1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Về loại từ tiếng Việt

360 1,1K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 360
Dung lượng 3,92 MB

Nội dung

Đề tài : Về loại từ tiếng Việt

Trang 1

LÊ NI LA

VỀ LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS HOÀNG DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ lâu việc nghiên cứu từ loại đã được xem là một lĩnh vực cốt yếu của nghiên cứu ngữ pháp, có giá trị không chỉ về mặt lí luận mà còn có giá trị thực tiễn cao, góp phần vào việc biên soạn từ điển, sách giáo khoa, giáo trình, giảng dạy… Các công trình về từ loại càng đặc biệt quan trọng và hứa hẹn nhiều khám phá thú vị đối với những ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, nhằm giải toả những sai lầm mắc phải do lối nghiên cứu “dĩ Âu vi trung” thịnh hành trước đây, cũng như giúp sáng tỏ nhiều vấn đề khác về ngữ nghĩa, ngữ dụng

1.1 Một trong những nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ được ngôn ngữ học

đại cương chỉ ra là trong vốn từ của các ngôn ngữ khác nhau không mấy khi có sự

tương ứng một đối một Chẳng hạn, khi so sánh cách gọi tên các sự vật hiện

tượng của tiếng Việt với một số ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Pháp,

ta nhận thấy người Việt thường sử dụng nhiều ngữ khác nhau cho cùng một danh từ trong tiếng Anh và tiếng Pháp:

1 Tuần sau tôi phải đi

chụp hình (để làm thẻ)

2 Tôi thích tấm hình này

3 Tôi thích bức hình này

1 I’ll get my photos

taken next week

2 I like this photo

3 I like this photo

1 La semaine prochaine,

je vais prendre des photos (de portrait)

2 Oh, J'aime cette photo

3 Oh, J'aime cette photo Không chỉ có tấm, bức, trong tiếng Việt, tồn tại cả một lớp từ như cái, con,

đứa, miếng, v.v có khả năng tạo ra nhiều tổ hợp danh từ khác nhau để gọi tên

cùng một sự vật, một hiện tượng Tuy chiếm một số lượng không nhiều nhưng chúng có tần số xuất hiện cao và thường có mặt trong cấu trúc ngữ danh từ Bộ phận từ vựng này hết sức quen thuộc với người bản ngữ dưới tên gọi loại từ

Trang 3

(classifier/ classificateur)

Việc lựa chọn giữa các cách nói “zêrô -, cái -, chiếc -, con -, bức -, tấm -… +

danh từ” không chỉ thuần tuý chịu sự ràng buộc về mặt ngữ pháp, mà còn dẫn đến sự khác nhau về mặt ngữ nghĩa và sắc thái biểu cảm Nói cách khác, sự xuất hiện của loại từ mang tính hệ thống trước các danh từ, tạo nên một trục đối vị, trong đó các yếu tố không chỉ thuần tuý diễn đạt mặt hình thức ngữ pháp mà còn là một tham tố tạo nghĩa trong cấu trúc danh ngữ Vì vậy, cũng như các nhóm từ vựng khác, loại từ cần được xem xét đầy đủ từ góc độ ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa Hơn nữa, thông qua tìm hiểu loại từ, chúng ta sẽ biết rõ hơn về danh từ và danh ngữ tiếng Việt

1.2 Từng được coi là một lớp từ khá đặc biệt trong tiếng Việt, loại từ được nhiều công trình bàn đến, như một đối tượng độc lập hoặc như là một hệ thống từ vựng có quan hệ chặt chẽ với danh từ Trong suốt một quá trình nghiên cứu dài như vậy, đã từng có rất nhiều tranh cãi và ngộ nhận tồn tại xung quanh nó, từ vấn đề tên gọi cho đến đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp và chức năng Cho đến nay, một danh sách “đóng” các loại từ tiếng Việt vẫn còn chưa được thống nhất trong giới Việt ngữ học Những điều đó phần nào đã nói lên được tính chất phức tạp của bản thân bộ phận từ vựng này

1.3 Loại từ tiếng Việt là một trong những vấn đề khó tiếp cận đối với đa số học viên nước ngoài Việc lí giải cho cặn kẽ sự khác biệt giữa các loại từ cũng không phải là dễ dàng, ngay cả với người bản ngữ, những người vốn sử dụng loại từ rất thường xuyên và linh hoạt, bởi trên bề mặt, việc sử dụng kết cấu loại từ + danh từ như tiếng Việt có vẻ mang đậm tính “thói quen ngôn ngữ” Tuy vậy, việc nghiên cứu khả năng kết hợp của loại từ với các danh từ khối và ngữ nghĩa của nó, sẽ phần nào lí giải được cách sử dụng loại từ của người bản ngữ

Trang 4

Với những lí do trên, luận văn chọn đối tượng khảo sát là loại từ1 trong tiếng Việt, để khám phá đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp và chức năng của loại từ, từ đó đề cập đến vấn đề nhận diện loại từ, xét nó trong hệ thống danh từ đơn vị, và rộng hơn, là danh từ tiếng Việt Thông qua việc xem xét khả năng kết hợp của các loại từ với danh từ khối, chúng tôi hướng đến việc phân nhóm và miêu tả từng loại từ một, góp phần chỉ ra đặc điểm về tư duy của người Việt trong cách phân đoạn thực tại

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Loại từ là một trong số ít tập hợp từ của tiếng Việt nhận được sự chú ý lâu dài, cũng như đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới Việt ngữ học lẫn các chuyên gia ngôn ngữ học trên thế giới, mà Trương Vĩnh Ký có thể được coi là

người đầu tiên quan tâm đến nhóm từ này dưới tên gọi danh từ số (noms

numérique) [41] Sau ông, nhiều tác giả khác đã tiếp tục nghiên cứu về loại từ

dưới những tên gọi khác nhau do quan niệm khác nhau, như tiền danh tự (Phan

Khơi [17]), danh từ không biệt loại (Hồ Lê [20], [21]), phĩ danh từ (Nguyễn Kim

Thản [32]), danh từ đơn vị (Cao Xuân Hạo [11], [12], [13], [14], [15], Nguyễn Thị Ly Kha [16]), danh từ đếm được (Diệp Quang Ban [2])… Trong số đó, thuật ngữ phổ biến nhất là loại từ (classifier/ classificateur) của Trần Trọng Kim [18],

Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [7], Lê Văn Lý [23], Emeneau [9], Nguyễn Tài Cẩn ([3], [4]), Phan Ngọc [24], Đinh Văn Đức [8], Lưu Vân Lăng [19], Lý Toàn Thắng [25], Nguyễn Phú Phong [19] và nhiều học giả nước ngoài như Alexandra Y Aikhenvald [38], Karen Ann Daley [39], Thompson L.C [40]… Có

1 Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, lớp từ này được gọi bởi nhiều thuật ngữ khác nhau, và nhiều nghiên cứu của Cao Xuân Hạo và những người theo ông (sẽ được làm rõ ở phần sau của luận văn) đã chứng minh một cách thuyết phục rằng “loại từ” là một thuật ngữ không chính xác, và là dấu tích của rất nhiều ngộ nhận trong việc nghiên cứu tiếng Việt (và những ngôn ngữ đơn lập khác) Tuy nhiên, do thuật ngữ “loại từ” quá quen thuộc và trở nên phổ biến, chúng tôi tạm sử dụng cách gọi này để người đọc có thể hình dung ngay được đối tượng được khảo sát trong luận văn.

Trang 5

thể nhận thấy, trong giai đoạn đầu, loại từ thường được các tác giả tiếp cận như là một phương tiện nghiên cứu tiếng Việt, mà cụ thể là nghiên cứu danh từ và danh ngữ, chỉ đến khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, nó mới trở thành mục đích của việc nghiên cứu với một loạt các công trình có quy mô và góc độ xem xét khác nhau

2.2 Từ trước tới nay, tập hợp này vẫn chứa đựng nhiều vấn đề chưa thống nhất, chủ yếu xoay quanh vấn đề thuật ngữ, khái niệm và từ loại của nó Các công trình nghiên cứu về loại từ có thể được quy về hai khuynh hướng chủ yếu được trình bày tiếp sau đây Không ít nhà ngôn ngữ học trong quá trình nghiên cứu đã chuyển từ quan điểm này sang quan điểm kia, điều đó phần nào cũng làm bức tranh nghiên cứu về loại từ phức tạp hơn Ở mỗi khuynh hướng, do khuôn khổ của luận văn, người viết xin chỉ dừng lại ở những công trình tiêu biểu

2.2.1 Khuynh hướng thứ nhất xem loại từ là một từ loại tồn tại độc

lập bên cạnh những từ loại khác; về bản chất, loại từ là hư từ chuyên đảm

đương chức năng phụ trợ cho danh từ Theo đó, loại từ không có nghĩa từ vựng, không có khả năng đứng độc lập, và chức năng của chúng là phân loại và cá thể hóa danh từ Đây là quan niệm chiếm đại đa số trong giới Việt ngữ học trước đây như Emeneau [9], Phan Khôi [17], Trần Trọng Kim [18], Bùi Đức Tịnh [36]…

Bùi Đức Tịnh cho những tiếng thứ nhất trong các tổ hợp như con (gà), cuốn (sách), hoa (sen), nỗi (buồn), niềm (hi vọng), lá/ bức (thư), sự (phát triển)… là

tiền tố cho danh từ [36, tr.127-128] Theo ông các ngữ tố phụ này của tiếng Việt

gần như là các tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ trong các ngôn ngữ châu Âu Nó không thuộc địa hạt văn phạm Rõ ràng, tuy tác giả không thừa nhận cả tư cách “từ” của loại từ, có lẽ do phân tích tiếng Việt dựa trên ngữ pháp tiếng Ấn – Âu nhưng

Trang 6

cách gọi tên và phân tích của ông ủng hộ quan điểm cho rằng loại từ rỗng nghĩa và có chức năng phụ trợ cho danh từ

Tác giả tiêu biểu cho khuyng hướng thứ nhất này là Lê Văn Lý [23] Ông chia từ vựng tiếng Việt thành 4 tập hợp chính: A thể từ (gồm danh từ và đại từ),

B vị từ (động từ), C tính từ, và D các từ còn lại Bên cạnh đó, có một hệ thống từ chuyên dụng làm “những chứng tựï của từ loại A”, gồm nhóm từ biệt loại, tức

loại tự “classificatuer” như cái, con, người… và nhóm chỉ chủng loại (mot générique) như kẻ, sự, việc, đồ, nghề… Bỏ qua bước xác định tiêu chí để nhận

diện loại từ, ông liệt kê một danh sách loại từ gồm 171 từ, và miêu tả cụ thể cách dùng của chúng Những từ ngữ này là một loại riêng biệt và được phân chia thành 3 tiểu loại: loại từ cho danh từ chỉ người (gồm ba nhóm: chung; tôn trọng/ khinh bỉ; thân mật); loại từ cho danh từ chỉ loài vật; loại từ cho danh từ chỉ sự vật Đáng chú ý, tác giả còn phân biệt loại từ theo từ loại đi sau nó: nhóm có

danh từ theo sau như cây, quả (trái), lá, củ, tấm, bức, chiếc, hòn, đống, bó, cá,

chim…; nhóm có động từ theo sau như sự, việc, cách, phép, tính, đức…; và nhóm

có danh từ, động từ theo sau như đồ, nghề, toà, tờ, ống, bánh, bản, buổi, quân,

tụi, toán, nhà… Có thể thấy, phần lớn các từ trong danh sách này có đặc tính của

những danh từ chính danh rõ rệt, chẳng hạn củ (khoai), nhà (đá), xe (điện)…, hơn

nữa, tuy chủ trương tách biệt giữa loại từ với yếu tố chỉ chủng loại, ông lại

không vạch ra được ranh giới giữa chúng, nên có một số từ, chẳng hạn như kẻ

lúc thì ở nhóm này, lúc ở nhóm kia Những nhầm lẫn của Lê Văn Lý có thể nhận thấy ở hầu hết các tác giả thuộc khuynh hướng này

