1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa doanh nghiệp và đọa đức kinh doanh

10 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 92,03 KB

Nội dung

Đạo đức kinh doanh và xã hội Nhóm: Fly I.Khái niệm đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh là một chủ đề được nêu ra đầu tiên trong giới doanh nghiệp Mỹ, đã sớm trở thành một môn học trong các khoa kinh tế và quản trị ở các đại học Mỹ kể từ thập niên 1970. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Mỹ thường tiếp cận vấn đề đạo đức dựa trên nền tảng của các lý thuyết duy lợi (utilitarism) và thực dụng (pragmatism), chủ yếu nhằm tạo dựng hình ảnh uy tín và đạt hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, ở châu Âu, cách tiếp cận đối với vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường nằm ỡ giữa thái độ lý tưởng và thái độ thực dụng, coi đây là một vấn đề nằm ngay trong bản thân hoạt động của doanh nghiệp. Đạo đức trong kinh doanh là sự kết hợp cái Tâm và Tài của các Doanh nhân. Cái Tài của Doanh nhân là xác định được mục tiêu kinh doanh lâu dài từ đó có phương thức ứng xử và hành động phù hợp. Doanh nghiệp luôn phải biết được người tiêu dùng cần gì để luôn cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ và quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành. Cái Tâm của Doanh nhân chính là khởi đầu cho sự tồn tại lâu dài và phát triển của các Doanh nghiệp. II.Trách nhiệm xã hội 1 Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58 – 64). Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie. B Carroll, 1979), v.v Hiện đang tồn tại hai quan điểm đối lập nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những người ủng hộ quan điểm thứ nhất cho rằng, doanh nghiệp không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động của doanh nghiệp, còn nhà nước phải có trách nhiệm với xã hội; doanh nghiệp đã có trách nhiệm thông qua việc nộp thuế cho nhà nước. Trái lại, những người khác lại có quan điểm cho rằng, với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên và trong quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi 2 trường tự nhiên. Vì vậy, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộng đồng, người lao động, v.v Còn ở Việt Nam, trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”(1). Nói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố, các mặt, như: 1. Bảo vệ môi trường; 2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3. Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; 4. Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5. Quan hệ tốt với người lao động; và 6. Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao đông trong doanh nghiệp. Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên thể hiện trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp, còn hai yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của doanh nghiệp. Tất nhiên, sự phân chia thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ có ý nghĩa tương đối và không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào. III.Thực trạng văn hóa doanh ngiệp và trách nhiệm xã hội ở Việt Nam 3 Tình trạng thực phẩm mất an toàn thường phổ biến trên thị trường gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng không biết ăn gì, uống gì? Khá phổ biến hiện nay, tình trạng dụng cụ đo không được kiểm định, taximét bị phá niêm chì để chỉnh lại đồng hồ, cột đo nhiệt liệu gắn thêm thiết bị điều chỉnh dung tích xăng, diezen có thể một bộ phận nhỏ các Doanh nghiệp không thấy tác hại việc làm của mình, song đa số các Doanh nghiệp này đã mất hết “đạo đức”. Quyền và lợi ích người tiêu dùng đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng. 1.Công ty thực phẩm vinafood Được hình thành từ năm 2005, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm VINA (tên giao dịch VINAFOOD) ngày càng lớn mạnh, được người tiêu dùng tín nhiệm và tự hào là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Vinafood chia làm 2 công ty con: + TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC VINAFOOD 1 +TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM VINAFOOD 2 2-Những vụ bê bối của vinafood Vụ việc của Vinafood được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 14-7, khi Chi cục Thú y TP.HCM kiểm tra tại kho lạnh