Như chúng ta đã biết, xã hội càng phát triển thì biểu hiện của tội phạm càng đa dạng, phức tạp
Trang 1Như chúng ta đã biết, xã hội càng phát triển thì biểu hiện của tội phạm càng đa dạng, phức tạp, nhất là các tội xâm phạm sở hữu, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người và trật tự, an toàn xã hội chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số các tội phạm xảy ra hằng năm ở nước ta Do vậy, vấn đề đặt ra với toàn xã hội là cần phải hướng thiện con người và xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp, chặt chẽ, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhằm duy trì và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Để góp phần nghiên cứu một trong các loại tội phạm này, chúng em xin đưa ra và phân tích một số đặc điểm nổi bật, riêng biệt làm cơ sở cho việc định tội danh cũng như để so sánh, phân biệt với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự (BLHS) qua việc nghiên cứu, tìm hiểu ví dụ sau đây:
“A là lưu manh chuyên nghiệp, vì muốn chiếm đoạt tài sản nhà ông B, A giả danh là bộ đội nghỉ phép do bị lỡ tàu xin ngủ nhờ (nhà ông B gần nhà ga của thị trấn, ông B sống một mình) Do hồi trẻ từng đi bộ đội nên ông B đã tỏ ra thông cảm
và đồng ý cho A ngủ nhờ Nửa đêm, A lẻn thức dậy lấy chiếc đài nhỏ để trên nóc tủ nhà ông B cho vào hành lí của mình Sau đó, A dùng con dao nhíp để nạy cửa tủ để tìm tiền Cánh cửa bất ngờ bật tung phát ra tiếng động làm cho ông B thức giấc, ông
B phát hiện A đang lục lọi ngăn tủ, ông liền hô: “trộm, trộm, bắt lấy quân ăn trộm”.
A lập tức lao tới giường bịt mồm ông B, ông B cố giãy giụa, kêu lên: “Cứu tôi với, bắt lấy quân ăn trộm” A thấy thế, liền bóp cổ ông B đến khi ông nằm im mới thôi Sau đó, A tiếp tục lục lọi ngăn tủ và lấy được 300.000 đồng Ông B đã bị chết do ngạt.
Về vụ án này, có các quan điểm sau:
1 A phạm tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng tại khoản 3 điều 133 BLHS
“làm chết người”.
2 A phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp có tình tiết hành hung để tẩu thoát và tội giết người.
3 A phạm tội giết người và tội cướp tài sản.”
Trang 2GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
a) Quá trình phạm tội của A cần chia làm hai giai đoạn để xem xét.
*Giai đoạn 1: (Từ khi A lén thức dậy lúc nửa đêm đến khi bị ông B phát hiện).
Ở giai đoạn này, hành vi của A có những dấu hiệu sau:
+) Dấu hiệu lén lút
A giả danh bộ đội nghỉ phép bị lỡ tàu xin ngủ nhờ nhà ông B để lợi dụng lúc nửa đêm, khi ông B ngủ say nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Như vậy, A đã có
ý thức che giấu hành vi trái pháp luật của mình đối với chủ tài sản là ông B Đây là đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của tội “Trộm cắp tài sản” là hành vi “lén lút”, không có việc lén lút thì không phải là trộm cắp Nếu một hành vi chiếm đoạt tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản thì không thể coi đó là hành vi trộm cắp, mà hành vi trộm cắp phải được thực hiện một cách lén lút, vụng trộm đối với chủ tài sản
+) Dấu hiệu chiếm đoạt tài sản
A lén lấy chiếc đài nhỏ trên nóc tủ nhà ông B cho vào hành lý (hành vi của A đã chuyển dịch tài sản của gia đình ông B vào hành lý của mình một cách trót lọt) Trong thực tiễn điều tra và xử lý tội phạm từ trước đến nay, hành vi trên được coi là đã chiếm đoạt được tài sản
+) Đối tượng mà tội phạm hướng tới để thực hiện hành vi “lén lút”, đó là chủ
sở hữu tài sản Theo pháp luật dân sự, chủ sở hữu tài sản là người có đầy đủ 3 quyền
năng: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật Như vậy, với việc thực hiện 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản, thì ông B - chủ sở hữu tài sản là đối tượng chủ yếu mà tội phạm hướng tới
để thực hiện hành vi “lén lút” Do đó, việc A lén lấy đi chiếc đài mà không có sự đồng
ý của ông B là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu của công dân được nhà nước bảo vệ Từ những đặc điểm nêu trên có thể khẳng định, ở giai đoạn thứ nhất, nếu A chỉ dừng lại ở việc chiếm đoạt chiếc đài cho vào hành lý và rời khỏi nhà ông B
Trang 3thì hành vi mà A đã thực hiện có dấu hiệu của trộm cắp tài sản Tuy nhiên, hành vi đó
đã thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu để cấu thành tội trộm cắp tài sản hay chưa, còn tùy thuộc vào giá trị tài sản (chiếc đài nhỏ) bị chiếm đoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 138 -BLHS
*Giai đoạn 2: Sau khi A lấy được chiếc đài cho vào hành lý của mình, A tiếp tục
thực hiện hành vi "dùng con dao nhíp nạy cửa tủ để tìm tiền" thì bị ông B phát hiện và hô: “trộm, trộm, bắt lấy quân ăn trộm” A lập tức lao tới giường bịt mồm ông B, ông
B cố giãy giụa, kêu lên: “Cứu tôi với, bắt lấy quân ăn trộm” Như vậy, ban đầu A chỉ
bịt mồm ông B để khiến ông không kêu được, nhưng khi thấy cách này không hiệu quả và bản thân có nguy cơ bị bắt, A chuyển sang bóp cổ ông B cho đến khi ông nằm
im mới thôi, sau đó lại tiếp tục lục tủ nhà ông và lấy đi 300.000 đồng
* Hành vi của A đã thực hiện nêu trên, quan điểm thứ nhất cho rằng: A phạm tội
"cướp tài sản" với tình tiết tăng nặng định khung “làm chết người” (theo quy định tại
điểm a khoản 4 Điều 133 BLHS) là không chính xác và bỏ lọt tội phạm Bởi lẽ: Theo Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS, thì việc định tội đối với một số trường hợp vừa có hành vi chiếm đoạt tài sản, vừa có hành vi xâm phạm tính mạng của người khác được hướng dẫn áp dụng như sau:
- Đối với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản (tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của công dân) có gây thương tích nặng, gây tổn hại nặng cho sức khỏe (tức là cố ý về hành vi và vô ý về hậu quả) hoặc gây chết người (tức là cố ý về hành vi
và vô ý về hậu quả), thì xử lý về “tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa” theo điểm c khoản 2 Điều 129 - BLHS năm 1985 hoặc về “tội cướp tài sản của công dân” theo điểm c khoản 2 Điều 151-BLHS năm 1985 (nay là điểm a khoản 3 Điều 133 hoặc điểm a khoản 4 Điều 133 của BLHS năm 1999)
- Đối với hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản mà giết người chủ sở hữu hay người quản lý tài sản, giết người chống cự lại, hoặc bắn trả người đuổi bắt (tức là cố ý đối với hậu quả chết người), thì xử lý về “tội giết người” và “tội cướp tài sản”
Trang 4Như vậy, trường hợp vừa có hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản, vừa
có hành vi xâm phạm tính mạng của chủ sở hữu chỉ bị xử lý về một tội (tội cướp tài sản) với tình tiết định khung tăng nặng "làm chết người" (theo điểm a khoản 4 Điều
133 của BLHS năm 1999) khi mà kẻ phạm tội có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người
(như trường hợp kẻ phạm tội đột nhập vào nhà một công dân đánh, trói, nhét giẻ vào miệng người đó nhằm chiếm đoạt tài sản và làm cho người này bị chết vì ngạt thở) Còn trong trường hợp vụ án này, A đã có hành vi "bóp cổ ông B cho đến khi ông nằm
im mới thôi" Khi hành động, A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra Do đó,
A có lỗi cố ý đối với cái chết của ông B, nên hành vi dùng vũ lực "làm chết người"
của A phải bị xử lý về tội "giết người" theo quy định tại Điều 93 BLHS) mới không bỏ
lọt tội phạm
* Quan điểm thứ hai cho rằng: A phạm tội "trộm cắp tài sản" thuộc trường hợp có tình tiết định khung "hành hung để tẩu thoát" và tội "giết người"
Trước hết, việc khẳng định A phạm tội "trộm cắp tài sản" thuộc trường hợp có tình tiết định khung "hành hung để tẩu thoát" theo điểm đ khoản 2 Điều 138 - BLHS là
không đúng Theo Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn như sau: "Đối với trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực
để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là "cướp tài sản" Đối với trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản họăc người khác
đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội,
mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là "cướp tài sản"
Đối với các trường hợp trên đây chỉ cần kết án kẻ phạm tội về một tội là cướp tài sản… và coi việc chiếm đoạt (chưa thành hoặc đã thành) trước khi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là tình tiết diễn biến của tội phạm Nếu việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là nhằm để tẩu thoát (kể cả khi tẩu thoát cùng
Trang 5với tài sản đã chiếm đoạt được), thì không kết án kẻ phạm tội về cướp tài sản…, và tùy trường hợp mà kết án họ về tội phạm xảy ra trước khi dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) và coi việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là tình tiết “hành hung để tẩu thoát” Nếu việc dùng vũ lực dẫn tới hậu quả làm chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội giết người "
Theo hướng dẫn tại mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 02 ngày 25-12-2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu”, cụ thể như sau:
"6.1 Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã nhằm tẩu thoát.
6.2 Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung
để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản."