Nguyễn Kim Thản [31, tr.99] gọi nhóm từ bài, bản, bông, bức, cái, chiếc,

con, đứa, khẩu, gói, người, pho, quyển, tấm, thanh, thằng, thửa, tờ, vở… là phó danh từ và khẳng định đây là những từ luôn đứng phụ cho danh từ, có tác dụng

chỉ sự vật riêng lẻ, chỉ đơn vị tự nhiên Đây là những đơn vị ngôn ngữ nằm ở

Trang 7

ranh giới giữa hư từ và thực từ Về sau, ông đã gọi lớp từ này là danh từ phụ

thuộc, một loại nhỏ trong sáu loại danh từ Chúng có thể được chia thành ba

nhóm: danh từ phụ thuộc con làm bổ ngữ cho danh từ chỉ động vật, nhóm danh từ phụ thuộc làm bổ ngữ cho danh từ chỉ người (có ý nghĩa trung tính: người, viên…/ quan trọng: đồng chí, vị, ông, bà…/ khinh bỉ: gã, tên, mụ, con…) và nhóm danh từ

phụ thuộc làm bổ ngữ cho danh từ chỉ vật thể, hiện tượng thiên nhiên [23b]

2.2.2 Khuynh hướng thứ hai lại không coi những từ kể trên là một từ

loại độc lập, mà là một tiểu loại của danh tưØ và/ hay loại từ thực chất chỉ là sự

thể hiện một chức năng nghĩa học2 Các tác giả Trương Vĩnh Ký [41], Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê [7], Nguyễn Tài Cẩn ([3], [4]), Cao Xuân Hạo ([11], [12], [13], [14], [15]), Phan Ngọc [24], Diệp Quang Ban ([1], [2]), Hồ Lê ([20], [21]), Lý Toàn Thắng ([34], [35])… đều thừa nhận tư cách danh từ của loại từ Tuy vậy, giữa họ vẫn có những bất đồng về vai trò trung tâm của nó trong cấu trúc danh ngữ

Trương Vĩnh Ký đưa ra một danh sách 221 danh từ số (noms numériques) và 14 danh từ khái quát và loại biệt dùng với động từ để tạo DT trừu tượng [41, tr.30-62] Danh sách của ông bao gồm hầu hết các từ mà những tác giả khác đều

công nhận là loại từ Có thể nói ông là người đầu tiên cho những từ như cái, con,

chiếc, bức, tấm, viên… là danh từ chỉ đơn vị, khi đặt chúng bên cạnh những từ chỉ

đơn vị khác trong danh sách này Ông có lẽ cũng đã cảm nhận được chức năng của một tác tử danh hoá (nominalizer) ở loại từ, nên đã thao tác tách riêng

những danh từ “dùng để cấu tạo những khái niệm trừu tượng”

2 Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê xem loại từ là một “từ vụ”, nghĩa là một chức năng ngữ pháp hay ngữ nghĩa, chứ không phải là một từ loại [7, tr.281-306] Chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu sâu về vấn đề này ở phần nội dung của luận văn

Trang 8

Trong công trình Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại năm 1960 (xuất

bản bằng tiếng Việt năm 1975), Nguyễn Tài Cẩn phân chia từ loại danh từ tiếng Việt thành sáu tiểu từ loại [3, tr.79] Trong tiểu loại danh từ đơn vị, tác giả quan niệm loại từ là nhóm dùng để nêu đơn vị tự nhiên bên cạnh nhóm chuyên dùng để nêu đơn vị quy ước: loại từ “không có ý nghĩa tư vựng rõ ràng và chuyên dùng để phục vụ việc đếm từng cá thể, từng đơn vị tự nhiên của sự vật cũng như việc phân chia sự vật vào các loại” [3, tr.123] Về khả năng kết hợp với danh từ, loại từ chủ yếu đi với 3 tiểu loại: danh từ chỉ người, danh từ chỉ động, thực vật và danh từ chỉ đồ đạc Về vai trò của nó trong danh ngữ, tác giả viết: loại từ “xuất hiện trước một danh từ trung tâm (như vậy loại từ không phải là trung tâm danh ngữ – NV) với tư cách là một công cụ (tức hư từ – NV) để diễn đạt phạm trù cá thể và dùng để chỉ loại (chúng tôi gạch dưới) cho danh từ” Như vậy, tác giả có phần mâu thuẫn với chính mình khi coi loại từ vừa là một loại danh từ đơn vị (thực từ) vừa là một từ công cụ Mặt khác, có phần giống với các tác giả ở khuynh hướng thứ nhất, ông bàn về chức năng phân chia sự vật vào các loại của loại từ và coi tổ hợp “loại từ + danh từ” là kết cấu “hư + thực” Tuy nhiên, trong phần Phụ lục của công trình này, tác giả đã đặt lại vấn đề cấu trúc danh ngữ,

qua đó khẳng định loại từ là những “danh từ trống nghĩa” và công nhận vai trò

trung tâm của loại từ trong tổ hợp “loại từ+ danh từ” – một tổ hợp không khác gì

với tổ hợp “từ chỉ đơn vị + danh từ” mà trong đó vai trò trung tâm của từ đơn vị đã được tác giả công nhận [3, tr.292-293]

Phan Ngọc cũng khẳng định loại từ là một loại danh từ Sự khác biệt duy nhất giữa hai tiểu loại này là loại từ có thể trực tiếp đi sau từ chỉ số lượng, còn

“các danh từ khác có quan hệ gián tiếp với từ chỉ số lượng thông qua môi giới

của loại từ” [24, tr.56] Việc một danh từ như xe thực hiện được bốn chức năng

của những từ chỉ sự vật là chủ ngữ, tân ngữ, vị ngữ, định ngữ, trong khi loại từ,

Trang 9

chẳng hạn như chiếc, không làm được, không phải là vì vị trí mà là do khác biệt

ngữ nghĩa: loại từ là từ “rỗng ruột” (nom vide) [24, tr.58]

Phát triển ý tưởng của Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo qua nhiều bài viết của mình đã chứng minh một số điểm đáng chú ý như sau:

(1) Dùng thuật ngữ “loại từ” (classifier/ classificateur) để chỉ nhóm từ mà chúng ta đang quan tâm là hoàn toàn không chính xác và loại từ cũng không hề có chức năng phân loại;

(2) Dùng tiêu chí không độc lập để cho loại từ là hư từ là không hợp lí vì danh từ (thực từ) cũng có trường hợp không có tính độc lập;

(3) Qua vấn đề nghĩa của danh từ, tác giả khẳng định loại từ thuộc loại

danh từ có nghĩa hình thức và không có ý nghĩa chất liệu (tức là danh từ đơn vị)

và mọi ngôn ngữ đều có “loại từ”, chỉ có biểu hiện là khác nhau

(4) Với tư cách danh từ đơn vị, loại từ đóng vai trò trung tâm trong danh ngữ (Cao Xuân Hạo [11], [12], [13], [14], [15])

Nhìn chung, ngày càng có nhiều người thừa nhận tư cách danh từ của loại từ Luận văn của chúng tôi cũng đi theo hướng này Tuy đồng ý với quan điểm của Cao Xuân Hạo và những tác giả theo ông về những ngộ nhận mà thuật ngữ

“loại từ” có thể gây ra, nhưng do sự phổ biến của tên gọi này, trong luận văn, chúng tôi vẫn tạm sử dụng nó để chỉ những từ chỉ hình thức tự nhiên (nằm trong nhóm danh từ đơn vị hình thức thuần tuý), nhằm giúp người đọc hình dung được ngay đối tượng mà luận văn đang khảo sát

2.3 Tính phức tạp của việc nghiên cứu loại từ còn được thể hiện qua việc chính trong bản thân một số tác giả, khi trong những nghiên cứu khác nhau, hay thậm chí cùng một công trình, họ bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong việc đánh giá bản chất và xếp loại loại từ Mặt khác, tồn tại những kiến giải về loại từ không thuộc về khuynh hướng nào nói trên, chẳng hạn như quan điểm của Nguyễn Phú

Trang 10

Phong Cho rằng các tác giả đi trước đã xem xét loại từ trong sự trói buộc của thế đối lập thực/ hư, ông cho rằng loại từ là “một tác tử dùng để định đơn vị”, do đó “những từ nào biểu đạt một khái niệm phân lập (notion discrète) có thể đếm được (comptable) đều có thể sử dụng làm loại từ” và định nghĩa này dẫn đến hai hệ quả như sau:

(1) Cùng một loại từ có khi là thực từ, có khi là hư từ, tuỳ theo danh từ

theo sau, chẳng hạn: loại từ cây trong cây cam là thực từ chỉ đơn vị một loại thực vật, còn trong cây cam đã bị hư hoá chỉ đơn vị một công cụ

(2) Không phải chỉ có danh từ, mà bất kì động từ hay tính từ thoả mãn

điều kiện nói trên đều có thể là loại từ Với ví dụ nước giọt/ giọt nước, gió

thoảng/ (một) thoảng gió, bóng chiếc/ chiếc bóng, ông cho rằng, giọt, thoảng và chiếc có thể thuộc hai loại từ khác nhau: động từ/ tính từ và loại từ [26, tr.13-14]

Trên cơ sở đó, ông cũng đã giới thiệu danh sách 195 loại từ, chia thành 4 nhóm: đơn vị thể hiện/ cá thể, đơn vị đo lường, đơn vị không gian/ thời gian và

LT danh/động [26, tr.95-100] Tuy vậy, các nhận định của Nguyễn Phú Phong về loại từ phần nào bắt nguồn từ những sai lầm mang tính chất cơ bản về kiến thức ngôn ngữ học đại cương cũng như về tiếng Việt liên quan đến khái niệm hư từ và thực từ, vấn đề từ loại, hiện tượng đồng âm và sự chuyển từ loại trong tiếng Việt, nên danh sách này cũng không chính xác

