Hoạt động tư duy có sáng kiến gọi là tư duy sáng tạoTư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên sự động não tối đa nhằm tạo điều kiện tìm ra phương án tối ưu dựa trên những phương án được nêu ra. Điều này thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra là cả một quá trình rất phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của hoạt động trí óc. Trước một vấn đề nan giải, khi tất cả các phương án cũ đều không thể giải quyết được, con người buộc phải tìm ra càng nhiều giải pháp càng tốt, sau đó sàng lọc và chọn ra giải pháp hay nhất trong số những giải pháp đã đưa ra.
Bài 7: KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO 1. Đặc điểm và lợi ích của tư duy sáng tạo 1.1.Thế nào là tư duy sáng tạo - Tư duy: Tư duy là một hiện tượng tâm lý, là hoạt động nhận thức bậc cao ở con người. Cơ sở sinh lý của tư duy là sự hoạt động của vỏ đại não. Hoạt động tư duy đồng nghĩa với hoạt động trí tuệ. Mục tiêu của tư duy là tìm ra các triết lý, lý luận, phương pháp luận, phương pháp, giải pháp trong các tình huống hoạt động của con người. - Tư duy sáng tạo: Hoạt động tư duy có sáng kiến gọi là tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên sự động não tối đa nhằm tạo điều kiện tìm ra phương án tối ưu dựa trên những phương án được nêu ra. Điều này thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra là cả một quá trình rất phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của hoạt động trí óc. Trước một vấn đề nan giải, khi tất cả các phương án cũ đều không thể giải quyết được, con người buộc phải tìm ra càng nhiều giải pháp càng tốt, sau đó sàng lọc và chọn ra giải pháp hay nhất trong số những giải pháp đã đưa ra. 1.2. Đặc điểm của tư duy sáng tạo - Tính đổi mới Đặc điểm lớn nhất của tư duy sáng tạo là tính đổi mới, tức là tính khác lạ, mới mẻ. Chẳng hạn, trước đây người ta cho rằng Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất. Thế nhưng căn cứ vào thực nghiệm và kết quả quan sát thiên văn, Copernic đã dũng cảm đề xuất “ Thuyết Nhật Tâm”. Cho rằng, mặt trời là trung tâm của Thái Dương hệ. Trái Đất cũng như các hành tinh khác đều quay xung quanh mặt trời. Độc lập suy nghĩ, dám tìm cái mới, đó là những nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động tư duy sáng tạo. - Tính khuếch tán Một đặc điểm quan trọng khác của tư duy sáng tạo là tính khuếch tán. Chẳng hạn, hãy kể ra những vật hình tròn. Nói chung khi kể, người bình thường giới hạn ở những vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày như bát đĩa, cốc chén…những người tư duy sáng tạo không những kể các vật hình tròn, hình cầu, mà còn kể cả bánh ô tô, các khí quản cơ thể người, trứng động vật, lớn thì mặt trời, trái đất, mặt trăng, nhỏ thì các tế bào, nguyên tử…Các bạn thấy đấy, tư duy của họ có thể khuếch tán rộng tới mức nào. Mức độ khuếch tán của tư duy có thể xem là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ tư duy sáng tạo cao hay thấp. Chính vì vậy có người gọi tư duy sáng tạo là tư duy khuếch tán. - Tính độc đáo Tính độc đáo, tức là khi suy nghĩ vấn đề thường không dập khuôn theo những quy tắc hoặc tri thức thông thường, biết giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, ứng biến. Chẳng hạn có một người đi mua trứng, nhưng lại quên không mang theo túi xách, trong tay chỉ có một chiếc ô. Nếu người đó có tư duy độc đáo, biết mở ô và lật ngược ô, như thế đã trở thành cái giỏ xách độc đáo đó sao? Bấy giờ vấn đề đựng trứng mang về chẳng phải băn khoăn suy nghĩ…Tính độc đáo của tư duy đòi hỏi chúng ta khi suy nghĩ phải cố hết sức thoát khỏi những khuôn sáo suy nghĩ cũ kỹ, biết xem xét vấn đề từ cách nhìn mới mẻ. 1.3. Những lợi ích của tư duy sáng tạo - Giúp cho xã hội ngày càng phát triển - Giúp con người có nhiều năng lượng sống hơn. Khả năng nội tại ngày càng mạnh hơn - Có khả năng thúc đẩy bản thân phát triển và truyền cảm hứng cho người khác - Khả năng vượt qua khó khăn và xả tress trong công việc để đạt được thành công cao hơn - Thêm tự tin vào bản thân mình, vui vẻ hơn trong cuộc sống - Những người xung quanh sẽ tôn trọng bạn hơn - Cuộc sống sẽ luôn mỉm cười và có nhiều cơ hội hơn 2. Quy trình và phương pháp tư duy sáng tạo 2.1. Các bước trong quy trình tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo (creative thinking) là tư duy để có thể đưa đến sự thiết lập của “cái mới”. Để làm ra được “cái mới” trước tiên cần phải biết “cái đã biết”và sau đó (hoặc cùng lúc) tiến hành tạo ra ý tưởng mới. - Cần phải biết “cái đã biết” Có nhiều cách để biết được “cái đã biết” thí dụ như là học, đọc và tìm tòi thấu đáo lĩnh vực mà “cái mới” cần được tư duy. Với các phương tiện thông tin qua mạng Internet hiện nay, việc đi tìm hiểu cái cũ có lẽ không là một việc quá khó với các sinh viên, nhất là trong các lĩnh vực khoa học về công nghệ. Tuy nhiên, “cái đã biết” cần được viết ra, vẽ ra trước khi bắt đầu đi tìm “cái mới” vì đôi khi ta tưởng rằng đã biết hết cái đã biết, nhưng có thể ta chưa biết tận tình, và sự hiểu biết không thấu đáo nhiều khi làm ta mất thời giờ để làm ra “cái mới” mà “đã biết.” - Tạo ra ý tưởng mới Để sáng tạo ra một “cái mới”, ngoài việc tìm hiểu thấu đáo “cái đã biết” công việc chính là tạo ra được ý tưởng mới. Quy trình tạo ra ý tưởng mới đòi hỏi khả năng tư duy với trí tưởng tượng sâu sắc trong trạng thái ý thức hay không ý thức (concious or unconscious). Việc tạo ra ý tưởng mới trong khoa học và công nghệ, trí tưởng tượng được dựa trên sự hiểu biết thấu đáo các khoa học cơ bản liên quan, hay nói cách khác, dựa trên ý thức của sự quan sát. Ý thức của sự quan sát được hình thành qua sự nhận định vào bản chất của vấn đề, của hiện tượng đang được quan sát chứ không đơn thuần sự kiện đang xảy ra. Ngày nay, khả năng tạo ra được các ý tưởng mới là một kỹ năng làm việc cần thiết. Bạn có thể đạt được kỹ năng này bằng các luyện tập, thực hành các phương pháp một cách có ý thức để thúc đẩy tâm trí của bạn để đi đến các kết nối mới, phá vỡ các khuôn mẫu tư duy cũ và xem xét những quan điểm mới, nhận thức mới. Song song với việc thực hành các kỹ thuật này, bạn còn cần phải làm theo các chiến lược của các khuôn mẫu cộng hưởng giúp bạn phát triển. Các khuôn mẫu cộng hưởng này sẽ giúp bạn tạo nên một bầu không khí tích cực, từ đó làm tăng khả năng sáng tạo. 2.2. Phương pháp tư duy sáng tạo - Tập kích não: Đây là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung sự suy nghĩ vào vấn đề đó; các ý niệm và hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng tư tưởng, càng nhiều thì càng đủ và càng tốt, rồi vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm, đánh giá và tổng hợp thành các giải pháp cho vấn đề đã nêu - Thu thập ngẫu nhiên: là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với kiểu tư duy đang được sử dụng. Cùng với sự có mặt của kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có cũng sẽ được nối vào với nhau. Phương pháp này rất hữu ích khi cần những ý kiến sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong quá trình giải quyết một vấn đề. Đây là phương pháp có thể dùng bổ sung thêm cho quá trình tập kích não. - Nới rộng khái niệm: là một cách để tìm ra các tiếp cận mới về một vấn đề khi mà tất cả các phương án giải quyết đương thời không còn dùng được. Phương pháp này triển khai nguyên tắc "lui một bước" để nới rộng tầm nhìn về vấn đề. - Kích hoạt: Tác động chính của phương pháp này là để tư tưởng được thoát ra khỏi các nền nếp kiến thức cũ mà đã từng được dùng để giải quyết vấn đề. Chúng ta tư duy bằng cách nhận thức và trừu tượng hóa thành các kiểu rồi tạo phản ứng lại chúng. Các phản ứng đối đáp này dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và sự hữu lý của các kinh nghiệm này. Tư tưởng của chúng ta thường ít vượt qua hoặc đứng bên ngoài của các kiểu mẫu cũ. Trong khi chúng ta có thể tìm ra câu trả lời như là một "kiểu khác" của vấn đề, thì cấu trúc não bộ sẽ gây khó khăn cho chúng ta để liên kết các lời giải này. Phương pháp kích hoạt sẽ làm nảy sinh các hướng giải quyết mới. - Sáu chiếc mũ tư duy: là một kĩ thuật được nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng, những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự tư duy và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng. Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của chúng, nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy trong lối suy nghĩ thông thường. Phương pháp này được dùng chủ yếu là để kích thích lối suy nghĩ song song, toàn diện và tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến, ) với chất lượng. * Sử dụng Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy” Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ tức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới. Mũ trắng – Objective: Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn. Hãy nghiên cứu thông tin bạn có để tìm ra câu trả lời cho những điều bạn còn thắc mắc. Mũ đỏ - Intuitive: Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn. Mũ đen – Negative: Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Hãy cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến. Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan. Do vậy, họ có thể sẽ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên không có sự chuẩn bị chu đáo. Cách tư duy “Mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này. Mũ vàng – Positive: Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Cách tư duy “Mũ vàng” giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Mũ xanh lá cây – Creative: Mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “Mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. Mũ xanh dương – Process: Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”. - Giản đồ ý: phương pháp này là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này củng cố thêm khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau cũng như nâng cao khả năng nhớ theo chuỗi dữ kiện xảy ra theo thời gian. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. 3. Thực hành kỹ năng tư duy sáng tạo: Giảng viên cho sinh viên thực hành theo tình huống tự chọn + Trong vòng 5 phút hãy suy nghĩ về một ý tưởng mới lạ nào đó và giải thích cách thức triển khai ý tưởng đó? + Hãy phát minh ra một sản phẩm/ dịch vụ chưa từng có và cố gắng thuyết phục các bạn của bạn chọn mua sản phẩm/dịch vụ đó . Bài 7: KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO 1. Đặc điểm và lợi ích của tư duy sáng tạo 1.1.Thế nào là tư duy sáng tạo - Tư duy: Tư duy là một hiện tư ng tâm lý, là hoạt động nhận. động của con người. - Tư duy sáng tạo: Hoạt động tư duy có sáng kiến gọi là tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên sự động não tối đa nhằm tạo điều kiện tìm ra phương. nhiều cơ hội hơn 2. Quy trình và phương pháp tư duy sáng tạo 2.1. Các bước trong quy trình tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo (creative thinking) là tư duy để có thể đưa đến sự thiết lập của “cái