1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf

158 761 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỈ SỐ 2

1.1 Quỹ đầu tư và mô hình hoạt động của quỹ đầu tư 2

1.1.1 Khái niệm quỹ đầu tư 2

1.1.2 Lịch sử hình thành và sự phát triển của quỹ đầu tư 2

1.1.3 Phân loại quỹ đầu tư 3

1.1.3.1 Phân loại theo chủ thể đầu tư 3

a Quỹ đầu tư tư nhân 4

b Quỹ đầu tư tập thể 4

1.1.3.2 Phân loại theo đối tượng đầu tư 4

a Quỹ đầu tư cổ phiếu 4

b Quỹ đầu tư trái phiếu và thu nhập 5

c Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ 6

Trang 2

1.1.5.3 Bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ 18

1.1.5.4 Định giá, phát hành và mua lại chứng chỉ 18

1.1.5.5 Cung cấp thông tin cho NĐT 18

1.1.5.6 Kênh phân phối 18

1.2 Quỹ đầu tƣ chỉ số: 19

1.2.1 Khái niệm: 19

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 20

1.2.3 Phân loại 22

1.2.3.1 Quỹ đầu tƣ chỉ số theo chỉ số chứng khoán (Index ETF) 22

1.2.3.2 Quỹ đầu tƣ chỉ số theo ngành hoặc các loại hàng hóa (Commodity ETF) 23

a Quỹ đầu tƣ chỉ số theo ngành nông nghiệp (Agricultural ETF) 24

b Quỹ đầu tƣ chỉ số theo giá năng lƣợng (Energy commodity ETF) 24

c Quỹ đầu tƣ chỉ số theo ngành công nghiệp (Industrial commodity ETF) 25

d Quỹ đầu tƣ chỉ số theo các kim loại quý (Precious mental ETF) 26

1.2.3.3 Quỹ đầu tƣ chỉ số trái phiếu (Bond ETF) 27

Trang 3

1.2.3.4 Quỹ đầu tư chỉ số thị trường tiền tệ (Currency ETF) 28

1.2.3.5 Quỹ đầu tư chỉ số được quản lý chủ động (Actively managed ETF) 29

1.2.3.6 Quỹ đầu tư chỉ số có sử dụng đòn bẩy và quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống (Leveraged ETF and short ETF) 30

a Quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống 30

b Quỹ đầu tư chỉ số có sử dụng đòn bẩy 30

1.2.4 So sánh quỹ đầu tư chỉ số và quỹ hỗ tương 31

Chương2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỸ VÀ HOẠT ĐỘNG CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỈ SỐ Ở VIỆT NAM 33

2.1 Hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số ở Mỹ 33

2.1.1 Cơ sở pháp lý 33

2.1.2 Tình hình hoạt động các quỹ đầu tư chỉ số ở Mỹ 33

2.1.2.1 Các chỉ số tiêu biểu trên TTCK Mỹ 34

a S&P 500 (SPY) 34

b NASDAQ 37

c DOW JONES 38

2.1.2.2 Một số quỹ đầu tư chỉ số tiêu biểu trên thị trường Mỹ 39

2.1.3 NYSE Arca - Trung tâm giao dịch của các quỹ đầu tư chỉ số 45

2.1.3.1 Giới thiệu 45

2.1.3.2 Những hoạt động trên NYSE Arca 45

2.2 Hoạt động đầu tư chỉ số ở Việt Nam 46

2.2.1 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam trong thời gian qua 46

2.2.1.1 Cách thức đầu tư chỉ số ở Việt Nam 46

2.2.1.2 Thực trạng chỉ số chứng khoán tại Việt Nam 47

Trang 4

2.2.1.3 Các quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam 47

a Giới thiệu: các công ty xây dựng chỉ số riêng như SSI với SSI30; Công ty Dragon Capital với chỉ số DCVN30 Index; Công ty vàng thế giới với chỉ số VTG-Index 47

b Ưu điểm và nhược điểm của quỹ đầu tư chỉ số 53

c Đầu tư chỉ số ở Việt Nam chỉ là một hình thức cá cược 56

d Các quỹ đầu tư chỉ số chứng khoán Việt Nam niêm yết trên thị trường nước ngoài (thị trường Mỹ) 58

2.2.2 Sự khác biệt trong đầu tư chỉ số ở Việt Nam và trên thế giới 61

Chương 3: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUỸ ĐẦU TƯ CHỈ SỐ Ở VIỆT NAM 64

3.1 Định hướng, triển vọng phát triển của nền kinh tế và TTCK Việt Nam trong thời gian tới 64

3.1.1 Triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới 64

3.1.2 Định hướng – triển vọng phát triển TTCK Việt Nam 67

3.1.2.1 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 67

3.1.2.2 Triển vọng phát triển của TTCK Việt Nam 69

3.2 Nhận định khả năng xây dựng quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam 72

3.3 Đề xuất mô hình quỹ đầu tư chỉ số phù hợp với TTCK Việt Nam 77

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Chu trình hoạt động của các quỹ đầu tư

Hình 2.1: Sự thay đổi trong chỉ số S&P 500 và NAV của quỹ Hình 2.2 : Mức tăng trưởng của đầu tư ban đầu

Hình 2.3 : Tình hình các quỹ đầu tư chỉ số ở Mỹ năm 2010 Hình 2.4: Sơ đồ hoạt động đầu tư chỉ số

Hình 3.1: Mức độ ưa thích rủi ro của NĐT

Hình 3.2: Tình hình đầu tư vào loại cổ phiếu mới

Trang 6

Bảng 3.1: Mức độ quan tâm của các NĐT đến TTCK và quỹ đầu tư chỉ số Bảng 3.2: Đánh giá khả năng thành lập và hiệu quả của quỹ đầu tư chỉ số

Trang 7

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Lý thuyết đầu tư hiện đại Phụ lục 2: Ước số hiệu chỉnh

Phụ lục 3: Tóm tắt Luật chứng khoán 2006 Phụ lục 4: Những quy định của NYSE

Phụ lục 5: Các quy tắc khi đầu tư vào quỹ đầu tư chỉ số Phụ lục 6: So sánh quỹ đầu tư chỉ số và quỹ hỗ tương

Phụ lục 7: Đầu tư vào quỹ đầu tư chỉ số theo sản phẩm nông nghiệp

Phụ lục 8: Quỹ đầu tư chỉ số cung cấp cách tiếp cận dễ dàng đến các hàng hoá năng lượng

Phụ lục 9: Danh sách các quỹ đầu tư chỉ số ngành công nghiệp phổ biến Phụ lục 10: Các loại quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu

Phụ lục 11: Danh sách các quỹ đầu tư chỉ số thị trường tiền tệ trên thế giới Phụ lục 12: Bảng khảo sát

Trang 8

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Diễn giải

1 NYSE Sở giao dịch chứng khoán New York 2 NAV Giá trị tài sản ròng

3 OTC Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung 4 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán

5 UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước 6 TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán

14 NHTM Ngân hàng thương mại 15 EIU Đơn vị thông tin kinh tế 16 SEC Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ 17 CPI Chỉ số giá tiêu dùng

18 TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh 19 ETF Quỹ đầu tư chỉ số

Trang 9

TÓM TẮT ĐỀ TÀI A Lý do chọn đề tài:

Cùng với sự phát triển kinh tế không ngừng của toàn khu vực và trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày Việc thành lập và phát triển TTCK là một thành tựu rất quan trọng đóng góp vào sự thành công của nền kinh tế nước nhà Tuy nhiên trong quá trình phát triển TTCK Việt Nam, xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp về các công cụ đầu tư tài chính cần chính phủ phải có định hướng rõ ràng giúp thị trường phát triển ổn định Trong đó, vấn đề về quản lý các quỹ đầu tư đang là vấn đề đang được quan tâm rộng rãi bởi các NĐT Chính vì điều đó mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam”

B Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu và rút ra các bài học về việc thành lập, quản lý các quỹ đầu tư chỉ số tại các TTCK lớn trên thế giới, đặc biệt xem xét tại NYSE

Đồng thời đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng nhằm xem xét khả năng thành lập các quỹ đầu tư chỉ số tại Việt Nam Nhận định thực tiễn cơ sở pháp lý và các điều kiện cần thiết, từ đó đưa ra đề xuất thành lập các quỹ đầu tư chỉ số tại Việt Nam

C Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập thông tin: dữ liệu thu thập là nguồn dữ liệu thứ cấp, nguồn từ các bài nghiên cứu của các trường đại học, báo cáo của các quỹ đầu tư chỉ số và các định chế tài chính lớn trên thế giới, ngoài ra còn tổng hợp các kết quả từ những bài nghiên cứu liên quan Bên cạnh đó là nguồn dữ liệu sơ cấp từ hơn 1000 bảng khảo sát thu thập từ các sinh viên khối ngành tài chính, nhân viên các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và từ các NĐT

Xử lý thông tin: Dựa trên dữ liệu để phân tích so sánh, mô tả, đánh giá định tính

D Đóng góp của đề tài:

Đánh giá triển vọng thành lập và phát triển các quỹ đầu tư chỉ số tại Việt Nam Đồng thời đề xuất giúp các nhà làm chính sách đưa ra những định hướng phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn nền kinh tế

Trang 10

Xây dựng gói khuyến nghị thiết lập lộ trình xây dựng các quỹ đầu tư chỉ số tại Việt Nam trên cơ sở xem xét hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số tại các TTCK lớn trên thế giới

E Kết cấu của đề tài:

Đề tài gồm có 3 chương, thiết kế theo bố cục:

Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư và các quỹ đầu tư chỉ số Nghiên cứu chung

về quỹ đầu tư và quỹ đầu tư chỉ số, cách thức phân loại và quá trình hình thành các quỹ đầu tư chỉ số trên thế giới và tại Việt Nam dưới góc độ lý luận

Chương 2: Bài học kinh nghiệm từ Mỹ và hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số tại

Việt Nam Xem xét sự hình thành và phát triển các quỹ đầu tư chỉ số tại TTCK Mỹ trong mối tương quan với thị trường Việt Nam

Chương 3: Nhận định khả năng thành lập quỹ đầu tư chỉ số tại Việt Nam và đưa ra

nhóm các đề xuất để thực hiện lộ trình xây dựng và phát triển quỹ đầu tư chỉ số trên thị trường Việt Nam

F Hướng phát triển đề tài:

Từ những kết quả đạt được của đề tài, nhóm nghiên cứu đề xuất có thể mở rộng và phát triển theo các hướng sau:

1 Đánh giá lại và hoàn thiện hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam

2 Hoàn thiện khung pháp lý giúp quản lý tốt hoạt động của các quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ đầu tư chỉ số

3 Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các sản phẩm phái sinh đối với hoạt động đầu tư chỉ số

