1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nguyên lý sáng tạo ứng dụng trong sự phát triển mạng xã hội

24 537 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Trong nội dung bài thu hoạch này, em xin trình bày khái quát về các nguyên lý sáng tạo và ứng dụng của chúng trong tin học, đồng thời phân tích các nguyên lý sáng tạo đã được áp dụng tro

Trang 1

Truờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Công Nghệ Thông Tin

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÁO CÁO THU HOẠCH

Sinh viên thực hiện

12 11 027 - Nguyễn Thanh Hưng

Giảng viên hướng dẫn

GS.TSKH Hoàng Kiếm

Tp HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2012

Trang 2

Lời nói đầu

Ngày nay, khoa học công nghệ đóng một vai trò rất lớn và quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh

tế cũng như cuộc sống Các thành tựu khoa học góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt thế giới, tạo nên môi trường sống hiện đại và tiện nghi hơn Khoa học công nghệ thật sự đã trở thành động lực chủ yếu cho sự phát triển của nhân loại

Cùng với những kinh nghiệm khoa học đúc kết được từ thực tế, việc nghiên cứu khoa học để cho ra đời nhứng phát minh mới cũng đang rất được chú trọng Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải nghiên cứu khoa học một cách có hệ thống và phương pháp để đạt được sự sáng tạo và những phát minh hữu dụng, giúp ích cho cộng đồng và góp phần vào sự phát triển chung của nhân loại

Trong nội dung bài thu hoạch này, em xin trình bày khái quát về các nguyên lý sáng tạo và ứng dụng của chúng trong tin học, đồng thời phân tích các nguyên lý sáng tạo đã được áp dụng trong quá trình hình thành và phát triển của mạng xã hội - một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Em xin chân thành cám ơn GS TSKH Hoàng Kiếm, giảng viên môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học, người đã truyền đạt cho em những kiến thức vô giá, mới lạ về nguyên lý sáng tạo cũng như những phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp chúng em hiểu rõ hơn về cách giải quyết các vấn

đề và nhìn nhận khoa học một cách sáng suốt hơn, cũng như hoàn thành bài thu hoạch này

