1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ỨNG DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIVI

32 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

2 Lịch sử phát triển: Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi:các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Sáng tạo là cốt lõi của sự phát triển, là tất yếu cho sự cải tạo thế giới, giúp sựtiến bộ của khoa học kỹ thuật, xây dựng xã hội loài người ngày càng văn minh hiệnđại Con người đã bắt đầu sáng tạo để tồn tại từ khi có mặt trên trái đất, từ sự phục vụnhu cầu cơ bản ăn-ở-mặt đến việc chinh phục cả vũ trụ

TV là một thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong mọi gia đình Quátrình phát triển của TV từ thời kỳ đầu đến thế hệ TV thông minh nhất được em tổnghợp và ứng dụng vào 40 nguyên lý sáng tạo cơ bản, để thấy được sự sáng tạo trongcông nghệ sản xuất TV phát triển một cách nhanh chóng, vượt bậc trong những nămgần đây Từ những ý tưởng sáng tạo này, các nhà sản xuất TV đã cho ra đời những thế

hệ TV ngày một thông minh hơn, mang lại những sản công nghệ cao phục vụ nhu cầutrong cuộc sống con người

Chân thành cám ơn thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp đầy đủ tài liệu của mônhọc, giúp chúng em tiếp thu kiến thức về các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo đểkhông những vận dụng trong bài thu hoạch mà còn giúp ích cho chúng em giải quyếtcác bài toán trong đời sống cũng như trong nghiên cứu sau này

Trân trọng kính chúc thầy sức khỏe và niềm vui!

Trang 3

A LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TV (MÁY THU HÌNH):

I. Khái niệm và lịch sử phát triển

1) Tivi là gì?

Truyền hình hay còn gọi là vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máythu hình, máy phát hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệusóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanhtruyền hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnhsống động và âm thanh kèm theo

Tivi (television hay TV) là máy nhận những tín hiệu vô tuyến truyền hình (quaăng-ten hoặc cáp) và phát bằng hình ảnh

2) Lịch sử phát triển:

Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi:các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trênđiện tử học Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điềutrên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí

Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi

cơ điện tử đầu tiên năm 1885 Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổihình ảnh thành các chấm điểm Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của côngnghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực Trong thời điểm đóConstatin Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợQuốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900 Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại côngnghệ cơ điện tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự

Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thànhcông trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theoZworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trongđầu nhận Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảmkhông đủ và các phân tử selen quá chậm"

Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học AnhJohn Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV

Trang 4

Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triểnthành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện

tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại

Chiếc TV – vật mẫu thành công đầu tiên của hai nhà khoa

học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John

Logie Baird tạo ra năm 1920.

Ông Philo Taylor Farnsworth Phiên bản thương mại kết hợp máy quét điện tử

và ống tia cực âm (vật bằng kính trong ảnh) của

Philo Taylor Farnsworth năm 1927.

Trang 5

Năm 1928, Farnsworth phát triển hệ thống và trình diễn cho báo giới nhữngđoạn phim chuyển động

Năm 1929, hệ thống đã được nâng tầm với việc loại bỏ được mô tơ chuyểnđộng, từ đây hệ thống truyền hình đã không còn bộ phận cơ khí chuyển động nữa.Cũng năm này, Farnsworth đã truyền hình ảnh một con người thật bằng hệ thốngtruyền hình của mình, đó là hình ảnh bà vợ Pem của ông Farnsworth đã công chiếuthiết bị truyền hình cho công chúng vào ngày 25/8/1934 tại Franklin Institute,Philadelphia

Trong khi các nhà phát minh trước sử dụng các bức ảnh tĩnh hay đoạn phimchuyển động thì Farnsworth là người đầu tiên sử dụng kết hợp giữa các máy quét điện

tử và ống tia cực âm để thu - nhận hình ảnh (đen trắng) về cuộc sống hiện tại Mở đầubước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại

Nhiều nhà phát minh đã nỗ lực rồi thất bại trong việc khai thác thương mại sảnphẩm TV Tới cuối những năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuấthiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này Một trong những sản phẩmchiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên mộtgiây và khá phổ biến tại Anh Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trêngiây và chủ yếu phát triển tại Mỹ

Trang 6

Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở

Mỹ vào đầu những năm 1950

Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tứclao vào chạy đua trong ngành truyền hình Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải cóquy định về tần số phát sóng của các kênh

Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành

Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969

Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên

Đám đông trong ảnh đang theo dõi lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh Elizabeth qua chiếc TV đặt trong tủ kính của Trung tâm Rockefeller tại New York.

Trang 7

TV màu mới bắt đầu sinh lợi Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu tượng chocác gia đình giàu có tại Mỹ.

Khi TV đã phổ biến trong các gia đình Mỹ, giới phát minh lại lao vào tìmcáchthu nhỏ chúng để khách hàng có thể xem bất cứ đâu khi đang đi trênđường Năm 1959,hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cảsóng radio

Năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khikhán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình

Trang 8

II Quá trình phát triển sáng tạo trong công nghệ TV:

1) TV CRT

TV CRT của Sony

TV CRT được giới thiệu lần đầu vào năm 1922 Đến năm 1950, sản phẩmthương mại đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện TV CRT có tỷ lệ màn hình 6:4, phần hôngdày, cồng kềnh và sử dụng công nghệ thu phát hình analog

Trang 9

a) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động màn hình CRT:

Màn hình CRT hoạt động theo nguyên lý ống phóng chùm điện tử (ống CRT,nên thường đặt tên cho loại này là "loại CRT") Màn hình CRT sử dụng phần mànhuỳnh quang dùng để hiển thị các điểm ảnh, để các điểm ảnh phát sáng theo đúng màusắc cần hiển thị cần các tia điện tử tác động vào chúng để tạo ra sự phát xạ ánh sáng.Ống phóng CRT sẽ tạo ra các tia điện tử đập vào màn huỳnh quang để hiển thị cácđiểm ảnh theo mong muốn

Để tìm hiểu nguyên lý hiển thị hình ảnh của các màn hình CRT, ta hãy xemnguyên lý để hiển thị hình ảnh của một màn hình đơn sắc (đen trắng), các nguyên lýmàn hình CRT màu đều dựa trên nền tảng này

b) Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình đen-trắng:

Ở các màn hình CRT cổ điển: Toàn bộ lớp huỳnh quang trên bề mặt chỉ hiểnphát xạ một màu duy nhất với các mức thang xám khác nhau để tạo ra các điểm ảnhđen trắng Một điểm ảnh được phân thành các cường độ sáng khác nhau sẽ được điềukhiển bằng chùm tia điện tử có cường độ khác nhau

Chùm tia điện tử được xuất phát từ một ống phát của đèn hình Tại đây có mộtdây tóc (kiểu giống dây tóc bóng đèn sợi đốt) được nung nóng, các điện tử tự do trongkim loại của sợi dây tóc nhảy khỏi bề mặt và bị hút vào điện trường tạo ra trong ốngCRT Để tạo ra một tia điện tử, ống CRT có các cuộn lái tia theo hai phương (ngang vàđứng) điều khiển tia này đến các vị trí trên màn huỳnh quang

Trang 10

Để đảm bảo các tia điện tử thu hẹp thành dạng điểm theo kích thước điểm ảnhthiết đặt, ống CRT có các thấu kính điện từ (hoàn toàn khác biệt với thấu kính quanghọc) bằng các cuộn dây để hội tụ chùm tia.

Tia điện tử được quét lên bề mặt lớp huỳnh quang theo từng hàng, lần lượt từtrên xuống dưới, từ trái qua phải một cách rất nhanh để tạo ra các khung hình tĩnh,nhiều khung hình tĩnh như vậy thay đổi sẽ tạo ra hình ảnh chuyển động

Cường độ các tia này thay đổi theo điểm ảnh cần hiển thị trên màn hình, với cácđiểm ảnh màu đen các tia này có cường độ thấp nhất (hoặc không có), với các điểmảnh trắng thì tia này lớn đến giới hạn, với các thang màu xám thì tuỳ theo mức độ sáng

mà tia có cường độ khác nhau

c) Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu:

Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu loại CRT giống với màn hìnhđen trắng đã trình bày ở trên Các màu sắc được hiển thị theo nguyên tắc phối màuphát xạ: Mỗi một màu xác định được ghép bởi ba màu cơ bản

Trên màn hình hiển thị lớp huỳnh quang của màn hình đen trắng được thaybằng các lớp phát xạ màu dọc từ trên xuống dưới màn hình (điều này hoàn toàn có thểquan sát được bằng mắt thường)

2) TV Plasma

TV Plasma thể hiện hình ảnh chuyển động ưu việt so với các dòng TV khác.

Công nghệ Plasma được trình làng vào năm 1997, với ưu thế là thiết kế mỏng,

độ tương phản cùng tốc độ quét hình cao giúp người xem cảm nhận tốt hơn trong cáccảnh chuyển động nhanh Tuy có nhiều ưu điểm nhưng plasma vẫn không theo kịp vớimức hạ giá chóng mặt của LCD

Trang 11

a) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động màn hình Plasma:

Plasma là một trong các pha (trạng thái) của vật chất Ở trạng thái plasma, vậtchất bị ion hoá rất mạnh, phần lớn các phân tử hoặc nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân, cácelectron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt nhân Ứng dụng đặc tính này củaplasma, người ta đã chế tạo ra màn hình plasma

Ở trạng thái bình thường, các ion dương và electron chuyển động hỗn loạn Vậntốc tương đối của chúng so với nhau không lớn Khi đặt khí plasma vào giữa hai điệncực, điện trường tác dụng lên các hạt mang điện sẽ làm cho chúng chuyển động cóhướng: các electron bị hút về phía cực dương, các ion dương bị hút về phía cực âm.Trong quá trình chuyển động ngược chiều nhau như vậy, các hạt mang điện va chạmvào nhau với vận tốc tương đối rất lớn Va chạm sẽ truyền năng lượng cho các electron

ở lớp ngoài cùng của nguyên tử khí, làm cho các electron này nhẩy lên mức nănglượng cao hơn, sau một khoảng thời gian rất ngắn, các electron sẽ tự động chuyểnxuống mức năng lượng thấp hơn và sinh ra một photon ánh sáng theo định luật bức xạđiện từ Trong màn hình plasma, người ta sử dụng khí xenon hoặc khí neon Các chấtkhí này khi bị kích thích sẽ phát ra tia cực tím, không nhìn được trực tiếp bằng mắtthường, nhưng có thể gián tiếp tạo ra ánh sáng khả kiến

Cũng giống như màn hình LCD, màn hình Plasma cũng có cấu tạo từ các điểmảnh, trong mỗi điểm ảnh cũng có ba điểm ảnh con thể hiện ba màu đỏ, xanh lá, xanhlam Mỗi điểm ảnh là một buồng kín, trong đó có chứa chất khí xenon hoặc neon Tại

Trang 12

mặt trước của buồng có phủ lớp phôt pho Tại hai đầu buồng khí cũng có hai điện cực.Khi có điện áp được đặt vào hai điện cực, chất khí bên trong buồng kín sẽ bị ion hoá,các nguyên tử bị kích thích và phát ra tia cực tím Tia cực tím này đập vào lớp phôtpho phủ trên mặt trước của buồng kín sẽ kích thích chất phôt pho, làm cho chúng phátsáng Ánh sáng phát ra sẽ đi qua lớp kính lọc màu đặt trước mỗi buồng kín và cho ramột trong ba màu cơ bản: đỏ, xanh lá, xanh lam Phối hợp của ba ánh sáng này từ bađiểm ảnh con trong mỗi điểm anh sẽ cho ra màu sắc của điểm ảnh Nhược điểm chủyếu của màn hình Plasma so với màn hình LCD là chúng không hiển thị được một độphân giải cao như màn hình LCD có cùng kích thước Điều này do trong màn hìnhLCD, mỗi điểm ảnh con chỉ cần một lớp tinh thể lỏng khá bé cũng có thể thay đổiphương phân cực của ánh sáng một cách dễ dàng, từ đó tạo điều kiện để chế tạo cácđiểm ảnh với kích thước bé, tạo nên một số lượng lớn điểm ảnh trên một đơn vị diệntích (độ phân giải cao) Còn với màn hình Plasma, mỗi điểm ảnh con thực chất là mộtbuồng kín chứa khí Thể tích của lượng khí chứa trong một buồng kín này phải đạt mộtgiá trị nhất định để có thể phát ra bức xạ tử ngoại đủ mạnh khi bị kích thích lên trạngthái plasma Chính vì thế, kích thước một điểm ảnh của màn hình Plasma khá lớn sovới một điểm ảnh của màn hình LCD, dẫn đến việc với cùng một diện tích hiển thị, sốlượng điểm ảnh của màn hình Plasma ít hơn LCD, đồng nghĩa với độ phân giải thấphơn

b) Chất lượng hình ảnh của Plasma:

Với công nghệ Plasma, mỗi điểm ảnh bao gồm các màu cơ bản đỏ, lục, lam kếthợp với nhau để hiển thị hàng tỷ màu sắc giúp hình ảnh chính xác hơn so với LCD hayLED Ngoài ra, TV Plasma chiếm ưu thế ở độ tương phản siêu cao, cho màu đen đạtgần mức hoàn hảo cùng độ quét hình lên đến 600 Hz giúp người xem cảm nhận tốthơn trong các cảnh chuyển động nhanh

TV Plasma có nhược điểm là thường xảy ra hiện tượng cháy hình "burn-in".Khi người dùng để TV hiển thị một hình tĩnh trong 30 phút, ảnh này sẽ lưu lại ở dạngvệt mờ trên TV sau đó vài ngày hoặc có khi cả tháng Hiện tượng này xuất hiện vìphốt-pho ở trong màn hình bị đốt nóng trong khoảng thời gian dài dẫn đến mất khảnăng phát sáng, tạo ra vệt mờ

PLASMA: có độ sáng màn hình (brightness) tốt thứ ba so với LCD và LED.Sáng và trong hơn màn hình CRT cổ điển Tuy nhiên ở mức độ đen sâu (black level)màn hình Plasma lại đứng nhất

Màn hình công nghệ Plasma với các tinh thể phốt-pho sẽ cung cấp đầy đủ nhấtcác mức độ đen sâu của hình ảnh, tái hiện chân thực nhất từng chi tiết Lượng điện tiêuthụ của một chiếc tivi Plasma cao gấp 3 - 4 lần so với màn hình LED và lượng nhiệttỏa ra từ tivi cũng lớn hơn

Trang 13

Về mức độ tương phản (contrast ratio): Plasma đứng nhất Tỷ lệ tương phảnhay còn gọi là tỷ số khác biệt giữa hai gam màu đen và trắng Tỷ số này càng lớn chohình ảnh càng chân thực Đây là thông số quan trọng trong việc làm nên tổng thể chấtlượng của một hình ảnh Do vậy Tv Plasma rất thích hợp cho khán giả xem phim vàoban đêm, cần nâng cao hiệu quả hình ảnh nhiều.

3) TV LCD

TV LCD được chính thức giới thiệu từ năm 1983, nhưng đến 20 năm sau, côngnghệ này mới thật sự phổ biến Vào năm 2007, LCD chính thức vượt qua CRT đểchiếm lĩnh thị trường TV do cỡ màn hình lớn hơn và giá hạ nhanh Theo nghiên cứugần đây của công ty Display Search, 80% TV được bán ra là loại LCD (bao gồm cả

TV LED) Sự phát triển của dòng TV LCD gắn liền với thành công của Samsung (HànQuốc) khi 5 năm liên tục (từ 2006) luôn đứng đầu thị trường TV toàn cầu

TV LCD đang dẫn đầu trong kỷ nguyên TV kỹ thuật số

a) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màn hình LCD:

Màn hình tinh thể lỏng (liquid crystal display, LCD) là loại thiết bị hiển thị cấu

tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phâncực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với cáckính lọc phân cực Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiếtkiệm năng lượng

Có hai kiểu cấu tạo màn hình tinh thể lỏng chính, khác nhau ở thiết kế nguồn sáng

Kiểu thứ nhất: ánh sáng được phát ra từ một đèn nền, có vô số phương phân

cực như các ánh sáng tự nhiên Ánh sáng này được cho lọt qua lớp kính lọc phân cựcthứ nhất, trở thành ánh sáng phân cực phẳng chỉ có phương thẳng đứng Ánh sángphân cực phẳng này được tiếp tục cho truyền qua tấm thủy tinh và lớp điện cực trong

Trang 14

suốt để đến lớp tinh thể lỏng Sau đó, chúng tiếp tục đi tới kính lọc phân cực thứ hai;

có phương phân cực vuông góc với kính lọc thứ nhất, rồi đi tới mắt người quan sát.Kiểu màn hình này thường áp dụng cho màn hình màu ở máy tính hay TV Để tạo ramàu sắc, lớp ngoài cùng, trước khi ánh sáng đi ra đến mắt người, có kính lọc màu

Màn hình tinh thể lỏng dùng nguồn sáng tự cấp (thường dành cho màn hình màu của máy tính hay TV ).

Kiểu thứ hai: chúng sử dụng ánh sáng tự nhiên đi vào từ mặt trên và có gương

phản xạ nằm sau, dội ánh sáng này lại cho người xem Đây là cấu tạo thường gặp ở cácloại màn hình tinh thể lỏng đen trắng trong các thiết bị bỏ túi Do không cần nguồnsáng nên chúng tiết kiệm năng lượng

Cấu trúc các lớp của một màn hình tinh thể lỏng đen trắng không tự phát sáng

(thường thấy trên máy tính bỏ túi).

1.Kính lọc phân cực thẳng đứng để lọc ánh sáng tự nhiên đi vào

2.Lớp kính có các điện cực ITO Hình dáng của điện cực là hình cần hiển thị.3.Lớp tinh thể lỏng

4.Lớp kính có điện cực ITO chung

5.Kính lọc phân cực nằm ngang

6.Gương phản xạ lại ánh sáng cho người quan sát

Trang 15

nguyên phương phân cực, và cuối cùng bị chặn lại hoàn toàn bởi kính lọc phân cực thứhai Điểm ảnh con này lúc đó bị tắt và đối với mắt đây là một điểm tối.

Để bật một điểm ảnh con, cần đặt một điện thế vào điện cực của nó, làm thayđổi sự định hướng của các phân tử tinh thể lỏng ở nơi ấy; kết quả là ánh sáng sau khitruyền qua phần tinh thể lỏng ở chỗ điểm ảnh con này sẽ bị xoay phương phân cực đi,

có thể lọt qua lớp kính lọc phân cực thứ hai, tạo ra một điểm màu trên tấm kính trước

Hình ảnh hiện ra trên tấm kính trước là do sự cảm nhận tổng thể tất cả các điểmảnh, ở đấy mỗi điểm ảnh mang một màu sắc và độ sáng nhất định, được qui định, theoquy tắc phối màu phát xạ, bởi mức độ sánh của ba điểm ảnh con của nó (tỉ lệ của bamàu đỏ, lục và lam), tức được qui định bởi việc bật/tắt các điểm ảnh con ấy

Để làm điều này, cùng một lúc các điện thế thích hợp sẽ được đặt vào các điểmảnh con nằm trên cùng một hàng, đồng thời phần mềm trong máy tính sẽ ra lệnh ápđiện thế vào những cột có các điểm ảnh con cần bật

Ở mỗi thời điểm, các điểm ảnh ở một trạng thái bật/tắt nhất định - ứng với mộtảnh trên màn hình Việc thay đổi trạng thái bật/tắt của các điểm ảnh tạo ra một hìnhảnh chuyển động Điều này được thực hiện bằng cách áp điện thế cho từng hàng từhàng này đến hàng kế tiếp (gọi là sự quét dọc) và áp điện thế cho từng cột từ cột nàyđến cột kế tiếp (sự quét ngang) Thông tin của một ảnh động từ máy tính được chuyểnthành các tín hiệu quét dọc và quét ngang và tái tạo lại hình ảnh đó trên màn hình.b) Các loại màn hình LCD:

LCD ma trận thụ động (dual scan twisted nematic, DSTN LCD) có đặc điểm là

đáp ứng tín hiệu khá chậm (300ms) và dễ xuất hiện các điểm sáng xung quanh điểm bịkích hoạt khiến cho hình có thể bị nhòe Các công nghệ được Toshiba và Sharp đưa ra

là HPD (hybrid passive display), cuối năm 1990, bằng cách thay đổi công thức vật liệutinh thể lỏng để rút ngắn thời gian chuyển đổi trạng thái của phân tử, cho phép mànhình đạt thời gian đáp ứng 150ms và độ tương phản 50:1 Sharp và Hitachi cũng đitheo một hướng khác, cải tiến giải thuật phân tích tín hiệu đầu vào nhằm khắc phụccác hạn chế của DSTN LCD, tuy nhiên hướng này về cơ bản chưa đạt được kết quảđáng chú ý

LCD ma trận chủ động: thay thế lưới điện cực điều khiển bằng loại ma trận

transistor phiến mỏng (thin film transistor, TFT LCD) có thời gian đáp ứng nhanh vàchất lượng hình ảnh vượt xa DSTN LCD Các điểm ảnh được điều khiển độc lập bởimột transistor và được đánh dấu địa chỉ phân biệt, khiến trạng thái của từng điểm ảnh

có thể điều khiển độc lập, đồng thời và tránh được bóng ma thường gặp ở DSTN LCD.c) Chất lượng hình ảnh của TV LCD

Trang 16

LCD: có độ sáng màn hình (brightness) tốt thứ nhì so với Plasma và LED Độđen sâu đứng thứ ba So với LED, Plasma, LCD lại càng khó trình diễn những gammàu đen tuyệt đối bởi hệ thống đèn chiếu là những bóng đèn huỳnh quang lạnh CCFL.

Về mức độ tương phản (contrast ratio): LCD đứng thứ ba LCD cũng ít tốn hao nănglượng hơn Plasma

4) TV LED

TV LED có độ tương phản và độ sáng cao cùng kích thước mỏng hơn

TV LED có cùng công nghệ với LCD nhưng sử dụng đèn chiếu sáng tiên tiếnhơn nên cho kiểu dáng siêu mỏng, dải màu rộng, màu sắc trung thực, độ tương phảncao hơn 40% và tiêu thụ ít điện năng hơn Ngoài ra, tốc độ quét hình của các dòngLED hiện nay từ 120 Hz đến 240 Hz (hơn hẳn LCD là 50 và 100 Hz), giúp giảm rõ rệthiện tượng vệt chuyển động thường xuất hiện trên các màn LCD Các TV LED đãđược bày bán từ năm 2007

a) LED là gì?

Ngày đăng: 05/07/2015, 18:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w