4 Nghiên cứu ứng dụng tâm lý hành vi trong đầu tư chỉ số giúp NĐT hoạch định đầu tư hiệu quả

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ khi ra đời và hoạt động cho đến nay, với khoảng thời gian 10 năm hoạt động của mình, TTCK Việt Nam chỉ thu hút được sự chú ý và sự tham gia đông đảo của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước từ cuối năm 2005 và chỉ thực sự bùng nỗ trong năm 2006 Sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam đã góp phần thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên, TTCK Việt Nam chưa thật sự đa dạng, các gói đầu tư còn đơn giản nên chưa khai thác triệt để hết những khả năng để huy động vốn tối ưu hơn nữa Muốn hội nhập tốt với nền kinh tế thế giới thì chúng ta phải không ngừng hoàn thiện nền kinh tế nước nhà Cần phải có nguồn vốn lớn để thực hiện những mục tiêu, những dự án phát triển kinh tế trong dài hạn Do đó việc phát triển kênh thu hút vốn thông qua TTCK là hết sức quan trọng Hiện nay đang manh nha nhiều gói đầu tư mới ở Việt Nam, nổi bật trong số đó là hình thức đầu tư chỉ số Tuy nhiên hình thức đầu tư này vẫn còn khá mới mẻ nên xảy ra hiện tượng tổ chức đầu tư và đầu tư không đúng cách Do TTCK Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn và thách thức như:

- Tính minh bạch trên thị trường còn thấp; - Khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế;

- Thị trường dễ bị chi phối và biến động bởi những yếu tố tâm lý, sự tham gia của các NĐT có tổ chức vẫn còn hạn chế;

- Chưa có các tổ chức chuyên nghiệp đóng vai trò là nhà tạo lập trên thị trường Song song đó các cá nhân, tổ chức chưa có nền móng vững chắc và chưa thật sự tìm hiểu kỹ về hình thức đầu tư chỉ số Do đó việc nghiên cứu về đầu tư chỉ số hiện nay là rất quan trọng Kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia có TTCK phát triển mạnh như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông… đã được nhóm nghiên cứu tham khảo, phân tích và đúc kết kinh nghiệm Qua đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, cách thức hoạt động, các đề xuất để đầu tư chỉ số ở Việt Nam trở thành một hình thức đầu tư có hiệu quả

Trang 12

Chương I: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ

1.1 Quỹ đầu tƣ và mô hình hoạt động của quỹ đầu tƣ 1.1.1 Khái niệm quỹ đầu tƣ

Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi Ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư đa dạng theo một danh mục vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác nhằm tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác

Hình 1.1: Chu trình hoạt động của quỹ đầu tư

Nguồn: landtoday.net

1.1.2 Lịch sử hình thành và sự phát triển của quỹ đầu tƣ

Quỹ đầu tư đã xuất hiện từ rất lâu nguồn gốc từ Châu Âu (Anh quốc) thế kỷ 19 Tổ chức tài chính đầu tiên mang tên “The Foreign And Colonial Government Trust” được giới thiệu tại London vào năm 1968, nó giống như quỹ mở (quỹ hổ tương ngày nay) bằng cách sử dụng số tiền của NĐT để đầu tư dàn trải vào các loại cổ phiếu khác nhau

Vào tháng 03/1924 một mô hình quỹ đầu tư mang tên “Massachusetts Investors Trust” với danh mục đầu tư khoảng 45 cổ phiếu và giá trị tài sản ước đạt 50.000 đô la Mỹ, quỹ này được gọi tên là quỹ mở Sự xuất hiện của nó được xem là cuộc cách mạng

Trang 13

cho các công ty đầu tư và các NĐT Quỹ này phát hành cổ phiếu và bán cho các NĐT với giá bán được xác định theo NAV

Thế nhưng, vào năm 1929 do sự sụp đổ của TTCK đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự mở rộng và phát triển của các quỹ đầu tư Những năm 40-50 các quỹ đầu tư mới bắt đầu phát triển, phổ biến và đa dạng Năm 1940 ở Hoa Kỳ có khoảng 80 quỹ với tổng tài sản khoảng 500 triệu đô la Mỹ, hai mươi năm sau con số quỹ đầu tư là 160 với tổng tài sản khoảng 17 tỷ đô la Mỹ Tuy nhiên, thực tế là lượng tiền đã không được đổ vào các quỹ đầu tư cho đến giữa những năm 80

Sự đa dạng và kích thước của quỹ đầu tư đã thực sự thay đổi khi hàng loạt những sản phẩm và dịch vụ mới được cung cấp cho các NĐT Vào năm 1940 quỹ đầu tư chứng khoán quốc tế được giới thiệu ra công chúng, nếu như trước những năm 70 hầu hết đa số các quỹ đầu tư là quỹ cân bằng (có nhiều trái phiếu độ rủi ro thấp trong danh mục đầu tư của quỹ) thì sau đó có sự xuất hiện của các quỹ đầu tư theo ngành, quỹ đầu tư quốc tế, quỹ đầu tư cổ phiếu và trái phiếu toàn cầu Các quỹ cạnh tranh - phát triển và ngày càng trở thành một phần không thể thiếu được cùng với sự phát triển của TTCK

Tính đến cuối năm 2005 toàn thế giới có tổng cộng khoảng 56.863 quỹ đầu tư và tổng tài sản chiếm khoảng 17.771.366 triệu đô la Mỹ, được phân theo từng khu vực cụ

Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu

1.1.3 Phân loại quỹ đầu tƣ

1.1.3.1 Phân loại theo chủ thể đầu tƣ

Trang 14

a Quỹ đầu tƣ tƣ nhân

Do một số tổ chức và cá nhân góp vốn và thuê Công ty quản lý Quỹ nhằm mục đích đầu tư vốn của mình một cách có lợi nhất và đảm bảo quản lý chặt chẽ vốn đầu tư Do việc huy động vốn của Quỹ chỉ hạn chế trong một số tổ chức và cá nhân nên họ có thể đầu tư vào những dự án dài hạn, có tiềm năng phát triển cao và mức độ rủi ro lớn Các Quỹ này thường đầu tư vào chứng khoán của những công ty chưa niêm yết Khi những công ty này phát triển đến mức độ nhất định, họ bán lại những chứng khoán nắm giữ để thu hồi vốn Quỹ đầu tư tư nhân thường mang hình thái của Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm

b Quỹ đầu tƣ tập thể

Chứng chỉ góp vốn của Quỹ đầu tư tập thể được phép mua bán rộng rải trên thị trường Do số lượng người góp vốn rất nhiều và phần lớn là các cá nhân - những NĐT không chuyên nên hầu hết các nước đều có những quy định hết sức chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của những người đầu tư

1.1.3.2 Phân loại theo đối tƣợng đầu tƣ a Quỹ đầu tƣ cổ phiếu

Quỹ đầu tư tăng trưởng (growth fund): Quỹ này theo đuổi sự tăng trưởng vốn, thu

nhập cổ tức không phải là yếu tố chính yếu Các Quỹ đầu tư dạng này đầu tư vào cổ phiếu thường của các công ty có chiều hướng tăng trưởng cao

Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm (venture capital fund hay hedging fund): Quỹ này theo

đuổi sự tăng trưởng tối đa về vốn, thu nhập cổ tức không phải là yếu tố chính yếu

Quỹ đầu tư tăng trưởng và thu nhập (growth and income fund): Quỹ này theo đuổi

sự tăng trưởng vốn dài hạn và thu nhập hiện tại

Quỹ đầu tư vàng và kim loại quý (precious metals/ gold fund): Quỹ này theo đuổi

sự tăng trưởng vốn Danh mục đầu tư của các Quỹ dạng này gồm chủ yếu các chứng khoán kết hợp với vàng và các kim loại quý khác

Quỹ đầu tư chọn vốn (capital selection fund): Quỹ này theo đuổi sự tăng trưởng

vốn Các Quỹ dạng này lựa chọn đầu tư cổ phiếu theo quy mô vốn của công ty, có thể là công ty vốn lớn, trung bình hoặc vốn nhỏ

Trang 15

Quỹ đầu tư chọn ngành (industry selection fund): Quỹ này theo đuổi sự tăng

trưởng vốn Các Quỹ dạng này lựa chọn đầu tư cổ phiếu theo vị thế của ngành hoặc theo một số tiêu chuẩn riêng của Quỹ Hình thức đầu tư này đi ngược lại nguyên tắc đa dạng hoá danh mục đầu tư, nó tạo những rủi ro không thể lường trước

Quỹ đầu tư chỉ số(index fund): Quỹ này theo đuổi mức thu nhập hiện tại cao Danh

mục quản lý của các Quỹ dạng này được quản lý theo một chỉ số chứng khoán nhất định

Quỹ đầu tư quốc tế (international fund): Quỹ này theo đuổi tăng trưởng trong giá

trị các khoản đầu tư, bao gồm các cổ phiếu của các công ty nằm ngoài nước

Quỹ đầu tư toàn cầu (global equity fund): Quỹ này theo đuổi tăng trưởng trong giá

trị các khoản đầu tư Các Quỹ dạng này đầu tư vào các cổ phiếu được giao dịch trên toàn thế giới, kể cả các cổ phiếu trong nước

Quỹ đầu tư thu nhập - vốn cổ phần (income-equity fund): Quỹ này theo đuổi mức

thu nhập cao bằng việc đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu và công ty có tiền sử trả cổ tức tốt

b Quỹ đầu tƣ trái phiếu và thu nhập

Quỹ đầu tư trái phiếu chuyển đổi (convertible bond fund): Quỹ này theo đuổi mức

thu nhập hiện tại và sự tăng trưởng vốn trong tương lai Quỹ dạng này đầu tư vào các trái phiếu kèm theo quyền được chuyển đổi sang cổ phiếu thường theo các điều kiện cam kết

Quỹ đầu tư thu nhập - trái phiếu (income-bond fund): Quỹ này theo đuổi mức lợi

nhuận hiện tại cao Các Quỹ dạng này đầu tư vào một tập hợp các trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ

Quỹ đầu tư thu nhập chính phủ (government income fund): Quỹ này theo đuổi lợi

nhuận hiện tại Các Quỹ dạng này đầu tư vào nhiều loại chứng khoán chính phủ bao gồm trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu thế chấp

Quỹ đầu tư trái phiếu toàn cầu (global bond fund): Quỹ này theo đuổi một mức

thu nhập cao Danh mục đầu tư của các Quỹ dạng này chủ yếu gồm các chứng khoán nợ của các công ty và các quốc gia trên toàn thế giới, kể cả các chứng khoán nợ quốc gia

Trang 16

Quỹ đầu tư trái phiếu công ty (corporate bond fund): Quỹ này theo đuổi một mức

thu nhập cao Danh mục đầu tư của các Quỹ dạng này chủ yếu gồm các trái phiếu công ty và một tỷ lệ trái phiếu kho bạc nhất định

Quỹ đầu tư trái phiếu lợi suất cao (high-yield bond fund): Quỹ này theo đuổi một

lợi suất cao nhưng chứa đựng một mức rủi ro cao hơn các Quỹ trái phiếu công ty Các Quỹ dạng chủ yếu đầu tư vào các trái phiếu của các công ty bị đánh giá thấp

Quỹ đầu tư trái phiếu địa phương dài hạn (municipal bond fund-long-term): Quỹ

này theo đuổi thu nhập không bị đánh thuế bởi chính phủ Các Quỹ này đầu tư vào các trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành nhằm cung cấp vốn cho các công trình địa phương như trường học, bệnh viện, cầu đường

c Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ

Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ chịu thuế (taxable money market fund): Quỹ này

theo đuổi việc duy trì một giá trị tài sản thuần bền vững Các Quỹ dạng này đầu tư vào các chứng khoán hảo hạng, ngắn hạn được bán trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng lớn và thương phiếu

Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ miễn thuế (tax-exempt money market fund): Quỹ này

theo đuổi thu nhập không bị đánh thuế bởi chính phủ với mức rủi ro thấp nhất Các Quỹ dạng này đầu tư vào các chứng khoán địa phương với kỳ hạn tương đối ngắn

d Một số quỹ khác

Quỹ đầu tư danh mục linh hoạt (flexible portfolio fund): Quỹ này cho phép các

nhà quản lý tham gia hoặc phản ứng với các thay đổi điều kiện thị trường bằng việc đầu tư và cổ phiếu, trái phiếu hay các công cụ của thị trường tiền tệ

Quỹ đầu tư cân đối (balanced fund): Quỹ này nói chung theo các nguyên tắc của

các NĐT, thu nhập hiện tại và đạt tăng trưởng dài hạn Danh mục đầu tư của các Quỹ dạng này là tập hợp các trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường

Trang 17

1.1.3.3 Phân loại theo cơ cấu huy động vốn a Quỹ đầu tƣ dạng đóng

Không mua lại các chứng chỉ mà Quỹ đã phát hành, Quỹ đóng huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ từng lần một NĐT không mua được chứng chỉ Quỹ ở các lần phát hành tập trung thì chỉ có thể mua lại ở TTCK thứ cấp từ những cổ đông hiện tại giống như giao dịch các cổ phiếu Quỹ không có liên quan gì tới những giao dịch này Vì vậy, Quỹ đóng còn có tên là Quỹ giao dịch công cộng (publicly-traded fund)

Chứng chỉ Quỹ đóng có thể được niêm yết trên SGDCK hoặc chỉ được giao dịch trên thị trường OTC và được giao dịch giống như cổ phiếu thường

Quỹ đóng có cơ cấu vốn ổn định nên có lợi thế trong việc đầu tư vào các dự án dài hạn và các chứng khoán có tính thanh khoản thấp Tuy vậy, chứng chỉ Quỹ đóng không có tính thanh khoản cao nên thị giá thường thấp và thời gian thu hồi vốn lâu

b Quỹ đầu tƣ dạng mở

Phát hành chứng chỉ liên tục để huy động vốn và sẵn sàng mua lại chứng chỉ mà Quỹ đã phát hành theo giá trị tài sản ròng Việc mua bán chứng chỉ Quỹ có thể thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư và công ty quản lý Quỹ, không phải thông qua TTCK

Giá mua = Giá trị tài sản ròng của Quỹ + Phí bán

Do cơ cấu vốn không ổn định vì người đầu tư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào nên Quỹ mở phải đầu tư vào rất nhiều loại chứng khoán khác nhau Vì vậy, góp vốn vào Quỹ mở, người đầu tư có thể nắm giữ một danh mục đầu tư hết sức đa dạng Người đầu tư có thể nhận cổ tức hoặc tái đầu tư vào Quỹ bằng cách yêu cầu được mua thêm chứng chỉ mới Quỹ mở thường được gọi phổ biến là Quỹ hỗ tương (mutual fund)

c Một số dạng khác

Quỹ bán mở : Quỹ này có sự hạn chế hơn so với Quỹ mở Nhà quản lý Quỹ dạng

này đồng ý mua cổ phiếu từ các cổ đông tại mức giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu tại các thời gian định trước

Quỹ tín thác đơn vị UIT (unit investment trust): Quỹ này được thành lập theo một

chứng thư ủy thác hay một công cụ tương đương về tính pháp lý Vốn đóng góp cũng như

Trang 18

mọi đầu tư bằng vốn đóng góp sẽ do cá nhân hoặc tổ chức được ủy thác giữ Ban đầu, khi thành lập Quỹ, nhà tư vấn đầu tư thu xếp gộp vào trong một danh mục đầu tư rồi phân ra thành các đơn vị (giống như các cổ phần thường) để bán cho người đầu tư qua môi giới Các đơn vị thường được bán theo giá trị tròn số (Mỹ: 1.000 USD) trong lần phát hành đầu tiên Các nhà môi giới, bảo lãnh phát hành sẽ đồng thời là người duy trì hoạt động mua bán các đơn vị đó Giá các đơn vị sẽ tuỳ thuộc vào giá các chứng khoán trong danh mục đầu tư của Quỹ Người mua các đơn vị đầu tư này phải trả một khoản phí ban đầu cho người môi giới bán, thường là 4% Chính khoản phí cao như vậy mà các NĐT ngắn hạn thấy không có lợi khi đầu tư vào loại quỹ này

1.1.3.4 Phân loại theo cơ chế quản lý quỹ a Mô hình công ty

Quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân đầy đủ, được thành lập dưới hình thức công ty đầu tư cổ phần, có điều lệ hoạt động, vốn huy động từ các NĐT bằng cách phát hành cổ phiếu Cổ phiếu của Quỹ có thể được giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC

Những người góp vốn vào Quỹ sẽ trở thành những cổ đông được quyền hưởng cổ tức và biểu quyết bầu Hội đồng quản trị cũng như các vấn đề cơ bản của Quỹ như các cổ đông trong một công ty cổ phần truyền thống

Điểm đặc trưng của công ty đầu tư là Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông đứng ra thuê công ty quản lý Quỹ và Ngân hàng bảo quản Hội đồng quản trị sẽ giám sát hoạt động của hai tổ chức này theo kiểu “tam quyền phân lập”: Hội đồng quản trị đề ra chính sách và giám sát, Công ty quản lý Quỹ thực hiện đầu tư còn Ngân hàng bảo quản nắm giữ tài sản

Việc phân quyền như vậy nhằm đảm bảo việc tài sản không thuộc quyền định đoạt hoàn toàn của bất kỳ ai Công ty quản lý Quỹ, với vai trò của NĐT chuyên nghiệp, sẽ tối ưu hoá hiệu quả đầu tư Bên cạnh đó, việc bảo đảm an toàn và lưu giữ các tài sản, đặc biệt là chứng khoán, một cách khoa học cũng như việc tiến hành thu - chi, thanh toán thì không ai khác ngoài một ngân hàng có thể đảm đương được Bên cạnh đó, việc phân quyền cũng nhằm đảm bảo quyền lợi cho các NĐT vì các Quỹ đầu tư được bắt đầu từ con

Trang 19

số “0” và khối lượng vốn huy động là không hạn chế trong khi các ngân hàng hay các loại hình công ty khác luôn phải có mức vốn tự có tối thiểu để hoạt động

b Mô hình tín thác

Quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân Với mô hình này, Quỹ đầu tư chỉ được coi là một khối lượng tiền do các NĐT góp vốn để sử dụng dịch vụ quản lý đầu tư chuyên nghiệp nhằm thu lợi nhuận Quỹ không có Hội đồng quản trị, hoạt động trên cơ sở Chứng thư tín thác (trust deed) được ký kết giữa công ty quản lý Quỹ và Ngân hàng giám sát bảo quản Chứng thư tín thác, được sự phê chuẩn của Bộ tài chính hoặc cơ quan chức năng, quy định mọi vấn đề đối với hoạt động của Quỹ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các NĐT

Công ty quản lý Quỹ khi thành lập phải chuẩn bị Bản cáo bạch phát hành để cung cấp những thông tin cần thiết về Công ty quản lý Quỹ và các thông tin về việc phát hành chứng chỉ Quỹ đầu tư, giá bán, phương tức định giá, số lượng phát hành, thuế và các thủ tục hành chính

Người đầu tư vào Quỹ đầu tư theo mô hình tín thác không được gọi là một cổ đông vì họ chỉ có quyền nhận lợi tức từ số vốn góp mà không có quyền bầu cử và các quyền khác như mô hình công ty Vì thế, người đầu tư lúc này được gọi là người thụ hưởng (beneficiary) và chứng chỉ Quỹ đầu tư được gọi là chứng chỉ hưởng lợi

Do không có Hội đồng quản trị, chức năng giám sát và đề ra chính sách sẽ được san sẻ cho Công ty quản lý Quỹ và Ngân hàng giám sát bảo quản Cụ thể là Công ty quản lý Quỹ nắm quyền quản lý và đề ra chính sách còn Ngân hàng sẽ nắm quyền giám sát và bảo quản tài sản

1.1.3.5 Phân loại quỹ đầu tƣ theo luật chứng khoán Việt Nam a Quỹ đại chúng

Huy động vốn để thành lập quỹ đại chúng - Việc huy động vốn của quỹ đại chúng được công ty quản lý quỹ thực hiện trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực Quỹ đại chúng được thành lập nếu có ít nhất một trăm NĐT, không kể NĐT chứng khoán chuyên nghiệp mua

Trang 20

chứng chỉ quỹ và tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất là năm mươi tỷ đồng Việt Nam

Toàn bộ vốn góp của NĐT phải được phong tỏa tại một tài khoản riêng đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng giám sát và không được sử dụng cho đến khi hoàn tất đợt huy động vốn Công ty quản lý quỹ phải báo cáo UBCKNN kết quả huy động vốn có xác nhận của ngân hàng giám sát trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn

- Trường hợp việc huy động vốn của quỹ đại chúng không đáp ứng quy định năm mươi tỷ đồng Việt Nam thì công ty quản lý quỹ phải hoàn trả cho NĐT mọi khoản tiền đã đóng góp trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn Công ty quản lý quỹ phải chịu mọi phí tổn và nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc huy động vốn

- Ban đại diện quỹ đại chúng đại diện cho quyền lợi của NĐT, do Đại hội NĐT bầu Quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện quỹ đại chúng được quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán

- Quyết định của Ban đại diện quỹ đại chúng được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán Mỗi thành viên Ban đại diện quỹ có một phiếu biểu quyết

- Ban đại diện quỹ đại chúng có từ ba đến mười một thành viên, trong đó có ít nhất hai phần ba số thành viên Ban đại diện quỹ là thành viên độc lập, không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát

- Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, số lượng thành viên, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm, bổ sung thành viên Ban đại diện quỹ, Chủ tịch Ban đại diện quỹ, điều kiện, thể thức họp và thông qua quyết định của Ban đại diện quỹ được quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán

*Hạn chế đối với quỹ đại chúng:

- Công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán để thực hiện các hoạt động:

Trang 21

+ Đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó hoặc của một quỹ đầu tư khác;

+ Đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười lăm phần trăm tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó;

+ Đầu tư quá hai mươi phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành;

+ Đầu tư quá mười phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản;

+ Đầu tư quá ba mươi phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau;

+ Cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào

- Công ty quản lý quỹ không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ đại chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ đại chúng Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ đại chúng không được quá năm phần trăm giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là ba mươi ngày

- Trừ trường hợp quyết định các thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư, phương án phân phối lợi nhuận, mục tiêu đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán và giải thể quỹ đầu tư chứng khoán, cơ cấu đầu tư của quỹ đại chúng có thể sai lệch nhưng không quá mười lăm phần trăm so với các hạn chế đầu tư quy định Các sai lệch phải là kết quả của việc tăng hoặc giảm giá trị thị trường của tài sản đầu tư và các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ đại chúng

- Công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ báo cáo UBCKNN và công bố thông tin về các sai lệch trên Trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày sai lệch phát sinh, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư để bảo đảm các hạn mức đầu tư quy định

Trang 22

 Quỹ mở

Việc công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát thay mặt quỹ mở mua lại chứng chỉ quỹ mở từ NĐT và bán lại hoặc phát hành thêm chứng chỉ quỹ mở trong phạm vi vốn góp tối đa của quỹ không cần có quyết định của Đại hội NĐT

- Tần suất và thời gian cụ thể mua lại chứng chỉ quỹ mở được quy định cụ thể trong Điều lệ quỹ

- Công ty quản lý quỹ không phải thay mặt quỹ mở thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở khi xảy ra một trong các sự kiện:

+ Công ty quản lý quỹ không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở theo yêu cầu do nguyên nhân bất khả kháng;

+ Công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày định giá mua lại chứng chỉ quỹ mở do SGDCK hoặc TTGDCK quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ;

+ Các sự kiện khác do Điều lệ quỹ quy định

- Công ty quản lý quỹ báo cáo UBCKNN trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định trên và phải tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở sau khi các sự kiện này chấm dứt

- Bộ Tài chính quy định cụ thể việc phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ mở

 Quỹ đóng

- Việc tăng vốn của quỹ đóng phải được sự chấp thuận của UBCKNN và đáp ứng các điều kiện:

+ Điều lệ quỹ có quy định việc tăng vốn của quỹ;

+ Lợi nhuận của quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số dương - Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chứng khoán và TTCK trong thời hạn hai năm, tính đến thời điểm đề nghị tăng vốn

- Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ đóng phải được Đại hội NĐT thông qua

Trang 23

- Chứng chỉ quỹ đóng chỉ được phát hành cho NĐT hiện hữu của quỹ thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ đóng được chuyển nhượng

- Hồ sơ, thủ tục đề nghị tăng vốn của quỹ đóng do Bộ Tài chính quy định

b Thành lập quỹ thành viên

- Quỹ thành viên do các thành viên góp vốn thành lập trên cơ sở hợp đồng góp vốn và Điều lệ quỹ

- Việc thành lập quỹ thành viên phải đáp ứng các điều kiện: + Vốn góp tối thiểu là năm mươi tỷ đồng Việt Nam;

+ Có tối đa ba mươi thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân; + Do một công ty quản lý quỹ quản lý;

+ Tài sản của quỹ thành viên được lưu ký tại một ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ

1.1.4 Mô hình tổ chức hoạt động của quỹ đầu tƣ

Quỹ đầu tư được hình thành bằng sự góp vốn của những cá nhân và tổ chức đầu tư, được điều hành bởi một ban điều hành do người đầu tư góp vốn cử ra, được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ đầu tư là những tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp và được bảo quản vốn và giám sát hoạt động bởi một ngân hàng thương mại Cơ chế tổ chức của quỹ đầu tư gồm: người đầu tư, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát

Công ty quản lý quỹ: là một định chế tài chính trung gian trên thị trường tài chính,

chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức và quản lý hoạt động đầu tư chứng khoán của các quỹ đầu tư, thông tin thị trường và tư vấn đầu tư Về tổ chức, công ty quản lý quỹ đầu tư độc lập với quỹ đầu tư, quỹ đầu tư là khách hàng của công ty quản lý quỹ Mỗi công ty quản lý có thể quản lý nhiều quỹ khác nhau Thu nhập của công ty quản lý quỹ gồm hai phần: phí dịch vụ quản lý quỹ và thưởng do quỹ trả (Phí dịch vụ quản lý là khoản thu nhập thường xuyên, được xác định trong hợp đồng không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của quỹ, thưởng chỉ có khi quỹ đạt được mức thu nhập vượt kế hoạch lợi nhuận)

Trang 24

Công ty quản lý quỹ có thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty liên doanh với nước ngoài

Ngân hàng giám sát: là những ngân hàng có nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ bảo

quản tài sản của quỹ, giám sát hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư Ngân hàng giám sát được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động, được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán, là ngân hàng độc lập với công ty quản lý quỹ và không sở hữu bất kỳ tài sản nào của quỹ đầu tư chứng khoán Ngân hàng giám sát được hưởng phí do quỹ đầu tư trả theo hợp đồng và theo điều lệ quỹ

Người đầu tư: là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn tạo lập ra quỹ đầu tư và được

hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ Tuỳ theo từng loại hình quỹ đầu tư, người đầu tư có những quyền lợi khác nhau khi tham gia quỹ đầu tư

Như đã trình bày ở trên có nhiều hình thức tổ chức quỹ đầu tư, nhưng chung quy lại có hai mô hình cơ bản: mô hình công ty và mô hình tín thác

1.1.4.1 Mô hình công ty

Quỹ đầu tư là những tổ chức có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt trước người đầu tư và trước pháp luật, nhưng hoạt động đầu tư do công ty quản lý quỹ đảm trách

Quỹ đầu tư do công ty quản lý quỹ vận động thành lập, quỹ quản lý một số vốn nhất định của những người đầu tư tham gia quỹ, thông qua sự quản lý của công ty quản lý quỹ, vốn của quỹ được đầu tư vào một hoặc một số mục tiêu nhất định theo chính sách đầu tư của quỹ

Theo mô hình công ty, muốn thành lập quỹ đầu tư trước hết phải có công ty quản lý quỹ Công ty quản lý quỹ tổ chức, vận động và trực tiếp phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư huy động vốn theo tính chất cổ phiếu để thành lập quỹ đầu tư Chứng chỉ quỹ đầu tư do công ty quản lý quỹ phát hành có mục tiêu (đối tượng) đầu tư cụ thể và đó cũng là đối tượng hoạt động của quỹ

Trang 25

Người mua chứng chỉ quỹ đầu tư là cổ đông của quỹ Cổ đông bầu ra hội đồng quản trị, hội đồng quản trị là người đại diện cho quỹ ký hợp đồng thuê công ty quản lý quỹ, thuê ngân hàng giám sát, thuê nhà tư vấn và phê chuẩn danh mục đầu tư

Hội đồng quản trị: là những thành viên được cổ đông quỹ bầu chọn Thành viên hội đồng quản trị hoạt động theo từng nhiệm kỳ, có thể từ 1 đến 3, 4 hoặc 5 và có thể được tái bầu lại Cũng có thể hội đồng quản trị tổ chức theo cơ chế luân phiên Nếu hội đồng quản trị tổ chức theo cơ chế luân phiên, thì các vị trí trong hội đồng quản trị được bầu chọn bằng phương pháp luân phiên nhau đảm trách

Công ty quản lý quỹ: sau khi nhận được sự ủy thác của quỹ tổ chức điều hành quỹ,

sử dụng vốn của quỹ vào đầu tư theo hợp đồng ủy thác và theo chính sách, mục tiêu đầu tư của quỹ một cách có hiệu quả nhất Công ty quản lý quỹ thu phí dịch vụ quản lý từ quỹ đầu tư, ngoài ra công ty còn nhận được các khoản thưởng từ quỹ vào những năm quỹ có thu nhập cao Khoản thưởng được tính bằng tỷ lệ phần trăm của số thu nhập vượt kế hoạch Hợp đồng ủy thác cho công ty quản lý quỹ thường có thời hạn 3 năm, 4 năm, hoặc 5 năm, nhưng hàng năm đều có sự phê chuẩn lại của hội đồng quản trị quỹ

Nhà tư vấn: không phải là một nhân tố bắt buộc trong cơ chế hoạt động của quỹ

đầu tư, có thể có quỹ không cần nhà tư vấn Thường nhà tư vấn tư vấn cho hội đồng quản trị quỹ trong việc chọn lựa danh mục đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và các vấn đề quản lý khác Hợp đồng tư vấn do hội đồng quản trị quỹ ký với nhà tư vấn, thời hạn có thể một số năm, nhưng hàng năm phải được phê duyệt lại

Chứng chỉ quỹ đầu tư: cơ bản giống như cổ phiếu thường của công ty cổ phần,

người đầu tư được hưởng thu nhập theo kết quả hoạt động của quỹ Nhưng điểm khác biệt căn bản của chứng chỉ quỹ đầu tư so với cổ phiếu công ty cổ phần là người đầu tư có quyền bán lại chứng chỉ của mình cho quỹ, để thu hồi vốn khi cần (quỹ mở) Cổ đông công ty cổ phần không có quyền bán lại cổ phiếu của mình cho chính công ty Quỹ đầu tư không được phát hành trái phiếu, không được dùng vốn vay để đầu tư, nhưng quỹ có thể vay ngắn hạn để thanh toán những nhu cầu cần thiết khi chưa có khả năng thu hồi vốn ngay

Trang 26

1.1.4.2 Mô hình tín thác

Quỹ đầu tư tín thác không phải là một pháp nhân, thực chất đây chỉ là một khối lượng vốn nhất định, do những người đầu tư đóng góp theo tính chất hùn vốn, hoặc là quỹ tiền mặt dùng vào đầu tư của một tổ chức tài chính, tổ chức xã hội (như là vốn tiền mặt của một công ty bảo hiểm, quỹ tiền mặt của một tổ chức công đoàn) ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ, để sử dụng dịch vụ kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp của công ty quản lý quỹ đầu tư

Theo mô hình tín thác, những người góp vốn cử ra hội đồng ủy thác, hội đồng ủy thác thay mặt quỹ thuê công ty quản lý quỹ thực hiện việc đầu tư và thuê ngân hàng giám sát bảo quản vốn và giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ

Công ty quản lý quỹ sau khi nhận được sự ủy thác của quỹ có nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý, sử dụng vốn của quỹ vào đầu tư chứng khoán và các loại đầu tư khác theo chính sách đầu tư của quỹ, thu phí dịch vụ quản lý quỹ và tiền thưởng từ quỹ

Ngân hàng giám sát sau khi nhận được sự ủy thác của quỹ có nhiệm vụ mở tài khoản quản lý vốn và toàn bộ tài sản của quỹ, giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ, xem xét công ty quản lý quỹ có hành động đúng với điều lệ quỹ và có phù hợp với lợi ích của người đầu tư hay không Mọi hoạt động đi ngược với lợi ích của người đầu tư, trái với điều lệ quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm báo cho người đại diện quỹ

1.1.5 Hoạt động của quỹ đầu tƣ 1.1.5.1 Huy động vốn

Các quỹ đầu tư thường phát hành cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư mà không được phép phát hành trái phiếu hay sử dụng các nguồn vốn khác để đầu tư Đối với quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ phát hành cổ phiếu để huy động vốn Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hình thành nên quỹ được chia thành các đơn vị và quỹ phát hành những chứng chỉ quỹ để xác nhận số vốn mà người đầu tư góp vào quỹ Khi phát hành chứng khoán, quỹ đầu tư được phép quảng cáo để thu hút vốn, trong đó nói rõ mục đích đầu tư của quỹ mà không được phép cam kết về lợi nhuận thu được Có hai cách thức phát hành:

Trang 27

- Có thể huy động vốn thông các đợt phát hành riêng lẻ cho nhóm nhỏ các NĐT, có thể được lựa chọn trước, hoặc bán rộng rãi cho các NĐT lớn trên thế giới mà không thông qua trung gian

- Các quỹ niêm yết và bán công khai chứng khoán cho các NĐT riêng lẻ hoặc tổ chức đầu tư thông qua người bảo lãnh Các tổ chức bảo lãnh phát hành thường giữ vai trò là người bán buôn hay người phân phối cho các đại lý bán hàng (có thể là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính…) để họ bán thông qua mạng lưới của họ

1.1.5.2 Hoạt động đầu tƣ

Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với một quỹ đầu tư, các quỹ đầu tư thường đầu tư rất rộng như chứng khoán, bất động sản, các công trình hạ tầng… Quỹ đầu tư thường phải phân tích, đánh giá tình hình, năng động trong đa dạng hoá danh mục tuỳ theo thị trường Thông thường, quy trình đầu tư của quỹ như sau:

- Nghiên cứu: các công ty quản lý quỹ luôn có những bộ phận và chuyên gia để nghiên cứu và phân tích tình hình, từ đó đưa ra các dự đoán Thông thường công việc này tập trung vào việc nghiên cứu và dự đoán các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lãi suất…, dự đoán xu hướng phát triển của thị trường nói chung, phân tích và dự đoán tương lai của các ngành kinh tế

- Phân tích rủi ro lợi nhuận: liên quan đến phân tích lập phương án lập quỹ, dự đoán thu nhập và đánh giá rủi ro

- Lựa chọn mục tiêu của quỹ: mục tiêu này phải cụ thể hoá được mục tiêu sinh lời kỳ vọng và rủi ro chấp nhận đối với sản phẩm đầu tư Có thể đó là một trong các mục tiêu ban đầu như thu nhập, lãi vốn, thu nhập và lãi vốn

- Phân bổ tài sản và lựa chọn chứng khoán: Phân bổ tài sản là sự phân chia tiền của quỹ vào các rổ đầu tư theo các mục tiêu cụ thể phù hợp với quan điểm và phán đoán đầu tư của người quản lý quỹ Đây là một việc quan trọng của quỹ, việc lựa chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư là việc quyết định đầu tư vào từng loại chứng khoán đã được phân bổ cân đối với tỷ trọng vốn của quỹ

Trang 28

1.1.5.3 Bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ

Tài sản của quỹ do người lưu giữ (hoặc ngân hàng giám sát) kiểm soát nhằm bảo vệ quyền lợi của những người đầu tư

1.1.5.4 Định giá, phát hành và mua lại chứng chỉ

Đối với quỹ mở, do thường đầu tư vào chứng khoán niêm yết trên SGDCK nên giá trị của quỹ được xác định theo giá thị trường và tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý TTCK Sau đó, giá trị tài sản của quỹ sẽ được chia cho số cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ đầu tư hiện đang lưu hành để xác định giá trị hiện tại của một cổ phiếu hay chứng chỉ Giá bán cổ phiếu hay chứng chỉ sẽ bằng giá trị hiện tại cộng với một số chi phí, còn giá mua lại thì bằng giá trị hiện tại trừ đi một số chi phí nhất định

1.1.5.5 Cung cấp thông tin cho NĐT

Mục đích cung cấp thông tin cho người đầu tư là nhằm giúp họ đánh giá đúng thực trạng các khoản đầu tư, khả năng chuyên môn của những người quản lý quỹ, từ đó đánh giá rủi ro và lợi nhuận Việc cung cấp thông tin phải tuân thủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước quy định và do hội đồng quản trị (mô hình công ty) hoặc công ty quản lý quỹ (mô hình quỹ dạng hợp đồng) thực hiện

Nội dung công bố thông tin: các báo cáo tài chính, tình hình tài chính, các báo cáo của công ty quản lý quỹ… Hình thức công bố thông tin thường sử dụng là các báo cáo của công ty quản lý quỹ hoặc hội đồng quản trị của quỹ gửi cho người đầu tư hoặc cổ đông của quỹ Ngoài ra, thông tin còn được công bố tại trụ sở các công ty quản lý quỹ hoặc tại các đại lý của công ty Tại các nước có quỹ đầu tư phát triển thì thông tin được công bố trên các tạp chí tài chính hoặc các phương tiện thông tin đại chúng

1.1.5.6 Kênh phân phối

Các cổ phiếu hay các chứng chỉ của quỹ đầu tư được phân phối đến các NĐT bằng nhiều kênh phân phối: bán trực tiếp từ quỹ hoặc người bảo lãnh phát hành chính của quỹ, phân phối qua bên thứ ba như ngân hàng bán lẻ, nhà bảo lãnh phát hành chính của quỹ, hoặc người môi giới độc lập

Trang 29

Các nhà phân phối của quỹ phải chịu các loại chi phí liên quan đến quảng cáo, phân phối bản cáo bạch, tiền công bán hàng, chi phí chung khác Hình thức bù đắp các chi phí này là thu phí phân phối hoặc phí giao dịch từ quỹ hoặc các NĐT, quỹ chi một phần nhỏ tài sản của quỹ để thanh toán các chi phí phân phối

1.2 Quỹ đầu tƣ chỉ số: 1.2.1 Khái niệm:

Quỹ đầu tư chỉ số là từ viết tắt của exchange-traded fund Một quỹ đầu tư chỉ số được xây dựng dưới hình thức là một quỹ theo mô hình tín thác (Trust) hoặc một quỹ tương hỗ mở Đầu tư chỉ số với mục đích mô phỏng diễn biến của một chỉ số, một hàng hóa hoặc một rổ cổ phiếu của chỉ số chứng khoán S&P500 hay NASDAQ, của một loại hàng hóa như vàng và dầu hoặc theo một ngành nào đó nên nó nắm một danh mục đầu tư bao gồm toàn bộ các chứng khoán hoặc một bộ phận chứng khoán đặc trưng tạo nên chỉ số mà nó theo dõi đầu tư Hơn thế nữa, các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số được giao dịch như một cổ phiếu niêm yết trên một sàn giao dịch

Các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số là được bảo đảm bởi các tài sản thật do nó hình thành từ một danh mục các cổ phiếu thực, từ đó tạo nên giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư chỉ số, đây cũng là căn cứ để xác định giá trị của các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số Giá chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số có thể giao dịch tại một mức giá cao hơn hoặc thấp hơn mức NAV của quỹ đầu tư chỉ số đó Tuy nhiên những khoảng chênh lệch giữa giá thị trường và NAV của quỹ đầu tư chỉ số thông thường sẽ được san bằng thông qua hoạt động arbitrage (mua bán đồng thời) của các NĐT tổ chức Nhìn chung, giá giao dịch của quỹ đầu tư chỉ số phản ánh khá chính xác giá trị thực của các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu của quỹ đầu tư chỉ số

Trong thị trường sơ cấp, các NĐT, thông thường là các tổ chức lớn, đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường Họ tham gia thị trường bằng cách tự mình tạo một danh mục đầu tư giống như danh mục đầu tư của quỹ đầu tư chỉ số đó (gọi là đơn vị đầu tư) và gửi các cổ phiếu trong danh mục cho quỹ này để đổi lấy số lượng chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số

Trang 30

theo tỷ lệ tương ứng Trên thị trường thứ cấp các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số được mua bán như các chứng khoán suốt từ lúc thị trường mở cửa

Khi các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số được giao dịch, các cổ phiếu đã được mua để tạo nên nhóm chứng chỉ quỹ vẫn được giữ nguyên trong tài khoản tín thác Các quỹ này rất ít hoạt động ngoài việc trả cổ tức của các các cổ phiếu ở trong quỹ cho những NĐT nắm giữ các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số và cung cấp các dịch vụ quản lý cho quỹ

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Khởi điểm của các quỹ đầu tư chỉ số là vào năm 1989 với chỉ số Participation Shares, một đại diện của S&P 500 được mua bán trên American Stock Exchange và Philadenlphia Stock Exchange Tuy nhiên, sản phẩm này có đời sống ngắn ngủi sau một vụ kiện bởi Chicago Mercantile Exchange đã thành công trong việc dừng bán chứng chỉ quỹ này tại Mỹ

Một sản phẩm tương tự được gọi là Toronto Index Participation Shares, bắt đầu mua bán tại Toronto Stock Exchange vào năm 1990 Các cổ phiếu được theo đuổi TSE35 và sau đó là TSE 100 nhanh chóng trở nên phổ biến Sự phổ biến của những sản phẩm này khiến American Stock Exchange cố gắng phát triển thêm những tiêu chuẩn để đáp ứng quy định của Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tại Mỹ

Nathan Most và Steven Bloom, những thành viên với thị trường chứng khoán, đã thiết kế và phát triển những chứng chỉ quỹ Standard & Poor’s Depositary ( giao dịch trên NYSE với mã SPY), được giới thiệu vào tháng 1 năm 1993 Được biết đến như SPDRs hay “ Người nhện”, quỹ trở đã trở thành quỹ đầu tư chỉ số lớn nhất trên thế giới Vào tháng 5 năm 1995 họ đã giới thiệu chứng chỉ quỹ mang tên MidCap SPDRs ( giao dịch trên NYSE với mã MDY)

Quỹ đầu tư Barclays Global, một công ty con của Barclays plc, đã tham gia cuộc cạnh tranh vào năm 1996 với những cố phiếu World Equity Benchmark hay WEBS, không lâu sau đó đổi tên thành cổ phiếu quỹ chỉ số iShares MSCI WEBS theo dõi những chỉ số MSCI quốc gia (ban đầu là 17) của người cung cấp chỉ số của quỹ, Morgan Stanley WEBS mang tính sáng tạo đặc biệt vì chúng giúp những NĐT thông thường tiếp

Trang 31

cận dễ dàng những thị trường nước ngoài Trong khi SPDRs được tổ chức như đơn vị quỹ tín thác đầu tư, WEBS lại được thiết lập như một quỹ hỗ tương, loại hình đầu tiên của các quỹ chỉ số

Vào năm 1998, State Street Global Advisors đã giới thiệu “Sector Spiders” (Khu vực người nhện), theo chín ngành của S&P 500 Cũng vào năm 1998, “Dow Diamonds” (giao dịch trên NYSE với mã DIA) được giới thiệu, theo đuổi chỉ số nổi tiếng Dow Jones Industrial Average Vào năm 1999, “những hình khối” đầy quyền lực (giao dịch tại NASDAQ với mã QQQQ) được tung ra nhằm nhân rộng phong trào NASDAQ 100 Vào năm 2000 quỹ đầu tư Barclays Global đặt một nỗ lực to lớn đằng sau thị trường đầu tư chỉ số, với việc nhấn mạnh giáo dục và sự đóng góp để hướng tới các NĐT dài hạn Dòng iShares được tung ra trước năm 2000 Trong vòng 5 năm iShares đã vượt qua khối tài sản của bất kỳ đối thủ quỹ đầu tư chỉ số nào khác ở Mỹ và châu Âu Quỹ đầu tư Barclays Global được bán cho BlackRock vào năm 2009 Vanguard Group đã gia nhập thị trường vào năm 2005

Kể từ đó các quỹ đầu tư chỉ số đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng phù hợp với các mảng chuyên biệt của khu vực, ngành, hành hóa, trái phiếu, chứng khoán phái sinh, giao sau, và những cấp tài sản khác Đến cuối năm 1999 chỉ có 33 quỹ đầu tư chỉ số tồn tại trên thế giới với lượng tài sản 39,6 tỷ USD Quý 3 năm 2009 tài sản toàn cầu của các quỹ đã đạt 1530 tỷ USD, theo trung tâm nghiên cứu quỹ Chicago-based Hedge của Chicago Vào cuối năm 2009 có tổng cộng 1939 quỹ đầu tư chỉ số trên toàn thế giới với lượng tài sản tổng cộng là 1030 tỷ USD thông qua cuộc nghiên cứu từ Black Rock Do sự phục hồi của thị trường nên nó đã tăng 45% trong năm 2009

Những điều kiện thị trường năm 2008 khiến các NĐT gặp nhiều rủi ro bất lợi hơn, điều này khiến cho việc đầu tư vào các quỹ đầu tư chỉ số đầu tư chỉ số là một sự lựa chọn tuyệt vời Khi các NĐT bắt đầu mong chờ vào các lựa chọn đầu tư họ đã phát hiện ra rằng các quỹ đầu tư chỉ số đáp ứng được những nhu cầu của họ và cung cấp ít rủi ro hơn, sự minh bạch giá cả, tính thanh khoản, kết cấu sản phẩm, chi phí thấp Các quỹ đầu tư chỉ số trở thành một lựa chọn đầu tư rất hấp dẫn

Trang 32

Tiền đã đổ vào các quỹ đầu tư chỉ số khi thị trường phục hồi trở lại từ thảm họa của cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2008 Chỉ số S&P 500 đã tăng 23% vào năm 2009 sau khi rớt 38,5% vào năm 20008 Chỉ số Nasdaq, đã tạo nên một cú phục hồi dũng mãnh 43,5% vào năm 2009 sau khi rớt đến 40,5 % năm 2008 Tài sản của các quỹ đầu tư chỉ số có khả năng đạt tới 1200 tỷ USD vào cuối năm 2010, theo Deutsche Bank

Cuối năm 2009 ở Mỹ có tổng cộng 772 quỹ đầu tư chỉ số Từ năm 1999 đến 2009 chúng đã tăng từ 30 lên đến vào năm 2009 Từ năm 1999 đến 2009 tài sản nội địa đã tăng từ 33 tỷ USD đến 705 tỷ USD Thời điểm tháng 9 năm 2010 có 916 quỹ đầu tư chỉ số tại Mỹ, với khối lượng tài sản 882 tỷ USD, tăng 189 tỷ so với mười hai tháng trước đó

Quỹ đầu tư chỉ số đã vượt xa các tài sản của tài khoản quản lý riêng biệt tăng lên đến 527 tỷ USD vào cuối quý III năm 2009, theo Cerulli Associates Các quỹ hàng hóa là một nguồn khác trong số đó đã có sự tăng trưởng tích cực Riêng trong năm 1999 các quỹ đã tăng đến 100 triệu USD và đến cuối năm 2009 tăng đến 22,2 tỷ USD

Gần đây, có nhiều loại quỹ đầu tư chỉ số khác được phát hiện trên thị trường như các quỹ đầu tư chỉ số năng động, tìm cách đạt sinh lời nhiều hơn chỉ số mà nó mô phỏng, các quỹ đầu tư chỉ số sử dụng đòn bẩy tài chính và quỹ đầu tư chỉ số bán khống, sử dụng các công cụ nợ để đạt nhiều khoản lời hoặc lợi nhuận ngược, so với mức sinh lời của chỉ

số mà quỹ đó mô phỏng 1.2.3 Phân loại

1.2.3.1 Quỹ đầu tƣ chỉ số theo chỉ số chứng khoán (Index ETF)

Các quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số chứng khoán thỉnh thoảng có thể mua bán tại mức phí thấp hoặc chiết khấu đối với giá trị tài sản ròng của quỹ, nhưng bất kỳ sự khác biệt nào cũng sẽ nhanh chóng được phát hiện thông qua hoạt động kinh doanh chênh lệch giá của các NĐT tổ chức Trong hầu hết mọi trường hợp, thậm chí giá trong ngày sẽ tương quan khá chính xác với giá trị thực tế của chứng khoán cơ bản Các quyền chọn bổ sung có sẵn chẳng hạn như các quỹ đầu tư chỉ số có sử dụng đòn bẩy và các quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống, mà chúng sẽ có những phản ứng đồng nhất hoặc trái ngược, tương ứng với chỉ số cơ bản Các quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số chứng khoán có thể được tìm

Trang 33

thấy dựa trên hầu hết những chỉ số quan trọng như chỉ số công nghiệp trung bình DowJones, S&P 500, và Russell 2000

Chi phí có thể so sánh được với chi phí thấp nhất của các quỹ hỗ tương không tính phí mua bán chứng khoán trong tập hợp chứng khoán đầu tư của nó được đo bằng tỷ lệ chi phí, nhưng các NĐT thường phải trả một tỷ lệ hoa hồng phí chuẩn cho các giao dịch của họ Tỷ lệ hoa hồng phí các quỹ hỗ tương thường thấp hơn những chứng khoán được mua bán, trao đổi

Các quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số chứng khoán được thiết lập hoặc là như các quỹ tín thác do người thành lập quỹ duy trì mức lãi suất và kiểm soát, quỹ tín thác đơn vị (UITs), hoặc như các quỹ hỗ tương dạng mở, và kết quả là sẽ có những chỉ dẫn mang tính quy tắc hơi khác nhau Hầu hết chứng khoán của các quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số chứng khoán có thể được mua bán với những lệnh giới hạn, được bán khống, được mua với đòn

bẩy

1.2.3.2 Quỹ đầu tƣ chỉ số theo ngành hoặc các loại hàng hóa (Commodity ETF)

Quỹ đầu tư chỉ số theo ngành hoặc các loại hàng hóa là các quỹ đầu tư chỉ số mà nó đầu tư vào những mặt hàng vật chất như sản phẩm nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản kim loại Một quỹ đầu tư chỉ số theo ngành hoặc các loại hàng hóa có thể tập trung vào một mặt hàng đơn lẻ và giữ nó trong việc đầu tư vào hàng hóa thật hoặc có thể đầu tư vào các hợp đồng giao sau Những quỹ đầu tư chỉ số theo ngành hoặc các loại hàng hóa khác có vẻ như theo đuổi sự diễn biến của một chỉ số hàng hóa mà nó bao gồm hàng tá mặt hàng riêng lẻ thông qua sự kết hợp cả vệc đầu tư vào những hàng hóa vật chất và các chứng khoán phái sinh

Bởi vì có nhiều quỹ đầu tư chỉ số theo ngành hoặc các loại hàng hóa sử dụng đòn bẩy thông qua việc các hợp đồng phái sinh, họ có thể có những tỷ lệ lớn tiền mặt không được đầu tư, mà số tiền này thường được dùng để mua trái phiếu kho bạc hoặc các tài sản

gần rủi ro khác

Trang 34

a Quỹ đầu tƣ chỉ số theo ngành nông nghiệp1 (Agricultural ETF)

Quỹ đầu tư chỉ số theo ngành nông nghiệp là các quỹ đầu tư chỉ số đầu tư chính vào chứng khoán của các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu như: cà phê, đậu nành, đường, v.v…

Theo sau việc bơm lượng lớn tiền vào thị trường vốn trong những năm gần đây, lạm phát đã trở thành mối quan tâm lớn của các NĐT, và nhiệm vụ phát hiện ra những tài sản mà chúng cung cấp danh mục bảo vệ chống lại sự tăng đột biến trong chỉ số CPI đã xuất hiện khá nhiều loại hình Trong khi những trái phiếu được bảo vệ chống lạm phát là những công cụ được một số người lựa chọn, thì một số khác đã chuyển sự chú ý đến các loại hàng hóa, hy vọng rằng việc bổ sung các tài sản cứng vào danh mục đầu tư sẽ giảm thiểu sự biến động tổng thể và cung cấp một hàng rào chống lạm phát

Hầu hết các NĐT đang tìm kiếm mặt hàng nào đó như một cách bảo vệ chống lại lạm phát tập trung vào vàng và dầu, hai nguồn tài nguyên theo lịch sử có giá trị gia tăng tương ứng với mức độ lạm phát Nhưng trong những năm gần đây hàng hóa nông nghiệp đã trở thành sự lựa chọn ngày càng phổ biến, vì sự gia tăng dân số và sự khan hiếm đất đai tạo nên một môi trường hấp dẫn cho NĐT Hơn thế nữa, bởi vì các tài nguyên này chiếm tỷ trọng đáng kể nhất trong ngân sách hộ gia đình, việc đầu tư trong nông nghiệp giúp đối phó với sự tăng lên bất ngờ trong giá cả Khi lạm phát quay đầu, giá thực phẩm trước tiên sẽ tăng, làm cho việc đầu tư vào nông nghiệp hấp dẫn những NĐT mà họ lo lắng rằng một làn sóng lạm phát to lớn là không thể tránh khỏi

b Quỹ đầu tƣ chỉ số theo giá năng lƣợng2 (Energy commodity ETF)

Đây là một mảng rộng của các quỹ đầu tư chỉ số bao gồm các quỹ tập trung vào việc thăm dò dầu, khí; tạo lập, phân phối, bán lẻ khí đốt và các sản phẩm tinh chế khác; công ty điện lực và sản xuất năng lượng thay thế Các quỹ đầu tư chỉ số theo giá năng lượng có thể chỉ đầu tư vào các công ty có cơ sở đặt tại Hoa Kỳ, các công ty năng lượng toàn cầu hoặc sự pha trộn của hai loại trên

Trang 35

Những cung cấp bên trong mảng đầu tư chỉ số theo giá năng lượng bao gồm những bản sao của các chứng khoán ngành năng lượng được tìm thất trong S&P 500, các nhà cung cấp năng lượng Mỹ, các nhà cung cấp năng lượng toàn cầu và các quỹ của một ngành phụ chỉ định cụ thể, chẳng hạn như hạt nhân, khí đốt, than đá,v.v…Tỷ trọng chứng khoán bên trong những quỹ đầu tư chỉ số này có thể dựa trên mức vốn hóa thị trường, tỷ trọng cân bằng hoặc tỷ trọng nền tảng, dựa trên các số liệu tài chính như thu nhập ròng hoặc năng suất cổ tức

Các quỹ đầu tư chỉ số theo giá năng lượng đại diện cho một khu vực được nắm giữ bởi cả những NĐT bảo thủ và NĐT mạo hiểm, bởi vì năng lượng đại diện cho một tỷ lệ lớn trong nền kinh tế toàn cầu Điều này được chứng minh bởi phần trăm phân bổ cao của năng lượng bên trong phạm vi trung bình thị trường giống như S&P 500

Các quỹ đầu tư chỉ số theo giá năng lượng có lợi thế về giá cả và giao dịch trong ngày, mà điều này có thể làm chúng thêm hấp dẫn hơn các quỹ hỗ tương được đầu tư tương tự Các NĐT nên đọc những bản cáo bạch và các bản bố cáo cẩn thận để chắc chắn những hướng dẫn nào cho một quỹ đầu tư chỉ số có liên quan đến các khu vực tập trung tương tự, chẳng hạn như khai thác mỏ và hàng hóa

Có 13 loại quỹ đầu tư chỉ số theo giá năng lượng3, bao gồm: quỹ đầu tư chỉ số năng lượng đơn hợp đồng, quỹ đầu tư chỉ số năng lượng đa hợp đồng, quỹ đầu tư chỉ số năng lượng mua bán khống, quỹ đầu tư chỉ số năng lượng sạch và thay thế, quỹ đầu tư chỉ số năng lượng khí thiên nhiên, quỹ đầu tư chỉ số năng lượng tổng hợp, quỹ đầu chỉ số năng lượng khí đốt, quỹ đầu tư chỉ số năng lượng gió, quỹ đầu tư chỉ số năng lượng mặt trời, quỹ đầu tư chỉ số năng lượng hạt nhân, quỹ đầu tư chỉ số nhiên liệu sinh học, quỹ đầu tư chỉ số than đá, quỹ đầu tư chỉ số dầu

c Quỹ đầu tƣ chỉ số theo ngành công nghiệp4 (Industrial commodity ETF)

Chính là các quỹ đầu tư chỉ số đầu tư vào các chứng khoán của những sản phẩm công nghiệp thuộc các ngành khác nhau, bao gồm: không gian vũ trụ và quốc phòng,

Các quỹ đầu tư chỉ số theo giá năng lượng, xem phụ lục 8

4 Danh mục các quỹ đầu tư chỉ số theo ngành công nghiệp, phụ lục 9

Trang 36

công nghệ sinh học, xây dựng, hàng tiêu dùng và dịch vụ, năng lượng, dầu khí, năng lượng thay thế, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, công nghiệp, mạng máy tính, truyền thông, kim loại và khai thác mỏ, dược phẩm, ngành bán lẻ, chất bán dẫn, phần mềm, viễn thông, giao thông vận tải, ngành tiện ích

d Quỹ đầu tƣ chỉ số theo các kim loại quý (Precious mental ETF)

Một quỹ đầu tư chỉ số theo các kim loại quý đầu tư vào chứng khoán của những công ty sở hữu kim loại quý, quá trình khai thác hoặc sản xuất các kim loại quý Kim loại quý là một sự đầu tư mang tính phòng thủ tốt đối với các NĐT tạo nên hàng rào chống lại lạm phát hoặc suy thoái

Kim loại quý là kim loại rất hiếm và mang một giá trị kinh tế cao Giá trị cao của chúng được bảo đảm bởi giá trị sử dụng công nghiệp và với tư cách như một hàng hóa đầu tư Giá trị sử dụng công nghiệp của chúng rất thay đổi từ sử sụng làm đồ trang sức đến sản xuất hạt nhân Những kim loại quý bao gồm: vàng, bạc, bạch kim, iridium, rhodium, palladium

Người ta có thể đầu tư vào những kim loại quý bằng cách mua những hàng hóa vật chất, bằng cách đầu tư vào những hợp đồng tương lai hoặc mua các chứng khoán đại chúng được mua bán bởi các công ty có liên quan đến việc nghiên cứu, khai thác và chế biến những kim loại quý này Sau đó các chứng khoán này được niêm yết trên những sàn giao dịch khác nhau như các cổ phiếu khác NĐT có thể mua hoặc bán chúng bất cứ lúc nào

Các quỹ đầu tư chỉ số theo kim loại quý cũng có các ưu và nhược điểm của nó Các ưu điểm như: một nhà kinh doanh không cần phải giữ hàng tỷ đô la bên mình, làm ảnh hưởng đến sự an toàn mình; các quỹ đầu tư chỉ số theo kim loại quý có mức phí quản lý thấp Bên cạnh đó là những nhược điểm như: các quỹ đầu tư chỉ số theo các kim loại quý có thể được đổi thành tiền mặt không chỉ bằng chính kim loại quý đó; nhiều quỹ đầu tư chỉ số bị tác động mạnh bởi thuế do các vùng địa lý khác nhau

Một vài quỹ đầu tư chỉ số theo các kim loại quý phổ biến: có nhiều khu vực chuyên biệt quỹ đầu tư chỉ số theo các kim loại quý chỉ đầu tư vào các công quy chế biến vàng hoặc bạc Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu liệt kê hầu hết các quỹ đầu tư chỉ số theo

Trang 37

kim loại quý phổ biến nhất đầu tư vào các tỷ trọng kim loại quý khác nhau trên toàn cầu: ELEMENTS MLCX Precious Metals Plus Index ETN (PMY), iPath Dow Jones-AIG Precious Metals Total Return Sub-Index ETN(JJP), PowerShares DB Precious Metals Fund (DBP), quỹ đầu tư chỉ số Leveraged Precious Metals ETF (LPMT-LSE), quỹ đầu tư chỉ số Physical PM Basket ETF (PHPM-LSE), quỹ đầu tư chỉ số Physical PM Basket Sterling ETF (PHPP-LSE), quỹ đầu tư chỉ số Precious Metals ETF (AIGP-LSE), quỹ đầu tư chỉ số Short Precious Metals ETF (SPMT-LSE)

1.2.3.3 Quỹ đầu tƣ chỉ số trái phiếu (Bond ETF)

Một loại quỹ đầu tư chỉ số dành riêng đầu tư vào các trái phiếu Đầu tư chỉ số trái phiếu rất giống trái phiếu quỹ hỗ tương trong danh mục trái phiếu mà họ nắm giữ và có thể rất khác nhau trong các chiến lược, từ trái phiếu kho bạc Mỹ để hưởng lãi suất cao, từ dài hạn đến ngắn hạn Đầu tư chỉ số trái phiếu mua bán giống các chứng khoán và được quản lý một cách thụ động

Một quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu mua bán suốt cả ngày và do đó nó có tính thanh khoản hơn một quỹ hỗ tương mà chỉ giao dịch tại một mức giá trong một ngày theo NAV của nó Có một hạn chế là phí môi giới phát sinh khi giao dịch trong một quỹ đầu tư chỉ số, giống như khi giao dịch một cổ phiếu Đầu tư chỉ số trái phiếu trả cổ tức hàng tháng và thặng dư vốn hàng năm

Các ưu điểm của quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu như: quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu đầu tư vào trái phiếu chính phủ cực tốt trong suốt thời kỳ suy thoái khi các NĐT rút hết tiền của họ từ thị trường và đầu tư vào trái phiếu chính phủ vì mục đích an toàn Đầu tư chỉ số trái phiếu là một cách đầu tư tức thời trong một danh mục thu nhập cố định vì lãi suất cố định mà nó mang lại Bên cạnh đó các quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu cũng có những nhược điểm như: chi phí quản lý của các quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu có thể làm giảm lợi nhuận Đầu tư chỉ số trái phiếu không cung cấp sự linh hoạt cho việc tạo ra một thứ gì đó duy nhất cho lợi nhuận cao hơn Đầu tư chỉ số trái phiếu có một khoản hoa hồng phí cao hơn Vì thế, nhà kinh doanh ngắn hạn không tạo ra nhiều lợi nhuận như khi họ đầu tư vào thứ khác

Trang 38

Có 14 loại quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu5, bao gồm: quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu công ty, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu chính phủ Mỹ, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu đô thị, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu chống lạm phát, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu tổng hợp, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu ngắn hạn, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu trung hạn, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu dài hạn, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu quốc tế, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu mua bán khống, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu có sử dụng đòn bẩy, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu có thể chuyển đổi, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu giáp lưng, quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu đầu

1.2.3.4 Quỹ đầu tư chỉ số thị trường tiền tệ6 (Currency ETF)

Một quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ, là một loại sản phẩm tài chính kết hợp những phần tốt nhất của chứng khoán và đầu tư tiền tệ vào trong một sản phẩm duy nhất Không giống như giao dịch thị trường ngoại hối mang tính truyền thống và có gì đó phức tạp trong cách đầu tư vào tiền tệ, quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ có thể được mua và bán giống những cổ phiếu thông thường Kết quả là chúng dễ tiếp cận hơn đối với NĐT hạn trung Đặc biệt, quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ dựa trên sự kết hợp thị trường và sự thay đổi của tỷ giá hối đoái như là một cách phản ánh giá trị vào một hoặc nhiều loại tiền tệ

Quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ của một loại tiền bám theo giá trị của nó đối với những loại tiền khác trong sự kết hợp với những hợp đồng kỳ hạn, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ Quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ phổ biến dựa trên những loại tiền tệ ở các quốc gia mới nổi hoặc tăng trưởng nhanh như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga Các quỹ này tồn tại, tuy nhiên chỉ hoạt động với mỗi loại tiền tệ Ví dụ, nếu một NĐT đang xem xét FXE, là mã đại diện cho quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ dựa trên đồng euro, kết quả sẽ là một mô phỏng của giá trị đồng Euro so với các đồng tiền khác trên toàn thế giới Một vài quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ cũng bám sát nhiều hỗn hợp tiền tệ, và phản ánh hiệu suất kết hợp của chúng

Các công ty quản lý quỹ đầu tư chỉ số có thể mua các loại tiền tệ và giữ chúng trong quỹ Họ giới thiệu các cổ phiếu của quỹ này trước khi bán ra công chúng Cổ phiếu

Trang 39

của một quỹ đầu tư chỉ số có thể được mua trên thị trường chứng khoán, giống như một người mua cổ phiếu Mỗi cổ phần của một quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ được định giá bởi NĐT vào mức 100 lần tỷ giá hối đoái của loại tiền tệ được nắm giữ Các quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ được sử dụng để tiếp cận thị trường tài chính lớn nhất của thế giới - thị trường ngoại hối

Một số lợi ích của quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ: những quỹ đầu tư chỉ số này cung cấp khả năng chống lại mất giá tiền tệ Quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ tạo ra những cơ hội đầu tư cao vào thị trường ngoại hối phổ biến Bên cạnh đó, quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ có một số nhược điểm như: không dễ để dự đoán chiều hướng của một loại tiền tệ Quỹ đầu tư chỉ số tiền tệ cần phải chi trả phí thường niên

1.2.3.5 Quỹ đầu tƣ chỉ số đƣợc quản lý chủ động (Actively managed ETF)

Một quỹ đầu tư chỉ số được quản lý chủ động là một quỹ hỗ tương mở mà nó mua bán trên thị trường chứng khoán quốc gia như một cổ phiếu Mặc dù hầu hết quỹ đầu tư chỉ số là quỹ chỉ số được quản lý thụ động, trong năm 2008 Ủy ban chứng khoán Mỹ đã phê chuẩn sự phát triển đầu tiên của một quỹ đầu tư chỉ số chủ động, mà nó không bám sát một chỉ số chuẩn nào Một quỹ đầu tư chỉ số quản lý chủ động bao gồm một bộ các chứng khoán, trái phiếu và hàng hóa và có một người quản lý nghiên cứu và thực hiện các giao dịch Vì vậy một quỹ đầu tư chỉ số quản lý chủ có sự linh hoạt hơn, và nó có thể đánh bại thị trường nếu có một nhà điều hành quỹ hiệu quả

Giao dịch diễn ra khác nhau giữa một quỹ đầu tư chỉ số so với quỹ hỗ tương Cổ phần được mua trực tiếp từ quỹ đầu tư chỉ số trong một khối được gọi là đơn vị tạo lập gồm hàng chục ngàn cổ phần Cổ phần quỹ đầu tư chỉ số được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán quốc gia và có thể được trao đổi sau đó trên thị trường thứ cấp bởi các NĐT cá nhân