Trang 3

Mục Lục

1 Các nguyên tắc sáng tạo và ứng dụng trong tin học 6

1.1 Nguyên tắc phân nhỏ: 6

1.2 Nguyên tắc “tách khỏi”: 6

1.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ: 6

1.4 Nguyên tắc phản (bất) đối xứng: 6

1.5 Nguyên tắc kết hợp: 6

1.6 Nguyên tắc vạn năng: 6

1.7 Nguyên tắc chứa trong: 6

1.8 Nguyên tắc phản trọng lượng: 6

1.9 Nguyên tắc gây ứng xuất sơ bộ: 7

1.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: 7

1.11 Nguyên tắc dự phòng: 7

1.12 Nguyên tắc đẳng thế: 7

1.13 Nguyên tắc đảo ngược: 7

1.14 Nguyên tắc cầu (tròn) hóa: 7

1.15 Nguyên tắc năng động: 7

1.16 Nguyên tắc tác động bộ phận và dư thừa: 8

1.17 Nguyên tắc bộ xung chiều khác: 8

1.18 Nguyên tắc sự dao động cơ học: 8

1.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ: 8

1.20 Nguyên tắc tác động hữu hiệu: 8

1.21 Nguyên tắc vượt nhanh: 8

1.22 Nguyên tắc chuyển hại thành lợi: 9

1.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi: 9

Trang 4

1.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian: 9

1.25 Nguyên tắc tự phục vụ: 9

1.26 Nguyên tắc sao chép: 9

1.27 Nguyên tắc rẽ thay cho đắt: 9

1.28 Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: 9

1.29 Nguyên tắc sử dụng các kết cấu thủy và khí: 10

1.30 Nguyên tắc sử dụng bao mềm dẻo và mềm mỏng: 10

1.31 Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ: 10

1.32 Nguyên tắc đổi màu: 10

1.33 Nguyên tắc đồng nhất: 10

1.34 Nguyên tắc loại bỏ và tái sinh từng phần: 10

1.35 Nguyên tắc đổi các thông số hóa lý của đối tượng: 10

1.36 Nguyên tắc sử dụng chuyển pha: 11

1.37 Nguyên tắc sử dụng nở nhiệt: 11

1.38 Nguyên tắc sử dụng các chất Oxy hóa: 11

1.39 Nguyên tắc sử dụng môi trường trơ: 11

1.40 Nguyên tắc sử dụng vật liệu tổng hợp: 11

2 Nguyên lý sáng tạo ứng dụng trong sự phát triển Mạng xã hội 11

2.1 Giới thiệu về Mạng xã hội 11

2.2 Lịch sử phát triển Mạng xã hội 12

2.3 Quá trình phát triển Mạng xã hội Facebook 15

2.3.1 2004-2006 15

2.3.2 2007 - 2008 17

2.3.3 2009 – 2010 18

2.3.4 2011 - 2012 19

Trang 5

2.4 Nguyên lý sáng tạo ứng dụng trong sự phát triển Mạng xã hội 20

2.4.1 Nguyên tắc phân nhỏ 20

2.4.2 Nguyên tắc “tách khỏi” 20

2.4.3 Nguyên tắc vạn năng 21

2.4.4 Nguyên tắc “chứa trong” 21

2.4.5 Nguyên tắc năng động 21

2.4.6 Nguyên tắc dự phòng 22

2.4.7 Nguyên tắc quan hệ phản hồi 22

2.4.8 Nguyên tắc tự phục vụ 23

2.4.9 Nguyên tắc đồng nhất 23

2.4.10 Nguyên tắc loại bỏ và tái sinh từng phần 23

2.4.11 Nguyên tắc thay đổi màu sắc 23

2.5 Kết luận 24

3 Tài liệu tham khảo 24

Trang 6

1 Các nguyên tắc sáng tạo và ứng dụng trong tin học

1.1 Nguyên tắc phân nhỏ:

- Chia các đối tượng thành các phần độc lập

- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được

- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng

- Các phần khác nhau của đối tượng phải có những chức năng khác nhau

- Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc

- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dành cho các đối tượng kế cận

- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận

1.6 Nguyên tắc vạn năng:

- Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó là không cần sự tham gia của đối tượng khác

1.7 Nguyên tắc chứa trong:

- Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại có thể chứa những đối tượng khác…

- Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác

1.8 Nguyên tắc phản trọng lượng:

- Bù trù trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với đối tượng khác, có trọng lực nâng

Trang 7

- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với mội trường như sử dụng các lực thủy động, khí động…

1.9 Nguyên tắc gây ứng xuất sơ bộ:

- Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại)

1.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ:

- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượng

- Cấn sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển

1.11 Nguyên tắc dự phòng:

- Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị các phuơng tiện báo động, ứng cứu,

an toàn

1.12 Nguyên tắc đẳng thế:

- Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng

1.13 Nguyên tắc đảo ngược:

- Thay vì hành động theo nhu cầu của bài toán, hành động ngược lại (ví dụ không làm nóng mà làm lạnh đối tượng)

- Làm phần chuyển động của đối tượng (hay mội trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động

- Lật ngược đối tượng

1.14 Nguyên tắc cầu (tròn) hóa:

- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu

- Sử dụng các con lăn, viên bi, hình xoắn

- Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm

Trang 8

1.16 Nguyên tắc tác động bộ phận và dư thừa:

- Nếu như khó nhận 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hay nhiều hơn “một chút” Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn

1.17 Nguyên tắc bộ xung chiều khác:

- Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng có khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều), tương tự những bài toán liên quan đến những chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ đơn giản hóa khi chuyển sang không gian (ba chiều)

- Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành đa tầng

- Đặt đối tượng nằm nghiêng

- Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước

- Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước

1.18 Nguyên tắc sự dao động cơ học:

- Làm cho đối tượng giao động

- Nếu đã có giao động tăng tần suất giao động

- Sử dụng tần số cộng hưởng

- Thay vì sử dụng các bộ phận rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện

- Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ

1.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ:

- Chuyển tác động liên tục thành tác động chu kỳ (xung)

- Nếu đã có tác động chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ

- Sử dụng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác

1.20 Nguyên tắc tác động hữu hiệu:

- Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn làm việc ở chế độ đủ tải)

- Khắc phục vận hành không tải và trung gian

- Chuyển chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay

1.21 Nguyên tắc vượt nhanh:

- Vượt qua những giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn

Trang 9

- Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết

1.22 Nguyên tắc chuyển hại thành lợi:

- Sử dụng các tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi

- khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp với tác nhân có hại khác

- Tăng cường tác nhân có hại đến khi nó không còn có hại nữa

1.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi:

- Thiết lập quan hệ phản hồi

- Nếu có quan hệ phản hồI, hãy thay đổi nó

1.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian:

- Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp

1.25 Nguyên tắc tự phục vụ:

- Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa

- Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư

1.26 Nguyên tắc sao chép:

- Thay vì sử dụng cái không được phép, phức tạp đắt tiền, không tiện lợi dễ vỡ, sử dụng bản sao

- Thay thế đối tượng hay hệ các đối tượng bằng các bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỉ lệ cần thiết

- Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại

1.27 Nguyên tắc rẽ thay cho đắt:

- Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn

- Có nhiều nguyên nhân để ta phải thay thế đối tượng đắt tiền bởi đối tượng rẻ tiền, ví dụ: dùng một lần để khỏi mất thời gian bảo hành, sửa chữa… Đáp ứng được nhu cầu nhiều người sử dụng (vừa túi tiền)…

