1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương pháp sáng tạo của TRIZ dựa trên thủ thuật

24 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 96,64 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH LỜI MỞ ĐẦU Cùng với nghiên cứu khoa học hiện đại, mọi người đang chú ý đến phương pháp nhận thức khoa học, coi đó là nhân tố quan trọng để phát triển khoa học. Kiến thức về phương pháp có thể được tích lũy trong quá trình làm nghiên cứu khoa học, song bản thân phương pháp cũng có một hệ thống lý thuyết để người khác có thể học hỏi. Do đó, qua chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học học viên được có cơ hội tìm hiểu những khái niệm cơ bản; Khoa học là gì? Làm khoa học thì làm như thế nào? Vậy đâu là phương pháp? Và tìm các phương pháp cơ bản đang có hiện nay, rồi từ đó làm cơ sở kiến thức cho học viên sau này trên con đường làm khoa học. Cho nên, mục đích chính của bài tiểu luận này là : (1) nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức tiếp thu được từ chuyên đề Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong Tin học (PPNCKH) và (2) trình bày thêm một vài phương pháp thường được áp dụng trong quá trình làm nghiên cứu khoa học ở mức độ chi tiết nhất có thể được, cho phép bởi khả năng và điều kiện hiểu biết của học viên sau quá trình tìm hiểu. Về những điều vừa nêu trên, học viên luôn cố gắng trình bày một cách tốt nhất, nhưng chắc chắn rằng không tránh khỏi những sai sót không mong muốn. Do đó, rất mong sự thông cảm và góp ý của thầy. Chân thành cảm ơn. HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 1 I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. I. 1. Một số khái niệm cơ bản: I. 1. 1. Phương pháp, công việc, khoa học và nghiên cứu khoa học: Phương pháp hiểu theo nghĩa chung, rộng nhất là các chỉ dẫn về một cách thức, một quá trình thực hiện một công việc nào đó với một hiệu quả cao. Trong khái niệm vừa nêu, hiệu quả cao tức là làm tốt hơn nếu như áp dụng phương pháp vào thực hiện công việc. Công việc hiểu theo nghĩa rộng là bất cứ công việc gì. Công việc có thể từ nhỏ đến lớn, từ dễ tới khó. Công việc có thể một người thực hiện cũng có thể rất nhiều người tham gia. Cũng có thể thực hiện trong thời gian ngắn hay thực hiện trong một thời gian dài. Quá trình là chỉ ra sự diễn biến tuần tự các bước thực hiện công việc theo thời gian. Như vậy, một “phương pháp” được gọi là phương pháp phải là cách thức, quá trình mà mô tả được bằng lời hoặc làm cho người khác xem, để nếu người khác lặp lại cách thức, quá trình đó thì cũng đạt được kết quả đáng tin cậy. Ví dụ, phương pháp giải phương trình bậc hai, phương pháp chế tạo thép chống rỉ,… Phương pháp có thể dạy và học được. Thông qua dạy và học, thế hệ sau kết thừa từ thế hệ trước những lời giải có sẳn cho rất nhiều bài toán. Dạy và học là một sự di truyền, chuyển giao những phương pháp thực hiện các loại công việc đã được các thế hệ trước tìm ra được cho các thế hệ sau. Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 2 Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,… Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. I. 1. 2. Đề tài nghiên cứu khoa học: Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học (NCKH) do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau: * Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế. * Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực. * Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án. * Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ. * Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. * Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu. Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu. HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 3 * Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu. * Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”. I. 2. Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp khoa học (PPKH). Những ngành khoa học khác nhau cũng có thể có những PPKH khác nhau. Ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học, nông nghiệp sử dụng PPKH thực nghiệm, như tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và kết luận. Còn ngành khoa học xã hội như nhân chủng học, kinh tế, lịch sử… sử dụng PPKH thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra. Tuy nhiên, PPKH có những bước chung như: Quan sát sự vật hay hiện tượng, đặt vấn đề và lập giả thuyết, thu thập số liệu và dựa trên số lịệu để rút ra kết luận . Nhưng vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu. Các bước cơ bản trong phương pháp khoa học : Bướ c Nội dung 1 Quan sát sự vật, hiện tượng 2 Đặt vấn đề nghiên cứu 3 Đặt giả thuyết hay sự tiên đoán 4 Thu thập thông tin hay số liệu thí nghiệm 5 Kết luận Vấn đề khoa học (Scientific Problem) cũng được gọi là vấn đề nghiên cứu (research problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức ở cấp độ cao hơn. Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai vấn đề : + Vấn đề về bản chất sự vật đang tìm kiếm. + Vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý thuyết và thực tiễn như những vấn đề thuộc lớp thứ nhất. HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 4 Có sáu phuơng pháp: - Tìm những kẻ hở, phát hiện những vấn đề mới. - Tìm những bất đồng. - Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường. - Quan sát những vướt mắc thực tế. - Lắng nghe lời kêu ca phàn nàn. - Cảm hứng : những câu hỏi bất chợt xuất hiện khi quan sát sự kiện nào đó. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. II.1. Phương pháp sáng tạo TRIZ: G.S. Altshuller là người khởi xướng và cũng là người trực tiếp xây dựng, phát triển “Lý thuyết giải bài toán sáng chế” (TRIZ) trong suốt thời gian dài từ năm 1946 đến khi mất vào năm 1998. TRIZ là một lý thuyết chỉ ra phương pháp sáng tạo có thể giúp người sử dụng định hướng suy nghĩ theo một số qui luật từ đó hình thành những ý tưởng sáng tạo trong giải quyết các vấn đề. Trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới này, may mắn cho nền khoa học Việt Nam nước ta có thầy Phan Dũng, ông là người học trò trực tiếp của G.S Altshuller, ông đã cống hiến rất nhiều cho nền sáng tạo và đổi mới của Việt Nam và tạo không ít tiếng vang trên toàn thế giới về sáng tạo đổi mới của Việt Nam. TRIZ đã xây dựng được các phương pháp sáng tạo rất phong phú và đa dạng giải quyết hầu hết tất cả những vấn đề trong thực tiễn. Các phương pháp của TRIZ được trình bày theo cách tổng quan thành các loại sau: - Nhóm các phương pháp sáng tạo của TRIZ là các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản. - Nhóm các phương pháp sáng tạo của TRIZ dựa trên các cơ sở khác. - Algôrit giải bài toán sáng chế. Trong bài tiểu luận này học viên xin phép trình bày ngắn gọn về nội dung và liệt kê một số phương pháp của nhóm các phương pháp sáng tạo của TRIZ là các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản và nhóm các phương pháp sáng tạo của TRIZ là các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản. Còn algôrit giải bài toán sáng chế học viên xin phép không trình bày ở bài tiểu luận này. II.1.1 Các phương pháp sáng tạo của TRIZ dựa trên thủ thuật: 1. Nguyên tắc phân nhỏ: Nội dung : Chia các đối tượng thành các phần độc lập. Làm đối tượng thành các thành phần tháo ráp. Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng. Nhận xét: HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 5 Nguyên tắc phân nhỏ thường dùng các nguyên tắc “2_tách khỏi”,”3_Phẩm chất cục bộ”,”5_kết hợp”,”6_vạn năng”… - Ứng dụng nguyên tắc trên ( trong tin học) vào việc sắp xếp dãy (Quick Sort), hay tìm kiếm nhị phân, mỗi lần tìm kiếm ta chia đôi dãy phần tử, khi đó ta chỉ tìm trên nữa dãy. Nguyên tắc này sẽ cải thiện tốc độ tìm kiếm và độ phức tạp thuận toán sẽ được cải thiện đáng kể. - Ứng dụng quen thuộc nhất chính là chia chương trình thành nhiều chức năng nhỏ, còn được gọi là “hàm” hay “thủ tục”. 2. Nguyên tắc “tách riêng”: Nội dung : Tách phần gây “phiền phức” hay ngược lại, tách phần duy nhất “cần thiết” ra khỏi đối tượng. Nhận xét: Đối tượng thông thường, có nhiếu phần (tính chất, khía cạnh, chức năng…), trong khi đó, người ta chỉ thực sự cần một trong những số đó. Vậy không nên dùng cả đối tượng vì sẽ tốn thêm chi phí. Phải nghĩ cách tách phần cần thiết riêng ra để dùng. Tương tự như vậy đối với phần phiền phức, để khắc phục nhược điểm có trong đối tượng. Nguyên tắc tách khỏi thường hay dùng với các nguyên tắc : 1.Phân nhỏ, 3. Phẩm chất cục bộ, 5. Kết hợp, 6. Vạn năng, 15. Nguyên tắc linh động … Minh họa các ứng dụng (thuận toán) dựa vào nguyên tắc trên Áp dụng nguyên tắc trên trong việc tìm khóa của một quan hệ (dựa trên tập phụ thuộc hàm). Khi đó ta sẽ tách một phần (đại diện) phụ thuộc hàm có vòng lặp (circle) ra khỏi tập phụ thuộc hàm, rồi tìm khoá trên phận phụ thuộc hàm còn lại, sau đó ta lần lượt thay thế các thuộc tính trong phần tách ra chỉ lấy “vế trái” ( mà có thuộc tính vế phải nằm trong danh sách các thuộc tính khóa) với danh sách khóa vừa tìm ra, ta sẽ có danh sách khóa thật sự của quan hệ. Vd : F={a,b,c,d} a->b b->a c->d Ta tách phụ thuộc hàm “a->b” hay “b->a” ra khỏi danh sách phụ thuộc hàm, giả sử ta tách “a->b”. Khi đó danh sách còn lại là : b->a; c->d. Sẽ có khóa là b,c. sau đó ta lấy a trong phụ thuộc hàm “a->b” thay thế với b ta sẽ có danh sách khóa là b,c và a,c. Áp dụng nguyên tắc trên ta sẽ tránh được việc đệ quy đi tìm khóa rất mất thời gian, nếu không khéo rất dễ bị lúp chương trình … 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ: Nội dung : HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 6 Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. Các phần khác nhau của đối tượng phải có những chức năng khác nhau. Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc. Nhận xét : Các đối tượng đấu tiên thường có tính đồng nhất cao về vật liệu, cấu hình, chức năng, thời gian, không gian … đối với các thành phần trong đối tượng. Khuynh hướng phát triển tiếp theo là : các phần có các phẩm chất, chức năng … riêng của mình nhằm phục vụ tốt nhất chức năng chính hoặc mở rộng chức năng chính đó. Nói chung nguyên tắc phẩm chất cục bộ phản ảnh khuynh hướng phát triển : từ đơn giản sang phức tạp, từ đơn điệu sang đa dạng. Tinh thần “Phẩm chất cục bộ” có ý nghĩa lớn đối với nhận thức và xử lý thông tin : Không phải tin tức hay thông tin nào cũng có giá trị như nhau. Không thể có một cách tiếp cân dùng chung cho mọi loại đối tượng – “ chân lý là cụ thể”. 4. Nguyên tắc phản đối xứng: Nội dung : Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối. Nhận xét : Giảm bậc đối xứng, ví dụ; chuyển từ hình tròn sang hình ôvan, hình vuông sang hình chữ nhật Thủ thuật này rất có tác dụng trong việc khắc phục tính ì tâm lý, cho rằng các đối tượng phải có tính đối xứng. Khi đối tượng chuyển sang dạng ít đối xứng hơn, có thể làm xuất hiện những tính chất mới lới hơn. Ví dụ tận dụng hơn về nguồn tài nguyên, không gian … Nguyên tắc đối xứng, có thể nói là trường hợp riêng của 3. nguyên tắc phẩm chất cục bộ. 5. Nguyên tắc kết hợp: Nội dung : Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dành cho các đối tượng kế cận. Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. Nhận xét : “Kế cận“ở đây không nên chỉ hiểu là gần nhau về mặt vị trí hay chức năng, mà nên hiểu là có quan hệ với nhau, bổ xung cho nhau… Do vậy có thể kết hợp các đối tượng “ngược nhau” (ví dụ : bút chì kết hợp với tẩy). Đối tượng mới được tạo nên do sự kết hợp, thường có những tính chất, khả năng mà đối tượng riêng rẽ chưa từng có. Điều này có nguyên nhân sâu xa là lượng đổi thì chất cũng đổi và do tạo được sự thống nhất của các mặt đối lập. Nguyên tắc kết hợp thường hay sử dụng với 1.Nguyên tắc phân nhỏ,3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ… HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 7 6. Nguyên tắc vạn năng: Nội dung : Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó là không cần sự tham gia của đối tượng khác. Nhận xét : Nguyên tắc vạn năng là trường hợp riêng của 5. Nguyên tắc kết hợp : kết hợp về mặt chức năng trên cùng một đối tượng. Nguyên tắc vạn năng thường hay dùng với 20. Nguyên tắc liên tục có ích Nguyên tắc vạn năng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế, chế tạo, dự báo, … vì nó phản ánh khuynh hướng phát triển, tăng số chức năng mà đối tượng có thể thực hiện được. 7. Nguyên tắc chứa trong: Nội dung : Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại có thể chứa những đối tượng khác … Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác Nhận xét : “Chứa trong ” cần phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ đơn thuần theo nghĩa không gian. Ví dụ : Khái niệm này nằn trong khái niệm khác, lý thuyết này nằm trong lý thuyết khác … Nguyên tắc chứa trong là trường hợp riêng, cụ thể hóa của 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ. Nguyên tắc này thường hay dùng với nguyên tắc 1. nguyên tắc phân nhỏ, 2.Nguyên tắc tách khỏI, 5.Nguyên tắc kết hợp, Nguyên tắc vạn năng, 15. Nguyên tắc vạn năng …. Nguyên tắc chứa trong làm cho các đối tượng có thêm những tính chất mới mà trước đây chưa từng có như : gọn hơn, tăng độ an toàn, bên vững, tiết kiệm năng lượng, linh động hơn, … 8. Nguyên tắc phản trọng lượng: Nội dung : Bù trù trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với đối tượng khác, có trọng lực nâng. Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với mội trường như sử dụng các lực thủy động, khí động … Nhận xét : Nếu hiểu theo nghĩa đen thì nguyên tắc trên là cụ thể hóa của 5. Nguyên tắc kết hợp : kết hợp đối tượng cho trước với các đối tượng khác với các môi trường bên ngoài, có lực nâng, để bù cho cái có hại là trọng lượng của đối tượng cho trước. HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 8 9. Nguyên tắc gây ứng xuất sơ bộ: Nội dung : Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại). Nhận xét : Từ “ứng suất” cần phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ đơn thuần là sự nén, sự kéo căng cơ học … mà bất kỳ lọai ảnh hưởng , tác động nào. Nguyên tắc này thường dùng cùng với 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ, 11.Nguyên tắc dự phòng , nó phản ánh sự thống nhất của quá khứ, hiện tại và tương lai. 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: Nội dung : Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượng. Cấn sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển . Nhận xét : Từ “thay đổi” cần hiểu theo nghĩa rộng. Có những việc, dù thế nào cũng cần phải thực hiện trước đi một phần hoặc toàn bộ và sẽ được lợi hơn so với thực hiện ở hiện tại (theo nghĩa tương đối) Tinh thần của nguyên tắc này là trước khi làm việc gì ta cần phải chuẩn bị trước một cách toàn diện, chu đáo và thực hiện trước những gì có thể thực hiện được – “chuẩn bị tốt là một nửa của sự thành công”. 