Như vậy, theo các nội dung hướng dẫn trên đây, thì tình tiết “hành hung để tẩu thoát” chỉ áp dụng cho các trường hợp dùng sức mạnh để thoát khỏi tình trạng bị bắt giữ và không nhằm mục đích để giữ tài sản đã trộm cắp Trên thực tế, sau khi A đã chiếm đoạt được chiếc đài cho vào hành lý và tiếp tục dùng dao cạy tủ để tìm tiền thì
bị ông B phát hiện và hô hoán, kêu cứu, A đã lập tức dùng vũ lực "bóp cổ" ông B không phải để tẩu thoát mà nhằm bảo đảm sự an toàn đối với tài sản đã chiếm đoạt được và để tiếp tục thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong tủ nhà ông B Sau khi thực hiện hành vi "dùng vũ lực" đối với ông B, A không chỉ giữ lại được tài sản (chiếc đài) đã chiếm đoạt trước đó một cách an toàn mà còn tiếp tục chiếm đoạt được số tiền 300.000 đồng Do đó, hành vi của A đã cấu thành tội "cướp tài sản" theo quy định tại
Trang 6Điều 133-BLHS Nên việc khẳng định A phạm tội "trộm cắp tài sản" thuộc trường hợp
có tình tiết định khung "hành hung để tẩu thoát" là không đúng
Tuy nhiên, cũng xét thấy quan điểm trên đã khẳng định A còn phạm tội "giết người" là chính xác Vì: như trên đã phân tích, khi bóp cổ ông B, A nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra Do đó, A có lỗi cố ý đối với cái chết của ông B, nên hành
vi dùng vũ lực "làm ông B chết ngạt" của A phải bị xử lý về tội "giết người" theo quy
định tại Điều 93 BLHS) là đúng
Từ những phân tích nêu trên, xét thấy hành vi mà A đã thực hiện nêu trên đã cấu
thành hai tội: " Cướp tài sản" và " giết người" như quan điểm thứ ba là hoàn toàn đúng
Vì vậy, việc khẳng định:
- A phạm tội "cướp tài sản" với tình tiết tăng nặng tại khoản 3 Điều 133 BLHS
“làm chết người”: Đây là khằng định sai.
- A phạm tội "trộm cắp tài sản" thuộc trường hợp có tình tiết hành hung để tẩu
thoát và tội giết người: Đây cũng là khẳng định sai.
- A phạm tội "giết người" và tội "cướp tài sản": Đây là khẳng định đúng.
b) A phạm tội giết người và tội cướp tài sản
*Đối với tội cướp tài sản: Trong tình tiết của vụ án đưa ra có một điểm là “A là
lưu manh chuyên nghiệp” Theo đó, cùng với quy định tại mục 5 – Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ngày 12/5/2006, tội cướp tài sản của A sẽ có thêm tình tiết tăng nặng “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b – khoản 2 điều 133 BLHS Cụ thể như sau:
“5 Về tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 và một số điều luật trong Phần các tội phạm của BLHS
5.1 Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
Trang 7a) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;
b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Hình phạt đối với tội này của A là từ bảy năm đến mười lăm năm tù
*Đối với tội giết người: Ở vụ án trên, A đã giết chết ông B là nhằm mục đích
cướp tài sản Theo đó, tội giết người của A có thêm tình tiết tăng nặng quy định tại
điểm g – khoản 1 – điều 93 “Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”
Đối với tội danh này, A sẽ bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
Theo Điều 50 BLHS: “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1 Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung Hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
Trang 8đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác Các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2 Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất
cả các hình phạt đã tuyên.”
Do đó, áp dụng điểm c, khoản 1, điều 50, hình phạt cao nhất dành cho A là tù chung thân hoặc tử hình
KẾT LUẬN
Qua vụ án nêu trên, Vấn đề định tội danh và xác định khung hình phạt trong trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu của nhiều CTTP là một vấn đề phức tạp đang còn tranh luận trong thực tiễn cũng như lý luận khoa học Luật Hình sự
Việc phân biệt xác định các tình tiết định tội, định khung hình phạt đối với các trường hợp phạm tội cụ thể, để từ đó có cơ sở kết luận người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có phạm tội hay không, nếu có tội thì phạm tội gì, theo khung hình phạt nào của BLHS là vấn đề vô cùng quan trọng Từ đó, trong một vụ án cụ thể, cho dù có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, thì việc hiểu rõ luật, áp dụng đúng những quy định của luật là hết sức quan trọng, qua đó giúp ta định đúng tội danh của kẻ phạm tội, cũng như đưa ra được mức hình phạt hợp lý cho tội danh đó, tránh trường hợp định dạng sai tội danh, qua đó gây ra tranh cãi trong thực tiễn xét xử, làm cho việc giải quyết vụ án trở nên khó khăn và dễ gặp sai lầm./
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 và Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng một số quy định của BLHS;
2 BLHS Việt Nam năm 1999 (sửa đổi 2009) - NXB.CTQG
3 Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam - Tập 1 - Bình luận khoa học BLHS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 - TS.Trần Minh Hưởng - NXB.Lao động
4 Tìm hiểu tội phạm trong BLHS năm 1999 Đinh Văn Quế Ths luật học -TANDTC - NXB.Thành phố Hồ Chí Minh
5 Hỏi và trả lời về luật hình sự Việt Nam Học viện cảnh sát nhân dân -NXB.Lao động xã hội
6 Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, Nxb Công an nhân dân - năm 2001
7 Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập 1), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB.CAND, Hà Nội, 2009.