1.28 Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học:

- Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị

- Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác đối với đối tượng

- Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định

Trang 10

- Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ

1.29 Nguyên tắc sử dụng các kết cấu thủy và khí:

- Thay cho các phần đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực

1.30 Nguyên tắc sử dụng bao mềm dẻo và mềm mỏng:

- Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối

- Cách ly đối tượng với môi trường ngoài bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng

1.31 Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ:

- Làm cho đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ…)

- Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào

1.32 Nguyên tắc đổi màu:

- Thay đổi màu sắc của đối tượng hay mội trường bên ngoài

- Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay môi trường bên ngoài

- Để có thể quan sát được những đối tượng hay những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang

- Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu

- Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp

1.33 Nguyên tắc đồng nhất:

- Những đối tượng, tương tác với các đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với các vật liệu để tạo đối tượng cho trước

1.34 Nguyên tắc loại bỏ và tái sinh từng phần:

- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hoà tan,bay hơi…)

- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc

1.35 Nguyên tắc đổi các thông số hóa lý của đối tượng:

- Thay đổi trạng thái của đối tượng

- Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc

- Thay đổi độ dẻo

Trang 11

- Thay đổi nhiệt độ, thể tích

1.36 Nguyên tắc sử dụng chuyển pha:

- Sử dụng các hiện tượng, nảy sinh trong các quá trình chuyển pha như thay đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng…

1.37 Nguyên tắc sử dụng nở nhiệt:

- Sử dụng sự nở hay co nhiệt của các vật liệu

- Nếu đã sử dụng nở nhiệt, sử dụng vài vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau

1.38 Nguyên tắc sử dụng các chất Oxy hóa:

- Thay không khí thường bằng không khí giàu Oxy

- Thay không khí giàu Oxy bằng chính Oxy

- Dùng các bức xạ ion hóa tác động lên không khí hoặc oxy

- Thay oxy giàu Ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn

1.39 Nguyên tắc sử dụng môi trường trơ:

- Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa

- Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất phụ gia trung hòa…

- Thực hiện quá trình trong chân không

1.40 Nguyên tắc sử dụng vật liệu tổng hợp:

- Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Hay nói chung,

sử dụng các loại vật liệu mới

2 Nguyên lý sáng tạo ứng dụng trong sự phát triển Mạng xã hội

2.1 Giới thiệu về Mạng xã hội

Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (Social Network) là một hệ thống dịch vụ nối kết các thành viên trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Mạng

xã hội là công cụ giúp chia sẻ và thảo luận thông tin giữa người với người

Một mạng xã hội có rất nhiều tính năng như cho phép tìm kiếm, kết bạn, gửi tin nhắn, chia sẻ dữ liệu: hình ảnh, video, blog Qua đó, mạng xã hội thay đổi hoàn toàn cách con người liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới Các mạng xã hội ngày nay có rất nhiều phương pháp để giúp các thành viên có thể tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo thông tin cá nhân, hoặc sở thích cá nhân, dựa trên các lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán

Trang 12

Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau: Facebook hiện đang là mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới với gần một tỷ thành viên Twitter phổ biến trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Zing Me tại Việt Nam

2.2 Lịch sử phát triển Mạng xã hội

Tên tuổi tiên phong làm nên cuộc hành trình mạng xã hội đầu tiên trong gần 20 năm nay trước khi rơi vào quên lãng là Geocites Năm 1994, Geocities được thành lập Người dùng có thể khởi tạo và phát triển những địa chỉ, website cá nhân tại đây Yahoo đã mua lại Geocities và biến trang này thành một địa chỉ quen thuộc với người dùng Yahoo

Một năm sau khi Geocites ra đời, mạng xã hội đáng chú ý thứ hai trong giai đoạn này là Theblobe.com hình thành Trang web cho phép người dùng cơ hội được trải nghiệm và xuất bản nội dung bất kì theo ý mình, đồng thời dễ dàng tương tác với bạn bè có cùng sở thích

Cùng thời điểm này, trình ứng dụng AOL Instant Messenger ra mắt, đồng thời Sixdegrees.com cũng xuất hiện, cho phép người dùng tạo profile và thêm bạn bè vào danh sách

Trang 13

Năm 2002, trang mạng xã hội nổi tiếng Friendster xuất hiện Đây được coi là tên tuổi tiên phong hỗ trợ kết nối và chia sẻ trực tuyến giữa những người thân sống ở đời thực Friendster hoạt động dựa vào chính người dùng và có tới 3 triệu người tham gia sau 3 tháng đầu ra mắt Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh

Năm 2004, MySpace với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua

Ngày đăng: 05/04/2014, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w