích bài báo Thử lửa) I-li-a Ê- ren-bua (Nga) Tùy bút- Chính luận Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc 9 Lao xao Duy khán Hồi kí tự truyện (Đoạn trích) Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hóa dân gian 10 Đêm nay Bác không ngủ Minh Huệ Thơ năm chữ Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiên dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục vủa người chiến sĩ đối với lãnh tụ 11 Lượm Tố Hữu Thơ bốn chữ Khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên , vui tươi, hăng hái, dũng cảm.Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người 12 Mưa Trần Đăng Khoa Thơ tự do Miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê 13 Cầu Long Biên chứng nhân của lịch sử Thúy Lan Bút kí (Văn bản nhật dụng) Hơn một thế kỉ qua cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng Hà Nội mà cuả cả nước 14 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Tài liệu quản lí môi trường phục vụ phát triển bền vững Văn bản nhật dụng Qua bức thư trả lời yêu cầu của tổng thống Mĩ Phreng-kin, thủ lĩnh người da đõ Xi-át- tơn, bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình 15 Động Phong Nha Trần Hoàng Văn bản nhật dụng Động Phong Nha ở miền Tây tỉnh Quảng Bình được xem là “Đệ nhất kì quan”. Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cũng như những thắng cảnh khác PHẦN TIẾNG VIỆT 1.Phó từ: -là những từ chuyên đi kèm động từ , tính từ đẻ bổ sung ý nghĩa cho ĐT và TT -Có các loại phó từ: +Quan hệ thời gian: đã , đang , sẽ… +Mức độ:rất , hơi, quá , lắm +Tiếp diễn, tương tự: cũng , vẫn , còn +Phủ định: không, chẳng, chưa… +Cầu khiến: hãy, đừng ,chớ +Kết quả và hướng: ra, vào lên… +Khả năng: được, rồi 2.Các phép tu từ: 1 So sánh -Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự khác có nét tương đồng. -Tác dụng :giúp cho việc miêu tả được gợi hình, cụ thể , sinh động, thể hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc -Mô hình cấu tạo đầy đủ có : vế A, vế B, từ chỉ phương diện SS. Từ so sánh -Có 2 loại so sánh: ngang bằng và không ngang bằng VD: +Cô giáo như mẹ hiền +Chưa bằng trăm nối tái tê long bầm 2 Nhân hóa Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng từ ngữ được dùng gọi người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của tác giả Có ba kiếu nhân hóa: +Dùng từ ngư vốn gọi người để gọi vật +Dùng từ ngư vốn chỉ hoạt động, tính chất người để chỉ chỉ hoạt động, tính chất vật +Trò chuyện xưng hô với vật VD: +Những chú ong say sưa, hút mật +Trâu ơi, ta bảo trâu này 3 Ẩn dụ +Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt +Có 4 kiểu ẩn dụ: hình thức, phẩm chất, cách thức, chuyển đổi cảm giác VD: +Người cha mái tóc bạc +Hoa phương thắp lửa trong vòm lá xanh +Ánh nắng chảy đầy vai 4 Hoán dụ +Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác khi chúng có nét quan hệ , gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, VD: +Cả năm châu ca ngợi Bác gợi cảm cho sự diễn đạt +Có 4 kiểu hoán dụ: -Lấy bộ phận để gọi toàn thể -Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng -Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật -Lấy cái cụ thể để gọi trừu tượng +Bàn tay ta làm nên tất cả +Áo xanh liền với áo nâu +Một cây làm chẳng nên non 3,Câu: a.Các thành phần chính của câu: là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn Thành phần phụ: thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu *Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian. Vị ngữ trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì? * Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng, có hành động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ .Chủ ngữ trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì? b.Câu trần thuật đơn: là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu ý kiến VD: Lớp em có bốn mươi bạn. b.Câu trần thuật đơn có từ là: vị ngữ do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (Cụm tính từ). Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: +Câu định nghĩa: Tam giác là một hình có ba cạnh. +Câu giới thiệu: Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều +Câu miêu tả: ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là ngày trong trẻo và sáng sủa +Câu đánh giá: Dế Mèn trêu chị Cốc là dại *Chú ý: không phải câu trần thuật nào có từ là : Người ta //gọi chàng là Sơn Tinh 4.Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ: +Thiếu chủ ngữ +Thiếu vị ngữ +Thiếu chủ ngữ và vị ngữ Sai về quan hệ ngữ nghĩa+ 5.Dấu câu: +Dấu chấm :Đặt cuối câu trần thuật +Dấu chấm hỏi :Đặt cuối câu nghi vấn +Dấu chấm than:Đặt cuối câu cảm thán hoặc câu cầu khiến +Dấu chấm có khi đặt cuối câu nghi vấn +Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới: -Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ -Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu -Giữa các từ ngữ với các bộ phận chú thích của nó -Giữa các vế của câu ghép PHẦN TẬP LÀM VĂN: 1. Văn miêu tả: Văn miêu tả là giúp cho người đọc ,người nghe hình dung những đặc điềm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…làm cho cái đó hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. 2.Yêu cầu : Muốn miêu tả phải quan sát, từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. 3.Phương pháp tả cảnh: -Xác định được đối tượng miêu tả -Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu -Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự *Bố cục bài văn có 3 phần: a Mở bài: giới thiệu cảnh được tả b.Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo thứ tự c.Kết bài:cảm tưởng về cảnh vật 4.Phương pháp tả người: +Xác định đối tượng tả +Quan sát, chọn lựa các chi tết tiêu biểu +Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự *Bố cục bài văn có 3 phần: a Mở bài: giới thiệu người được tả b.Thân bài: miêu tả chi tiết c.Kết bài:Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ 5.Đơn từ: viết ra giấy để đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó. Yêu cầu :trình bày ngắn gọn, sáng sủa theo qui định Nội dung bắt buộc trong đơn là: Đơn gửi ai? Âi gửi? Gửi để làm gì? . ĐỀ CƯƠNG HKII LỚP 6 STT VĂN BẢN TÁC GIẢ THỂ LOẠI NỘI DUNG CHÍNH 1 Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn. An-dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn, tâm trạng của chú bé Phrăng 6 Cô Tô Nghuyễn Tuân kí Vẻ đẹp tươi sáng phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một