ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề xuất một số giải pháp rải chuyền. Ứng dụng quản lý đơn hàng quần trên dây chuyền sản xuất quần tại công ty TNHH May Anh Vũ
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc, các anh chị trong chuyền sản xuất quần của công ty TNHH May Anh Vũ, đặc biệt với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Xuân đến nay em đã hoàn thành đồ án của mình. Trong quá trình thực hiện đồ án mặc dù em đã rất cố gắng nhưng do điều kiện và tài liệu còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo bộ môn cùng các bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà 1 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra con đường mới cho các doanh nghiệp dệt may khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp dệt may phải có đội ngũ cán bộ kĩ thuật có trình độ quản lý điều hành sản xuất tốt, thợ lành nghề có chuyên môn cao đáp ứng được sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Bởi thời trang luôn luôn thay đổi theo quy luật vận động và phát triển không ngừng của nền kinh tế và xu thế thời đại. Do đó muốn sản xuất ra một sản phẩm hợp thời trang đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì đòi hỏi doanh nghiệp may phải không ngừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là việc áp dụng khoa học vào tổ chức sản xuất của Việt Nam chưa tốt, các công ty thường tổ chức theo hình thức tự phát, dựa vào kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu dẫn tới việc tổ chức quản lý trên chuyền chưa được hợp lý, hiệu quả sản xuất còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm làm ra còn phải tái chế nhiều. Trước thực tế ấy, em mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình nhằm khắc phục những bất cập còn tồn tại trong quá trình quản lý chuyền may. Vì vậy em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề xuất một số giải pháp rải chuyền. Ứng dụng quản lý đơn hàng quần trên dây chuyền sản xuất quần tại công ty TNHH May Anh Vũ ”. Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế…kết hợp với những kiến thức về chuẩn bị sản xuất, thiết kế chuyền, tâm lý lao động…được trang bị trong nhà trường nhằm đưa ra các giải pháp khả thi, phù hợp nhất với thực tế tại công ty. Nội dung nghiên cứu đề tài thể hiện trong các phần sau: Chương 1: Một số thực trạng ngành May Việt Nam hiện nay. 2 2 Chương 2: Một số vấn đề lý luận về hiệu quả quản lý chuyền may trong phân xưởng may. Chương 3: Một số yếu tố về quản lý ảnh hưởng đến năng suất chuyền may. Chương 4: Một số tình huống có thể xảy ra khi rải chuyền và đề xuất một số biện pháp giải quyết. Chương 5: Thực trạng quản lý chuyền may trong công ty may Anh Vũ. Chương 6: Ứng dụng quản lý đơn hàng quần tại chuyền sản xuất quần trong công ty TNHH May Anh Vũ. 3 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ THỰC TRẠNG NGÀNH MAY VIỆT NAM HIỆN NAY Trong mấy năm trở lại đây đất nước ta không ngừng phát triển và mở rộng quan hệ hội nhập với các quốc gia trên thế giới và một trong những tiêu chí mà bất kì một tổ chức quốc tế nào cũng không thể bỏ qua khi muốn đánh giá một đất nước có phát triển hay không đó là sự phát triển của ngành công nghiệp đất nước đó. Nhất là một số ngành công nghiệp mũi nhọn và một số ngành công nghiệp đặc thù của quốc gia đó hay còn gọi là ngành công nghiệp thế mạnh của quốc gia …. Nước Việt Nam ta đang trên con đường hội nhập quốc tế vì vậy mà việc xây dựng nền công nghiệp mạnh là một vấn đề vô cùng quan trọng. Đặc biệt việc phát triển ngành công nghiệp nhẹ, trong đó phải kể đến ngành May đã đóng góp một phần rất quan trọng cho đất nước trên con đường thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.1. Thực trạng chung của ngành may Việt Nam Trong năm 2007 dệt may đã vượt qua dầu khí, dẫn đầu về kim ngạch XK, với tốc độ tăng trưởng trên 30%, đạt khoảng 7,5 tỷ USD. Hình1. 1Con số này sẽ tăng lên trong năm 2008 với mục tiêu XK đạt 9,45 tỷ USD, gần chạm đến ngưỡng 10 tỷ USD đặt ra cho năm 2010 (theo Dệt May trên đà phát triển- Việt Báo.com). Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát tăng cao ngành dệt may hiện đang gặp những trở lực khá lớn cần phải vượt qua Khó khăn lớn… Trong giai đoạn hiện nay, ngành dệt may đang gặp 4 trở lực lớn. Trước tiên là tác động vĩ mô do lạm phát, giá nguyên liệu tăng cao và lãi suất ngân hàng cũng ở mức đỉnh. 4 4 Kế đến là cơ sở hạ tầng còn yếu kém, cụ thể như năng lực hạn chế của các cảng cũng tác động không ít đến việc vận chuyển hàng hóa, bên cạnh đó là thủ tục hải quan còn rườm rà, gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp khi xuất nhập hàng hóa. Trở lực thứ ba là việc giám sát bán phá giá của Hoa Kỳ cũng đã làm cho ngành dệt may gặp khá nhiều trở ngại khi thâm nhập vào thị trường rộng lớn và tiềm năng này. Trong khi đó, việc giám sát xuất khẩu vào Hoa Kỳ ngành dệt may lại chưa có số liệu đầy đủ được tổng hợp theo cats (chủng loại hàng hóa) từ phía hải quan và VCCI. Do đó, thông tin vẫn phải phụ thuộc vào số liệu của hải quan Hoa Kỳ nên thường bị động. Còn cơ chế tự giám sát thì hầu như chưa thực hiện được. Khó khăn thứ tư là biến động lao động và tranh chấp lao động đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản phẩm. Điều này đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may (DN DM) nhiều áp lực, trong đó bức xúc nhất là vấn đề lao động. 1.1.1. Trình độ lao động Việc thiếu lao động trong ngành dệt may (DM) hiện nay đã không còn là chuyện mới. Vấn đề này đã được “báo động” và nhắc đến khá nhiều khi DM được xem là một trong những ngành xuất khẩu (XK) chủ lực của Việt Nam. Lao động phổ thông ngày một thiếu, lao động được đào tạo có tay nghề lại càng hiếm. Doanh nghiệp (DN) dệt may đang chịu nhiều áp lực lớn vì vẫn chưa tìm được tiếng nói chung từ phía nhà trường. Nhiều DN DM ở TPHCM cho biết, thời điểm hiện nay, DN không sợ thiếu đơn hàng mà lo nhất là thiếu lao động và thiếu người quản lý giỏi. Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Dệt may - Thêu đan TPHCM nhận xét, nếu DN có những người quản lý giỏi thì năng suất mới có thể cao, đáp ứng được tốc độ tăng trưởng XK. Với cương vị là Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần May Sài Gòn 3, ông Hồng cho biết thêm, để gia tăng XK trong thời gian tới, DN chỉ có thể đầu tư trang thiết bị hiện đại cho dây chuyền sản xuất và chiêu mộ người quản lý giỏi. Việc đầu tư, xây dựng thêm nhà xưởng không chưa phải là quyết định đúng trong thời điểm hiện nay, vì còn phải tính đến việc thiếu lao động và sản xuất lâu dài. 5 5 1.1.2. Năng suất Hiện nay, nhiều DN đã đầu tư các dây chuyền hiện đại vào sản xuất. Hệ thống máy tính hiện đại sẽ phát hiện, cho biết được các sản phẩm may bị lỗi, hỏng do bộ phận nào sản xuất và cụ thể cả tên của người may. Từ đó, lao động có trách nhiệm hơn với sản phẩm mình đã may. Và đây cũng là cơ sở để chấm điểm thi đua, khen thưởng cho người lao động. Ông Nguyễn Ân, Tổng Giám đốc Công ty may Sài Gòn, cho rằng thực tế các doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn đang lãng phí lao động do chưa biết cách tổ chức khoa học. Cùng số lượng công nhân như nhau thì bao giờ các doanh nghiệp nước ngoài cũng đạt năng suất cao hơn, có thể gấp đôi so với doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhờ bố trí chuyền may hợp lý (nguồn theo Vinatex). Do đó, để đạt hiệu quả cao hơn ngoài việc tổ chức chuyền hợp lý, các doanh nghiệp trong nước cần phải rà soát chọn những đơn hàng có giá cao, đơn giản và ít chi tiết để ký hợp đồng. Song song đó là việc thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm đối với đối tác, cộng đồng thì lợi nhuận đem lại sẽ cao hơn. 1.1.3. Biến động lao động Trước đây, để giải quyết áp lực khi lao động nông thôn tràn về các thành phố lớn, nhiều DN DM Việt Nam đã có hướng di dời, xây dựng nhà máy tại các tỉnh, với mong muốn tận dụng được nguồn lao động dồi dào ở đây. Tuy nhiên, trên thực tế, năng suất lao động bị thấp vì công nhân thiếu tác phong công nghiệp và tay nghề còn yếu. Đó là chưa kể đến việc ngành may đã không còn thu hút lao động, ngay cả ở nông thôn. Đã thành điệp khúc, cứ vào cuối năm, các DN DM Việt Nam lại phập phồng trước tình trạng thiếu lao động vì công nhân bỏ đi hàng loạt sau Tết Nguyên Đán. Đặc biệt do biến động giá cả thời gian qua, ngành này đang đứng trước việc thiếu hụt lao động khá lớn. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều tìm cách để giữ chân người lao động 6 Hình 1.2 6 như tăng lương, tăng chế độ nhưng mức tăng chẳng thấm vào đâu so với mức trượt giá, bởi chính các doanh nghiệp cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do giá cả đầu vào đều đã tăng cao. Đại diện một doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM, cho biết: “Qua khảo sát tình hình lao động dệt may từ Tây Ninh, Long An, Bình Dương và TP.HCM đều cho thấy rất nhiều doanh nghiệp treo bảng tuyển dụng. Thậm chí doanh nghiệp này lại treo bảng tuyển dụng gần ngay cổng của doanh nghiệp khác để cạnh tranh, lôi kéo công nhân”. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, vấn đề lao động đang là nỗi lo lớn của ngành dệt may. Do lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến đời sống công nhân ngành may vốn có mức lương thấp so với một số ngành nghề khác. Vì thế, biến động lao động thường xuyên xảy ra do tranh chấp nhu cầu và thu nhập giữa các doanh nghiệp trong ngành và giữa doanh nghiệp dệt may với các ngành nghề khác. Một quan ngại nữa là đình công sai luật tràn lan đã tác động đến tiến độ giao hàng và tâm lý của nhà nhập khẩu. Cá biệt, đã xảy ra một số trường hợp đập phá tài sản và cản trở những người khác làm việc. ( Ngành dệt may tìm cách“vượt cạn”- báo Bình Dương ) 1.1.4. Thực trạng sử dụng lao động làm thêm giờ trong các doanh nghiệp may Việt Nam. Theo số liệu thanh tra, kiểm tra trong năm 2004 của các cơ quan lao động địa phương và trung ương cho thấy, trong tổng số 77 doanh nghiệp ngành dệt may được kiểm tra về làm thêm giờ có 25.97% doanh nghiệp có hành vi vi phạm số giờ làm thêm, con số này thực tế còn cao hơn nhiều. Theo cuộc điều tra khảo sát này trong ngành dệt may có hơn 50% lao động được hỏi đã làm thêm trên 4 giờ/ngày ( làm việc trên 12-15 giờ/ngày ). Theo pháp luật Việt Nam quy định các chủ sử dụng không được phép sử dụng lao động làm thêm quá 4 giờ/ ngày, 200 giờ/năm. Qui mô và mức độ làm thêm như trên là không bình thường đối với sức khoẻ, sức chịu đựng của người lao động, vì trong ngành này cường độ làm việc rất cao, áp lực công việc lớn nhịp độ lao động khẩn trương nhưng đơn điệu. Các cuộc thanh tra, kiểm tra, khảo sát cũng cho thấy các nguyên nhân chính dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của các chủ doanh nghiệp cơ bản là do: Sức ép về đơn hàng đã kí với đối tác nước ngoài ở 77,5% doanh nghiệp. 7 Hình 1.2 7 Sự cố về máy móc thiết bị 6%, Không tuyển được lao động là 4.5%. Các nguyên nhân khác là 12%. Trên đây mới chỉ là những nguyên nhân trực tiếp, ngoài ra còn có các nguyên nhân sâu xa phải kể đến như: Do kiến thức, hiểu biết của chủ sử dụng lao động chưa đầy đủ về các quy định của pháp luật Do người lao động không được phổ biến về các quy định của pháp luật (88.7% tổng số lao động). Vai trò công đoàn cơ sở bảo vệ quyền lợi của công nhân còn hạn chế. Các cuộc thanh tra làm thêm giờ của thanh tra lao động nhà nước chưa có tác động nhiều để chấn chỉnh vi phạm pháp luật. Hậu quả của việc tăng thêm ca quá giờ quy định của pháp luật là làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ công nhân, dẫn đến các bệnh nghề nghiệp như: cong, vẹo, thoái hoá cột sống, giảm thị lực, gây ra các tai nạn lao động…(nguồn PGS.TS Nguyễn Tiệp - trường ĐH Lao Động – Xã Hội - “ Thực trạng sử dụng lao động làm thêm giờ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các giải pháp khắc phục ”. Tạp chí kinh tế và phát triển - T2 năm 2008) Đây còn là nguyên nhân dẫn tới việc gia tăng tranh chấp lao động như các cuộc đình công tại một số nhà máy may ở Hải Dương…, đặc biệt là các doanh nghiệp may trong miền nam, ảnh hưởng tới việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định trong doanh nghiệp và gây xáo trộn trật tự an ninh xã hội. 1.1.5. Kết luận Mặc dù đang đứng trước rất nhiều khó khăn nhưng nếu doanh nghiệp biết cách vượt qua khó khăn thì cơ hội mở ra cho doanh nghiệp dệt may cũng rất lớn, ông Lê 8 Hình1.3 8 Quốc Ân khẳng định và dẫn chứng thêm rằng: “Bên cạnh những khó khăn thì dệt may Việt Nam cũng có những thuận lợi cơ bản là thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và đa dạng. Mức tăng trưởng tại các thị trường đều cao, trong đó EU tăng 23%, Hàn Quốc 50%, Úc tăng 60% và Achentina tăng 186% Trong khi hàng dệt may của các nước khác vào thị trường Mỹ có giảm thì hàng của Việt Nam vẫn tăng 26% về giá trị và tăng 6% về lượng hàng, đạt gần 2 tỷ USD. Thuận lợi nữa là tháng 3-2008, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may và dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu dệt may sẽ đạt khoảng 12 tỷ USD. Hiện Bộ Công Thương cũng đang khẩn cấp chuẩn bị cho chương trình vải xuất khẩu, trồng bông và nhân lực. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư vẫn liên tục chuyển đơn hàng vào Việt Nam. Vấn đề là chúng ta phải phát triển ngành dệt may như thế nào cho phù hợp với tiêu chí chất lượng và thân thiện với môi trường để phát triển”. ( theo Ngành dệt may tìm cách“vượt cạn”- báo Bình Dương) 1.2. Thực trạng của ngành may tại Hưng Yên 1.2.1. Ngành may Hưng Yên trong quá trình phát triển hội nhập Ngành may mặc là một trong những ngành cung cấp mặt hàng thiết yếu trong đời sống xã hội nhằm giải quyết một trong những nhu cầu cơ bản của con người, là ngành cần nhiều lao động và Hưng Yên - với ưu điểm là nguồn lao động dồi dào, ngành may mặc đã liên tục phát triển trong những năm gần đây. So với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên được xem là một trong những tỉnh có ngành may mặc khá phát triển, có số lượng doanh nghiệp và lao động ngành may chiếm khoảng 20% so với toàn khu vực đồng bằng sông Hồng. Năm 1998, có 3 doanh nghiệp nhà nước làm hàng dệt may trên địa bàn tỉnh là Công ty May Hưng Yên, Công ty May II Hưng Yên, Công ty Cơ khí dệt may Hưng Yên, 01 hợp tác xã May, 01 Công ty TNHH và một số cơ sở sản xuất thủ công trên địa bàn các huyện, thị xã, sản lượng đạt 3,3 triệu sản phẩm, với giá trị sản xuất công nghiệp đạt 106,063 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,98% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2000, năng lực của ngành được bổ sung thêm do một số doanh nghiệp mới được thành lập như Công ty May Hưng Việt, Công ty CP May Hồ Gươm (chi 9 9 nhánh), một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất song tốc độ tăng trưởng chậm, sản lượng đạt 4,613 triệu sản phẩm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên 115,675 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,9% toàn ngành. Từ 3 năm trở lại đây, tỉnh đã khuyến khích đầu tư đối với ngành may, đặc biệt là các địa phương công nghiệp chưa phát triển như hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, giải phóng mặt bằng, kết quả là đã có thêm 3 Xưởng may mới được xây dựng tại các huyện Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ tạo việc làm mới cho gần 2000 lao động. Bên cạnh đó, nhiều dự án tỉnh ngoài, nước ngoài đầu tư vào sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã đi vào sản xuất như: Công ty May Anh Vũ, Công ty May Minh Anh, Công ty sản xuất và dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng, Công ty May Phú Dụ, Công ty May Beeahn Việt Nam, Công ty Global Sourcenet, Công ty May Liên doanh Kyung Việt, Công ty May Việt Ba. Và gần đây là các công ty: Công ty May Hải Bảo, Công ty May Ngọc Đỉnh, Công ty May Việt Mỹ đã tăng thêm năng lực cho ngành. Hình1.3 Năm 2003 giá trị sản xuất của ngành dệt may đạt 405,265 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, sản lượng đạt 14,269 triệu sản phẩm, tăng gấp 3 lần năm 2000. Trong năm 2003, 2004 có thêm một số dự án thuộc lĩnh vực dệt may đang đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động trong thời gian tới sẽ tiếp tục tạo đà cho sự tăng trưởng của ngành, đặc biệt là một số doanh nghiệp đã chuyển từ gia công theo hợp đồng sang mua nguyên liệu - bán thành phẩm nên giá trị gia tăng của ngành này sẽ lớn hơn, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của công nghiệp, cũng như kinh tế xã hội của tỉnh. Tỉnh hiện có trên 17 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm may mặc có quy mô tương đối lớn đang hoạt động, thu hút khoảng trên 11.500 lao động. Với xu thế hội nhập và tự do hóa thương mại, ngành may mặc tỉnh phải đối mặt với nhiều thử thách lớn, phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ xuất khẩu cùng ngành hàng ở các nước lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông trên thị trường 10 10 [...]... SUẤT CHUYỀN MAY Trong một doanh nghiệp may năng suất chuyền may là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới năng xuất của toàn xí nghiệp Vì thế vấn đề của chuyền may cũng là vấn đề của xí nghiệp Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất, tuy nhiên trong 21 21 phạm vi bài viết này em chỉ nêu một số yếu tố cơ bản nhất và nhấn mạnh vào yếu tố quản lý chuyền may Một số yếu tố ảnh hưởng tới năng suất chuyền may: ... hoá của dây chuyền: • Dây chuyền chuyên môn hoá hẹp: Sản xuất một số loại mặt hàng có quy trình công nghệ tương đối giống nhau trên dây chuyền • Dây chuyền chuyên môn hoá rộng: Sản xuất nhiều loại mặt hàng 2.1.2.3 Căn cứ công suất của dây chuyền: Dây chuyền có công suất nhỏ: Cho phép sản cuất nhiều mặt hàng, dễ quản lý chuyền, năng suất lao động thấp Tỉ lệ thiết bị sử dụng trung bình trên công nhân... dây chuyền nước chảy Dây chuyền hàng dọc phù hợp với lô hàng có số lượng lớn Ưu điểm: - Mặt bằng sản xuất thoáng - Tính chuyên môn hoá cao - Chất lượng sản phẩm tốt - Năng suất lao động cao 13 13 Nhược điểm: - Khi có một người nghỉ đột xuất sẽ ảnh hưởng tới năng suất của cả chuyền - Tổ chức sản xuất không tốt gây ùn tắc trên chuyền Mô hình chuyền dọc Hình 2.2 Dây chuyền hàng ngang: Tương tự dây chuyền. .. khả năng khai thác thiết bị kém 18 18 Dây chuyền công suất vừa: Cho phép sản xuất các mặt hàng tương đối rộng, kém linh hoạt hơn so với dây chuyền công suất nhỏ, dễ dàng chuyên môn hoá theo mặt hàng, năng suất cao hơn chuyền có công suất nhỏ Dây chuyền có công suất lớn: Thường sản xuất một mặt hàng sẽ cho năng suất cao nhất Khó quản lý và điều hành Sử dụng nhiều thiết bị tự động phù hợp với các đơn. .. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHUYỀN MAY TRONG PHÂN XƯỞNG MAY 2.1.Tổng quan về chuyền may 2.1.1 Khái niệm về sản xuất dây chuyền Sản xuất dây chuyền là phương pháp tổ chức sản xuất hàng loạt sản phẩm bằng cách phân chia quá trình công nghệ thành nhiều bước công việc, sắp xếp theo một trình tự hợp lý để nhiều người cùng tham gia sản xuất nhằm: Nâng cao năng suất lao động và chất... may: Hình 3.1 Một số yếu tố quản lý ảnh hưởng tới năng suất chuyền may: Hình 3.2 3.1 Lập kế hoạch 3.1.1 Khái niệm Lập kế hoạch và điều độ sản xuất chuyền may là xác định khối lượng sản phẩm, trang thiết bị, cữ gá lắp, công nhân, thời gian cần thiết cho sản xuất trong từng thời điểm Kế hoạch chuyền may là một loại kế hoạch tác nghiệp chỉ một lần sử dụng trong từng đợt sản xuất, trong từng mã hàng 22 22... đầu (Từ công nhân đến cán bộ quản lý) Mô hình dây chuyền cụm Hình 2.4 Mô hình dây chuyền cụm theo tài liệu “Kỹ năng quản lý điều hành tổ sản xuất : 15 15 16 16 Dây chuyền đơn vị: Là dây chuyền mà mỗi bước công việc có nhiều người cùng tham gia làm, sản phẩm được tạo ra ngay tại mỗi nơi làm việc Ưu điểm: - Dễ tổ chức sản xuất (Do sử dụng ít người) - Phù hợp với các lô hàng nhỏ (Thường là các hàng thời... bố trí công nhân vào các công đoạn may phù hợp với quy trình công nghệ làm sao đường đi BTP là ngắn nhất 3.2.2 Mục đích - Tạo ra một dây chuyền sản xuất cho năng suất cao nhất, hiệu quả nhất - Khai thác được hết năng lực của công nhân Thông thường chúng ta có 3 tình huống rải chuyền: Rải chuyền mã hàng hoàn toàn mới Rải chuyền với mã hàng dang dở Rải chuyền với mã hàng đan xen Đây là một trong... 3.7.2 Thực trạng việc giải tỏa street cho công nhân ở một số công ty Một số doanh nghiệp may Việt Nam cũng thấu hiểu điều này và có những biện pháp như cho công nhân nghe nhạc làm giảm mệt mỏi… Đây là biện pháp đúng đắn và được khoa học chứng minh nhưng việc thực hiện biện pháp này ở Việt Nam đang có vấn đề Một số nhà quản lý cho phép công nhân mình nghe nhạc nhưng không quản lý công nhân ai thích mở... phương án tối ưu hóa chuyền may trong quá trình sản xuất đơn hàng thông qua việc trả lời các câu hỏi: - Với mã hàng này chuyền may cần những loại máy móc thiết bị nào? Các loại cữ gá lắp nào? - Khâu sản xuất nào quan trọng nhất? Ai phù hợp với công đoạn nào nhất? - Đơn hàng này có thể sản xuất trong bao lâu? - Công suất tối đa của chuyền một ngày sản xuất có thể đạt được bao nhiêu đối với mã hàng này? . 23%, Hàn Quốc 50%, Úc tăng 60% và Achentina tăng 186% Trong khi hàng dệt may của các nước khác vào thị trường Mỹ có giảm thì hàng của Việt Nam vẫn tăng 26% về giá trị và tăng 6% về lượng hàng,. chí sau: 2.1.2.1. Căn cứ vào cấu trúc chuyền: Dây chuyền hàng dọc: Là loại dây chuyền mà bán thành phẩm ( BTP) được chế tạo thành thành phẩm theo các bước công việc kế tiếp nhau hay nói một. từ đầu chuyền đến cuối chuyền để tạo nên thành phẩm. Vì vậy dây chuyền hàng dọc còn được gọi là dây chuyền nước chảy. Dây chuyền hàng dọc phù hợp với lô hàng có số lượng lớn. Ưu điểm: - Mặt bằng