11. Nguyên tắc dự phòng: Nội dung : Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị các phuơng tiện báo động, ứng cứu, an toàn. Nhận xét : Ít có cộng việc nào có thể thực hiện với độ tin cậy tuyệt đối. Đấy là chưa kể điều kiện, mội trường, hoàn cảnh với thời gian cũng thay đổi. Do vậy cần phải tiên liệu trước những mạo hiểm, rủi ro, tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thiên tai có thể xảy ra mà có phương pháp phòng ngừa từ trước. Có thể nói, chi phí dự phòng là chi phí thêm, không mong muốn. khuynh hướng phát triển là tăng độ tin cậy của đối tượng, công việc. Để làm điều đó cần sử dụng các vật liệu mớI, các hiệu ứng mớI, cách tổ chức mới … Tinh thần chung của nguyên tắc này là cảnh giác và chuẩn bị biện pháp đối phó từ trước. 12. Nguyên tắc đẳng thế: Nội dung : HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 9 Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. Nhận xét : Tinh thần chung của nguyên tắc này là : phải đạt được kết quả cần thiết với năng lượng, chi phí ít nhất. Điều này có nguồn gốc sâu xa là nhu cấu của con người về sự tồn tại. 13. Nguyên tắc đảo ngược: Nội dung : Thay vì hành động theo nhu cầu của bài toán, hành động ngược lại (ví dụ không làm nóng mà làm lạnh đối tượng). Làm phần chuyển động của đối tượng (hay mội trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động. Lật ngược đối tượng. Nhận xét : Việc xét khả năng lật ngược vấn đề, trên thật tế là xem xét “nữa kia” của hiện thực khách nhằm mục đích tăng tính bao quát, toàn diện, đầy đủ và khắc phục tính ì tâm lý. Về mặt suy nghĩ, khi giải bài toán cho trước (bài toán thuận), người giải nên xem xét giải quyết bài toán ngược và khả năng đem lại lợi ích của việc giải ngược trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào, để tận dụng nó. 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa: Nội dung : Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. Sử dụng các con lăn, viên bi, hình xoắn. Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. Nhận xét : Việc tạo ra các chuyển động quay trong kỹ thuật không khó, nên các công cụ làm việc muốn cơ khí hóa được tốt, cần chuyển sang dạng tròn, trụ, cầu. 15. Nguyên tắc năng động: Nội dung : Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trên từng giai đoạn công việc. Phân chia đối tượng thành từng phần có khả năng dịch chuyển đối với nhau. Nhận xét : Thông thường công việc là quá trình xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, gốm các giai đoạn với các tình huống khác nhau. Nguyên tắc linh động đòi hỏi phải có cái nhìn bao quát của cả qiúa trình để làm đối tượng hoạt động tối ưu trong từng giai đoạn. Muốn thế đối tượng không thể ở dạng cố định, cứng nhắc mà phải HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 10 [...]... tượng các phần, các chất phụ gia trung hòa,… Thực hiện quá trình trong chân không 40 Nguyên tắc sử dụng vật liệu tổng hợp: Nội dung : Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Hay nói chung, sử dụng các loại vật liệu mới II.1.2 Các phương pháp sáng tạo của TRIZ dựa trên các cơ sở khác: - Phương pháp thực hiện công việc đánh giá đối tượng sáng tạo - Phương pháp. .. toàn bộ quá trình sáng tạo đổi mới - Phương pháp thực hiện công việc phân loại và đánh giá các mức sáng tạocác mức khó của bài toán - Phương pháp dưới dạng các lời khuyên cách thực hiện công việc khắc phục tính ỳ tâm lý - Phương pháp thực hiện công việc mâu thuẫn hành chính, mâu thuẫn kỹ thuật và mâu thuẫn vật lý II.2 Một số phương pháp sáng tạo khác: Ở đây, kinh nghiệm được hiểu là cách thức có được... vấn đề một cách khoa học hơn Chuyên đề đã làm thay đổi rất nhiều về cách suy nghĩ của học viên rất nhiều Xin chân thành cảm ơn HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 23 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học của GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm [2] Giải một bài toán trên máy tính như thế nào của GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm Tập 1, 2, 3 [3] Các phương pháp sáng tạo của GS Phan... theo cách thức này thì kết quả sẽ tốt Các kinh nghiệm áp dụng hữu hiệu vào thực hiện một công việc nào đó của quá trình suy nghĩ sáng tạo, có thể được phát triển thành các phương pháp II.2.1 Phương pháp sáu câu hỏi: Trong quá trình giải quyết vấn đề và ra quyết định, phương pháp sáu câu hỏi thường được dùng ở giai đoạn tìm thông tin và để làm rõ vấn đề, xác định mục đích làm việc, hình thành các suy... cho rằng, các nhánh nối nhau phản ánh cách làm việc liên tưởng của bộ não và bản đồ trí óc hoạt động giống như cách bộ não có cấy tạo từ mạng lưới của tế bào thần kinh liên kết nhau hoạt động T.Buzan đề nghị trong khi xây dựng bản đồ trí óc, bạn cần sử dụng các bút nhiều màu; nếu viết, bạn cần dùng các từ ngữ ngắn dọn, phản ánh đúng nghĩa cần thiết nhất ( các từ chìa khóa –keywords); cần cẽ các hình... số phương pháp rất hữu ích cho việc sáng tạo và có áp dụng cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề sau này Tuy đã cố gắng hết sức nhưng không tránh được những hạn chế trong quá trình tìm hiểu như sau: - Chưa tìm hiểu sâu sắc hơn về từng phương pháp, vận dụng và thực hành chúng để từ đó hình thành thói quen trong suy nghĩ - Bên cạnh những phương pháp đã tìm hiểu, vẫn chưa rút ra được một phương pháp. .. dung : Thay cho các phần đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng : nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 14 30 Nguyên tắc sử dụng bao mềm dẻo và mềm mỏng Nội dung : Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối Cách ly đối tượng với môi trường ngoài bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng Nhận xét : Thủ thuật này liên... quyết định dùng những ý tưởng nào (tấn công bài toán từ phía nào) II.2.5 Phương pháp bản đồ trí óc (Mind – mapping Method): Phương pháp bản đồ trí óc (hay còn gọi là phương pháp bản đồ tư duy) được Tony Buzan, người Anh đưa ra vào những năm 1970 Phương pháp bản đồ trí óc được xây dựng nhằm mục đích: 1 Kết hợp tốt hơn toạt động của cả hai bán cầu não: Bán cầu não trái và bán cầu não phải Về mặt nguyên... khác II.2.4 Phương pháp biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram Method): Phương pháp biểu đồ xương cá hay còn gọi là phương pháp biểu đồ nhân – quả (Cause and Effect Diagram Method) được Kaoru Ishikawa, người Nhật đưa ra vào đầu những năm 1950 (có nguồn cho là năm 1943) Hình : Ví dụ biểu đồ xương cá Phương pháp biểu đồ xương cá có mục đích thiết lập dưới dạng hình ảnh dễ hiểu mối quan hệ giữa các nguyên... Trước buổi não công, các thành viên trong nhóm cần có thời gian để làm quen với vấn đề HVTH: Huỳnh Minh Đức – CH1201015 Trang 18 Trong phương pháp não công, việc lựa chọn người vào nhóm phát ý tưởng phụ thuộc nhiều vào người tổ chức giải bài toán Mặc dù có những tiêu chuẩn như đã nêu ở trên, phương pháp não công không đòi hỏi người tổ chức giải bài toán thực hiện các trắc nghiệm hay mở các cuộc thi tuyển . pháp của nhóm các phương pháp sáng tạo của TRIZ là các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản và nhóm các phương pháp sáng tạo của TRIZ là các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản. Còn algôrit. tiễn. Các phương pháp của TRIZ được trình bày theo cách tổng quan thành các loại sau: - Nhóm các phương pháp sáng tạo của TRIZ là các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản. - Nhóm các phương pháp. chung, sử dụng các loại vật liệu mới. II.1.2. Các phương pháp sáng tạo của TRIZ dựa trên các cơ sở khác: - Phương pháp thực hiện công việc đánh giá đối tượng sáng tạo. - Phương pháp thực hiện

Ngày đăng: 05/07/2015, 17:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w