Tân Tạo (Q.Bình Tân) của Vinafood và phát hiện có một lô hàng nhập từ Đức với bốn chủng loại thịt heo: dựng sau của heo, dựng trước của heo, xương cốt lết và xương sườn heo tổng cộng gồm 903 thùng (trên 17 tấn) được sản xuất vào tháng 4- 2008, hạn sử dụng tháng 4-2009. Nhưng hầu hết số hàng này đã bị dán 4 thêm một nhãn phụ ghi hạn sử dụng là tháng 4-2010. Vinafood đã thừa nhận có sự dán chồng lên nhãn cũ và đích thực số hàng này đã hết hạn sử dụng. Tại cảng Rau Quả (Q.7), đoàn kiểm tra cũng phát hiện có 386 thùng sườn cốt lết heo (11 tấn), 946 thùng xúc xích (10 tấn) đã hết hạn sử dụng. Vinafood đưa lô sườn cốt lết vào kho nhưng hoàn toàn không khai báo kiểm dịch thú y. Ngoài ra, đoàn phát hiện có bốn lô hàng thực phẩm khác đang tồn trong kho cũng không rõ hạn sử dụng, chỉ ghi ngày sản xuất tháng 3, 4, 5-2008. Nhãn gốc lô hàng không thể hiện hạn sử dụng nhưng trên nhãn phụ tiếng Việt lại ghi “xem trên bao bì”, đồng thời trên các thùng lại còn dán thêm các mẩu giấy bằng tiếng nước ngoài có nội dung “hạn sử dụng 18 tháng” hoặc “2 năm”. Toàn bộ số hàng này đều có nguồn gốc từ Canada. Tại kho lạnh Hoàng Phi Quân (Q.Thủ Đức), đoàn kiểm tra lại phát hiện Vinafood có ba lô hàng với trọng lượng trên 200 tấn gồm móng giò heo đông lạnh nhập từ tháng 8, 9-2008 (xuất xứ Mỹ), 75,5 tấn đùi gà nhập vào tháng 5-2009 nhưng không có đầy đủ hồ sơ gốc và hạn sử dụng của các lô hàng. Qua các đợt kiểm tra, Chi cục Thú y TP.HCM đã phát hiện gần 300 tấn thực phẩm của Vinafood sai phạm, trong đó có một lượng lớn đã bán ra thị trường. Khi dư luận chưa hết bất ngờ về vụ việc bị phát hiện ở TP.HCM thì ngày 20-7 tại Bình Dương, cơ quan chức năng tỉnh này lại liên tục phát hiện nhiều lô hàng “có vấn đề” 5 Nhà nhập khẩu lớn nhất Theo Trung tâm Thú y vùng 6, Vinafood là một trong những nhà nhập khẩu thịt đông lạnh lớn nhất VN. Giới trong nghề cũng đánh giá Vinafood là nhà nhập khẩu hàng đông lạnh số 1 về lượng nhập lẫn chủng loại nhập với nhiều sản phẩm như gà, bò, heo, xúc xích, cá và mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc. Tháng 9 năm ngoái, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TP.HCM) thông báo tại cảng Cát Lái đang tồn đọng trên 180 container thịt gà đông lạnh (nhập khẩu từ Mỹ, Brazil, Úc) của 14 doanh nghiệp đã quá thời hạn nhận hàng từ 15-30 ngày, một trong hai doanh nghiệp có số lượng hàng tồn đọng nhiều nhất là Vinafood. 6 2.Sữa có melamin -Giới thiệu sơ lược về chất melamin Vì hàm lượng nitơ cao nên melamine được những nhà sản xuất "gian dối" đưa vào thực phẩm. Cơ sở để họ thực hiện điều này là những phương pháp kiểm tra như phương pháp Kjeldahl và phương pháp Dumas đo hàm lượng đạm trong thực phẩm (một chỉ số dinh dưỡng) qua việc xác định hàm lượng nitơ. Chính vì vậy melamine được dùng để "lừa" phương pháp kiểm tra, lừa các cơ quan kiểm tra và tất nhiên là lừa người tiêu dùng. Bản thân melamine không có tính độc ở liều thấp8 nhưng khi kết hợp với axit cyanuric thì melamine có khả năng gây sỏi thận thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy hóa chất mêlamin là gì và tại sao nó lại được đưa vào sữa chưa qua chế biến? Mêlamin là một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong chất dẻo, phân bón, quần áo chống cháy, thuốc nhuộm, hồ và nhiều vật gia dụng khác. Được chiết xuất từ than, nó chiếm khoảng 66% nitơ. Người ta cho rằng chất này được cho thêm vào sữa là để làm cho hàm lượng protein có vẻ tăng lên. Do hầu hết các cuộc kiểm tra protein đều lấy hàm lượng nitơ vì vậy cấu trúc hóa học của nó có thể đánh lừa các thiết bị kiểm tra. Một số nhà sản xuất sữa đã pha loãng sữa với nước để kết quả kiểm tra không phát hiện được hàm lượng protein thêm vào. 7 Cho đến ngày 19/9/2010, các quan chức y tế Trung Quốc cho biết 4 trẻ em đã tử vong do có liên quan đến sữa nhiễm hóa chất công nghiệp mêlamin, trong khi số trẻ em bị ảnh hưởng tiếp tục tăng lên con số 6.244 em. Hơn 1.300 em, hầu hết là mới sinh, vẫn phải điều trị ở bệnh viện, với 158 em đang bị suy thận cấp. Việc sữa sản xuất từ Trung Quốc hàm chứa chất melamine dẫn đến tử vong cho một số trẻ em đã được thảo luận khá nhiều trên báo chí Trung Quốc và thế giới. Người ta bàn đến việc đề ra những tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh gắt gao hơn, những qui chế luật pháp để ngăn