Quỹ đầu tư chỉ số được quản lý chủ động có mức phí thấp hơn so với quỹ hỗ tương, ngay cả khi được quản lý bởi cùng nhà quản lý và dùng chung một chiến lược Bởi vì chúng được quản lý chủ động và thu doanh số cao hơn, chúng có mức phí cao hơn quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số chứng khoán, mà nó yêu cầu ít sự quyết định và trao đổi Đầu tư chỉ số quản lý chủ động cũng có lợi thế về thuế hơn so với quỹ hỗ tương

Trang 40

Tuy nhiên, quỹ đầu tư chỉ số quản lý chủ động còn khá mới mẻ so với các sản phẩm tương tự và chưa được các NĐT chấp nhận Tính đến tháng 1 năm 2010, quỹ đầu tư chỉ số quản lý chủ động chỉ chiếm khoảng 140 triệu USD, trong khi quỹ đầu tư chỉ số theo ngành công nghiêp trị giá hơn 1000 tỷ USD Các NĐT tránh các quỹ đầu tư chỉ số được quản lý chủ động vì nhiều lý do Mực độ minh bạch làm nó khó giúp NĐT phòng

tránh rủi ro, và nó còn quá mới để khẳng định rằng nó sẽ tốt hơn các quỹ hỗ tương

1.2.3.6 Quỹ đầu tƣ chỉ số có sử dụng đòn bẩy và quỹ đầu tƣ chỉ số mua bán khống (Leveraged ETF and short ETF)

a Quỹ đầu tƣ chỉ số mua bán khống

Quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống là những quỹ đầu tư chỉ số được thiết kế để thực hiện theo hướng trái ngược với chỉ số cơ bản của chúng Điều này giải thích tại sao chúng còn được biết như các quỹ đầu tư chỉ số nghịch Đầu tư vào một quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống là cách khá đơn giản để sử dụng kết hợp chiến lược đầu tư tối ưu cho việc tạo ra lợi nhuận khi rớt giá Một vài quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống như: Short QQQ (Nasdaq-100), Short Dow 30 (DJIA), Short S&P 500 (S&P 500), Short MidCap 400 (S&P MidCap 400), Short SmallCap 600 (S&P SmallCap 600), Short Russel 2000 (Russell 2000)

Lợi ích của quỹ đầu tư chỉ số mua bán không là: trong một quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống, một NĐT không yêu cầu phải có một tài khoản ký quỹ Với một quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống, nó có thể tập trung vào một khu vực đặc biệt như năng lượng, tài chính hoặc tiêu dùng Quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống thường được NĐT dùng để giúp danh mục đầu tư của họ chống lại giảm giá Tuy nhiên, có một vào nhược điểm liên quan đến lựa chọn đầu tư này Quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống có tỷ lệ chi phí cao hơn so với quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số chứng khoán tiêu chuẩn Vì quỹ đầu tư chỉ số được quản lý chủ động, chi phí phát sinh có thể làm giảm thiểu lợi nhuận thu được

b Quỹ đầu tƣ chỉ số có sử dụng đòn bẩy

Quỹ đầu tư chỉ số có sử dụng đòn bẩy là một quỹ đầu tư chỉ số mà nó sử dụng đòn bẩy để khuếch đại lợi nhuận Quỹ đầu tư chỉ số có dùng đòn bẩy nhằm cung cấp một đòn bẩy cố định theo tỷ lệ 2:1 hoặc 3:1 trong suốt quá trình đầu tư Thông qua cơ chế này, các

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Chu trình hoạt động của quỹ đầu tư - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 1.1 Chu trình hoạt động của quỹ đầu tư (Trang 12)
Hình 1.1: Chu trình hoạt động của quỹ đầu tư - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 1.1 Chu trình hoạt động của quỹ đầu tư (Trang 12)
Bảng 1.1: Thị trường quỹ đầu tư trên thế giới - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Bảng 1.1 Thị trường quỹ đầu tư trên thế giới (Trang 13)
Bảng 1.1: Thị trường quỹ đầu tư trên thế giới - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Bảng 1.1 Thị trường quỹ đầu tư trên thế giới (Trang 13)
Hình 2.1: Sự thay đổi trong chỉ số S&P 500 và NAV của quỹ - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 2.1 Sự thay đổi trong chỉ số S&P 500 và NAV của quỹ (Trang 52)
Hình 2.1: Sự thay đổi trong chỉ số S&P 500 và NAV của quỹ - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 2.1 Sự thay đổi trong chỉ số S&P 500 và NAV của quỹ (Trang 52)
Hình 2.2: Mức tăng trưởng của đầu tư ban đầu - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 2.2 Mức tăng trưởng của đầu tư ban đầu (Trang 53)
Hình 2.2 : Mức tăng trưởng của đầu tư ban đầu - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 2.2 Mức tăng trưởng của đầu tư ban đầu (Trang 53)
Hình 2.3: Tình hình các quỹ đầu tư chỉ số ở Mỹ năm 2010 - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 2.3 Tình hình các quỹ đầu tư chỉ số ở Mỹ năm 2010 (Trang 54)
Hình 2.3 : Tình hình các quỹ đầu tư chỉ số ở Mỹ năm 2010 - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 2.3 Tình hình các quỹ đầu tư chỉ số ở Mỹ năm 2010 (Trang 54)
Hình 2.4: Sơ đồ hoạt động đầu tư chỉ số - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 2.4 Sơ đồ hoạt động đầu tư chỉ số (Trang 56)
Hình 2.4: Sơ đồ hoạt động đầu tư chỉ số - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 2.4 Sơ đồ hoạt động đầu tư chỉ số (Trang 56)
Bảng 2.1: 10 mã cổ phiếu trong chỉ số MVVNM (tính đến 18/01/2011) - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Bảng 2.1 10 mã cổ phiếu trong chỉ số MVVNM (tính đến 18/01/2011) (Trang 69)
Bảng 2.1: 10 mã  cổ phiếu trong chỉ số MVVNM (tính đến 18/01/2011) - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Bảng 2.1 10 mã cổ phiếu trong chỉ số MVVNM (tính đến 18/01/2011) (Trang 69)
Đầu tư chỉ số được xây dựng dưới hình thức là một quỹ theo mô hình “Trust” hoặc một quỹ tương hỗ mở, với mục đích mô phỏng diễn biến của một chỉ số, một hàng hóa  hoặc một rổ cổ phiếu và có chứng chỉ quỹ được giao dịch như một cổ phiếu niêm yết trên  một  - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
u tư chỉ số được xây dựng dưới hình thức là một quỹ theo mô hình “Trust” hoặc một quỹ tương hỗ mở, với mục đích mô phỏng diễn biến của một chỉ số, một hàng hóa hoặc một rổ cổ phiếu và có chứng chỉ quỹ được giao dịch như một cổ phiếu niêm yết trên một (Trang 71)
- Phải thực sự có đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường và hình thành danh mục thỏa điều kiện như đã đề cập - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
h ải thực sự có đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường và hình thành danh mục thỏa điều kiện như đã đề cập (Trang 72)
Bảng 2.3: Ví dụ về đầu tư chỉ số - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Bảng 2.3 Ví dụ về đầu tư chỉ số (Trang 72)
Bảng 3.1: Mức độ quan tâm của các NĐT đến TTCK và quỹ đầu tư chỉ số - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Bảng 3.1 Mức độ quan tâm của các NĐT đến TTCK và quỹ đầu tư chỉ số (Trang 83)
Bảng 3.1: Mức độ quan tâm của các NĐT đến TTCK và quỹ đầu tư chỉ số - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Bảng 3.1 Mức độ quan tâm của các NĐT đến TTCK và quỹ đầu tư chỉ số (Trang 83)
Hình 3.1: Mức độ ưa thích rủi ro của NĐT - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 3.1 Mức độ ưa thích rủi ro của NĐT (Trang 84)
Hình 3.1: Mức độ ưa thích rủi ro của NĐT - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 3.1 Mức độ ưa thích rủi ro của NĐT (Trang 84)
Hình 3.2: Tình hình đầu tư vào loại cổ phiếu mới ít rủi ro, lợi nhuận ổn định - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 3.2 Tình hình đầu tư vào loại cổ phiếu mới ít rủi ro, lợi nhuận ổn định (Trang 85)
Hình 3.2: Tình hình đầu tư vào loại cổ phiếu mới ít rủi ro, lợi nhuận ổn định - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 3.2 Tình hình đầu tư vào loại cổ phiếu mới ít rủi ro, lợi nhuận ổn định (Trang 85)
Bảng 3.2: Đánh giá khả năng thành lập và hiệu quả của quỹ đầu tư chỉ số - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Bảng 3.2 Đánh giá khả năng thành lập và hiệu quả của quỹ đầu tư chỉ số (Trang 86)
Hình thức này được gọi là “đầu tư chỉ số”, và có phải chăng đây là phương án mới mà  các nhà chức trách TTCK Việt Nam đang tìm kiếm? Bảng 3.1 cho thấy mức độ quan tâm  của  NĐT  về  hình  thức  mới  này - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình th ức này được gọi là “đầu tư chỉ số”, và có phải chăng đây là phương án mới mà các nhà chức trách TTCK Việt Nam đang tìm kiếm? Bảng 3.1 cho thấy mức độ quan tâm của NĐT về hình thức mới này (Trang 86)
Bảng tỷ trọng của các loại sản phẩm trong ETF theo nông nghiệp: - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Bảng t ỷ trọng của các loại sản phẩm trong ETF theo nông nghiệp: (Trang 133)
Bảng tỷ trọng của các loại sản phẩm trong ETF theo nông nghiệp: - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Bảng t ỷ trọng của các loại sản phẩm trong ETF theo nông nghiệp: (Trang 133)
Như thể hiện trong bảng trên đây, các thành phần của các quỹ này thay đổi theo hướng đa dạng hóa đáng kể nông nghiệp, với sự khác biệt lớn nhất là sự bao gồm hoặc  loại trừ thịt lợn và gia súc (DBA và FUD cho trọng số vật liệu trong khi các mặt hàng này   - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
h ư thể hiện trong bảng trên đây, các thành phần của các quỹ này thay đổi theo hướng đa dạng hóa đáng kể nông nghiệp, với sự khác biệt lớn nhất là sự bao gồm hoặc loại trừ thịt lợn và gia súc (DBA và FUD cho trọng số vật liệu trong khi các mặt hàng này (Trang 134)
Hình1: Tỷ suất sinh lợi từ năm1983 đến 2004 - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Hình 1 Tỷ suất sinh lợi từ năm1983 đến 2004 (Trang 139)
13. Khi tham gia đầu tư chứng khoán bạn muốn đầu tư dưới hình thức nào? (SA)  Cá nhân tự đầu tư vào các mã chứng khoán đang lưu hành trên thị trường   Góp vốn vào các quỹ đầu tư  - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
13. Khi tham gia đầu tư chứng khoán bạn muốn đầu tư dưới hình thức nào? (SA)  Cá nhân tự đầu tư vào các mã chứng khoán đang lưu hành trên thị trường  Góp vốn vào các quỹ đầu tư (Trang 155)
21. Bạn nghĩ đầu tư chỉ số là loại hình đầu tư thích hợp với những nhà đầu tư nào (MA)  - Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
21. Bạn nghĩ đầu tư chỉ số là loại hình đầu tư thích hợp với những nhà đầu tư nào (MA) (Trang 156)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w