Quan điểm của Diệp Quang Ban cũng nằm ở trung gian giữa hai khuynh hướng Ông phân loại DT dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau: DT riêng/ DT chung; DT tổng hợp/ DT không tổng hợp; DT vật thể, DT chất thể, DT trừu tượng, DT tập thể, DT chỉ hiện tượng thời tiết; DT đơn vị; DT đếm được/ DT không đếm được và bàn đến LT như là một lớp từ hữu quan [2, tr.475] Ông cũng

nhận thấy tính chất đơn vị rời của LT nhưng lại cho rằng cùng với DT tập thể

như đàn, đám, bó…, LT không phải là DT đơn vị đích thực, bởi “LT có chức năng

Trang 11

chủ yếu là quy loại khái quát cho DT chỉ vật đứng sau nó và kiêm chức năng

đơn vị rời khi cần thiết, như cái, cây, con, người, kể rộng ra còn có cục, hòn,

viên, tấm, bức, sợi, quyển, pho, cơn, trận, v.v.” [2, tr.481] Ông cũng coi LT là

thành tố phụ cho DT theo sau [2, tr.412-421] Do tác giả có phần nhập nhằng trong việc xác định từ loại cho LT nên nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong phân tích 2.4 Trong những năm trở lại đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về loại từ vượt ra ngoài phạm vi của lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp Đó là hướng khảo sát loại từ về mặt phong cách của loại từ như Hoàng Tất Thắng [33], để ứng dụng làm từ điển kết hợp như Đinh Kiều Châu [6], hay xem xét loại từ từ góc độ của ngôn ngữ học tri nhận như Lý Toàn Thắng [34]… Hầu như những công trình này tránh bàn đến những vấn đề phức tạp của loại từ về mặt ngữ pháp, mà chỉ đi vào những khía cạnh ngữ nghĩa, ngữ dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của các tác giả

3 NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn đi sâu tìm hiểu loại từ, cụ thể là tập trung trả lời các câu hỏi sau: (1) Bản chất từ loại của loại từ là gì? (2) Làm thế nào để nhận diện loại từ trong tiếng Việt, mà cụ thể là trong tiểu loại danh từ đơn vị? (3) Loại từ có những nhóm nào và đặc trưng ngữ nghĩa của từng (nhóm) loại từ? Như vậy, khi nhắc đến danh từ và danh ngữ trong luận văn, chúng tôi chỉ bàn tới những điểm giúp làm sáng tỏ vấn đề loại từ, chứ không phải ngược lại, dù chắc chắn rằng những phát hiện về loại từ sẽ góp phần đem tới sự hiểu biết đầy đủ về danh từ và danh ngữ

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU

4.1 Với quan điểm cho rằng ngữ pháp phản ánh và bắt nguồn từ ngữ nghĩa, người viết nghiên cứu đối tượng theo hướng đi từ nội dung đến hình thức, từ ý nghĩa đến cấu trúc ngữ pháp Từ định hướng có tính chất phương pháp luận đó,

Trang 12

luận văn sử dụng đồng thời nhiều phương pháp sau đây:

4.1.1 Phương pháp phân tích phân bố

Đây là một phương pháp có tầm quan trọng đặc biệt đối với một thứ tiếng không có đặc trưng hình thái học như tiếng Việt, vì ở tiếng Việt (và những ngôn ngữ đơn lập khác) cách phân bố gần như là biểu hiện duy nhất cho tính chất của từ Qua việc tìm hiểu khả năng kết hợp của loại từ, mà chủ yếu là trong danh ngữ, chúng tôi phân tích các đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của loại từ, để thấy được chức năng của nó

4.1.2 Phương pháp so sánh đối chiếu

Ở một số ví dụ, luận văn có so sánh giữa tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác để thấy những dị đồng và khác biệt giữa các thứ tiếng, cũng như nhằm làm rõ hơn đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của loại từ Mặt khác, để miêu tả đặc điểm của từng loại từ, chúng tôi so sánh và thay thế chúng, tức là nhìn loại từ trong trục đối vị của nó

4.1.3 Phương pháp thống kê ngôn ngữ

Để phục vụ cho việc phân nhóm và miêu tả chính xác các loại từ tiếng Việt, chúng tôi thống kê những tổ hợp “loại từ + danh từ” trong thực tế Phương pháp này tạo ra hiệu quả cao, đặc biệt đối với những loại từ mà trước nay mọi

người vẫn cho là có thể thay thế nhau hoàn toàn như quyển và cuốn Kết quả

thống kê thực tế cũng đã giúp người nghiên cứu kiểm nghiệm, điều chỉnh và bổ sung những giả thuyết đã nêu

4.2 Trong quá trình thống kê các kết hợp “loại từ + danh từ”, để tránh những áp đặt khiên cưỡng có thể có do tính chủ quan, người viết tiến hành kết hợp điều tra thực tế theo cảm nhận của người bản ngữ về những khả năng dùng được và không dùng được của những kết hợp này

4.3 Khi thống kê (có phân loại) danh từ khối để kết hợp với loại từ, người

Trang 13

viết dựa chủ yếu vào cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [25] trên cơ sở tham khảo Từ điển tiếng Việt của Văn Tân [30] và danh sách danh từ khối của

tác giả Nguyễn Thị Ly Kha [16]

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

5.1 Về phương diện lí luận, luận văn góp phần làm sáng tỏ những tranh luận xung quanh loại từ, xem xét nó với tư cách là một bộ phận của danh từ đơn

vị, đồng thời thử xác lập đường ranh giới ngữ pháp – ngữ nghĩa và chức năng giữa loại từ với các nhóm còn lại và đưa ra một danh sách (mang tính chất gợi ý) các loại từ tiếng Việt

5.2 Đồng thời, luận văn cũng sẽ có một ý nghĩa thực tiễn thiết thực khi miêu tả được ý nghĩa của từng loại từ, nhờ đó người bản ngữ hiểu hơn về tiếng mẹ đẻ và người giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng giải thích chính xác và dễ dàng hơn vấn đề loại từ trong tiếng Việt Xa hơn, chúng tôi mong sẽ có những thay đổi trong các sách giáo khoa, giáo trình để tránh những hiểu lầm không đáng có về loại từ

6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Vấn đề loại từ không thể được giải quyết một cách thoả đáng nếu không chỉ ra những ngộ nhận về nó và/ hoặc tìm hiểu nó một cách cô lập, tách rời các bộ phận từ vựng khác của tiếng Việt Vì vậy, ngoài phần Mở đầu và Kết luận,

luận văn sẽ gồm ba chương: chương một, dành xem xét vấn đề từ loại của loại

từ tiếng Việt, trên cơ sở giải quyết những ngộ nhận vốn có về loại từ, và chứng

minh tư cách danh từ đơn vị của loại từ; chương hai, phân loại danh từ đơn vị và

xác định các đặc điểm của loại từ về mặt chức năng, ngữ nghĩa và ngữ pháp

nhằm phân biệt nó với các danh từ đơn vị khác; và chương ba, dựa vào những

luận điểm được trình bày ở phần Mở đầu và ở hai chương nội dung, đưa ra một

Trang 14

danh sách loại từ trong tiếng Việt và tiến hành khảo sát khả năng kết hợp của loại từ với các nhóm danh từ, từ đó phân loại và mô tả các loại từ tiếng Việt

Ngoài 180 trang chính, luận văn dành 168 trang cho năm phụ lục: 1) Danh sách

các danh từ hình thức thuần tuý; 2) Danh sách loại từ tiếng Việt; 3) Danh sách các danh từ khối được khảo sát trong luận văn; 4) Các kết hợp “loại từ + danh từ” trong tiếng Việt và 5) Một số danh sách liên quan đến loại từ của những tác giả khác Cuối cùng là danh mục 41 tài liệu tham khảo

Trang 15

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn PGS TS Hoàng Dũng đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ này

Xin cảm ơn các thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bằng hữu đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, đặc biệt là ở phần kiểm tra tính tự nhiên của ngữ liệu

Lê Ni La

Trang 16

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy Hoàng Dũng Các số liệu thống kê cũng như các ý kiến nhận xét, nếu không có chú thích trích dẫn, đều được rút ra từ quá trình tìm hiểu đối tượng của bản thân người viết, và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 17

Chương 1: VẤN ĐỀ TỪ LOẠI CỦA LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT 1.1 NHỮNG NGỘ NHẬN XUNG QUANH LOẠI TỪ

M.B EMENEAU [9, tr.120] đưa ra một sơ đồ “phức thực thể từ”ø (cấu trúc

danh ngữ tiếng Việt), trong đó tác giả đã gọi các đơn vị kết hợp với những danh

từ biệt loại là loại từ (classifier)

Loại từ (Classifier)

Danh từ biệt loại (Classified)

Số từ chỉ định (Demonstrative numerator)

Trong danh sách 121 loại từ mà ông đưa ra có nhiều trường hợp một số nhà

nghiên cứu tiếng Việt khác thường không coi là loại từ: (hai) cân mỡ, (hai) bó

(cỏ), (hai) tách (trà), (hai) vũng (bùn), (hai) đám (đất) Khái niệm loại từ của

Emeneau như thế là rất rộng Trong quan điểm của ông, đó là một từ loại tách

hẳn ra khỏi hai loại danh từ biệt loại và không biệt loại

Sau Emeneau, Đinh Văn Đức [8], Trần Trọng Kim [18], Lê Văn Lý [23] và nhiều tác giả khác cho rằng các yếu tố thường đứng trước danh từ khối (DK)

trong các danh ngữ (DN) như con, cái, mảnh, khúc, v.v của tiếng Việt là một lớp từ loại đặc biệt, chỉ có trong một số thứ tiếng nhất định Nhận thấy con cho biết danh từ (DT) phía sau chỉ động vật, cái đi trước DT chỉ đồ vật, họ cho chúng là

những từ chỉ loại Tên gọi “loại từ” (LT) ra đời, tương ứng với thuật ngữ

classifier trong tiếng Anh và classificateur của tiếng Pháp

Sâu xa hơn, như Cao Xuân Hạo đã chỉ ra, thuật ngữ “loại từ” (classifier) là sản phẩm của những người châu Âu khi lần đầu tiếp xúc với những thứ tiếng như tiếng Trung Quốc, tiếng Thái, tiếng Việt hay tiếng Hán cách đây vài ba thế kỷ:

Trang 18

Chẳng hạn người bắt đầu học tiếng Việtï không thấy có gì phải băn khoăn khi ghi trong sổ tay từ vựng water = nước; wood = gỗ; dog = chó;

book = sách Họ càng tin là mình đã ghi đúng khi biết thêm rằng drink water

người Việt nói là uống nước, buy books thì nói là mua sách (…) Nhưng đến khi họ được biết rằng I bought this book hay Each book costs a shilling không thể nói *Tôi mua sách này hay *Mỗi sách giá một đồng mà phải nói

Tôi mua cuốn sách này và Mỗi cuốn sách giá một đồng, thì họ thấy hoang

mang đến cực độ [12, tr.9]

Họ đặt tên cho những từ “không có nghĩa” và không thể dịch sang tiếng của họ như trên là “classifiers” và những ngôn ngữ có các từ này là các “ngôn ngữ có loại từ” (classifier languages/ langues à classificateurs)

Năm 1977, trong bài Classifiers trên tạp chí chuyên ngành Langauge, và sau đó là Nouns and Countability (1980), K Allan đã chứng minh không có chút

gì khác nhau giữa các “loại từ” và các danh từ chỉ đơn vị đo lường, cho nên thuật ngữ “loại từ” không có lý do tồn tại Từ đó, ngôn ngữ học thế giới đã chấm dứt sự ngộ nhận trên về thuật ngữ “loại từ” cũng như việc tồn tại của LT như là một đặc thù riêng của một vài ngôn ngữ (dẫn theo Cao Xuân Hạo [15, tr.31]) Tuy vậy, thuật ngữ này và những ngộ nhận về nó lại vẫn tiếp tục tồn tại trong giới Việt ngữ học cho đến hiện nay

Trước tình hình đó, từ những gợi ý ban đầu của Trương Vĩnh Ký [41] và Nguyễn Tài Cẩn [3], Cao Xuân Hạo đã có nhiều bài viết về LT, qua đó làm sáng tỏ nhiều vấn đề về ngữ nghĩa, ngữ pháp của nó Ông chính là người tiên phong quyết liệt trong việc đánh tan những quan điểm sai lầm về LT trong tiếng Việt Các luận điểm của ông xoay quanh bốn tranh cãi thường gặp xung quanh

LT được trình bày sau đây

Trang 19

1.1.1 Ngôn ngữ có loại từ

Theo Cao Xuân Hạo, mỗi thực thể đều được cấu trúc hoá trên hai thông số:

1 sự (hay tính) tức là tính chất nội tại (hay nội dung); 2 vật 3, tức là hình thức, hay cách tồn tại phân lập trong không gian Tuy trong tự nhiên và trong cách tri giác tự nhiên của con người, tính và vật bao giờ cũng đi liền với nhau: tính chỉ có thể hiện diện trong vật, nhưng trong cách gọi tên các thực thể (từ vựng hoá thành DT5), các cộng đồng ngôn ngữ có thể lựa chọn các phương thức sau đây: (1) Chỉ biểu hiện hình thức tồn tại phân lập (vật tính), tức [+vật tính, -sự/tính]; (2) Chỉ biểu hiện nội dung (thuộc tính chất liệu hay chủng loại), tức [-vật tính, + sự/tính];

(3) Biểu hiện cả hình thức phân lập lẫn nội dung, tức [+vật tính, + sự/ tính] Kết quả của ba phương thức gọi tên trên lần lượt là DT [+hình thức (HT), -chất liệu (CL)], DT [-HT,+CL] và DT [+HT,+CL] [14, tr.266-268] Tuy mỗi thứ tiếng có thể thiên về một cách nào đó, nhưng hầu như không một ngôn ngữ nào chỉ chọn một trong ba cách trên, mà trái lại, thường chọn cả ba, và việc ngôn ngữ này chọn phương thức này, trong khi thứ tiếng kia dùng cách khác để từ vựng hoá cùng một thực thể là rất phổ biến Sở dĩ những người nói các thứ tiếng

châu Âu đã không thể tìm thấy từ tương ứng với cuốn, cái, bức, tấm, con… trong

ngôn ngữ mẹ đẻ của mình là vì những từ này là kết quả từ vựng hoá chỉ riêng

3 Cần phân biệt những thuật ngữ ngôn ngữ học [±vật tính], [±chất liệu] với khái niệm “vật”, “chất liệu” theo cách hiểu thông thường là đồ vật (tương ứng với “thing” của tiếng Anh) và chất liệu tạo nên vật (làm bằng gì?) Trong luận văn, chúng tôi có thể sử dụng [±hình thức], [± vật tính] thay cho [±vật] và [±thuộc tính] hay [±sự/tính] thay cho [±chất liệu], khi cần tránh những hiểu lầm trên

5 Thông số “sự” và “tính” thường được từ vựng hoá trong các vị từ (verbs), hay là vị từ và tính từ trong một số ngôn ngữ Chúng còn có thể được từ vựng hoá trong những DT Mặt khác, trong những ngôn ngữ

đa âm tiết, việc từ vựng hoá các thông số này thành những đơn vị ngôn ngữ khác với từ, như hình vị là hoàn toàn có thể xảy ra Ở đây, chúng tôi chỉ quan tâm đến khả năng chúng được từ vựng hoá thành DT

Trang 20

phần “vật tính”, tức theo phương thức (1), đối với những thực thể mà tiếng châu Âu lại từ vựng hoá cả phần “vật” và phần “sự/tính”, tức theo phương thức (3) Như vậy, LT tiếng Việt thuộc về một bộ phận đơn vị ngôn ngữ mang tính phổ quát trong mọi ngôn ngữ: DT hình thức thuần tuý (DHT) và có những DTø đòi hỏi

LT6 một cách bắt buộc như vậy là vì các DT đó không có “vật tính” [12, 15]

tr.12-Người Pháp khi học tiếng Anh cũng không thể tìm thấy một từ nào trong

tiếng của họ tương ứng với flash (a flash of lightning ‘một tia chớp), vì tiếng

Pháp từ vựng hoá hiện tượng chớp thành một DT [+HT, +CL] éclair (un éclair

‘một tia chớp’, des éclair ‘những tia chớp’) Tương tự, người Nga hoàn toàn có

thể gọi loaf (a loaf of bread ‘một ổ bánh mì’) là LT, vì trong tiếng Nga, ‘bánh

mì’ được biểu thị bởi một DT đếm được (ХЛЕБ ‘bánh mì, một cái bánh mì’, ДВА ХЛЕБА ‘hai cái bánh mì’)

Cao Xuân Hạo cũng lí giải về xu hướng từ vựng hoá của tiếng Việt so với các ngôn ngữ châu Âu Trước hết, tiếng Việt là một ngôn ngữ phân tích nên mỗi

tiếng – đơn vị ngữ pháp và từ vựng cơ bản của nó – thường mang một trong hai ý

nghĩa “vật” hoặc “sự/tính” Trong khi đó, tiếng Anh, tiếng Pháp có khuynh hướng sử dụng phương thức định danh tổng hợp tính, nên đại đa số DT của chúng là DT [+vật tính, +thuộc tính] Do đó, tiếng Việt có một lượng DT [-HT] (tức [-ĐĐ]) lớn hơn rất nhiều so với DT [+HT] (tức [+ĐĐ]) Và với một số lượng DT nội dung thuần tuý cực lớn (vì ý nghĩa “thuộc tính” rất đa dạng và phong phú), số DHT (giúp đếm DT [-HT] của tiếng Việt nhiều hơn so với các ngôn ngữ mà

6 Khi bàn đến các ý kiến về LT của Cao Xuân Hạo, để dễ hiểu và thuận tiện cho việc bàn luận, chúng tôi vẫn dùng thuật ngữ LT (mà không giải thích thêm nó là DHT/ DĐV) và cũng không để trong dấu ngoặc kép như tác giả, dù chúng tôi đồng ý với ông về sự không chính xác của thuật ngữ này, cũng như ở nhiều luận điểm khác

Trang 21

DT [+HT][+CL] chiếm đa số như ngôn ngữ châu Âu là một điều hoàn toàn dễ hiểu ([12, tr.14-15], [14, tr.268 và tr.293-294])

Chúng tôi đã không tìm thấy một DT[+HT, +CL] nào của tiếng Việt lại tương ứng với tổ hợp “DT [+HT, -CL] + DT [+HT, +CL]” trong tiếng Anh, tiếng Pháp Trong khi đó, một DT [+HT(a), +CL(b)] trong tiếng Anh, tiếng Pháp bao giờ cũng có thể dịch sang tiếng Việt dưới hai dạng: (1) “DHT + DT [+HT (a), +CL (b)]” khi muốn đếm vật thể đó; và (2) DT [+HT (a), +CL (b)] khi chỉ muốn nói đến phần “nội dung” của vật thể đó So sánh:

(1) a I have two pencils * Tôi có hai bút chì Tôi có hai cây bút chì

b She writes a letter in pencil * Cô ấy viết thư bằng cây bút chì

Do đó, cũng như K Allan, Cao Xuân Hạo khẳng định ngôn ngữ nào cũng có

“classifiers” (thực ra là DHT), bởi không thứ tiếng nào lại không có những DT [-vật tính], chỉ có điều mỗi ngôn ngữ có thể sử dụng những “classifiers” khác

nhau Cái cụm từ classifier languages (những ngôn ngữ có loại từ) và thuật ngữ

classifier như một từ loại riêng, như thế, không có lí do gì để tồn tại

1.1.2 Thuật ngữ “loại từ” (classifier/ classificateur) và chức năng phân loại của loại từ

Theo ngôn ngữ học đại cương, “loại từ” (classifiers) không phải là một từ

loại, mà là “ý nghĩa phân loại” Đây là một chức năng ngữ nghĩa học của danh

từ8 Trong khi đó, Emeneau [9], Đinh Văn Đức [8], Phan Khôi [17], Trần Trọng Kim [18], Lê Văn Lý [23], Hoàng Tất Thắng [33] và nhiều tác giả khác hiển

8 Trong một số ngôn ngữ, như các ngôn ngữ Bantu, yếu tố có chức năng này không phải là từ, mà là phụ tố Những phụ tố đó vẫn được gọi là “classifiers” Điều đó cho thấy, thuật ngữ này không bao hàm ý nghĩa “từ loại” [12, tr.8]

Trang 22

ngôn hoặc hàm ẩn cho rằng LT là một từ loại có chức năng phân loại sự vật được DT biểu thị, qua đó xếp DT thành những tiểu loại nhất định, mỗi loại tương

ứng với một chủng loại sự vật nào đó, chẳng hạn LT con chỉ ra sự vật biểu thị bởi DT theo sau thuộc nhóm động vật với: mèo, cáo, chuồn chuồn, v.v., còn LT

cái xếp DT vào nhóm bất động vật: ghế, nồi, bong bóng, v.v Nói cách khác,

chúng thường được hiểu là một thứ từ có công dụng phân chia các DT ra thành từng loại hay từng phạm trù (noun categorization) [38, tr.1]

Quả thật, xét trên bề mặt, trong danh ngữ có LT, qua LT, ta có thể nhận biết được phần nào DT đi sau nó thuộc chủng loại nào Tuy nhiên, có nhiều điểm bất ổn nếu từ hiện tượng đó mà quy cho LT bản chất phân loại Một là việc một ngôn ngữ nào đó bắt buộc người bản ngữ phải sử dụng những từ “chỉ loại” trước các DT chỉ những sự vật mà ai cũng biết thuộc chủng loại nào là một điều có phần kì quặc và vô ích Hai là có rất nhiều LT có thể đi được với những

DT chỉ các chủng loại sự vật khác nhau Chẳng hạn, trong tiếng Việt, khúc có thể đứng trước cá (thuộc loại động vât), mía (thuộc loại thực vật), hay vải (thuộc loại vô sinh vật) Tương tự, trong tiếng Nhật, theo sau tsu có thể là một DT chỉ đồ vật như isu ‘ghế’ hay DT chỉ thực vật như lingo ‘táo’ Theo Plam, đây là một

trong hai lí do, cùng với việc các DT kết hợp được với các LT khác nhau không khác biệt về bất cứ đặc tính ngữ pháp nào khác, để không thể tách riêng ra một lớp từ vựng - ngữ pháp có tác dụng phân loại DT trong tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Miến Điện, cũng như tiếng Việt (dẫn theo Nguyễn Thị Ly Kha [16, tr.23]) Hơn nữa, do có nghĩa chỉ thuộc tính chủng loại và/ hoặc quan hệ nên DK có chức năng cú pháp cơ bản là làm định ngữ chỉ loại Chẳng hạn như, so sánh các

Trang 23

tổ hợp gồm 2 DK như tôm càng, thuốc nước với tôm thẻ, thuốc viên thì ý nghĩa

chỉ loại là do DK thứ hai đảm nhiệm Tương tự:

(2) a Bò giống/ thịt/ sữa

b Cây cam/ trồng/ giống

c Bức tranh/ thư/ tường

Trong các danh ngữ dẫn trên, có thể thấy từ giúp chỉ loại, do đó thích hợp hơn với thuật ngữ “loại từ”, là yếu tố thứ hai: các DK ([13, tr.12], [15, tr.33], [16,

tr.23])

Đến đây, ta nên xem xét cách hiểu thuật ngữ classifier của trường phái

M.A.K Halliday Halliday và các tác giả đi theo hướng của ông không dùng

classifier ‘loại từ’ như một từ loại, mà để chỉ cái chức năng làm định ngữ chỉ loại

cho danh từ trung tâm, để phân biệt với các loại định ngữ khác (determiners, epithets và qualifiers) [15, tr.33] Chức năng này có thể do danh từ, tính từ hay vị từ đảm nhiệm, ví dụ:

(3) a apple juice ‘nước ép táo’, coffee table ‘bàn thấp và dài (trong bộ sofa)’

b red wine ‘rượu vang’, medical doctor ‘dược sĩ’

c moving company ‘công ty giúp vận chuyển’, written language ‘ngôn ngữ

nói’

Trong các ví dụ (3), DT apple, body (ví dụ a) cũng như các vị từ red, wine,

moving, golden (ví dụ b, c) đều có vai trò của ‘classifiers’

Như vậy, dù hiểu theo quan điểm nào, chức năng phân loại cũng không phải là của riêng LT (nếu nó có chức năng này), mà là ý nghĩa có thể có được của DK và bất kỳ từ loại nào khác có khả năng làm định ngữ chỉ loại cho DT trung tâm

Trang 24

1.1.3 Từ loại của loại từ

Ở phần mở đầu ta đã bắt gặp rất nhiều ý kiến cho rằng LT là hư từ, là những từ công cụ, xuất phát từ nhận xét về sự rỗng nghĩa và “không độc lập” (không thể tự mình làm thành một ngữ đoạn có chức năng cú pháp riêng) của LT

1.1.3.1 Tính không độc lập

Xét thấy LT không thể đứng một mình làm thành một ngữ đoạn, nhiều tác giả phủ nhận tư cách thực từ của LT Quả thật, trong hầu hết các trường hợp, LT không thể tự mình làm thành tố chính trong DN hay thực hiện các vai trò cú pháp trong câu (chủ ngữ, trạng ngữ…) mà cần phải có DK theo sau Về những trường hợp LT không có DK theo sau như:

(4) a Bán cho tôi hai con

b Bức này đẹp thật

thì một số tác giả cho rằng LT có tư cách gần như một đại từ, dùng để thay thế danh từ bị lược bỏ và sự tỉnh lược này phải có sự cho phép của ngữ cảnh ([2, tr.416-417], [3, tr.124], [18, tr.45], [33, tr.17], [36, tr.61])

Trước hết, có một hiện tượng khách quan mà ngay cả những tác giả luôn khẳng định LT không có tính độc lập, cũng phải thừa nhận Đó là, một khi không có DK theo sau như trên, LT vẫn thể hiện đầy đủ tất cả mọi tính chất của một DT: về mặt cú pháp nó có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ…, về mặt kết hợp

LT có khả năng tạo ra những DN y như các kiểu DT khác Trong ví dụ (4a), LT

con là thành tố trung tâm của DN, kết hợp với số từ hai làm bổ ngữ chỉ đối tượng

cho vị từ bán, còn ở (4b), LT bức là thành tố trung tâm của DN, kết hợp với định ngữ xác định này làm chủ ngữ cho câu

Hai là, sự “hạn chế” trong kết hợp của LT (việc LT cần có một DK theo sau để làm rõ nghĩa cho nó, cũng như hiện tượng nếu không có DK đi kèm, LT thường không lưu lại còn một mình trung tâm, mà phải có một thành tố phụ đi

Trang 25

kèm) có thể được tìm thấy ở một nhóm từ (với một số lượng cũng không phải là

ít) mà mọi người đều thừa nhận là DT: giọt, miếng, lần, trang, phía, bên… Các

“danh từ chính danh” này cũng cần phải kết hợp với một định ngữ hay một lượng từ để làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu như LT [12, tr.2-4] So sánh:

Làm chủ ngữ Làm bổ ngữ

(5)

Không thể nói chỉ có thể nói Không thể nói chỉ có thể nói

*Chiếc rất đẹp Chiếc đó rất đẹp *Nó mua chiếc - Nó mua hai chiếc

- Nó mua chiếc đó

LT

*Tấm rất mềm Tấm này rất mềm *Nó bán được tấm - Nó bán được ba tấm

- Nó bán được tấm này

*Bên khá rộng

Bên kia khá rộng *Tôi đứng về bên - Tôi đứng về một bên

- Tôi đứng về bên kia

DT

*Đôi mòn rồi Đôi ấy mòn rồi * Họ mang theo đôi - Họ mang theo bốn đôi

- Họ mang theo đôi ấy

Các ví dụ (5) không chỉ cho thấy những DT chính danh này không độc lập hơn các LT mà hơn nữa, thái độ ngữ pháp của hai nhóm từ rất giống nhau Như vậy, đã thừa nhận tư cách DT của nhóm này thì không thể phủ nhận tư cách DT của nhóm kia, cũng như việc dùng tiêu chí “độc lập” hay “hạn chế” làm tiêu chí duy nhất để khẳng định LT không phải là DT (thực từ) là không thoả đáng, khi tính không độc lập của LT chỉ mang tính tương đối, và giống với sự kết hợp “hạn chế” thường thấy ở một nhóm DT chính danh khác, chứ không giống với những biểu hiện đặc trưng của tính không độc lập ở hư từ

1.1.3.2 Sự rỗng nghĩa

Không chỉ các tác giả có quan điểm cho LT là hư từ, mà ngay cả những nhà nghiên cứu thừa nhận tính chất danh từ của LT như Nguyễn Tài Cẩn ([3], [4]), Phan Ngọc [24, tr.56-58] cũng cho rằng LT rỗng nghĩa hay trống nghĩa Nhưng

Trang 26

Nguyễn Tài Cẩn cũngï khẳng định tính rỗng nghĩa của LT khác với hư từ: “Loại từ không thuộc kiểu những hư từ như giới từ, liên từ, mà là những danh từ trống nghĩa.” [3, tr.292] Tính “không độc lập” nói trên của LT chỉ là sự phản ánh đặc điểm ngữ nghĩa này của nó

Thông qua việc bàn luận về ba phương thức gọi tên thực thể, Cao Xuân Hạo khẳng định LT vẫn có những nét nghĩa nhất định, mà trước hết là đem lại nghĩa “vật tính” cho DK theo sau nó [12, tr.9-16] Mặt khác, ông còn bàn đến LT

ở một vị trí mà ít tác giả nghiên cứu tiếng Việt chú ý đến: vị trí sau DK, có chức năng làm định ngữ So sánh:

Trong khi có những tranh cãi về trung tâm của các ngữ đoạn có trật từ a-b, tác giả nào cũng thừa nhận các ngữ đoạn b-a có quan hệ ngữ pháp “trung tâm (b) – định ngữ (a)” Xét về ngữ nghĩa, DN b-a biểu thị một khối có thuộc tính/ chủng loại b tồn tại hoặc được tính dưới hình thức một/ những đơn vị phân lập a

Có khả năng làm định ngữ như vậy, LT không thể “rỗng nghĩa” [12, tr.7-8] Mặt khác, việc mức độ nghĩa của các từ thuộc cùng một từ loại không như nhau là điều thường gặp Chẳng hạn như những từ mà tư cách DT của chúng đã

được mọi người công nhận như lúc, khi,…cũng có nghĩa không rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là khi so sánh với nghĩa của những DT như xe, bàn, công an,… Vì thế,

nhận định của các tác giả như Nguyễn Tài Cẩn ([3], [4]), Lê Cận – Phan Thiều [5], Nguyễn Hữu Quỳnh [28]… cho rằng tuy LT không có ý nghĩa rõ ràng và đầy đủ như những danh từ khác, nó vẫn là một tiểu loại danh từ là xác đáng

Trang 27

Sau một thời gian dài nghiên cứu, giới Việt ngữ học hiện nay đa phần tuy còn sử dụng thuật ngữ “loại từ”, nhưng đã cho nó là một bộ phận từ vựng nằm trong từ loại DT Thông qua việc bàn luận về một số tranh cãi đã và/ hoặc đang tồn tại trong giới nghiên cứu về LT ở phần trên, chúng tôi muốn xác định rõ rằng: 1) Thuật ngữ LT là không chính xác, nhưng vì nó giúp người đọc hình dung rõ đối tượng được khảo sát, chúng tôi tạm sử dụng tên gọi này; 2) LT không phải là từ dùng để phân loại các danh từ; 3) LT không phải là hư từ Đây sẽ là cơ sở cho những bàn luận xa hơn của chúng tôi ở các phần sau của luận văn

1.2 ĐẶC ĐIỂM TỪ LOẠI CỦA LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT

Chúng tôi thiết nghĩ, những phức tạp xoay quanh LT một phần bắt nguồn từ thực tế là khá nhiều tác giả trước đây chỉ nhìn LT trong bản thân nó hoặc với DT theo sau, mà không đặt nó trong mối quan hệ với các mảng từ vựng khác, đặc biệt là những từ cùng vị trí trước DT Rõ ràng những từ quen được gọi là LT là một bộ phận từ vựng có thật, nhưng vấn đề là chúng nằm ở đâu trong bức tranh từ loại tiếng Việt

Liên quan tới vấn đề lựa chọn phương thức gọi tên thực thể (tr.16-19), Cao Xuân Hạo nhắc đến sự phân biệt giữa hai loại DT đơn vị (DĐV) (Unit Noun) và

DT khối (DK) (Mass Noun)10 Ông chỉ ra “trong các ngôn ngữ dùng một từ riêng

(chứ không phải một hình vị) để biểu thị phần vật tính của đối tượng, cái từ ấy

bao giờ cũng là một danh từ đơn vị (“đếm được “ và lượng hoá được trong mọi chu cảnh”) [13, tr.11] Cụ thể:

10 Trong bài viết Nghĩa của loại từ và cũng như trong nhiều bài viết trước đây, CXH thường đồng nhất

tính [± đơn vị] với tính [± đếm được] Tuy đây là hai đặc tính gần nhau, nhưng chúng không trùng khớp với nhau Tính [± đơn vị] là giúp phân chia DT thành DDV và DK, còn thế đối lập [± đếm được] chỉ tồn tại trong nội bộ DK (tr.29-31, [16, tr.37-38])

Trang 28

Thông số được

lựa chọn

Thuộc tính (chất

liệu, chủng loại) Hình thức tồn tại

Cả nội dung lẫn

DĐV: chỉ hình thức

tồn tại của vật như từng đơn vị rời, không cho biết thuộc tính chủng loại

Những DT vừa có đặc điểm của DĐV, vừa có đặc điểm của DK

Việt heo, giấy, đường khoanh, đứa, cái, mẫu que, quận, bông

Hán nhu ‘gạo nếp’, hoạ

‘tranh’, khuyển ‘chó’

cá ‘cái’, trường ‘trận’, phái ‘phái’ nhân ‘người’

Anh

wine ‘rượu’, bread

‘bánh mì’, fabric

‘vải’

kilometer ‘cây số’,

sáng)’, slice ‘lát (bánh)’

ruler ‘thước’, apple ‘táo’,

variation ‘sự biến

đổi’

Ví dụ

Nhật

mikan ‘quýt’, hagaki

‘bưu thiếp’, tamago

kai ‘lần, tầng’

Bảng 1.1 Các phương thức gọi tên của ngôn ngữ

Như vậy, có thể thấy, qua sự tồn tại của loại DT được hình thành ở cột 3, sự đối lập giữa đơn vị và khối không tuyệt đối Hiện tượng trung gian này đặc biệt dễ thấy trong tiếng Anh: những DT có “cương vị ngữ pháp đôi” (K Allan), ví dụ:

trong khi book, ruler, chair luôn là DT đếm được, đơn thể thì apple, egg ứng xử

như DT đếm được, có tính phân lập trong phần lớn danh ngữ, nhưng có lúc lại được dùng như DK [14, tr.247-249], [25, tr.5] Riêng trong tiếng Việt, Nguyễn

Trang 29

Tài Cẩn đã nhận xét: “phải công nhận rằng tiếng Việt phần lớn đều có điểm không giống với DT ở những ngôn ngữ khác (…), chúng về căn bản là DT xếp vào loại không đếm được” [3, tr.214-215] Cụ thể là, nếu trong ngôn ngữ Ấn-Âu như tiếng Anh, sự từ vựng hoá khá tương ứng với thế giới thực: DT đếm được chỉ

“vật”, DT không đếm được “chỉ chất”, thì trong tiếng Việt, DT đếm được

thường là DT chỉ đơn vị, còn DT không đếm được bao gồm cả DT chỉ “vật” như

sách, bút, bò… và chỉ “chất”: muối, vàng, dầu… [34, tr.3]

Như vậy, trong cách người Việt cấu trúc hoá thế giới bằng ngôn ngữ, LT là những từ được tạo thành do phương thức gọi tên thực thể chỉ dựa trên mặt hình thức phân lập của nó Xét trong hệ thống định danh này, LT không phải là một từ loại độc lập, mà thuộc về tiểu loại DĐV trong từ loại DT

Việc phân định một từ loại phải dựa trên cả hai mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ, trong đó, những đặc trưng về nội dung cần phải được ngữ pháp hoá bằng những dấu hiệu hình thức Trong các ngôn ngữ biến hình, đó trước hết là những đặc trưng hình thái học Thế nhưng, đối với các thứ tiếng đơn lập, không biến

hình như tiếng Việt, đó là những đặc trưng về thái độ cú pháp, mà cụ thể là ý

nghĩa ngữ pháp khái quát của từ, khả năng kết hợp của từ (cách phân bố/ khả

năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ và câu) và chức vụ cú pháp của từ

(khả năng tự mình làm thành cả ngữ đoạn đóng vai trò cú pháp trong câu) Việc xác định từ loại của LT cũng dựa trên những phương diện này

1.2.1 Khái quát về danh từ đơn vị

1.2.1.1 Danh từ đơn vị trong danh từ tiếng Việt

Là từ loại có vai trò quan trọng và tính chất đặc biệt, DT tiếng Việt đã được khảo sát từ khá sớm, toàn diện và triệt để về ngữ pháp và về hệ thống tiểu loại Bên cạnh những tác giả tập trung vào đặc điểm ngữ pháp của DT như Emeneau

Trang 30

[9], Lê Văn Lý [23], Bùi Đức Tịnh [36]…, trong khoảng 40 năm trở lại đây đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, mà đại diện tiêu biểu nhất là Nguyễn Tài Cẩn [3], [4], tìm hiểu DT trên cả hai mặt hình thức và ngữ nghĩa Qua đó những nét khu biệt của DT được xác lập và các tiểu loại trong nội bộ DT cũng được phân định và mô tả tương đối đầy đủ và thoả đáng

Có thể thấy, các tác giả có sự lựa chọn khác nhau về tiêu chí phân loại DT tiếng Việt (đưa đến những kết quả khác nhau về các tiểu loại DT), chẳng hạn Nguyễn Tài Cẩn [4], Emeneau [9], Hồ Lê ([20], [21]) sử dụng tiêu chí [+ biệt loại], Đinh Văn Đức [8, tr.45-104] thì chia DT theo thế đối lập [+trừu tượng], còn Nguyễn Tài Cẩn [3, tr.79], Hoàng Tuệ [37, tr.25-256], Nguyễn Kim Thản [31, tr.147]… dựa trên tiêu chí [+chung] phân chia DT thành DT chung và DT riêng Đáng chú ý là dù có thể sử dụng những tiêu chí giống nhau, mỗi tác giả lại có thể hiểu nội dung tiêu chí khác nhau Cụ thể, Nguyễn Tài Cẩn phân chia DT trên cả hai tiêu chí [±biệt loại] và [±đếm được] Sự phân loại biệt loại/ không biệt loại căn cứ vào khả năng kết hợp với LT: DT biệt loại là DT có thể kết hợp

với LT, ví dụ: (một bức) tranh, (hai con) heo, còn DT không biệt loại chỉ kết hợp được với DĐV quy ước, chẳng hạn như: (hai thước) vải Ở tiêu chí thứ hai, tác

giả phân loại dựa vào số từ DT khi đếm bắt buộc phải kết hợp trực tiếp với từ

chỉ lượng như (một) lớp, (một) đồng được gọi là DT “trực tiếp đếm được” Như vậy, từ chỉ đơn vị (trong đó có LT) thuộc nhóm này, thí dụ: (hai) con (gà), (một)

cục (kẹo) Trong khi đó, DT “không trực tiếp đếm được” khi đếm hoặc bắt buộc

hoặc có thể thêm một từ chỉ đơn vị vào sau từ chỉ lượng: (ba con) chó, (một cái)

đèn [4] Cách hiểu tiêu chí biệt loại/ phi biệt loại của Nguyễn Tài Cẩn, như vậy

giống với sự phân biệt giữa “đồ vật” và “chất liệu” Trong khi đó Hồ Lê [20], [21] cũng dùng tiêu chí này, nhưng theo một cách hiểu hoàn toàn khác với

Trang 31

Emeneau [9] và Nguyễn Tài Cẩn [4], và tương ứng với tính [± CL] của Cao Xuân Hạo (x chương 2 của luận văn)

Trong các tiêu chí phân loại DT tiếng Việt, hai tiêu chí [+ đếm được (ĐĐ)]

(Trương Vĩnh Ký [41], Cao Xuân Hạo [11], [12], [13], [14], Diệp Quang Ban

[2]…) và [+đơn vị (ĐV)] (Đinh Kiều Châu [6], Cao Xuân Hạo [11], [12], [13],

[14], Nguyễn Thị Ly Kha [16]…) được sử dụng thường xuyên và phổ biến hơn cả Các nghiên cứu của những tác giả này đã cho thấy việc sử dụng hai tiêu chí [+ĐĐ] và [+ĐV] sẽ giúp phát hiện những đối lập ngữ pháp giữa các tiểu loại DT Căn cứ trên tiêu chí [+ĐĐ], Cao Xuân Hạo phân tích sự đối lập của hai loại DT

tiếng Việt: DĐV (thuật ngữ riêng của ông, tương đương với DT đếm được, Count

nouns) và DK (Mass nouns) Ông chỉ ra được những khác biệt cơ bản và rõ ràng

giữa chúng cả về thuộc tính ngữ nghĩa và cú pháp: khả năng làm tham tố của động từ (chủ ngữ, bổ ngữ); khả năng tham gia vào thế đối lập đơn vị/ khối, khả năng tạo giới ngữ; và khả năng kết hợp với lượng từ [14, tr.266-297]

Nguyễn Thị Ly Kha có lẽ là người đầu tiên hiển ngôn sự phân biệt giữa hai đặc tính này của DT trong tiếng Việt [16, tr.29-39] Do tính [+ĐV] bao quát và triệt để hơn so với tính [+ĐĐ]11, tác giả sử dụng tiêu chí [+ĐV] để phân loại DT tiếng Việt thành DT [+ĐV] và DT [-ĐV] (DT khối) ở bậc đầu tiên, còn tiêu chí [+ĐĐ] sẽ được sử dụng để phân chia DK, tức là sự phân chia ở bậc thứ hai Hơn nữa, theo chúng tôi, tính đơn vị/ khối còn bao hàm cả vấn đề về nghĩa (ý nghĩa đơn vị hay có ý nghĩa khối), còn [±ĐĐ] chỉ cho thấy khả năng kết hợp trực tiếp

11 Nguyễn Thị Ly Kha đưa ra năm biểu hiện cho thấy [+ĐV] bao quát hơn [+ĐĐ], trong đó có hai kết luận quan yếu đối với việc nghiên cứu về loại từ của chúng tôi Một là, tất cả DĐV đều đếm được, thế

đối lập [+ĐĐ] chỉ tồn tại ở mảng DK Hai là phân lượng từ (nửa, cả), chứ không phải là DN chỉ phân số

hay DN chỉ số phần trăm hoặc từ chỉ lượng nói chung, là từ chứng cho tính [+ĐV] [,41] Về những biểu hiện khác của sự phân biệt giữa hai tiêu chí, cũng như những trở ngại nếu dùng tiêu chí [+ĐĐ] phân loại mảng từ Hán Việt, xin xem thêm Nguyễn Thị Ly Kha [16, tr.36-38]

Trang 32

với lượng từ (tức số đếm và từ chỉ lượng như những, các, mấy…) Do đó, sự phân

biệt giữa DĐV và DK là sự phân biệt cả về ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp và là thế đối

lập quan trọng trong DT của tất cả các ngôn ngữ

1.2.1.2 Đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của danh từ đơn vị

1.2.1.2.1 Ngữ nghĩa

Qua việc tìm hiểu cách thức phân đoạn thực tại, ta thấy được tính đơn vị là

hệ quả của việc từ vựng hoá phương diện “vật tính” của thực thể (có kèm/

không kèm theo phương diện “thuộc tính”) Nó là đặc trưng cơ bản của DĐV và

là dấu hiệu khu biệt DT [+đơn vị] (như kí, mét, khoa, sư đoàn…) và DT [-đơn vị] (tức DK, như sinh viên, chiến sĩ, ba ba…) Tính đơn vị, theo cách hiểu đầy đủ

nhất, có thể được dùng với một trong ba nội dung sau:

(1) Là đại lượng dùng để đo các vật đồng tính, chia cắt chúng ra thành

những phần được coi là bằng nhau (chẳng hạn sào, dặm, mét khối, năm, tháng)

Với nghĩa này, DĐV được dùng để đo lường, qua đó mà tính đếm sự vật

(2) Là “vật rời” được xác định (như cái, con, tấm, đứa) hoặc là tập hợp của

những vật đó thành một đơn vị12 (bầy, đàn, cụm, đống) Với nghĩa vừa nêu, DĐV

không dùng để biểu thị sự đo lường, mà chỉ dùng để tính đếm

(3) Thành tố trong một hệ thống tổ chức/ chỉnh thể nào đó (như tỉnh, xã,

trung đội) hoặc là yếu tố làm nên một chỉnh thể (như bài, từ), những loại đơn vị

có tính văn hoá13 [16, tr.35]

Trong đó, hai nội dung đầu phản ánh phương thức gọi tên chỉ xét thuần tuý mặt hình thức của sự/ vật, trong khi (3) biểu thị thực thể trên cả hai mặt, và tính phân lập về hình thức có thể nổi rõ hơn tính “chất liệu” Tuỳ quan điểm nghiên

Trang 33

cứu của từng tác giả mà tính đơn vị của DT bao hàm nhiều hay ít những khía cạnh của ba nội dung này Có nhiều tác giả không cho LT thuộc về DĐV, là vì không thấy được hoặc không thừa nhận nội dung thứ hai Trong khi đó, Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang Ban lại chẻ đôi nội dung này: LT là những từ chỉ “vật rời”, còn đơn vị mang tính tập hợp thì được xếp vào nội dung (1) [3, tr.127-128] hoặc tách ra khỏi phạm vi của DT đơn vị [1, tr.32-36], [2, tr.474-481].

Tương ứng với ba nội dung trên, DĐV bao gồm những DT: 1) a chỉ đơn vị

quy ước dùng để đo lường, như tấn, mét, giờ, hoặc b chỉ đơn vị “rời”, như con,

cái, quyển, chiếc, 2) hay tập hợp đơn vị rời dùng để “đếm”, như bầy, đàn, mớ, xấp, 3) chỉ vật với tư cách là bộ phận (đơn vị) của một chỉnh thể theo một cách

phân chia nào đó, như huyện, tỉnh, đoạn, câu, lớp, trường

Tính đơn vị tạo cho DĐV ba đặc trưng nghĩa học: một là, thiên về các thuộc

tính hình thức của thực thể, ví dụ: tạ, cái, lớp; hai là, thực thể có thể phân lượng

hoá được do có tính phân lập về hình thức và hầu hết có kích thước xác định, ví

dụ: nửa lạng, ăn cả con, nửa xã bị bệnh dịch; ba là, hàm nghĩa số và hàm tính

Đây có thể coi là một định nghĩa khá đầy đủ về DĐV, bao quát nhóm DT này về cả hai mặt ngữ nghĩa – nội dung và ngữ pháp – hình thức

Trang 34

1.2.1.2.2 Ngữ pháp

Thành tựu ngôn ngữ học đã chỉ ra, các đặc trưng ngữ pháp của từ là hình thức thể hiện đặc trưng ngữ nghĩa của nó Ba đặc trưng nghĩa học nêu trên của DĐV được biểu hiện bằng những đặc trưng sau: 1) Thường không độc lập làm DN; 2) Có khả năng kết hợp với phân lượng từ; 3) Có khả năng kết hợp với từ ngữ chỉ xuất; 4) Có khả năng mang mọi loại định ngữ [16, tr.42]

So sánh tiếng Việt và các ngôn ngữ châu Âu như Anh, Pháp, Nga, chúng ta nhận thấy có một khác biệt thú vị là trong các thứ tiếng này, quan hệ giữa đơn vị (do DĐV đảm nhiệm) và thực thể (do DK biểu thị) trong nhiều trường hợp được diễn đạt bằng mối quan hệ sở hữu, đặc biệt khi đó là một DK [-ĐĐ], còn tiếng Việt lúc nào cũng diễn đạt quan hệ này bởi một vị trí cố định của DĐV ngay

trước DT Ngay cả trong những trường hợp như muỗng cà phê đường, thì yếu tố

cà phê là định ngữ cho muỗng (quan hệ ngữ pháp ở bậc thấp hơn), tạo thành một

ngữ đơn vị quan hệ trực tiếp với đường, nói cách khác, tổ hợp đó vẫn là kết cấu

hai thành tố: ngữ đơn vị và DT theo sau Có thể nói, trong tiếng Việt, tổ hợp DĐV và DK là một kết hợp chặt, và khi đó vị trí trước DK mang ý nghĩa của một phương thức ngữ pháp

Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về DĐV, chúng tôi xin điểm qua khả năng kết hợp của DĐV với các yếu tố khác trong DN (bảng 1.2, tr.47-48) cũng như khả năng đảm nhận chức vụ cú pháp của lớp từ này (bảng 1.3, tr.49-50) để làm cơ sở cho sự xem xét ngữ nghĩa, ngữ pháp của LT

1.2.2 Loại từ – một bộ phận của danh từ đơn vị

Như đã bàn luận ở trên, trong ba nội dung của tính đơn vị, (1) và (3) nhận được sự nhất trí cao của các nhà Việt ngữ học, còn cách dùng thứ (2) – nghĩa của

LT – là vấn đề mấu chốt của các cuộc tranh luận từ trước tới nay: LT có phải là một mảng của DĐV, tức là thuộc về từ loại DT hay không? Một trong những thủ

Trang 35

pháp cơ bản của khoa học về ngôn ngữ là lấy cái chắc chắn để giải quyết cái nghi ngờ Do đó, trong phần này và cả một số nội dung ở chương tiếp theo, chúng tôi dựa trên những kết luận đã được chứng minh và thừa nhận về các đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của DĐV nói riêng và DT nói chung, để khảo sát

LT nhằm tìm thấy những đặc điểm từ loại của nó

1.2.2.1 Tư cách danh từ của loại từ

Trong các nghiên cứu về DT, những tiêu chí hình thức cơ bản sau đây có thể được dùng để phân định danh từ như một từ loại:

A Có thể tự mình làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu

B Có thể trực tiếp đi sau:

1 các từ ngữ chỉ lượng:

a “phó từ” chỉ lượng nhiều, ít;

b các lượng từ những, các, mấy, mỗi, từng, dăm;

c các số đếm có tác dụng lượng hoá nó

2 quán từ bất định một

C Có thể trực tiếp đi trước này, ấy, kia, nọ, nào làm định ngữ cho nó (x

Diệp Quang Ban ([1], [2]), Nguyễn Tài Cẩn ([3], [4]), Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [7], Cao Xuân Hạo ([11], [12], [13], [14]), Lê Văn Lý [23]… ) Xét các ví dụ (7):

a * Ba quyển bị rách rồi

a' Ba quyển đó bị rách rồi

a'’ Sách bị rách rồi

b Quyển thì dày, quyển thì mỏng

b' *Sách thì dày, Sách thì mỏng

c * Tôi ăn viên

c' Tôi ăn viên này

Trang 36

c'’ Tôi ăn cơm

d Vo thành viên

e Tôi đã viết nhiều bức (thư)

f Mỗi tấm năm đồng

g Trong hai bức, tôi thích bức kia hơn

Ví dụ a’, e, f và g cho thấy LT thoả mãn cả ba tiêu chí của B1, còn ví dụ a’ và c’ chứng tỏ LT đáp ứng tiêu chí C Việc LT không đáp ứng được với tiêu chí

B2, tức là kết hợp với quán từ bất định một, có thể coi là một bằng chứng cho

tính đơn vị của LT, bởi tính đơn vị hàm nghĩa xác định Trong khi đó, các ví dụ a và a’ cũng như c và c’ cho thấy LT không thể độc lập làm chủ ngữ và bổ ngữ, do

đó nó không đáp ứng với tiêu chí A Đối với trường hợp nó có thể đi một mình,

làm thành tố trung tâm của ngữ hoặc độc lập làm thành phần cú pháp trong câu như trong ví dụ a’, c’, e, f và g, hầu hết các tác giả cho nó là đại từ thay thế cho toàn tổ hợp “LT + DK”, và chỉ xuất hiện dưới sự cho phép của ngữ cảnh ([2], [3], [4], [6], [24], [33]…) Như những thảo luận ở phần 1.1.3.1 đã chỉ ra (tr.21-22), chỉ

vì tính chất “không độc lập” này, loại từ bị phủ nhận tư cách DT, thậm chí bị coi là một hư từ, dù nó đáp ứng với hầu hết các tiêu chí của từ loại DT

Trong khi đó, như Cao Xuân Hạo nhận xét, mọi người, kể cả các tác giả nói

trên, đều công nhận DK là DT, tuy toàn bộ các DK (như trâu, tre, dầu, v.v.)

không đáp ứng được tiêu chí B1b, B1c và B2 Ngoài ra, có nhiều từ được thừa

nhận là DT như giọt, lần, khi, lúc… cũng không độc lập giống như LT (tr.21-22

và [12, tr.2-3]) Về bản chất, chúng tôi cho rằng, tính “không độc lập” của LT trong nhiều trường hợp là hệ quả của nét nghĩa “phi chất liệu”[–CL], và là yêu cầu cần được xác định khi đóng vai trò cú pháp nào đó trong câu – một yêu cầu chung của bất kì DĐV nào Như vậy, “không độc lập” là đặc trưng của tất cả DHT

Trang 37

Hơn nữa, những ví dụ (7b) và (7d) chỉ ra LT không phải hoàn toàn “không độc lập” Xét thêm một số ví dụ khác:

(8) a Con thì to, con thì nhỏ

a' *Chó thì to, chó thì nhỏ

a'’ Chó thì to, mèo thì nhỏ

b Con chó thì to, con mèo thì nhỏ

b’ *Con chó thì to, con chó thì nhỏ

b'’ Con này thì to, con kia thì nhỏ

(9) a1 Tính mớ hay tính con?

a2. Kem này bán kí hay bán cây?

b1 Mọc thành hàng/ thành khóm/ thành cụm

b2 Cắt thành miếng/ thành lát/ thành khúc/ thành đoạn

b 3 Vo viên/ Vo (lại) thành viên

Trong các ví dụ (7b) và (8a), LT “x” độc lập làm phần đề (chủ ngữ) trong cấu trúc “(x) thì thuyết1, (x) thì thuyết2” Trong khi đó, (7b’), (8a’) cho thấy các

DK và “LT + DK” không thể có vai trò này, trừ khi cấu trúc được chuyển thành

“x thì thuyết1, y thì thuyết2” Mặt khác, trong các cấu trúc này chỉ có LT mới có thể tạo ra sự so sánh giữa các cá thể cùng một chủng loại, điều mà cả DN chỉ gồm một DK lẫn tổ hợp “LT + DK” không làm được Những phân tích này dẫn đến một số kết luận như sau:

1 LT có thể độc lập làm chủ ngữ, khi chu cảnh có tính hạn định, chẳng hạn

có sự so sánh, đối chiếu giữa các đơn vị như ở trên;

2 LT trong trong các cấu trúc này không phải là trường hợp tỉnh lược DK,

nói cách khác không thể cho rằng LT khi đứng một mình làm trung tâm DN luôn luôn là đại từ thay thế cho DT

Trang 38

3 Tổ hợp “LT + DK” không phải lúc nào cũng chỉ cá thể (ví dụ (8b)),

điều này có liên quan đến một nhận định phổ biến từ trước đến nay về chức năng cá thể hoá của LT (chúng tôi sẽ bàn đến vấn đề này ở phần 1.2.2.2.) Riêng các ví dụ (9) có thể quy về hai trường hợp: a LT một mình làm bổ

ngữ cho các vị từ có ý nghĩa mua, bán, tính toán, có ý nghĩa chỉ đơn vị trong

giao dịch, tính toán; b LT một mình làm bổ ngữ cho các vị từ tác động, trong đó ngữ đoạn “vị từ + bổ ngữ” biểu thị một quá trình/ hành động mà đối tượng bị tác

động sẽ có được một hình thức tồn tại mới nhưng vẫn dưới dạng một đơn vị

phân lập trong không gian Vị từ trong các trường hợp này thường có nghĩa chia tách hoặc tập hợp, và thường đi trước thành, ra thành hoặc lại thành14 Nói khái quát, do có nghĩa chỉ hình thức của thực thể, LT có thể độc lập làm bổ ngữ trong những ngữ cảnh yêu cầu thông báo về hình thức tồn tại của vật Đây là một sự tuyển lựa từ vựng thường gặp nhằm tạo sự tương hợp về ngữ nghĩa giữa vị từ và bổ ngữ, xảy ra ở bất cứ nhóm từ nào ([12, tr.5-7], [14, tr.268-271], [16, tr.63]) Sự thông dụng và tính “khả sinh” của những cấu trúc và ngữ đoạn có mô hình như trên trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người bản ngữ chứng tỏ việc

LT có thể độc lập làm chủ ngữ và bổ ngữ không phải là những ngoại lệ của một quy tắc ngữ pháp nào đó Việc ngữ cảnh cho phép sự xuất hiện của LT trong những vai trò này có phần hạn chế là do nghĩa từ vựng của chúng quy định, và hoàn toàn có thể bắt gặp ở những nhóm từ khác

Trên đây, qua việc chứng minh một tiêu chí phân định từ loại như độc lập/ không độc lập có thể có tính tương đối của nó và khả năng một mình làm thành phần chức năng cú pháp của LT, chúng tôi khẳng định LT là những DT chính

14 DK không thể xuất hiện ở ngữ cảnh này, trừ khi quá trình tác động ấy kèm theo sự biến đổi về chất:

biến thành mây, hoá thành hơi nước… [14, tr.270-271]

Trang 39

danh, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ngữ pháp (biểu hiện hình thức của những đặc trưng ngữ nghĩa) của lớp từ loại DT

1.2.2.2 Tính đơn vị của loại từ

Ý nghĩa đầu tiên và trước hết của các LT tiếng Việt là ý nghĩa về đơn vị, cái mà Nguyễn Tài Cẩn đã gọi là ý nghĩa ngữ pháp của LT: “Dùng danh từ với ý nghĩa cá thể (nghĩa là dùng có loại từ) thì sự vật hiện lên trước mắt với tư cách

là những đơn vị tự nhiên (chúng tôi nhấn mạnh), tách biệt nhau một cách rõ rệt”

[3, tr.210] Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều tác giả thừa nhận tính đơn vị của LT Sau Nguyễn Tài Cẩn ([3], [4]), các tác giả như Diệp Quang Ban [2], Đinh Kiều Châu [6], Nguyễn Thị Ly Kha [16], Nguyễn Phú Phong [19] … và đặc biệt là Cao Xuân Hạo ([11], [12], [13], [14]) đã đưa ra nhiều kiến giải xung quanh vấn đề này

Diệp Quang Ban khẳng định: “chính LT là phương tiện đắc lực đối với việc tạo tính đơn vị rời” [2, tr.418] và đã dành nhiều trang cho việc tìm hiểu tính đơn

vị Theo ông, khái niệm “đơn vị” có hai nội dung khác nhau “đơn vị có thể hiểu là một đại lượng dùng để đo các vật đồng tính, chia cắt chúng thành những phần quy ước bằng nhau […] Mặt khác, đơn vị còn được hiểu là một vật rời trong số các vật được xác định theo một tiêu chuẩn nào đó” [1, tr.32-36]

Khi bàn luận cụ thể về tính đơn vị của LT, Nguyễn Tài Cẩn coi LT là một công cụ để diễn đạt phạm trù cá thể [3, tr.123; tr.204-239] Với quan niệm này,

ông không đưa các từ chỉ tập hợp các cá thể như bầy, đàn, hàng, dãy… vào nhóm

LT Tương tự, Hồ Lê cũng chia DT chỉ đơn vị đối tượng làm hai nhóm: DT cá thể (loại từ) và DT phi cá thể [20, tr.18] Nhận thấy các DT tập hợp này vẫn có tính đơn vị, Hoàng Tất Thắng khẳng định LT có chức năng cá thể hoá hoặc quần thể hoá các thực thể do danh từ biểu thị [33, tr.18]

Trang 40

Vậy có phải tính đơn vị và chức năng cá thể hoá/ quần thể hoá là như nhau? Trước tiên, chúng tôi đồng ý với nhiều tác giả về sau này rằng không chỉ có

những LT làm nhiệm vụ cá thể hoá như con, đàn, cái, chiếc, mảnh… mà còn tồn tại những LT có tính tập hợp như bầy, đàn, cụm, mớ, đống… Bên cạnh việc phân

biệt ý nghĩa đơn vị rời và ý nghĩa đơn vị đại lượng, ý nghĩa đơn vị rời và ý nghĩa

chỉ loại, Diệp Quang Ban đã chỉ ra sự khác nhau giữa DT tổng hợp (như cây cối,

tre pheo,…) và DT tập thể, tức bầy, bọn, đàn, lũ, mớ 15 … Tác giả cho rằng “mỗi

tập hợp này (tức DT tập thể – chú giải của chúng tôi) làm thành một đơn vị rời đếm được (…), do đó danh từ tập thể cũng được dùng làm DĐV – kiểu đơn vị tự nhiên quy ước” [2, tr.480] Nói cách khác, cũng giống như LT, DT tập thể có khả năng tách sự vật ra thành đơn vị rời, thành vật lẻ, đếm được [1, tập 2, tr.28] Cao Xuân Hạo cũng khẳng định LT giúp tách những thực thể biểu thị bởi danh từ đi

sau “thành những vật, những đơn vị khác nhau, đều phân lập trong không gian,

(…) cho nên đều có thể đếm được, dù là những đơn vị cá thể hay là những đơn vị tập thể” [12, tr.19]

Ở một khía cạnh khác, chúng tôi thấy cần nhấn mạnh sự khác nhau giữa tính đơn vị và tính cá thể/ quần thể, ở đó cá thể/ quần thể hoá chỉ là một chức năng có thể có được của LT như là một hệ quả của tính đơn vị Cụ thể, các DK

[+ĐĐ] như học sinh, giáo viên, chiến sĩ… biểu hiện những cá thể nhưng chúng

không có tính đơn vị Tính cá thể tương đương với tính đếm được của DT, mà sự khác biệt giữa tính đơn vị và tính đếm được đã được nhiều tác giả chỉ ra (tr.28-29) Hơn nữa, thực tiễn sử dụng ngôn ngữ cho thấy có rất nhiều trường hợp LT không giúp cá thể hoá DT theo sau nó, mà ngược lại cả tổ hợp “LT + DK” được dùng để chỉ loại/ chủng loại (tr.34-36), chẳng hạn:

15 Bùi Đức Tịnh gọi nhóm DT để gợi từng nhóm nhiều người hay nhiều vật cùng một thứ, một loại này là

DT tổng hợp [36,tr.49]

Ngày đăng: 11/04/2013, 10:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức - Về loại từ tiếng Việt
Hình th ức (Trang 28)
21  Bảng phân loại của ông không có phần ví dụ. Các ví dụ này do chúng tôi sao chép lại từ các ví dụ của  ông trong bài viết - Về loại từ tiếng Việt
21 Bảng phân loại của ông không có phần ví dụ. Các ví dụ này do chúng tôi sao chép lại từ các ví dụ của ông trong bài viết (Trang 54)
Sơ đồ 2.3. - Về loại từ tiếng Việt
Sơ đồ 2.3. (Trang 58)
Bảng 2.4. Phân biệt DK [+ĐĐ] và DK [-ĐĐ] - Về loại từ tiếng Việt
Bảng 2.4. Phân biệt DK [+ĐĐ] và DK [-ĐĐ] (Trang 59)
Sơ đồ 2.5. - Về loại từ tiếng Việt
Sơ đồ 2.5. (Trang 60)
Sơ đồ trên có thể lược gọn thành bảng sau: - Về loại từ tiếng Việt
Sơ đồ tr ên có thể lược gọn thành bảng sau: (Trang 64)
Bảng 2.8a. Phân loại danh từ đơn vị - Về loại từ tiếng Việt
Bảng 2.8a. Phân loại danh từ đơn vị (Trang 71)
Bảng 2.8b. Loại từ trong hệ thống danh từ tiếng Việt - Về loại từ tiếng Việt
Bảng 2.8b. Loại từ trong hệ thống danh từ tiếng Việt (Trang 72)
Bảng 3.1. Phân biệt LT với các yếu tố khác ở vị trí trước DT - Về loại từ tiếng Việt
Bảng 3.1. Phân biệt LT với các yếu tố khác ở vị trí trước DT (Trang 104)
Bảng 3.7a. Ngữ nghĩa của nhóm LT chính danh chỉ người - Về loại từ tiếng Việt
Bảng 3.7a. Ngữ nghĩa của nhóm LT chính danh chỉ người (Trang 127)
Bảng 3.7b. Ngữ nghĩa của nhóm LT chỉ người (chính danh và lâm thời) - Về loại từ tiếng Việt
Bảng 3.7b. Ngữ nghĩa của nhóm LT chỉ người (chính danh và lâm thời) (Trang 129)
Hình dáng dài, không ngay ngắn (một thẻo bạc điền, một rẻo ruộng). Có thể thấy,  nét nghĩa phong phú của LT VS không chỉ do sự miêu tả chi tiết và tinh tế của  nó đối với thực thể được biểu thị, mà còn vì  sự miêu tả đó một mặt chịu sự chi  phối của yếu t - Về loại từ tiếng Việt
Hình d áng dài, không ngay ngắn (một thẻo bạc điền, một rẻo ruộng). Có thể thấy, nét nghĩa phong phú của LT VS không chỉ do sự miêu tả chi tiết và tinh tế của nó đối với thực thể được biểu thị, mà còn vì sự miêu tả đó một mặt chịu sự chi phối của yếu t (Trang 147)
Bảng 3.8. Ngữ nghĩa của nhóm LT chỉ sự/ vật vô sinh   3.3.4.  Đến đây, luận văn đưa ra một số nhận xét chung về ngữ nghĩa của  các nhóm LT tiếng Việt như sau: - Về loại từ tiếng Việt
Bảng 3.8. Ngữ nghĩa của nhóm LT chỉ sự/ vật vô sinh 3.3.4. Đến đây, luận văn đưa ra một số nhận xét chung về ngữ nghĩa của các nhóm LT tiếng Việt như sau: (Trang 161)
Bảng 3.4. KẾT QUẢ THỐNG KÊ VỀ TỔ HỢP “LOẠI TỪ + DK CHỈ THỰC VẬT” - Về loại từ tiếng Việt
Bảng 3.4. KẾT QUẢ THỐNG KÊ VỀ TỔ HỢP “LOẠI TỪ + DK CHỈ THỰC VẬT” (Trang 168)
Bảng 1.2. Khả năng kết hợp của danh từ đơn vị..............................................47  Bảng 1.3 - Về loại từ tiếng Việt
Bảng 1.2. Khả năng kết hợp của danh từ đơn vị..............................................47 Bảng 1.3 (Trang 182)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w