ngừa một thảm trạng như thế trong tương lai. Tuy nhiên, một khía cạnh cực kì quan trọng khác hầu như không được bàn đến: đó là đạo đức kinh doanh thực phẩm. Chúng ta cần có một qui ước đạo đức trong việc kinh doanh thực phẩm hơn là thêm những điều lệ về an toàn và qui chế pháp lí trong việc quản lí sự an toàn thực phẩm IV.Tổng kết Trong kinh doanh có thể có những nguyên tắc chung, nhưng kinh doanh thực phẩm, thức uống phải là đặc biệt. Nó không giống như người ta bán một cái quần, hay đơn giản hơn là một chiếc ti vi. Nếu chẳng may, người bán bán một chiếc tivi hỏng, chủ hàng có thể nhận lại để bảo hành, để sửa chữa. Nhưng khi bán thức ăn hỏng và người tiêu dùng đã mua, sử dụng có khả năng sẽ gây ngộ độc hàng loạt và di hại cho sức khỏe về sau, không những thiệt hại về kinh tế mà còn có thể làm rối loạn cả xã hội.trong 1 khoảng thời gian ngắn mà số tre em bị chết do trong sữa có melamin và số người phải nhập viện vì bị ngộ độc vì sử dụng sản phẩm qúa hạn sử dụng 8 của vinafood.liệu họ có giật mình khi biết được sự thật này k? Cho dù lãnh đạo Vinafood và công ty sản xuất sữa có melamin có thể biện minh bằng lý do gì chăng nữa nhưng rõ ràng hành động “hy sinh” sức khỏe, thậm chí có thể là sinh mạng của người tiêu dùng vì lợi ích của riêng .điều mà xã hội không thể chấp nhận được, cả cộng đồng doanh nghiệp cũng không thể chấp nhận được. Nhưng các biện pháp pháp luật như phạt tiền có thể đem lại một sự hài lòng cho một số người, nhưng khó là giải pháp lâu dài cho kĩ nghệ thực phẩm. Luật pháp chỉ là biện pháp bề mặt, bề ngoài, áp dụng cho mọi người; đạo đức mới là biện pháp bề trong ở mỗi con người. Theo luật pháp, hành động sản xuất thực phẩm thiếu an toàn theo những tiêu chí khoa học nào đó là phạm luật, là phạm tội. Theo chuẩn mực đạo đức, cá nhân người sản xuất ý thức được rằng mình sản xuất sản phẩm độc hại là xấu, là có tội. Do đó, theo tôi, kĩ nghệ thực phẩm cần một qui ước về đạo đức. Mỗi ngành nghề đều có những qui ước đạo đức cho chuyên ngành. Đối với những ngành nghề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, qui ước đạo đức (Code of Ethics) là một điều không thể thiếu được trong việc hành nghề. Chẳng hạn như giới y sĩ phải tuyên thệ y đức trước khi ra trường. Vì thực phẩm có liên hệ trực tiếp đến sức khỏe của một cộng đồng, thậm chí dân tộc, kĩ nghệ thực phẩm rất cần một qui ước về đạo đức. Nhưng chuẩn mực đạo đức không phải là luật pháp, mà là những qui ước hay điều lệ về hành nghề được các thành viên trong ngành nghề chấp nhận như là những kim chỉ nam cho việc hành nghề. Các điều lệ này cho phép, 9 nghiêm cấm, hay đề ra thủ tục về các hành xử cho các tình huống khác nhau. Đạo đức, do đó, là một luật luân lí về hành vi của con người liên quan đến những gì được xem là tốt và đúng, so với những gì được xem là xấu và sai. Để xác định được một hành động hay quyết định là tốt hay xấu, người quyết định phải so sánh những lựa chọn của họ với những tiêu chuẩn mà xã hội chấp nhận.ngoài pháp chế ra, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được quản lí bằng đạo đức. Mục đích của pháp luật là duy trì trật tự xã hội, còn mục tiêu của qui ước đạo đức là làm tốt nội tâm của cá nhân, giúp cho cá nhân hướng thiện. Với luật, trừng phạt là biện pháp chế tài bề ngoài; còn với đạo đức mỗi cá nhân là một quan tòa của chính mình. Theo đó, ngành sản xuất thực phẩm cần phải có một qui ước đạo đức tương tự như ngành y và hoạt động khoa học. Một qui ước đạo đức như thế có thể giúp cho công chúng nhận diện những cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thiếu đạo đức và góp phần cải tiến tình trạng an toàn thực phẩm. 10 . Đạo đức kinh doanh và xã hội Nhóm: Fly I.Khái niệm đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh là một chủ đề được nêu ra đầu tiên trong giới doanh nghiệp Mỹ, đã sớm. nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường nằm ỡ giữa thái độ lý tưởng và thái độ thực dụng, coi đây là một vấn đề nằm ngay trong bản thân hoạt động của doanh nghiệp. Đạo đức trong kinh doanh là sự kết. sự kết hợp cái Tâm và Tài của các Doanh nhân. Cái Tài của Doanh nhân là xác định được mục tiêu kinh doanh lâu dài từ đó có phương thức ứng xử và hành động phù hợp. Doanh nghiệp luôn phải biết

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w