Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
100,5 KB
Nội dung
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 Tuần 33 Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011 Tập đọc - Kể chuyện Cóc kiện trời I/ Mục đích, yêu cầu 1/ Đọc đúng các từ: nắng hạn, nứt nẻ, náo động, nổi loạn - Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp 2/ Hiểu các từ mới trong bài và nội dung của chuyện 3/ Rèn kỹ năng nghe III/ Các hoạt động dạy học Tập đọc A) Kiểm tra bài cũ Gọi 2 - 3 học sinh đọc bài "Cuốn sổ tay" và trả lời câu hỏi 1 và 3. B) Dạy bài mới: 1) Giới thiệu chủ điểm và bài học 2) Luyện đọc a) Giáo viên đọc toàn bài b) Giáo viên hớng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ - Đọc từng câu - Đọc từng đoạn trớc lớp, kết hợp giải nghĩa từ trớc bài (4 đoạn) - Đọc từng đoạn trong nhóm - Học sinh đọc đến hết bài 3) Tìm hiểu bài: - Đọc thầm đoạn 1, trả lời: + Vì sao Cóc phải lên kiện trời? ( vì lâu ngày trời không ma, hạ giới bị khô hạn lớn, muôn loài đều khổ sở) - Đọc thầm đoạn 2, trả lời: + Cóc sắp xếp đội ngũ nh thế nào trớc khi đánh trống? + Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên? - Học sinh đọc thầm đoạn 3, trả lời : + Sau cuộc chiến, thái độ của trời thay đổi nh thế nào? (Trời mời Cóc vào nhà thơng lợng, nói dịu dàng và còn hẹn với cóc lần sau muốn ma chỉ cần nghiến răng báo hiệu ) + Theo em Cóc có đặc điểm gì đáng khen? (Cóc có gan lớn, dám đi kiện trời, có mu trí) 4) Luyện đọc lại - Thi đọc theo vai một đoạn. Kể chuyện 1) Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và tranh minh, học sinh kể lại đợc một đoạn câu chuyện theo một trong các vai nhân vật trong truyện. Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu 1 Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 2) Hớng dẫn học sinh kể chuyện - Học sinh phát biểu xem học sinh thích kể chuyện theo vai nào. +Vai Cóc: +Vai các bạn Cóc (ong, cáo, gấu, cọp, cua) +Vai trời - Học sinh quan sát tranh, nêu vắn tắt nội dung từng tranh. - GV lu ý học sinh: xng hô "tôi". Nếu kể bằng lời của Cáo thì kể từ đầu đến cuối. Còn nếu kể bằng lời của nhân vật khác thì kể từ lúc nhân vật ấy tham gia vào câu chuyện . - Từng cặp học sinh kể trong nhóm - Thi kể trớc lớp 3) Củng cố dặn dò - HS nêu nội dung câu chuyện. - GV nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Kiểm tra I/ Mục tiêu * Kiểm tra học tập môn toán cuối kỳ II. - Đọc viết số có 5 chữ số. - Tìm số liền sau, liền trớc của số có 5 chữ số. - Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng cách khác nhau. II/ Đề bài Phần I: Hãy khoanh và chữ cái của trớc câu trả lời đúng 1) Số liền sau số 68457 là: A: 68467 B:68447 C: 68456 D: 68458 2) Các số: 48617; 47861; 48716; 47816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn dần là: A: 48617; 48716; 47861; 47816 B: 48716; 48617; 47861; 47816 C:47861; 47861; 48617; 48716 D:48617; 48716; 47816; 47816 3) Kết quả của phép cộng 36528 + 49347 là A: 75865 B: 85865 C: 75875 D: 85875 4) Kết quả của phép trừ 85371 - 9046 là: A: 76325 B: 86335 C: 76335 D: 86325 Phần II: Tự luận 1) Đặt tính rồi tính 21628 x 3 15250 : 5 2) Ngày đầu cửa hàng bán đợc 230m 2 vải. Ngày thứ hai bán đợc 340m 2 vải. Ngày thứ 3 bán đợc 1 3 số vải bán đợc trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ 3 cửa hàng bán đợc bao nhiêu mét vải? Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu 2 Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 Tiếng Anh Giáo viên bộ môn dạy Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2011 Toán Ôn tập các số đến 100 000 I/ Mục tiêu * Giúp học sinh củng cố về: - Đọc viết các số trong phạm vi 100 000. - Viết số thành tổng các nghìn , trăm chục. đơn vị và ngợc lại - Tìm số còn thiếu trong mỗi dãy số III/ Các hoạt động dạy - học * Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài rồi chữa 1)Bài 1: a/ Học sinh nêu nhận xét rồi làm bài Chẳng hạn học sinh nêu số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng dụng với vạch liền trớc nó là 5000 rồi viết các số thích hợp vào các vạch tơng ứng. 2) Bài 2: Học sinh làm bài rồi chữa Hớng dẫn học sinh đọc số đúng quy định lu ý các số có số hàng đơn vị là 1; 4; 5. 3) Bài 3: Học sinh nêu miệng rồi viết tổng (phần a) và viết số(phần b) Chẳng hạn: 9725 = 9000 + 700 + 20 + 5 4) Học sinh nhận xét về đặc điểm từng dãy số để giải thích lý do viết các số còn thiếu vào chỗ chấm. - Kết quả bài làm là : 4a) 2 005; 2 010; 2 015; 2 020; 2 025 4b) 14 300; 14 400; 14 500; 14 600; 14 700 4c) 68 000; 68 010; 68 020; 68 030; 68 040 5) Củng cố, dặn dò . - Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập . - Giáo viên giao bài về nhà. Tự nhiên và xã hội Các đới khí hậu I/ Mục tiêu. Sau bài học, học sinh có khả năng: - Kể tên các đới khí hậu trên trái đất. - Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu. - Chỉ tên trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu. III/ Các hoạt động dạy - học 1) Kiểm tra bài cũ Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu 3 Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 - Một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào ? - Nói về thời tiết khí hậu của từng mùa 2) Bài mới a) Hoạt động 1: HS quan sát H1 trả lời + Chỉ và nói tên các tên đới khí hậu ở Bán cầu Bắc và Nam bán cầu? + Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu? + Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến bán cực và từ xíc đạo đến nam cực - Học sinh trả lời - Kết luận : Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới b) Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm - Giáo viên hớng dẫn học sinh chỉ vị trí các đới khí hậu trên quả địa cầu và xác định 4 đờng gianh giới giữa các đới khí hậu + Chỉ các đới khí hậu trên quả điạ cầu (3 HS) - Giáo viên giúp học sinh hiểu đặc điểm của các khí hậu. + Học sinh chỉ vị trí Việt Nam nằm gần đới khí hậu nào ? - Kết luận: Những nơi càng gần xích đạo càng nóng , càng xa xích đạo càng lạnh 3) Củng cố, dặn dò - Học sinh kể tên các đới khí hậu trên trái đất - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò Tập đọc Mặt trời xanh của tôi I/ Mục đích, yêu cầu 1/ Đọc đúng các từ ngữ : lắng nghe, lên rừng, lá tre - Ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, giọng tha thiết, trìu mến 2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu: Qua hình ảnh mặt trời xanh và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ thấy đợc tình yêu quê hơng của tác giả III/ Các hoạt động dạy - học 1) Bài cũ - Gọi 2 - 3 học sinh kể lại câu chuyện "Cóc kiện trời" theo lời một nhân vật 2) Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Luyện đọc * Giáo viên đọc toàn bài: - Giáo viên hớng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với nghĩa từ - Đọc từng khổ thơ: mỗi em hai dòng thơ - Đọc từng khổ thơ trớc lớp kết hợp giải nghĩa từ mới (4 khổ thơ đầu) - Đọc từng khổ thơ trong nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài c) Tìm hiểu bài - Cả lớp đọc thầm hai khổ thơ đầu, trả lời: + Tiếng ma trong rừng cọ đợc so sánh với những âm thanh nào? Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu 4 Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 + Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị? - Cả lớp đọc thầm hai khổ thơ cuối và trả lời: + Vì sao tác giả thấy lá cọ giống nh hình mặt trời? + Em có thích gọi lá cọ là "mặt trời xanh" không ? Vì sao? 3) Học thuộc lòng bài thơ - Gọi một học sinh nhắc lại nội dung bài. - Giáo viên dặn về học thuộc lòng bài thơ. Chính tả (nghe - viết) Cóc kiện trời I/ Mục đích, yêu cầu - Nghe - viết chính xác, trình bày bài tóm tắt truyện Cóc kiện trời - Viết đúng tên 5 nớc láng giềng Đông Nam á II/ Đồ dùng dạy - học 1) Bài cũ Học sinh viết bảng con: lâu năm, nứt nẻ, náo động 2) Dạy bài mới a) Giới thiệu bài b) Hớng dẫn học sinh nghe - viết *Hớng dẫn học sinh chuẩn bị - Hai học sinh đọc bài: Cóc kiện trời. Cả lớp theo dõi. - Hớng dẫn nhận xét chính tả: + Những từ nào trong bài đợc viết hoa? Vì sao? - Học sinh đọc lại bài, tự viết những từ ngữ dễ lẫn . * Giáo viên đọc cho học sinh viết c) Hớng dẫn học sinh làm bài tập chính tả * Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc đồng thành 5 nớc Đông Nam á - Giáo viên giải thích: Đây là tên một số nớc láng giềng của chúng ta. - HS viết trên bảng lớp tên 5 nớc láng giềng và nêu quy tắc viết hoa tên đó * Bài 3: Học sinh tự làm bài 3a - Chữa bài : Cây sào - xào nấu- lịch sử - đối xứng 3) Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét, dặn dò - Giao bài về nhà. Đạo đức Các hoạt động văn hoá cuả địa phơng I/ Mục tiêu Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu 5 Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 - Học sinh biết đợc những nét văn hoá ở địa phơng. - Hiểu đợc ý nghĩa các hoạt động này, từ đó thêm yêu thơng quê hơng mình III/ Các hoạt động dạy - học 1) Kiểm tra bài cũ - Nêu những quy định cần thiết khi đi trên đờng bộ? - Cần làm gì để tránh các tai nạn giao thông khi đi trên đờng bộ? 2) Bài mới: a) Giới thiệu b) Hớng dẫn tìm hiểu bài * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Các nhóm trởng điều khiển các bạn trong nhóm kể tên các hoạt động văn hoá địa phơng - Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận - Kết luận : Các hoạt động văn hoá địa phơng là: + Các hoạt động thể thao. + Các hoạt động văn nghệ. + Hội đình làng vào ngày 10-3 âm lịch. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - Giáo viên yêu cầu từng học sinh viết ra giấy các hoạt động cụ thể, tiết mục tiêu biểu đặc sắc của một hoạt động văn hoá ở địa phơng - Gọi 5 - 7 học sinh đứng lên trình bày đợc ý nghĩa về ngày hội làng vào ngày 10-3. + Giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc của văn hoá địa phơng + Ôn lại truyền thống của cha ông + Giao lu văn hoá văn nghệ cho cuộc sống thêm vui 3) Củng cố dặn dò. - Học sinh nhắc lại nội dung bài học - Giáo viên nhận xét tiết học dặn dò. Thứ t ngày 4 tháng 5 năm 2011 Toán Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp) I/ Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Củng cố về sắp xếp một dãy số theo vị trí xác định. II/ Các hoạt động dạy - học 1) Bài cũ - Gọi học sinh chữa bài 3; 4 tiết trớc. 2) Hớng dẫn luyện tập a) Bài 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh yêu cầu học sinh nêu cách so sánh 2 số bằng các ví dụ cụ thể: Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu 6 Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 - Chẳng hạn: Số 27469 và 27 470 (vì hai số này đều có 5 chữ số, các chữ số hàng chục nghìn đều là 2, hàng nghìn là 7, hàng trăm đều là 4 nhng chữ số hàng chục 6 <7 nên 27469 < 27470) b) Bài 2: Giáo viên cho học tự làm bài rồi chữa - Khi chữa bài, học sinh nêu cách chọn ra số lớn nhất. Chẳng hạn phần a: 4 chữ đều có hàng chục nghìn là 4 Chữ số hàng nghìn của 42 360 là 2 của 3 số còn lại đều là 1 Mà 2 > 1 . Vậy 42 360 là lớn nhất c) Bài 3 và 4: Tơng tự bài 2 d) Bài 5 - Học sinh nêu yêu cầu của bài: Quan sát, so sánh xem trong 4 nhóm A B C D, các số trong nhóm số nào đợc viết theo thứ tự từ bé đến lớn, sau đó khoanh vào chữ đặt trớc trong nhóm. - Học sinh tự làm bài rồi chữa - Kết luận: Nhóm C đợc viết theo thứ tự từ bé đến lớn. 3) Củng cố dặn dò. - Học sinh nhắc lại. - Giáo viên giao bài tập về nhà, dặn dò Mỹ thuật Giáo viên bộ môn dạy Thủ công Làm quạt giấy tròn (tiết 3) I/ Mục tiêu - Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn - Học sinh đợc làm quạt giấy tròn đúng quy trình kỹ thuật - Học sinh thích làm đồ chơi III/ Các hoạt động dạy học 1) Hoạt động 1: Củng cố các bớc làm quạt giấy - Giáo viên hớng dẫn học sinh làm quạt hoàn chỉnh Giáo viên nhấn mạnh ba bớc làm quạt giấy 2) Hoạt động 2: Thực hành - Giáo viên hớng dẫn học sinh thực hành cắt giấy - Giáo viên hớng dẫn học sinh gấp giấy dán quạt Trong khi thực hành giáo viên đến từng bàn hớng dẫn 3) Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá - Chọn một số sản phẩm đã hoàn chỉnh giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét chung về giờ học dặn học sinh chuẩn bị ôn tập cuối năm. Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu 7 Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 Tập viết ôn chữ hoa: y I/ Mục đích yêu cầu * Củng cố cách viết chữ Y thông qua bài tập ứng dụng: - Viết tên riêng: Phú Yên bằng chữ cỡ nhỏ - Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ III/ Các hoạt động dạy - học 1) Bài cũ: - Học sinh viết bảng con: X , Đồng Xuân 2) Bài mới: a)Giới thiệu bài b) Hớng dẫn học sinh viết bảng con * Luyện viết chữ hoa - Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài tập ứng dụng : P, Y, K - Giáo viên hớng dẫn viết chữ Y - Học sinh viết chữ Y trên bảng con * Luyện tập viết tên riêng - Học sinh đọc từ ứng dụng: Phú Yên - Giáo viên giải thích: Phú Yên là một tỉnh nằm ở ven biển miền Trung - Học sinh tập viết từ ứng dụng trên bảng con * Luyện viết câu ứng dụng Yêu trẻ, trẻ đến nhà Kính già, già để tuổi cho 3)Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét tuyên dơng học sinh viết đẹp - Dặn dò, giao bài tập về nhà Thể dục Giáo viên bộ môn dạy Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2011 Luyện từ vào câu Nhân hoá I/ Mục tiêu * Ôn tập về nhân hoá: Nhận xét hiện tợng nhân hoá trong các đoạn thơ đoạn văn những cách xng hô đợc nhân hoá mà tác giả sử dụng . II/ Các hoạt động dạy - học A) Kiểm tra bài cũ - Học sinh lên bảng viết hai câu có sử dụng dấu hai chấm rồi nhận xét. B) Dạy bài mới 1) Bài tập 1: Hai học sinh tiếp nối đọc yêu cầu và các đoạn văn, đoạn thơ Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu 8 Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 - Học sinh trao đổi theo nhóm: Tìm các sự vật đợc nhân hoá và cách nhân hoá - Các nhóm cử ngời trình bày nhận xét: Sự vật đợc nhân hoá Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ ngời, bộ phận của ngời Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của ngời Mầm cây tỉnh giấc Cây đào Mắt lim dim, cời Cơn dông kéo đến Lá gạo Anh em má, reo, chào Cây gạo thảo hiền, đứng. - Học sinh nêu cảm nghĩ thích hình ảnh nào ? Vì sao? 2) Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập - Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý + Sử dụng phép nhân hoá khi viết đoạn văn tả bầu trời buổi sớm hoặc một vờn cây. + Nếu chọn đề tài tả một vờn cây, các em có thể tả một vờn cây trong công viên, ở làng quê - Gọi một số học sinh nhắc lại tên những bài thơ có câu trả lời là thơ tả vờn cây để gợi ý các em viết đoạn văn. - Gọi 1-2 học sinh khá giỏi đọc bài, nhận xét . 3) Củng cố, dặn dò. - Học sinh nhắc lại nội dung tập luyện - Giáo viên nhận xét tiết học giao bài tập về nhà Tiếng Anh Giáo viên bộ môn dạy Toán ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100 000 I/ Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm viết) các số trong phạm vi 100 000. - Giải toán bằng các phơng pháp khác nhau. II/ Các hoạt động dạy - học 1) Kiểm tra bài cũ - Gọi hai học sinh chữa bài 3 - 4 tiết trớc 2) Hớng dẫn học sinh luyện tập a) Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài và tự làm Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu 9 Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 - Khi chữa bài giáo viên khuyến khích học sinh tính nhẩm Ví dụ: Với phép nhân 20 000 x 3 2 chục nghìn x 3 = 6 chục nghìn Vậy 20 000 x 3 = 60 000 b) Bài 2: Học sinh tự làm - Khi chữa bài, yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và tính - Học sinh nhận xét cả cách trình bày của bạn c) Bài 3: Học sinh đọc đề toán, nêu cách tóm tắt và giải toán bằng hai cách khác nhau - Một học sinh tóm tắt trên bảng, nhận xét - Một học sinh lên bảng làm bài , giáo viên chữa bài Có : 80000 bóng đèn Cách 1: Số lợng đèn còn lại lần sau Chuyển: Lần1: 38000 80000 - 38000 = 42000 (bóng) Lần 2: 26000 bóng Số bóng đèn còn lại sau lần 2 Còn lại bóng đèn? 42000 - 26000 = 16000 (bóng) Cách 2: Số bóng đèn đã chuyển 2 lần là : 38000 + 26000 = 64000 (bóng) Số bóng đèn còn lại trong kho: 80000 64000 = 16000 (bóng) Đáp số: 16000 bóng 3) Củng cố dặn dò - Học sinh nêu nội dung vừa luyện tập - Giáo viên giao bài tập về nhà Chính tả (nghe - viết) Quà của đồng nội I/ Mục đích/ yêu cầu - Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong bài Quà của đồng nội - Làm đúng bài tập phân biệt các âm vần dễ lẫn A) Kiểm tra bài cũ - Gọi một học sinh viết tên 5 nớc Đông Nam á, B-ru-nây, Cam- pu- chia; Đông - ti - mo. B) Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài 2) Hớng dẫn học sịnh - nghe viết a) Hớng dẫn học sinh chuẩn bị - Hai học sinh đọc đoạn chính tả, cả lớp theo dõi SGK - Học sinh đọc thầm lại đoạn văn, tự viết từ dễ lẫn: lúa non, giọt sữa, phảng phất b) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài 3) Hớng dẫn học sinh làm bài tập chính tả a) Bài tập 2: Học sinh làm bài 2a vào vở - Một học sinh làm trên bảng, học sinh chữa bài. - Chữa bài: Nhà xanh, đỗ xanh , cái bánh chng Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu 10 [...]... tự tính nhẩm rồi viết kết quả - Khi chữa bài, yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm Chẳng hạn: 80000 - (20000 + 30 000) Nhẩm : 8 chục nghìn (2 chục nghìn + 3 chục nghìn) = 8 chục nghìn 5chục nghìn = 3 chục nghìn b) Bài 2: Học sinh tự làm bài rồi chữa - Khi chữa bài học sinh nêu cách tính c) Bài 3: Cách tìm số hạng cha biết, thừa số cha hết d) Bài 4: Học sinh đọc để bài, tóm tắt và tự giải quyết bài toán... cầu của bài tập giáo viên phát giấy A4 cho 3 học sinh khá làm bài * Hai học sinh đọc thành tiếng đoạn hỏi đáp ở mục a - Học sinh trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến - Cả lớp viết vào sổ tay * Hai học sinh đọc thành tiếng đoạn hỏi đáp ở mục b - Học sinh tập tóm tắt ý chính theo lời Mon ở mục b - Tiến hành tơng tự ở mục a - Cuối giờ giáo viên chấm một số bài viết 3) Củng cố dặn dò - Giáo viên nhắc nhở học... đồ c) Hoạt động3: Tìm vị trí các châu lục và các đại dơng - Giáo viên ghi nhóm mỗi nhóm một lợc đồ, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục đại dơng - Giáo viên hô các nhóm trao đổi dán tấm bìa vào đúng vị trí Nhóm nào dán đúng nhanh thì thắng cuộc 3) Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên 6 lục địa và 4 đại dơng - Giáo viên dặn dò về nhà học bài Phần kí duyệt của ban giám hiệu Năm học 2010-2011 13 Giáo viên :Phan... d) Bài 4: Học sinh đọc để bài, tóm tắt và tự giải quyết bài toán Giá tiền mỗi quyển sách là: 28500 : 5 = 5700 (đồng) Số tiền mua 8 quyển sách là: 5700 x 8 = 45600 (đồng) d) Bài 5: Học sinh tự xếp hình 3) Củng cố dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung luyện tập - Giáo viên nhắc lại bài về nhà Tự nhiên và xã hội Bề mặt trái đất I./Mục tiêu - Sau bài học, học sinh có khả năng: - Phân biệt đợc lục địa, đại... Kiểm tra bài cũ: Năm học 2010-2011 12 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 - Trên trái đất có mấy đới khí hậu? Là những đới khí hậu nào? 2) Bài mới: a) Hoạt động1: Thảo luận cả lớp - Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ đâu là nớc, đâu là đất ở hình 1? - Giáo viên chỉ cho học sinh biết đâu là phần đất và đâu là phần nớc trên quả địa cầu + Nớc hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt...Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án buổi 1 ở trong rộng mênh mông, cánh đồng thung lũng b) Bài tập 3: HS xác định yêu cầu - 4 học sinh làm vào 4 phiếu A4 - Chữa bài: Sao xa - sen (cộng họp hợp) 4) Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học - Giáo viên giao bài tập về nhà Âm nhạc Giáo viên bộ môn . c a bài. - Cả lớp đọc đồng thành 5 nớc Đông Nam á - Giáo viên giải thích: Đây là tên một số nớc láng giềng c a chúng ta. - HS viết trên bảng lớp tên 5 nớc láng giềng và nêu quy tắc viết hoa. c a phép trừ 8 537 1 - 9046 là: A: 7 632 5 B: 8 633 5 C: 7 633 5 D: 8 632 5 Phần II: Tự luận 1) Đặt tính rồi tính 21628 x 3 15250 : 5 2) Ngày đầu c a hàng bán đợc 230 m 2 vải. Ngày thứ hai bán đợc 34 0m 2 . đặc sắc c a một hoạt động văn hoá ở đ a phơng - G i 5 - 7 học sinh đứng lên trình bày đợc ý ngh a về ngày hội làng vào ngày 10 -3. + Giữ g n phát huy bản sắc dân tộc c a văn hoá đ a phơng + Ôn