Nhận định khả năng xây dựng quỹ đầu tƣ chỉ số ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf (Trang 82 - 87)

d. Các quỹ đầu tƣ chỉ số chứng khoán Việt Nam niêm yết trên thị trƣờng

3.2 Nhận định khả năng xây dựng quỹ đầu tƣ chỉ số ở Việt Nam

Bài học kinh nghiệm từ các quỹ đầu tư chỉ số nước ngoài đã cho thấy, hình thành một chỉ số trên thị trường đòi hỏi 3 điều kiện: thứ nhất, phải xây dựng tiêu chí đầu tư theo chỉ số thị trường một cách rõ ràng. Trước tiên phải lựa chọn một loại chỉ số thị trường nào để dõi theo. Thứ hai, xây dựng bộ lọc cổ phiếu đáp ứng tiêu chí ở trên để đưa ra một danh mục đầu tư, danh mục đầu tư gồm các cổ phiếu có giá trị vốn hóa chiếm khoảng 50- 80% giá trị vốn hóa toàn thị trường. Thứ ba, phải đầu tư thực sự vào cổ phiếu trên thị trường theo danh mục đã được xây dựng. Khi NĐT mua chứng chỉ quỹ của quỹ chỉ số phải chấp nhận mức lỗ/lãi của danh mục đầu tư này giống như khi đầu tư vào các quỹ thông thường khác.

Ta thấy, một phương pháp đầu tư đã phổ biến tại phần lớn các thị trường tiên tiến trên thế giới thì xu thế tất yếu nó sẽ được áp dụng tại các thị trường mới nổi khác trong tương lai, ví dụ như tại Việt Nam. TTCK Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, mức tăng trưởng hàng năm của thị trường là khá cao và lớn hơn so bình quân toàn thế giới. Tuy nhiên, khoảng 80% đối tượng tham gia thị trường là những NĐT nhỏ lẻ còn thiếu hiểu biết cũng như kinh nghiệm đầu tư, họ dễ trở thành nạn nhân trong thị trường chưa thực sự minh bạch và đặc tính đầu cơ rất cao. Do vậy, sự hình thành các quỹ đầu tư theo chỉ số sẽ mang đến cho NĐT nhỏ lẻ trong nước một sản phẩm tài chính khá an toàn với mức sinh lời tương đối cao. Ví dụ như năm 2009, mức sinh lời trung bình toàn thị trường đạt khoảng trên 50%, còn trong năm 2010 kỳ vọng ở mức là 20%.

Hiện nay, một số công ty chứng khoán đã đón đầu xu hướng phát triển các quỹ đầu tư theo chỉ số bằng cách xây dựng những bộ chỉ số riêng như một bước đệm để hình thành quỹ như: SSI30 của Công ty chứng khoán SSI, DCVN30 Index của Dragon Capital, CBV Index của CTCK Biển Việt, WSS10 của CTCK Phố Wall, VIR 50 Index của Báo Đầu tư chứng khoán… Tuy nhiên, những bộ chỉ số này chưa được kiểm chứng tính đại diện cho toàn thị trường và hiện chỉ mang tính khuyến nghị để NĐT khoanh vùng, lựa chọn cổ phiếu theo chiến lược riêng của họ.

Để đánh giá khả năng cũng như triển vọng xây dựng quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một bài khảo sát15 thực tế nhằm tìm hiểu nhu cầu và xu hướng chung của thị trường nói chung và của các NĐT nói riêng. Bài khảo sát chủ yếu nhắm vào hai đối tượng chính đó là sinh viên và các NĐT chứng khoán thực sự. Lý do mà nhóm nghiên cứu chọn hai đối tượng này là vì: thứ nhất, sinh viên là đối tượng đang bước đầu tiếp cận với thị trường và xu hướng sẽ là những NĐT trong tương lai, chắc hẳn sẽ có sự tìm hiểu và những đánh giá khá chính xác về thị trường; thứ hai, các NĐT trên thị trường có kinh nghiệm trong việc đầu tư, khả năng nhìn nhận hoạt động thị trường cũng khá chính xác, và hơn nữa là tầm nhìn về triển vọng trong tương lai cũng khả quan hơn. Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát cho thấy mức độ quan tâm của các đối tượng đến chứng khoán rất cao chiếm 88.04%, từ đó cũng thấy được sự phát triển rất thịnh của TTCK trong thời kì hiện nay. Bên cạnh đó các NĐT cũng thể hiện sự quan tâm của mình đến thị trường mà đặc biệt là các quỹ đầu tư, thể hiện qua tỷ lệ khoảng 48%. Điều đó cũng cho ta những nhận xét về sự chuyển dịch trong đầu tư, sự quan tâm hơn đến việc đầu tư vào các quỹ nhằm đạt tỷ suất sinh lợi cao hơn và rủi ro thấp hơn thể hiện sự phát triển của các quỹ đầu tư. Có 31.25% các NĐT có khuynh hướng đầu tư bằng việc góp vốn vào các quỹ đầu tư và khoảng 8.65% NĐT vào các chứng chỉ quỹ do các quỹ đầu tư phát hành nhằm hạn chế rủi ro và đạt lợi nhuận ổn định hơn.

Bảng 3.1: Mức độ quan tâm của các NĐT đến TTCK và quỹ đầu tư chỉ số

15

Xem phụ lục 12.

Đó là những đánh giá chung nhất về sự quan tâm của NĐT hiện nay đến thị trường chúng khoán, điều đó cũng chứng tỏ rằng TTCK vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều hứa hẹn mang lại tỷ suất sinh lợi rất cao cho các NĐT tham vọng và muốn làm giàu một cách bức phá. Từ đó ta cũng thấy được một điều đáng quan tâm ở đây là các NĐT sẽ chấp nhận mức độ rủi ro thế nào trong khi đầu tư. Như trong hình 3.1 cho thấy, có sự chênh lệnh không đáng kể giữa những NĐT chấp nhận độ rủi ro cao 62.79% và những NĐT không ưa thích rủi ro 37.21%.

Hình 3.1: Mức độ ưa thích rủi ro của NĐT

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

Ta có thể nói rằng, ở thời điểm này các NĐT đã có sự chuyển dịch rủi ro từ cao xuống thấp, họ giảm bớt những đầu tư nguy hiểm và thay vào đó là sự đầu tư an toàn hơn dù mức sinh lợi thấp hơn. Bên cạnh đó, do thị trường thường xuyên chào đón những NĐT mới khởi sự bước vào lĩnh vực đầu tư siêu lợi nhuận này. Bản thân các NĐT mới này do mới chập chững bước vào thị trường nên khẩu vị rủi ro của họ còn thấp, hay chấp nhận mức sinh lợi thấp. Còn các NĐT kì cựu của thị trường do quá đầy kinh nghiệm nên cũng có sự do dự trong đầu tư hiện nay. Vì qua thực tế thị trường trong thời gian gần đây cho thấy, TTCK Việt Nam đang biến động mạnh và có chiều hướng giảm điểm của chỉ số VN-Index. Gánh lấy quá nhiều những khoản lỗ từ sự biến động bất thường của thị trường, các NĐT này có không mấy ưa thích rủi ro cao như trước và có xu hướng tìm đến với sự đầu tư chắc chắn hơn. Bởi vì thực chất sự biến động của giá cổ phiếu là một bước

ngẫu nhiên và không thể dự đoán trước được trong một thị trường hiệu quả, hay nói cách khác các NĐT không thể liên tục chiến thắng được thị trường mà yếu tố may rủi chiếm tỷ lệ cao trong chiến thắng cũng như thất bại. Nếu đã không thắng được thị trường thì ta theo thị trường, đó là chiến lược đầu tư của một số chuyên gia trong ngành chứng khoán trong giai đoạn mà thị trường luôn mang lại “nỗi buồn” trên gương mặt các NĐT. Tuy nhiên, vẫn có những NĐT kiên trì chiến lược chuộng rủi ro vì theo đuổi tỷ suất sinh lợi cao, vì họ nghĩ rằng sẽ đánh bại được thị trường bằng kinh nghiệm, khả năng phân tích, cũng như vận may của mình và lấy lại những gì đã mất đi do thất bại trước đó. Đó là lý do tại sao vẫn còn một tỷ lệ cao các NĐT thích rủi ro cao. Và một câu hỏi đặt ra cho các nhà chức trách rằng: “Phải chăng nên có một phương thức đầu tư mới mà phương thức này mang lại lợi nhuận khá ổn định và rủi ro tương đối thấp?”

