HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC KHỐI 10 TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC NĂM 2015 ĐỀ THI ĐÈ XUẤT Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 4 trang, gồm 10 câu) Câu 1: ( 2 điểm) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, số hạt mang điện trong hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố Z có 4 lớp electron và 6 electron độc thân. Cho biết vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn. So sánh (có giải thích) bán kính của các nguyên tử và ion X, X 2+ và Y - . Câu 2: ( 2 điểm) 1. Tính pH của dung dịch CH 3 COOH 0,1M. Phải thêm vào 1 lít dung dịch trên bao nhiêu gam NaOH để được dung dịch có pH =3. 2. Trộn dung dịch X chứa BaCl 2 0,01M và SrCl 2 0,1M với dung dịch K 2 Cr 2 O 7 1M có các quá trình sau đây xảy ra: Cr 2 O 7 2- + H 2 O 2CrO 4 2- + 2H + K a = 2,3.10 -15 Ba 2+ + CrO 4 2- BaCrO 4 T 1 -1 = 10 9,93 Sr 2+ + CrO 4 2- SrCrO 4 T 2 -1 = 10 4,65 Tính khoảng pH để có thể kết tủa hoàn toàn Ba 2+ dưới dạng BaCrO 4 mà không kết tủa SrCrO 4 ? Câu 3: ( 2 điểm) Một trong các chuỗi phóng xạ tự nhiên bắt đầu với 90 Th 232 và kết thúc là đồng vị bền 82 Pb 208 1. Tính số phân rã và - xảy ra trong chuỗi này. 2. Trong toàn chuỗi có bao nhiêu năng lượng theo MeV được giải phúng. 3. Một phần tử trong chuỗi Thori sau khi tách riêng thấy có 1,5.10 10 nguyên tử của một đồng vị và phân hủy với tốc độ 3440 phân rã / phút. Hãy xác định chu kì bán hủy của đồng vị đó theo năm ? Cho biết: 2 He 4 =4,0026u ; 82 Pb 208 = 207,97664u ; 90 Th 232 = 232,03805u 1 uc 2 = 931 MeV; 1 eV = 1,6.10 -19 J; N A = 6,023.10 23 . Câu 4: ( 2 điểm) Ở nhiệt độ cao, có cân bằng : I 2 (k) ⇌ 2 I (k) . Bảng sau đây tóm tắt áp suất ban đầu của I 2 (g) và áp suất tổng cân bằng đạt được ở những nhiệt độ nhất định. T (K) 1073 1173 P( I 2 ) (bar) 0.0631 0.0684 P tổng (bar) 0.0750 0.0918 Tính H °, G ° và S ° ở 1100 K. (Giả sử rằng H ° và S ° không phụ thuộc nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ nhất định.) Câu 5: ( 2 điểm) Người ta có thể điều chế hiđro rất tinh khiết từ metan và hơi nước theo phương trình sau: CH 4(k) + H 2 O (k) CO (k) + 3H 2(k) (1) 1. Tính K p của (1) ở 100 0 C. Biết H 2 H 2 O CO CH 4 ∆H 0 (kJ/mol) 0 -242 -111 -75 ∆S 0 (kJ/mol.K) 0,131 0,189 0,198 0,186 C p (kJ/mol.K) 0,029 0,034 0,029 0,036 Giả sử ∆H 0 và ∆S 0 không đổi trong khoảng nhiệt độ từ 298K đến 373K 2. Trong bình phản ứng có chứa 6,40kg CH 4 , 7,2kg H 2 O, 11,2kg CO, 2,4kg H 2 ở 100 0 C. Dung tích bình V=3,00m 3 . Cho biết chiều dịch chuyển cân bằng của phản ứng tại thời điểm trên. 3. Tính K p ở 900 0 C (giả sử C p không phụ thuộc vào nhiệt độ) Câu 6: ( 2 điểm) Một dung dịch X chứa HClO 4 0,005M, Fe(ClO 4 ) 3 0,03M, MgCl 2 0,01M. 1. Tính pH của dung dịch X. 2. Cho 100ml dung dịch NH 3 0,1M vào 100ml dung dịch X thì thu được kết tủa A và dung dịch B. Xác định kết tủa A và pH của dung dịch B. Cho biết: NH 4 + (pK a = 9,24); Mg(OH) 2 (pK S = 11); Fe(OH) 3 (pK S = 37). Fe 3+ + H 2 O Fe(OH) 2+ + H + K 1 = 10 -2,17 Mg 2+ + H 2 O Mg(OH) 2+ + H + K 2 = 10 -12,8 Câu 7: ( 2 điểm) Cho giản đồ Latimer của photpho trong môi trường kiềm: PO 4 3- HPO 3 2- -1,12V H 2 PO 2 - -2,05V P PH 3 -0,89V -1,345V 1. Viết các nửa phản ứng của các cặp oxi hoá - khử trên. 2. Tính thế khử chuẩn của cặp HPO 3 2- / H 2 PO 2 - và H 2 PO 2 - /PH 3 . Câu 8: ( 2 điểm) 1. Tại sao tồn tại phân tử H 5 IO 6 nhưng không tồn tại phân tử H 5 ClO 6 . Một trong các phương pháp điều chế axit H 5 IO 6 là cho I 2 tác dụng với dung dịch HClO 4 đậm đặc. Viết phương trình phản ứng xảy ra. 2. Xác định các chất A,B,C,D,E và viết các PTPU thực hiện sơ đồ sau: A KNO 3 , H 2 SO 4 I 2 D+ A dd KOH,t 0 B D dd KOH E C 200 o C CO N 2 H 4 dd KOH Câu 9: ( 2 điểm) Hòa tan 48,8 gam hỗn hợp gồm Cu và một oxit sắt trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được dung dịch A và 10,08 lít khí SO 2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 124 gam chất rắn khan. 1. Xác định công thức của oxit sắt. Tính số mol H 2 SO 4 đã phản ứng ? 2. Cho cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 2M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và chất rắn D. Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch AgNO 3 dư, được kết tủa E. Tính khối lượng kết tủa E? Câu 10: ( 2 điểm) Ở 310 0 C sự phân hủy AsH 3 (khí) xảy ra theo phản ứng : 2AsH 3 (khí) 2As (rắn) + 3H 2 (khí) (1) Theo thời gian phản ứng, áp suất chung của hệ đo được là: t (giờ) 0 5,5 6,5 8 P (mmHg) 733,32 805,78 818,11 835,34 1. Hãy chứng minh phản ứng trên là bậc 1 và tính hằng số tốc độ. 2. Tính thời gian nửa phản ứng của phản ứng (1) . HẾT Người ra đề Đoàn Minh Đức (0975642818)