1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HÓA HỌC.8.KY.I

69 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 864 KB

Nội dung

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 Ngày soạn: 22/ 08 /2010 Tuần 1 Tiết 1 Bài 1 Mở đầu môn hóa học I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng. Hóa học là môn quan trọng và bổ ích. 2. Kỹ Năng: - Bước đầu các em biết hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống, phải có kiến thức về chất để biết cách phân biệt và sử dụng. 3. Thái độ: - Học sinh biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môm hóa học và biết phải làm như thế nào để học tốt bộ môn hóa học ở trường THCS. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Dụng cụ : Mỗi nhóm 1 giá ống nghiện, 1 kẹp, 3 ống nghiệm có ghi nhãn, khay, ống hút + Hóa chất : Dung dịch CuSO 4 ; NaOH; HCl; Kẽm; Nhôm. - Học sinh: + Nghiên cứu nội dung bài. III. các hoạt động dạy và học 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không! 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1. (22’) GV: Làm thí nghiệm 1, 2, SGK ? Nhận xét các hiện tượng xảy ra? HS: Quan sát thí nghiệm và đưa ra nhận xét. GV: Lưu ý HS cách làm thí nghiệm, kỹ năng thực hiện thí nghiệm. ? Có thể rút ra kết luận gì về TN o trên? HS: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. Hoạt động 2 (10’) GV: Yêu cầu HS nghiên cứu caccs câu hỏi phần II 1 HS: - Thảo luận nhóm theo các câu hỏi - Các nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khac nhận xét, bổ sung. GV: Thông báo cho HS biết những vai trò quan trọng của bộ môn hóa học và sự cần I/ Hóa học là gì? 1.Thí nghiệm ( SGK). 2.Nhận xét - Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. II/ Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? GV: Hồ Văn Thiện 1 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 thiết của việc học tập môn hóa học. HS: 2 HS đọc phàn nhận xét 2 GV: Môn hóa học sẽ giúp ta hiểu biết được các hiện tượng tự nhiên, biết cách khắc phục hậu quả của các hiện tượng đó. Hoạt động 3 (10’) HS: 1-2 HS đọc SGK ? Khi học tập môn hóa học các em cần phài có những hoạt động gì? ? Cụ thể như thế nào? HS: - Trả lời câu hỏi - Nhận xét lẫn nhau. GV: Nhận xét, Bổ sung. ? Học tập môn hóa học như thế nào? ? Phương pháp học tập môn hóa học? HS: Nghiên cứu SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. GV: Phân tích về cách học tập môn hóa học làm sao cho tốt. - Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. III/ Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học? 1. Các hoạt động cần thực hiện khi học bộ môn hóa học. - Thu thập, tìm kiếm thông tin. - Xử lý thông tin. - Vận dụng. - Ghi nhớ. 2. Phương pháp học tập bộ môn hóa học như thế nào cho tốt. - Học tập bộ môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thứcđã học. - Phương pháp học tập (SGK) 4. Tổng kết – đánh giá. HS: Đọc kết luận cuối bài. GV: ? Khi học tập bộ môn hóa học ta cần phải làm gì? Và để học tốt môn hóa học thì làm như thế nào? 5. Hướng dẫn học bài. Xem trước bài “Chất” Ngày soạn: 22/ 08 /2010 Chương I/ CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ Tiết 2. CHẤT. I/ MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - HS phân biệt được vật thể, vật liệu và chất, chất tồn tại trong vật thể, vật thể tự nhiên hình thành từ chất. - Thấy được mỗi chất có những tính chất nhất định. 2. Kỹ năng. - HS biết cách quan sát để nhận ra tính chất của chất và biết cách sử dụng chất tùy theo tính chất của mỗi chất. 3. Thái độ. GV: Hồ Văn Thiện 2 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 - Bước đầu có ý thức trong việc tự giác, tích cực trong việc học tập bộ môn. II/ CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị: - GV: + Một số mẫu chất: S, P đỏ, Al, Cu, NaCl, + Dụng cụ thí nghiệm: Tính chất của lưu huỳnh (S). + Dụng cụ thử tính dẫn điện của: Al, Fe, Gỗ. - Học sinh: Nghiên cứu nội dung bài. 2. Phương pháp dạy học chủ yếu. - Đàm thoại gợi mở và thí nghiệm trực quan. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không! 3. Bài mới: *) Đặt vấn đề: SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 (15’) ? Em hãy kể tên các vật xung quanh chúng ta? ? Các vật đó được cấu tạo (làm) từ cái gì? HS: 1-3 HS kể tên và vật liệu lầm ra. GV: Thông báo về thành phần của một số vật thể tự nhiên và nhân tạo. Chỉ ra chất và hỗn hợp chất trong vật thể. HS: Nhận biết 1 số chất trong vật thể. ? Cho biết mối liên hệ giữa chất, vật liệu và vật thể? ? Chất có ở đâu? HS: Thảo luận toàn lớp trả lời câu hỏi, nhận xét lẫn nhau. Hoạt động 2 ( 15’) HS: Đọc SGK > Thảo luận theo câu hỏi. ? Mỗi chất có những tính chất gì? Tính chất cụ thể cua chất như thế nào? HS: Trả lời câu hỏi. GV: - Nhận xét, bổ sung. - Đưa ra công thức tính khối lượng riêng. ? Làm thế nào để nhận biết được tính chất I/ Chất có ở đâu? Vật thể Tự nhiên Nhân tạo (Làm từ) (Làm từ) Một số chất Vật liệu Chất, hỗn hợp chất - Ở đâu có vật thể ở đó có chất. II/ Tính chất của chất 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định. -Tính chất vật lý: Thể tồn tại, màu, mùi, vị, tính tan, t o n/c, t o sôi, D, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, m D: Khối lượng riêng. D = m: Khối lượng. v v: Thể tích (cm 3 ) - Tính chất hóa học: Khả năng phân hủy, tính cháy, T/d với chất khác. GV: Hồ Văn Thiện 3 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 của chất? ? Mỗi thao tác sẽ giúp ta biết những gì? HS: Nghiên cứu SGK trả lời. GV: Nhận xét. - Phân tích một số ví dụ các thao tác khi tìm hiểu tính chất của chất, kêt hợp làm thí nghiệm H.1.1, 1.2 SGK. - HS: Quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng. ? Cho biết tính chất của muối ăn, đường, Al? HS: Đọc SGK để trả lời. ? Khi biết tính chất của chất thì ta biết được gì? HS: Thảo luận > trả lời GV: Nhận xét, bổ sung. - Phân tích một số ví dụ * Cách nhận biết tính chất của chất. - Quan sát. - Dùng dụng cụ đo. - Làm thí nghiệm. 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? - Giúp phân biệt chất này với chất khác(Tức nhận biết chất). - Biết cách sử dụng chất. - Biết ứng dụng chất thích hợp trong cuộc sống và sản xuất. 4. Tổng kết – đánh giá. HS: Làm bài tập: 1, 2, 3. SGK/11. GV: Nhận xét, sửa chữa. 5. Hướng dẫn học bài. - BTVN: 4, 5, 6/11. - Nghiên cứu tiếp phần III GV: Hồ Văn Thiện 4 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 Ngày soạn: 29/ 08 /2010 Tuần 2 Tiết 3. CHẤT. I/ MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Phân biệt được chất tinh khiết với hỗn hợp. - Biết một số cách tách chất ra khỏi hỗn hợp - Củng cố kiến thức về chất, chất tinh khiết. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích. 3. Thái độ. - Yêu thích môn học. II/ CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị: - Giáo viên: D.cụ thí nghiệm tách muối ăn ra khỏi cát. - Học sinh: Muối ăn, H 2 O. 2. Phương pháp dạy học chủ yếu. - Đàm thoại kết hợp với dụng cụ trực quan. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Chất có những tính chất gì? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 ( 14’) Cho HS quan sát mẫu nước và nước cất. ? Chúng có đậc điểm gì giống và khác nhau? HS: - Giống: Chất lỏng, không màu, không mùi, không vị. - Khác: + Nước cất chỉ có H 2 O. + Nước tự nhiên có H 2 O và chất hòa tan. GV: Nước cất và nước tự nhiên có ứng dụng khác nhau ?Vì sau nước tự nhiên gọi là hỗn hợp? HS: Vì lẫn nhiều chất khác Hoạt động 2 (15’) Yêu cầu HS quan sát H 1.4 ? Nước cất là chất tinh khiết vì sao? HS: Nước cất và nước tự nhiên khác nhau về nhiều tính chất. Nước cất có những tính chất nhất định Hoạt động 3 (12’) - Giới thiệu H 1.5 làm thí nghiệm cô cạn dd III/ Chất tinh khiết. 1. Hỗn hợp. - Nước khoáng và nước tự nhiên gọi là hỗn hợp. - Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp. 2. Chất tinh khiết. - Nước cất là chất tinh khiết - chất tinh khiết là chất có những tính chất nhất định không đổi. 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. GV: Hồ Văn Thiện 5 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 NaCl. HS: Quan sát ?Vì sao muối ăn không bay hơi cùng nước? HS: Muối ăn có t o sôi cao hơn. ?Vì sao khi đun nước lại có bọt khí xuất hiện và trong ấm có cặn. HS: Vì trong nước tự nhiên có hòa tan 1 số chất. ? Muốn tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào đâu? -Dựa vào tính chất vật lý khác nhau có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp. 4. Tổng kết – đánh giá - Cho HS làm bài tập 7/11. 5. Hướng dẫn học bài. - Chuẩn bị cho bài thực hành. + Muối ăn, cát. + Xem bài thực hành 1, phụ lục/ 154. Ngày soạn: 29/ 08 /2010 Tiết 4 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1. TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP I/ MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - HS làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm, biết cách sử dụng. - Biết và nhớ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Làm thí nghiệm, so sánh tính chất nóng chatr của S và Paraphin. - Biết cách tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp 2. Kỹ năng. - Thao tác với một số dụng cụ thí nghiệm. - Kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm hóa học. 3. Thái độ. - Giáo dục ý thức cẩn thận, nghiêm túc, tỉ mỉ trong học tập. II/ CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Dụng cụ: Hóa chất làm 2 thí nghiệm SGK cho 3 nhóm. - Học sinh: Muối ăn, Cát, Nước, nghiên cứu nội dung bài, đọc phụ lục 1/154, 155(SGK) 2. Phương pháp dạy học chủ yếu. - Thực hành, quan sát. GV: Hồ Văn Thiện 6 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS. 3. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh báo cáo tình hình chuẩn bị ở nhà. - Nhận xét, đánh giá. - Cho HS quan sát một số dụng cụ TN o , Cách sử dụng. - Đại diện nhóm: + Nêu MỤC TIÊU bài học + Quy tắc an toàn và cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm. - Thảo luận, bổ sung + Cách tiến hành thí nghiệm - Quan sát, ghi nhớ cách sử dụng. - Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm (Giáo viên hướng dẫn) - Các nhóm làm thí nghiệm. + Lắp dụng cụ, lấy hóa chất. + Tiến hành. + Quan sát hiện tượng, ghi chép - Yêu cầu báo cáo kết quả thí nghiệm - Tổng kết, chốt lại kiến thức - Đại diện nhóm báo cáo kết quả quan sát được. - Nhóm khác theo dõi, bổ sung. - Yêu cầu HS viết tường trình theo mẫu - Viết tường trình tại lớp. Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Kết luận 1. 2. - Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ + Thu hồi hóa chất. + Rửa dụng cụ, thu dọn cất vào phòng thí nghiệm. 4. Tổng kết - đánh giá. - Đánh giá phần thực hành trên lớp. Lớp Nhóm Thao tác thí nghiệm(2 đ ) Kết quả thí nghiệm(2 đ ) ý thức thái độ(2 đ ) 8A 1 1 2 3 8A 2 1 2 3 8A 3 1 2 3 *) Phần tường trình (5 đ ). GV: Hồ Văn Thiện 7 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 - Ghi rõ các bước tiến hành (1 đ ) - Nêu được rõ hiện tượng (2 đ ) - Đưa ra được kết luận (2 đ ) 5. Hướng dẫn học bài. - Nghiên cứu bài " Nguyên tử". GV: Hồ Văn Thiện 8 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 Ngày soạn: 05/ 09 /2010 Tiết 5: NGUYÊN TỬ I/ MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - HS nêu được khái niệm nguyen tử, thành phần cấu tạo của nguyên tủ. - Ghi nhớ ký hiệu của các hạt e, N, P và điện tích của chúng. - Nêu được thành phàn cấu tạo của hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử, mô tả được các lớp e luôn chuyển động làm cho các nguyên tử liên kết được với nhau. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng sử dụng SGK, quan sát và phân tích kênh hình. 3. Thái độ. - Ý thức học tập nghiêm túc. II/ CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị. - Giáo viên: Sơ đồ cấu tạo một số nguyên tử: H, O, Na. - Học sinh: Nghiên cứu nội dung bài. 2. Phương pháp dạy học chủ yếu. - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định: : 2. Kiểm tra bài cũ: Không! 3. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung GV: Giới thiệu bài (SGK) Hoạt động 1 (13') ? Nguyên tử là gì? ? Nguyên Tử có ở đâu? HS: - Nghiên cứu SGK - trả lời GV: Kích thước nguyên tử vô cùng nhỏ (10 -8 cm) HS: Đọc bài đọc thêm 1 ? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? HS: - Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. - Nhận xét lẫn nhau GV: Tổng điện tích(-) của các e có giá trị tuyệt đối bằng tổng điện tích (+) của hạt nhân - Quy ước: Electron ký hiệu là: e 1. Nguyên tử là gì? - Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện. Nguyên tử cấu tạo nên chất. - Kích thước nguyên tử 10 -8 cm. gồm + Hạt nhân nguyên tử (+) + Lớp vỏ mang điện tích (-) gồm nhiều electron mang điện tích âm (-) nhỏ nhất. Hoạt động 2 (10') HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm ? Cho biết thành phần của hạt nhân nguyên tử? Ký hiệu? GV: Các nhóm nguyên tử cùng loại có số Proton bằng nhau. ? Số P và số e trong nguyên tử? 2. Hạt nhân nguyên tử. - Hạt nhân gồm: + Proton (P) (+) + Nowtron (N) - Trong nguyên tử: Số P = Số e GV: Hồ Văn Thiện 9 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 Khối lượng e so với P và N? ? Khối lượng hạt nhân? HS: Trả lời: m h.nhân = m P + m N m ng.tử = m h.nhân ? Khối lượng của hạt nhân được tính ntn? GV: Khối lượng của e rất nhỏ coi như bằng 0 HS: Làm bài tập 2 theo nhóm. GV: Chữa bài - Khối lượng nguyên tử là khối lượng của hạt nhân. Hoạt động 3 (12') GV: Yêu cầu quan sát cấu tạo ngtử H, O, Na ? Nhận xét số P, e của các ngtử? ? Nhận xét số lớp e (vòng) ở các nguyên tử? ? Các chuyển động ntn? HS: Nghiên SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. GV: Do sự chuyenr động nhanh, hỗn độn của các e lớp ngoài cung tạo nên sự liên kết giữa các nguyên tử tạo lên nhiều chất khác nhau. HS: - Làm bài tập 5/16. - Đọc bài đọc thêm 2. GV: Chữa bài tập 5. 3. Lớp elechtron. - Các e luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân tạo thành các lớp e. - Các e phía ngoài tạo nên sự liên kết giữa các nguyên tử. 4. Tổng kết - đánh giá. HS: Làm bài tập 1/16 5. Hướng dẫn học bài. - BTVN: 1, 2, 3, 4, 5. - Xem trước bài " Nguyên tố hóa học". Ngày soạn: 05/ 09 /2010 Tiết 6. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I/ MỤC TIÊU. 1Kiến thức. - HS nêu được định nghĩa nguyen tố hóa học. Thấy được KHHH dùng để biểu diễn nguyên tố hóa học, mỗi kí hiệu hóa học chỉ một nguyên tử của một nguyên tố đó. - Biết được số lượng nguyên tó hóa học trong tự nhiên và nguyên tố nhân tạo. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, sử dụng SGK. 3 Thái độ. Giáo dục ý thức học tập tự giác, nghiêm túc. II/ CHUẨN BỊ GV: Hồ Văn Thiện 10 . đề và gi i quyết vấn đề. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định: : 2. Kiểm tra b i cũ: Không! 3. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên & học sinh N i dung GV: Gi i thiệu b i (SGK) Hoạt. Gi i thiệu H 1.5 làm thí nghiệm cô cạn dd III/ Chất tinh khiết. 1. Hỗn hợp. - Nước khoáng và nước tự nhiên g i là hỗn hợp. - Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau g i là hỗn hợp. 2. Chất tinh. học b i. - BTVN: 4, 5, 6/11. - Nghiên cứu tiếp phần III GV: Hồ Văn Thiện 4 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm HÓA 8 Ngày soạn: 29/ 08 /2010 Tuần 2 Tiết 3. CHẤT. I/ MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Phân biệt

Ngày đăng: 05/07/2015, 17:00

Xem thêm

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w