ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

Một phần của tài liệu HÓA HỌC.8.KY.I (Trang 40)

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:

Học sinh nêu được định luật, giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phân tử hóa học

2.Kỹ năng:

Vận dụng được định luật, tính khối lượng của 1 chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng

3.Thái độ: Ý thức học tập nghiêm túc, tự giác II. CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị:

- Giáo viên: - dụng cụ: 2 cốc thủy tinh, 1 cân bàn

- Hóa chất: dung dịch BaCl2, dung dịch Na2SO4 - Học sinh: nghiên cứu nội dung bài học

2.Phương pháp dạy học chủ yếu

Biểu diễn thí nghiệm trực quan và vấn đáp tìm tòi. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra: không kiểm tra 3.Các hoạt động day và học

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1:

GV: Biểu diễn thí nghiệm HS: quan sát thí nghiệm

GV: chú ý đến vị trí kim của cân HS: kim ở nguyên vị trí

GV: (?)trước phản ứng là chất gì tham gia HS: Bariclorua và natrisunfat

GV: sau phản ứng: chất kết tủa màu trắng là Barisunfat còn lại là Natri clorua

(?) hãy viết phương trình phản ứng chữ HS: lên bảng, nhận xét lẫn nhau

1.Thí nghiệm

Bari clorua + Natri sunfat → barisunfat + Natriclorua

Hoạt động 2:

GV:(?) trước và sau phản ứng kim của cân giữ nguyên vị trí, vậy có thể suy ra điều gì HS: Khối lượng các chất không đổi

GV:do là 2 ý của định luật bảo toàn khối lượng

- giới thiệu 2 nhà bác học Lô mô no xốp( người nga 1711 – 1765); Lavoadie( Pháp 1743 – 1794)

2.Định luật

(?)Hãy phát biểu nội dung định luật HS: phát biểu

GV:(?) trong phản ứng hóa học có sự thay đổi cái gì

HS: thay đổi liên kết giữa các nguyên tử GV: số nguyên tử của mỗi nguyên tố như thế nào sau phản ứng?

HS: số nguyên tử giữ nguyên

GV: thay đổi liên kết giữa các nguyên tử là sự thay đổi liên quan đến các e vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.

của các chất bằng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

Hoạt động 3:

GV: diễn giải về công thức HS: theo dõi

GV: công thức trên đúng cho mọi phản ứng hóa học

(?) Biểu diễn công thức trên cho phản ứng trong thí nghiệm

HS: mmBaCl2 +mNa2SO4 =mBaSO4 +mNaCl

GV: nếu biết khối lượng của 3 chất A, B, C thì ta tính được khối lượng của chất do

A + b # c + x → x = (a + b)– c và ngược lại

HS: theo dõi

GV: công thức trên đúng với phán ứng có nhiều chất.

HS: làm bài tập 2/ 54

3. Áp dụng

mA + mB = mC + mD

Trong một phản ứng có nhiều chất kể cả chất tham gia và sản phẩm nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại

4.Tổng kêt – đánh giá. - Học sinh nhắc lại nội dung bài -Bài tập: chọn câu trả lời đúng

Đốt cháy hết 4g Hidro và 32g khí oxi thu được nước. Tính khối lượng nước tạo thành là:

A – 28 B – 32 C – 34 D – 36

5. Hướng dẫn học bài:

- BTVN: 1,2,3 -Hướng dẫn bài tập 2:

Ngày soạn: 31/ 10 /2010 Tiết 22:

Một phần của tài liệu HÓA HỌC.8.KY.I (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w