NGÔN NGỮ XML VÀ CÁC NGUYÊN LÝ TƯ DUY SÁNG TẠO

26 896 0
NGÔN NGỮ XML VÀ CÁC NGUYÊN LÝ TƯ DUY SÁNG TẠO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời Mở Đầu 3 Phần I: Ngôn Ngữ XML 4 1.XML Là Gì? 4 2.Cấu Trúc Văn Bản XML 5 Phần II: Các Nguyên Lý Sáng Tạo Khoa Học Trong Việc Hình Thành Ngôn Ngữ XML 10 1.Nguyên Lý Chia Nhỏ 10 2.Nguyên Lý Tách Khỏi 11 3.Nguyên Lý Phẩm Chất Cục Bộ 12 4.Nguyên Lý Kết Hợp 14 5.Nguyên Lý Vạn Năng 18 6.Nguyên Lý Chứa Trong 21 7.Nguyên Lý Dự Phòng 22 Phụ Lục 25 Tài Liệu Tham Khảo 26 Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo MỤC LỤC HÌNH Hình 1 : XML không có phần tử gốc 6 Hình 2 : XML có các phần tử đang chéo vào nhau 6 Hình 3 : XML không có thẻ đóng 7 Hình 4: Văn bản XML dưới dạng bình thường 7 Hình 5: Văn bản XML được hiển thị bằng trình duyệt (browser) 8 Hình 6: Sử dụng XML cho nhiều mục đích khác nhau 18 2 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Lời Mở Đầu Từ khi internet ra đời và phát triển với tốc độ bùng nổ thì việc chuyển tải, trao đổi dữ liệu, liên lạc giữa các ứng dụng trên các nền tảng (platform) thông qua mạng là điều rất diễn ra rất thường xuyên nên có vai trò rất quan trọng gần như không thể thiếu. Do đó các chuẩn định nghĩa cấu trúc và nội dung một tài liệu điện tử lần lượt ra đời để đáp ứng yêu cầu thiết yếu này như SGML (Standard Generalized Markup Language - siêu ngôn ngữ có khả năng sinh ngôn ngữ khác) được Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) phát triển và chuẩn hóa năm 1986. Sau đó đến năm 1991, Ngài Tim Berners-Lee đã cho ra đời một văn bản gọi là “HTML Tags”, dựa theo chuẩn SGML. Ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) được sử dụng rộng rãi và phát triển đến ngày nay. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, người ta nhận thấy rằng SGML quá rắc rối và HTML còn nhiều hạn chế nên tổ chức W3C (World Wide Web Consortium: tổ chức độc lập định ra tiêu chuẩn cho trình duyệt Web, máy chủ và ngôn ngữ) thiết kế ra XML (eXtensible Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu mở rông). Và đây cũng là đề tài bài thu hoạch mà em xin phép được giới thiệu – ngôn ngữ XML , đồng thời nêu bật những nguyên lý sáng tạo khoa học được áp dụng vào việc hình thành và phát triển ngôn ngữ này. Em xin cảm ơn GS. TSKH Hoàng Kiếm đã truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu cho em, để em có cơ sở và nền tảng để có thể tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn, có cách nhìn một vấn đề dưới nhiều góc độ hơn. Do quá trình nghiên cứu cũng như kiến thức và tài liệu còn nhiều hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, chưa được đầy đủ. Em mong nhận được sự góp ý của Thầy để bài viết được thực sự hoàn chỉnh hơn 3 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Phần I: Ngôn Ngữ XML 1. XML Là Gì? XML (viết tắt từ tiếng Anh eXtensible Markup Language nghĩa là "Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng") là ngôn ngữ đánh dấu với mục đích chung do W3C đề nghị, để tạo ra các ngôn ngữ đánh dấu khác và có khả năng mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau. Mục đích chính của XML là đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết nối với Internet. Bản thân của XML rất là đơn giản, nhưng các công cụ được định ra để làm việc với XML như Document Object Model - DOM, XPath, XSL, v.v thì rất hữu hiệu, và chính các chuẩn này được phát triển không ngừng. XML cũng giống như HTML đều là ngôn ngữ đánh dấu, nhưng điều cần nói ở đây là sự ra đời của XML để khắc phục cho một số yếu kém của HTML. HTML và XML đều sử dụng các tag nhưng các tag của HTML là một bộ dữ liệu tag được xây dựng và định nghĩa trước, tức là người lập trình phải tuân thủ theo các thẻ đã định nghĩa của HTML, hiện HTML có khoảng hơn 400 tag, để nhớ hết 400 tag này cũng không có gì khó khăn đối với người lập trình web chuyên nghiệp nhưng thật khó đối với những người không chuyên. Hơn nữa các tag của HTML không nói lên được mô tả dữ liệu trong đó. Nhưng đối với XML thì hoàn toàn khác bởi vì tag trong XML là do người lập trình định nghĩa và mỗi tag là một mô tả dữ liệu mà người lập trình muốn truyền đạt. 4 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo 2. Cấu Trúc Văn Bản XML Nếu bạn đã xem xét những văn bản HTML, bạn đã quen thuộc với những khái niệm cơ bản khi sử dụng các thẻ để đánh dấu văn bản. Phần này bàn về sự khác biệt giữa văn bản HTML và văn bản XML. Nó sẽ kiểm tra những nguyên tắc cơ bản của văn bản XML, và bàn về thuật ngữ được dùng để miêu tả chúng. Một điểm quan trọng về văn bản XML: Chi tiết kỹ thuật XML đòi hỏi một trình kiểm ngữ (parser) để từ chối bất cứ văn bản XML nào không theo những nguyên tắc cơ bản. Hầu hết những bộ kiểm ngữ HTML sẽ chấp nhận mọi sự đánh dấu và đoán biết điều gì mà tác giả văn bản đang đề cập đến. Để tránh sự bừa bộn, lỏng lẻo này, những người sáng tạo XML quyết định thực hiện kết cấu văn bản ngay khi bắt đầu. Có ba loại văn bản XML: • Văn bản không hợp lệ không theo nguyên tắc cú pháp được quy định bởi đặc tính kỹ thuật XML. Nếu nhà phát triển đã định nghĩa những nguyên tắc cho những gì tài liệu có thể chứa đựng trong một DTD hoặc lược đồ, và văn bản không theo những nguyên tắc đó, văn bản đó cũng không hợp lệ. • Văn bản hợp lệ tuân theo cả hai nguyên tắc, nguyên tắc cú pháp XML và nguyên tắc quy định trong DTD hoặc lược đồ. • Văn bản chuẩn tuân theo quy tắc cú pháp XML nhưng không có DTD hoặc lược đồ. Một văn bản XML phải chứa một phần tử gốc (root element). Đây là “phần tử cha” của tất cả các phần tử còn lại. Tập hợp toàn bộ phần tử được biểu diễn dưới dạng cây văn bản. Cây này bắt đầu từ phần tử gốc và các nhánh từ bậc cao đến thấp <phan-tu-goc> <phan-tu-con-cap-1> <phan-tu-con-cap-2>…</phan-tu-con-cap-2> </ phan-tu-con-cap-1> </phan-tu-goc> 5 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Sau đây là ví dụ về một văn bản XML không hợp lệ: Trường hợp 1: không có phần tử gốc Hình 1 : XML không có phần tử gốc Trường hợp 2: Các phần tử đan chéo vào nhau Hình 2 : XML có các phần tử đang chéo vào nhau 6 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Trường hợp 3: có thẻ mở mà không có thẻ đóng Hình 3 : XML không có thẻ đóng Sau đây là ví dụ văn bản hợp lệ Hình 4: Văn bản XML dưới dạng bình thường 7 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Hình 5: Văn bản XML được hiển thị bằng trình duyệt (browser) Bây giờ ta sẽ phân tích các thành phần của một văn bản XML dựa theo ví dụ trên: 1. Dòng đầu tiên của một văn bản XML: <?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> Đây là dòng khai báo một văn bản XML có phiên bản (version) là 1.0 và kiểu mã hóa của văn bản là UTF-8 2. Phần tử gốc (root element) Một văn bản XML phải được chứa trong một phần tử tố đơn. Phần tử đơn đó được gọi là phần tử gốc, và nó chứa tất cả các từ ngữ và bất cứ phần tử nào trong văn bản. Trong ví dụ dưới đây, văn bản XML được chứa đựng trong một phần tử đơn <bai- thu-hoach> 3. Phần tử con (child element) Các phần tử <phan-1>…</phan-1>, <phan-2>…</phan-2> gọi là phần tử con của văn bản. Bên trong các phần tử con có thể chứa 1 hoặc nhiều phần tử con khác như <tieu-de> </tieu-de>, <phan-doan> </phan-doan> 4. Thuộc tính (attribute) và nội dung Một phần tử có thể có chứ nội dung và thuộc tính riêng cho mình <phan-doan thu-tu=”1”>XML la gi?</phan-doan> Thuộc tính là thu-tu, và nội dung của phần tử phan-doan là “XML la gi?” 8 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Có thể hiểu ý nghĩa của dòng này là mô tả phân đoạn thứ 1 của phần 1 có tên là “XML là gì?” Phần này em đã giới thiệu những khái niệm cơ bản về một văn bản XML. Trong phần tiếp theo em sẽ đề cập đến những ưu điểm của ngôn ngữ XML kết hợp với các nguyên lý sáng tạo khoa học để thấy rõ vì sao XML lại trở thành một ngôn ngữ gần như không thể thiếu trong việc truyền tải thông tin từ lúc hình thành đến tận bây giờ. 9 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Phần II: Các Nguyên Lý Sáng Tạo Khoa Học Trong Việc Hình Thành Ngôn Ngữ XML Một sản phẩm thành công hay thất bại chủ yếu là do cách vận dụng các nguyên lý sáng tạo trong quá trình hình thành và phát triển sản phầm ấy. Nếu vận dụng tốt và khéo léo, thì sản phẩm đó sẽ phát triển thành công, được phổ biến rộng rãi. Còn nếu vận dụng không đúng, không tốt sẽ dẫn đến sự kết thúc của dòng đời sản phẩm đó. Sau đây em xin trình bày những nguyên lý sáng tạo mà theo em đã được áp dụng vào sự hình thành và phát triển ngôn ngữ XML. 1. Nguyên Lý Chia Nhỏ Nội dung: - Chia đối tượng thành các phần độc lập. - Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. - Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng. Áp dụng: Nội dung 1 văn bản XML bao gồm nhiều thẻ (tag) nhỏ, mỗi thẻ chứa thông tin riêng, thuộc tính riêng cho mình. Đoạn XML theo sau mô tả thông tin của một học viên <hoc-vien> <ho-ten> Nguyễn Văn A </ho-ten> <tuoi> 22 </tuoi> <ngay-sinh>22/04/1988</ngay-sinh> <so-dien-thoai>0909090909</so-dien-thoai> </hoc-vien> Điều này cho phép dễ dàng thêm hoặc bớt một thẻ chứa thông tin rất dễ dàng không ảnh hưởng đến các thành phần khác. Ví dụ như thêm thông tin địa chỉ của học viên và bỏ đi thông tin về số điện thoại 10 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) [...]... để hiển thị nội dung một cách sinh động hơn, đẹp đẽ hơn Sau đây là một văn bản XML chưa kết hợp với tập tin XSL Khi hiển thị bằng trình duy t sẽ có dạng cây 14 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo 15 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Và khi kết hợp với tập tin... dụng XML cho nhiều mục đích khác nhau 18 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo • XML trong silverlight (silverlight là một công nghệ mới của Microsoft giúp cho việc hiển thị nội dung trên web một cách mượt mà, bóng bấy hơn): 19 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo • XML. .. (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Hoặc có thể biểu diễn dưới dạng danh sách liệt kê Hoặc nhiều dạng khác tùy mục đích người dùng Ta chỉ cần chỉnh sửa nội dung của file xsl, không cần sửa file XML Điều này rất thuận lợi vì công việc cấu trúc dữ liệu cho văn bản XML 17 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo và việc... HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo 4 Nguyên Lý Kết Hợp Nội dung: - Kết hợp các đối tư ng đồng nhất hoặc các đối tư ng dùng cho các hoạt động kế cận - Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận Áp dụng: XML không chỉ hiển thị dưới dạng văn bản thường hay dạng cây Khi cần ta có thể kết hợp một văn bản XML với một tập tin XSL (eXtensible... GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo - Một đối tư ng được đặt bên trong đối tư ng khác và bản thân nó lại chứa đối tư ng thứ ba… - Một đối tư ng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tư ng khác Áp dụng: Các phần tử trong một văn bản XML phải được chứa trong một phần tử gốc (root element) Các phần tử còn lại có thể chứa một hoặc nhiều phần... này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, thay vì phải duy t qua hết toàn bộ văn bản 7 Nguyên Lý Dự Phòng Nội dung: Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tư ng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn 22 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Áp dụng: Do XML không quy định việc đặt tên các phần tử, cũng như là kiểu... hiện và nội dung của các phần tử Nhìn vào lược đồ ta có thể hình dung ra văn bản XML gồm có phần tử gốc là Các phần tử con lần lượt là: • Ho_ten: kiểu văn bản thường • Hoc_phi: kiểu decimal (thường dùng cho các giá trị là tiền) • So_tuoi: tuổi học viên là số nguyên từ 0 đến 120 23 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Nhờ... thể dễ dàng đánh giá một văn bản XML có các dữ liệu hợp lệ so với các tiêu chí đã đề ra ban đầu hay không 24 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Phúc Minh (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Phụ Lục Danh mục các từ viết tắt: W3C World Wide Web Consortium: tổ chức độc lập định ra tiêu chuẩn cho trình duy t Web HTML Hyper Text Markup Language: ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, nền.. .Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Nguyễn Văn A 22 22/04/1988 123 Tô Hiến Thành, P14, Q10, TP HCM 2 Nguyên Lý Tách Khỏi Nội dung: Tách phần gây “phiền phức” hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” ra khỏi đối tư ng Áp dụng: Trong cùng một văn bản XML đôi khi có các phần tử... dùng để duy t các văn bản XML • XQuery (XML Query Language) Một ngôn ngữ truy vấn dữ liệu XML • DTD (Document Type Definition) Một chuẩn để định nghĩa các phần tử hợp lệ trong một văn bàn XML • XSD (XML Schema) Tư ng tự như DTD nhưng hỗ trợ thêm một số tính năng • XLink (XML Linking Language) Ngôn ngữ dùng để tạo siêu liên kết trong văn bản XML • XPointer (XML Pointer Language) Cho phép các siêu liên . XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Phần II: Các Nguyên Lý Sáng Tạo Khoa Học Trong Việc Hình Thành Ngôn Ngữ XML Một sản phẩm thành công hay thất bại chủ yếu là do cách vận dụng các nguyên lý. (CH1201117) Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng Tạo Phần I: Ngôn Ngữ XML 1. XML Là Gì? XML (viết tắt từ tiếng Anh eXtensible Markup Language nghĩa là " ;Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng") là ngôn. Lý Phẩm Chất Cục Bộ 12 4 .Nguyên Lý Kết Hợp 14 5 .Nguyên Lý Vạn Năng 18 6 .Nguyên Lý Chứa Trong 21 7 .Nguyên Lý Dự Phòng 22 Phụ Lục 25 Tài Liệu Tham Khảo 26 Ngôn Ngữ XML Và Các Nguyên Lý Tư Duy Sáng

Ngày đăng: 05/07/2015, 22:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời Mở Đầu

  • Phần I: Ngôn Ngữ XML

    • 1. XML Là Gì?

    • 2. Cấu Trúc Văn Bản XML

    • Phần II: Các Nguyên Lý Sáng Tạo Khoa Học Trong Việc Hình Thành Ngôn Ngữ XML

      • 1. Nguyên Lý Chia Nhỏ

      • 2. Nguyên Lý Tách Khỏi

      • 3. Nguyên Lý Phẩm Chất Cục Bộ

      • 4. Nguyên Lý Kết Hợp

      • 5. Nguyên Lý Vạn Năng

      • 6. Nguyên Lý Chứa Trong

      • 7. Nguyên Lý Dự Phòng

      • Phụ Lục

      • Tài Liệu Tham Khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan