1 HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG ĐỀ THI MÔN HOÁ - KHỐI 10 DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂ M 2015 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 10 câu trong 04 trang) . Câu 1. Cấu tạo nguyên tử, phân tử- Định luật HTTH (2 điểm) Hợp chất Z tạo thành từ 3 nguyên tố A,B,X có M 2 < 120 . Tổng số hạt proton, nơtron,electron trong các phân tử AB 2 , XA 2 , XB lần lượt là 66,96,81 1. Xác định trên các nguyên tố A,B,X và công thức hóa học của Z 2. Nguyên tố Y tạo với A hợp chất Z ’ gồm 7 nguyên tử trong phân tử và tổng số hạt mang điện trong Z ’ là 140 . Xác định Y và Z ’ 3. Viết công thức electron , công thức cấu tạo của các chất AB,AB 2 , XA 2 ,XB,ZZ ’ , YCl 3 , Y 2 Cl 6 ( Cl : Clo ) Câu 2. Tinh thể (2 điểm) 1. Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương tâm diện. Hãy biểu diễn mạng cơ sở của CuCl. a. Tính số ion Cu + và Cl - rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong mạng tinh thể cơ sở. b. Xác định bán kính ion Cu + . Cho: D(CuCl) = 4,136 g/cm 3 ; r Cl- = 1,84 0 A ; Cu = 63,5 ; Cl = 35,5 2. Mạng lưới tinh thể của KCl giống như mạng lưới tinh thể của NaCl. Ở 18 o C, khối lượng riêng của KCl bằng 1,9893 g/cm 3 , độ dài cạnh ô mạng cơ sở (xác định bằng thực nghiệm) là 6,29082 Å. Dùng các giá trị của nguyên tử khối để xác định số Avogadro. Cho biết K = 39,098; Cl = 35,453. Câu 3. Phản ứng hạt nhân.(2 điểm) 1. Phòng thí nghiệm có mẫu phóng xạ Au 198 với cường độ 4,0 mCi/1g Au. Sau 48 giờ người ta cần một dung dịch có độ phóng xạ 0,5 mCi/1g Au. Hãy tính số gam dung môi ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 2 không phóng xạ pha với 1g Au để có dung dịch nói trên. Biết rằng Au 198 có t 1/2 = 2,7 ngày đêm. 2. Cho dãy phóng xạ sau: 222 Rn 3,82d 218 Po 3,1min 214 Pb 26,8min 214 Bi 19,9min 214 Po 164 s Giả thiết rằng ban đầu chỉ có một mình radon trong mẫu nghiên cứu với hoạt độ phóng xạ 3,7.10 4 Bq, a. Viết các phương trình biểu diễn các phân rã phóng xạ trong dãy trên. b. Tại t = 240 min (phút) hoạt độ phóng xạ của 222 Rn bằng bao nhiêu? c. Cũng tại t = 240 min hoạt độ phóng xạ của 218 Po bằng bao nhiêu? d. Tại t = 240 min hoạt độ phóng xạ chung lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng hoạt độ phóng xạ ban đầu của 222 Rn. Câu 4 . Nhiệt hóa học.(2 điểm) Xác định nhiệt độ tại đó áp suất phân li của NH 4 Cl là 1 atm biết ở 25 0 C có các dữ kiện: 0 ht H (kJ/mol) 0 ht G (kJ/mol) NH 4 Cl (r) -315,4 -203,9 NH 3(k) -92,3 -95,3 HCl (k) -46,2 -16,6 Câu 5. Cân bằng hóa học pha khí.(2 điểm) Ở 1020K, hai phản ứng sau có thể diễn ra đồng thời: C (r) + CO 2(k) 2CO (k) (1) K P1 = 4 Fe (r) + CO 2(k) CO (k) + FeO (r) (2) K P2 = 1,25 Xét hệ gồm hai phản ứng trên. 1. Chứng minh rằng áp suất riêng phần của CO và CO 2 (và do đó áp suất toàn phần của hệ) ở trạng thái cân bằng có giá trị xác định không phụ thuộc vào trạng thái đầu của hệ. 2. Cho vào bình kín dung tích V = 20 lít (không đổi) ở 1020K, 1 mol Fe, 1 mol C và 1,2 mol CO 2 . Tính số mol mỗi chất trong hệ tại thời điểm cân bằng? Câu 6. Cân bằng trong dung dịch điện ly. (2 điểm) 1. Dung dịch A chứa hỗn hợp MgCl 2 10 4 M và FeCl 3 10 4 M. Tìm trị số pH thích hợp để tách Fe 3+ ra khỏi dung dịch A dưới dạng kết tủa hidroxit. Cho biết tích số hòa tan: K S (Mg(OH) 2 ) = 1,12.10 11 và K S (Fe(OH) 3 ) = 3,162.10 38 3 2. Chuẩn độ 20,00 ml dung dịch A bằng dung dịch HCl 0,10 M, khi chỉ thị metyl da cam đổi màu (pH = 4,00) thì dùng hết 19,40 ml dung dịch HCl. Tính nồng độ CH 3 COONa trong dung dịch A. Cho: 2 a1(H S) pK 7,02; 2 a2(H S) pK 12,9; 3 4 a1(H PO ) pK 2,15; 3 4 a2(H PO ) pK 7,21; 3 4 a3(H PO ) pK 12,32; 3 a(CH COOH) pK 4,76. Câu 7. Phản ứng oxi hóa- khử. Điện hóa. (2 điểm) 1. Trộn hai thể tích bằng nhau của hai dung dịch SnCl 2 0,100 M và FeCl 3 0,100 M. Xác định nồng độ các ion thiếc và ion sắt khi cân bằng ở 25 0 C. Tính thế của các cặp oxi hóa khử khi cân bằng. 2. Khi nhúng một sợi Ag vào dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 2,5.10 -2 M. Xác định nồng độ của Fe 3+ , Fe 2+ và Ag + khi cân bằng ở 25 0 C. Sn 4+ Sn 2 + E o 2 E o + E o Fe 3 + Fe + Ag Ag = = = 150, V 0, V 0, V 77 80 ; ; Biet Câu 8. Nhóm Halogen. (2 điểm) Cho m (g) muối halogen của một kim loại kiềm phản ứng với 200 ml dung dịch axít H 2 SO 4 đặc, nóng (lấy dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí X và hỗn hợp sản phẩm Y. Dẫn khí X qua dung dịch Pb(NO 3 ) 2 thu được 23,9 (g) kết tủa mầu đen. Làm bay hơi nước cẩn thận hỗn hợp sản phẩm Y thu được 171,2 (g) chất rắn A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được muối duy nhất B có khối lượng 69,6(g). Nếu cho dung dịch BaCl 2 lấy dư vào Y thì thu được kết tủa Z có khối lượng gấp 1 ,674 lần khối lượng muối B. 1. Tính nồng độ mol/1ít của dung dịch H 2 SO 4 và m (g) muối. 2. Xác định kim loại kiềm và halogen. Câu 9. Nhóm O-S. (2 điểm) 1.Giải thích các hiện tượng sau: SnS 2 tan trong (NH 4 ) 2 S; SnS không tan trong dung dịch (NH 4 ) 2 S nhưng tan trong dung dịch (NH 4 ) 2 S 2 . 2. Cho 6,00 gam mẫu chất chứa Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 và các tạp chất trơ. Hòa tan mẫu vào lượng dư dung dịch KI trong môi trường axit (khử tất cả Fe 3+ thành Fe 2+ ) tạo ra dung dịch A. Pha loãng dung dịch A đến thể tích 50ml. Lượng I 2 có trong 10ml dung dịch A phản ứng vừa đủ với 5,50 ml dung dịch Na 2 S 2 O 3 1,00M (sinh ra 2 4 6 S O ). Lấy 25 ml mẫu dung dịch 4 A khác, chiết tách I 2 , lượng Fe 2+ trong dung dịch còn lại phản ứng vừa đủ với 3,20 ml dung dịch KMnO 4 1,00M trong dung dịch H 2 SO 4 . a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (dạng phương trình ion thu gọn). b. Tính phần trăm khối lượng Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 trong mẫu ban đầu? Câu 10. Động học. (2 điểm) Trong một phản ứng bậc nhất tiến hành ở 27°C, nồng độ chất đầu giảm đi một nửa sau 3000 giây. Ở 37°C, nồng độ giảm đi 2 lần sau 1000 giây. Xác định: 1. Hằng số tốc độ ở 27°C. 2. Thời gian để nồng độ chất phản ứng còn lại 1/4 nồng độ đầu ở 37°C. 3. Hệ số nhiệt độ của hằng số tốc độ phản ứng 4. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng. Hết NGƯỜI RA ĐỀ : Nguyễn Thị Hoa Số điện thoại : 0962402565