Quá nhiều những tổn thất do thị trường chúng khoán mang lại trong thời gian vừa qua, tâm lý của các NĐT đã bị xao động và có phần dè chừng trong sự đầu tư kế tiếp của mình. Quan sát hình 3.2 ta thấy, các NĐT trong bài khảo sát đã thể hiện sự chuyển hướng đầu tư rõ rệt. Con số 45.89% cho quyết định đầu tư vào loại cổ phiếu mới với tỷ suất sinh lợi ổn định và độ rủi ro thấp đã cho chúng ta một suy nghĩ rằng: phải chăng các NĐT đã nhận thấy được sự cần thiết của một phương án đầu tư mới mà với phương án này TTCK sẽ sôi nổi hơn và thu hút cả các NĐT kinh nghiệm và các NĐT mới.

Hình 3.2: Tình hình đầu tư vào loại cổ phiếu mới ít rủi ro, lợi nhuận ổn định

John Bogle, cựu CEO của Vanguard Funds, đã đưa ra lập trường “nếu không thắng được thị trường, thì đi theo nó” và thành lập quỹ chỉ số đầu tiên mô phỏng chỉ số S&P 500. Đầu tư trên chỉ số này, các NĐT sẽ tìm kiếm được một khoản lợi nhuận ổn định và giảm thiểu rủi ro do thị trường mang lại bởi sự san bằng rủi ro của chỉ số này. Hình thức này được gọi là “đầu tư chỉ số”, và có phải chăng đây là phương án mới mà các nhà chức trách TTCK Việt Nam đang tìm kiếm? Bảng 3.1 cho thấy mức độ quan tâm của NĐT về hình thức mới này. Mặc dù tỷ lệ phần trăm chưa cao, chỉ ở mức 16.02% nhưng cũng đủ để ta thấy rằng có chuyển dịch trong suy nghĩ và đánh giá tiềm năng của các NĐT. Cùng với những khảo sát sâu hơn, các NĐT có mức độ đồng tình cao trong việc hợp thức hóa xây dựng quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam. Bảng 3.2 cho thấy sự chênh lệch 7.47% giữa sự đồng tình và không đồng tình. Từ đó ta thấy rõ một xu hướng và sự cần thiết rất cao để xây dựng quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các NĐT đươc khảo sát có mức độ ủng hộ và sẽ đầu tư vào chỉ số mới do quỹ đầu tư chỉ số phát hành, và họ đánh giá cao khả năng thành lập cũng như hiệu quả của quỹ đầu tư chỉ số mang lại.

Bảng 3.2: Đánh giá khả năng thành lập và hiệu quả của quỹ đầu tư chỉ số

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

Như vậy, nhu cầu thực tế là có, xu thế chung cũng đã được được xác định, việc phát triển các quỹ đầu tư chỉ số có lẽ chỉ là chuyện thời điểm. Thế nhưng, một điều cần quan tâm ở đây chính là, tại Việt Nam hiện nay còn thiếu khung pháp lý để hình thành những sản phẩm mới như đầu tư theo chỉ số, giao dịch ký quỹ, sản phẩm phái sinh… Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nên sớm hoàn thiện Luật Chứng khoán theo hướng cởi mở hơn đối

với những sản phẩm này và những yếu tố tác động vào thị trường để tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam từng bước phát triển và hoạt động theo hướng phù hợp hơn so với thông lệ của TTCK quốc tế.

Một phần của tài liệu Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)