Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn. Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu IIIa hoặc câu IIIb) Câu IIIa. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh(chị) về chi tiết tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở ( Chí PhèoNam Cao) và chi tiết Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân.( Vợ chồng A PhủTô Hoài) Câu IIIb. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Suy nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I: (2 điểm) Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo. Câu II: (3 điểm) Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn. Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu IIIa hoặc câu IIIb) Câu IIIa. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh(chị) về chi tiết tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở ( Chí Phèo-Nam Cao) và chi tiết Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân.( Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài) Câu IIIb. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Suy nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong tác phẩm Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh : ; số báo danh: ONTHIONLINE.NET SỞ GD& ĐT Hải Phòng TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO ĐỀ THI THỬ NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN: NGỮ VĂN ;Khối C,D Thời gian làm bài: 180 phút ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D,C NĂM 2011- 2012 Môn: Ngữ Văn Câu Ý Nội dung Điểm I Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo. 2,0 1 *Nhan đề: -Đàn ghi ta không chỉ là nhạc cụ truyền thống của TBN mà còn được coi là biểu tượng nghệ thuật ở đất nước này. -Lor-ca là nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia nổi tiếng người TBN, người đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX => đàn ghi ta là biểu tượng cho khát vọng cao cả mà Lor-ca phấn đấu suốt đời, khát vọng đấu tranh cho tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật 0.5 0.5 2 *Lời đề từ: -Đây là lời di chúc của Lor-ca bộc lộ tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật, với xứ sở TBN. -Là một nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca biết một ngày nào đó thơ ca của mình sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sang tạo nghệ thuật nên ông đã dặn lại những thế hệ sau: hãy “ chôn” nghệ thuật của ông để bước tiếp, để sang tạo những đỉnh cao nghệ thuật mới. 0.5 0.5 II Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn. Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. 3,0 1 *Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài NLXH.Kết cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 0.5 2 *Yêu cầu về kiến thức; Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau đây: -Giải thích: Tương lai của mỗi người có thể được xây dựng trên rất nhiều yếu tố nhưng điều quan trọng nhất là chính bản thân mỗi người. Nội dung cơ bản của câu nói nhấn mạnh và khẳng định vai trò của mỗi cá nhân trong việc tự hình thành nhân cách và quyết định tương lai của mình. -Bàn luận một số khía cạnh: +Mỗi người lớn lên và trưởng thành được là nhờ rất nhiều yếu tố: gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội,… +Nhưng điều quyết định nhất dến sự trưởng thành và tương lai của mỗi người lại là chính bản thân cá nhân người đó. Cá nhân mỗi người mới là “tác giả” của chính tương lai mình. Vì sao vậy? */Hoàn cảnh sống xung quanh (gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội,…) có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. */Nhưng tiếp nhận, vận dụng hoàn cảnh đó như thế nào, tranh thủ được hay bỏ qua những điều kiện thuận lợi lại do mỗi người quyết định. */Vì thế đòi hỏi mỗi người cần tự tin vào chính mình, cần chủ động, dấn thân không ngừng sang tạo, hành động…tức là phải phát huy mọi nỗ lực cá nhân trong mọi hoàn cảnh thì mới có được những thành công trong cuộc sống. +Từ đó suy nghĩ về hiện tượng những người sống lệ thuộc, ỷ lại vào người khác, vào gia đình, xã hội … 0.5 1.5 -Bài học nhận thức và hành động. +Tranh thủ những điều kiện thuận lợi xung quanh nhưng chủ yếu vẫn là những cố gắng vươn lên của bản thân trong cuộc sống. +Câu nói có ý nghĩa động viên và nhắc nhở mỗi người nhất là đối với tuổi trẻ như thế nào… 0.5 III.a Cảm nhận của anh(chị) về chi tiết tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở ( Chí Phèo-Nam Cao) và chi tiết Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân.( Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài) 5.0 1. Mở bài: -Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc và tràn đầy tinh thần nhân đạo. Chí Phèo không chỉ là kiệt tác mà còn là tác phẩm kêt tinh khá đầy đủ cho nghệ thuật của Nam Cao. Chi tiết “ tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” là một trong những chi tiết đăc sắc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. -Tô Hoài là nhà văn lớn có nhiều thành tựu khi viết về đề tài miền núi. Vợ chồng A Phủ đã thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến, thực dân và tinh thần đấu tranh của họ để tự giải phóng. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thể hiện rõ điều đó có lẽ phải kể đến chi tiết “ Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi”. 0,5 2 Thân bài: a/Về chi tiết’’tiếng chim hót ngoài kia vui ve quá’’ trong tác phâm Chí Phèo của Nam Cao -Về nội dung: +Cuộc găp gỡ giữa Thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ có sự thay đổi hẳn cả về sinh lí lẫn tâm lí. +Từ khi mãn hạn tù trở về,đây là lần đầu tiên Chí Phèo hết say, hoàn toàn tỉnh táo. Và lần đầu tiên Chí nghe thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống. +Khi tỉnh táo Chí Phèo đã nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lần đầu tiên tỉnh táo suy nghĩ Chí nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình. -Về nghệ thuật: +Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật +Qua chi tiết này Nam Cao khẳng định: chất người không bao giờ mất đi được ngay cả khi họ bị xã hội thối nát, tàn bạo cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính. b/Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” -Về nội dung: +Mùa xuân trên miền núi Tây Bắc được miêu tả rất đẹp, sắc màu của những chiếc váy hoa, tiếng cười nói của đám trẻ chơi quay đợi tết, đặc biệt là tiếng sáo da diết xoáy sâu vào trái tim tưởng như băng giá của Mị. Ngoại cảnh đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu và hạnh phúc. +Mị lấy hũ rượu uống ực từng bát. Cô uống như dồn nén uất hận, như quên đi thực tại. +Mị xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy váy 1.5 1.5 hoa… -Về nghệ thuật: +Là một trong những chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lí của nhân vật . +Cảnh thiên nhiên hiện ra với những nét phong tục sinh hoạt rất riêng, độc đáo, góp phần bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm. c/So sánh: -Sự tương đồng: +Đây là những âm thanh hết sức kỳ lạ, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham sống và khao khát sống mãnh liệt. +Đó cũng là những chi tiết góp phần tô đậm giá tri nhân đạo cho hai tác phẩm. -Sự khác biệt: +Ở tác phẩm Chí Phèo là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy hôm nào cũng có. Như ng hôm nay Chí mới nghe thấy vì chỉ đến hôm nay Chí mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới trở lại hoạt động bình thường. +Chi tiết trong Vợ chồng A Phủ là tác nhân quan trọng nhất đã giúp cho Mị từ một con người tê dại, vô cảm về tâm hồn giờ đã muốn đi lên. Nghĩa là muốn phá phách, muốn nổi loạn để quên đi thực tại phũ phàng, nghiệt ngã, quay về với những tháng năm xưa êm đềm, hạnh phúc của tuổi trẻ và tình yêu. 1.0 3 Kết bài: -Khái quát lại nội dung và nghệ thuật. -Đánh giá và mở rộng vấn đề. 0.5 III.b Suy nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong tác phẩm Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. 5.0 1 Mở bài: -Giới thiệu vở kịch “ Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng. -Giới thiệu nhân vật Vũ Như Tô-nhân vật của bi kịch. 0.5 2 Thân bài: a/Giải thích nhân vật bi kịch. -Bi kịch là một thể loại kịch thể hiện mối xung đột không điều hòa được giữa thiện và ác, giữa cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tại…để dẫn đến kết thúc thường là cái chết bi thảm gây cảm xúc đau thương mãnh liệt cho con người. -Nhân vật bi kịch: nhân vật mắc vào những mâu thuẫn,nghịch cảnh oan trái, éo le dẫn tới những kết cục bi đát, đau thương. b/Bi kịch của Vũ Như Tô. *Biểu hiện: -Vũ Như Tô có tài có ước vọng cao cả, niềm khao khát và đam mê sáng tạo cái đẹp. Vũ Như Tô nhận xây Cửu Trùng Đài không ngoài mục đích sáng tạo một công trình nghệ thuật để tô điểm cho đất nước. -Nhưng thực tế phũ phàng, ngang trái của xã hội đã dẫn đến sự vỡ mông thê thảm. Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị đưa ra pháp trường chịu chết. -Tâm trạng vỡ mộng của Vũ Như Tô qua đoạn trích: +Trong thời khắc biến loạn dữ dội, Vũ Như Tô vẫn không tỉnh, vẫn say sưa với giấc mơ Cửu Trùng Đài (phân tích). +Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt phá , Vũ Như Tô mới 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.25 đau đớn kinh hoàng nhận ra sự vỡ mông lớn. *Nguyên nhân bi kịch: -Mâu thuẫn giữa khát vọng cao cả của người nghệ sĩ với cách thực hiện khát vọng ấy: mục đích của Vũ Như Tô là chân chính nhưng con đường thực hiện lại sai lầm khi ông lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật. -Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thực, trực tiếp của quần chúng nhân dân. +Niềm khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng đã đẩy Vũ Như Tô đến vị thế đối nghịch với nhân dân. +Hoàn cảnh xã hội chưa cho phép người nghệ sĩ thực hiện khát khao sáng tạo cái đẹp của mình. Trong hoàn cảnh không thích hợp cái đẹp thành ra phù phiếm cao siêu. *Ý nghĩa của bi kịch Vũ Như Tô: -Thương cảm người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình. -Cái đẹp không thể xa rời cái thiện, người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại nhưng không thể đặt nghệ thuật xa rời với cuộc sống của nhân dân. -Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng vun đắp tài năng, quý trọng, nâng những sản phẩm đích thực. 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 3 Kết bài Qua bi kịch nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy tư sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hiện thực đời sống của nhân dan 0.5 Lưu ý Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.