Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
372 KB
Nội dung
1 Luận văn nghiên cứu chuyên khoa cấp II chuyên ngành Tâm Thần Bác sĩ LÂM TỨ TRUNG Đánh giá hiệu quả phương pháp SMART VN trong điều trị hỗ trợ các học viên nghiện ma tuý tại trung tâm giáo dục 05-06 thành phố Đà Nẵng ĐẶT VẤN ĐỀ Ma tuý đã được sử dụng từ xa xưa. Nhưng trong thời gian gần đây nghiện ma tuý trở thành một vấn đề của xã hội. Theo báo cáo của chương trình kiểm soát ma tuý của Liên Hiệp Quốc, tệ nạn ma tuý đã lan tràn phổ biến trên khắc các lục địa. Toàn thế giới hiện nay có khoảng hơn 200 triệu người lạm dụng ma tuý[4]. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân của người nghiện mà còn gây các tác hại đến cuộc sống của gia đình và xã hội. Điều trị nghiện ma tuý là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Có nhiều phương pháp để điều trị nghiện ma tuý. Trong điều trị nghiện ma tuý có hai giai đoạn quan trọng là giải độc và chống tái nghiện. Tuy nhiên quan trọng nhất là làm sao giảm được tỷ lệ tái nghiện của các đối tượng này. Theo Uỷ ban phòng chống Ma tuý Quốc gia tