1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

các phương pháp tư duy sáng tạo

6 506 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 158,25 KB

Nội dung

 Tập kích não: Đây là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề.Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung sự suy nghĩ vào vấn đề đó;các ý niệm và h

Trang 1

Các phương pháp tư

duy sáng tạo

Các phương pháp áp dụng hiệu quả

Tập kích não: Đây là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải

đáp sáng tạo cho một vấn đề.Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung sự suy nghĩ vào vấn đề đó;các ý niệm và hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng tư tưởng, càng nhiều thì càng đủ và càng tốt, rồi vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm, đánh giá và tổng hợp thành các giải pháp cho vấn đề

đã nêu

Trang 2

Thu thập ngẫu nhiên: là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu tư duy mới

với kiểu tư duy đang được sử dụng Cùng với sự có mặt của kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có cũng sẽ được nối vào với nhau Phương pháp này rất hữu ích khi cần những ý kiến sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong quá trình giải quyết một vấn đề Đây là phương pháp có thể dùng bổ sung thêm cho quá trình tập kích não

Nới rộng khái niệm: là một cách để tìm ra các tiếp cận mới về một vấn

đề khi mà tất cả các phương án giải quyết đương thời không còn dùng được Phương pháp này triển khai nguyên tắc "lui một bước" để nới rộng tầm nhìn về vấn đề

Kích hoạt: Tác động chính của phương pháp này là để tư tưởng được

thoát ra khỏi các nền nếp kiến thức cũ mà đã từng được dùng để giải quyết vấn đề Chúng ta tư duy bằng cách nhận thức và trừu tượng hóa thành các kiểu rồi tạo phản ứng lại chúng Các phản ứng đối đáp này dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và sự hữu lý của các kinh nghiệm này

Tư tưởng của chúng ta thường ít vượt qua hoặc đứng bên ngoài của các kiểu mẫu cũ Trong khi chúng ta có thể tìm ra câu trả lời như là một

"kiểu khác" của vấn đề, thì cấu trúc não bộ sẽ gây khó khăn cho chúng ta

để liên kết các lời giải này Phương pháp kích hoạt sẽ làm nảy sinh các hướng giải quyết mới

Trang 3

Lục mạo tư duy (six thingking hats): là một kĩ thuật được nhằm giúp

các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng, những cái nhìn này

sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được Đây là một khuôn mẫu cho sự tư duy và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của chúng, nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy trong lối suy nghĩ thông thường Phương pháp này được dùng chủ yếu là để kích thích lối suy nghĩ song song, toàn diện và tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến, ) với chất lượng

DOIT: là phương pháp để gói gọn, hay kết hợp, các phương pháp tư duy

sáng tạo lại với nhau và dẫn ra các phương pháp về sự xác định ý nghĩa

và đánh giá của vấn đề DOIT giúp tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt nhất Chữ DOIT là chữ viết tắt trong tiếng anh bao gồm

D - Define problem nghĩa là Xác định vấn đề

O - Open mind and Apply creative techniques tức là Cởi mở ý tưởng và

Áp dụng các kỹ thuật sáng tạo

I - Identify the best solution là Xác định lời giải đáp tốt nhất

T- Transform là Chuyển đổi

Đơn vận: Đây là phương pháp mạnh giải quyết vấn đề bằng cách đem

nó vào sự vận chuyển đơn nhất Phương pháp này thích hợp để giải

Trang 4

quyết những vấn đề trong môi trường kỹ nghệ sản xuất Nó đưa phương pháp DOIT lên một mức độ tinh tế hơn Thay vì nhìn sự sáng tạo như là một quá trình tuyến tính thì cái nhìn của đơn vận đưa quá trình này vào một vòng khép kín không đứt đoạn Nghĩa là sự hoàn tất cùng với sự thực hiện tạo thành một chu kì dẫn tới chu kì mới nâng cao hơn của sự sáng tạo

Giản đồ ý: phương pháp này là một phương tiện mạnh để tận dụng khả

năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh Phương pháp này củng cố thêm khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau cũng như nâng cao khả năng nhớ theo chuỗi dữ kiện xảy ra theo thời gian Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn

Tương tự hóa: xem vấn đề như là một đối tượng So sánh đối tượng này với một đối tượng khác, có thể là bất kì, thường là những bộ phận hữu

cơ của tự nhiên Viết xuống tất cả những sự tương đồng của hai đối tượng, các tính chất về vật lý, hoá học, hình dạng, màu sắc cũng như là chức năng và hoạt động Sau đó, xem xét sâu hơn sự tương đồng của cả

Trang 5

hai, xem có gì khác nhau và qua đó tìm thấy được những ý mới cho vấn

đề

Tương tự hóa cưỡng bức: là một cách mở rộng tầm nhìn hay bóp méo những kiến thức hiện hữu để tạo ra những sáng kiến mới

Tư duy tổng hợp: là một quá trình phát hiện ra các mối liên hệ làm

thống nhất các bộ phận mà tưởng chừng như là tách biệt Đây là phương thức ghép đặt các sự kiện lại với nhau để mở ra một tầm nhìn mới cho tất cả các loại vấn đề Phương pháp này không chỉ dùng trong nghiên cứu khoa học mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như nghệ thuật, sáng tác hay ngay cả trong lĩnh vực sử dụng tài hùng biện như chính trị, luật

Đảo lộn vấn đề (reversal): Đây là một phương pháp cổ điển được áp

dụng triệt để về nhiều mặt trên một vấn đề nhằm tìm ra các thuộc tính chưa được thấy rõ và khả dĩ biến đổi được đối tượng cho phù hợp hơn

Cụ thể hóa và tổng quát hóa

TRIZ: (Viết tắt từ Nga ngữ Teoriya Resheniya Izobreatatelskikh

Zadatch (Теория решения изобретательских задач),Anh ngữ :the Theory of Inventive Problem Solving) tức là Lý thuyết giải quyết sáng tạo cho vấn đề Đây là lý thuyết sáng tạo được thống kê và tổng hợp

Trang 6

thành 40 gợi ý khác nhau và được ghi ra cụ thể cho người áp dụng tùy theo tình huống của vấn đề

Nguồn BKTT

Ngày đăng: 28/10/2014, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w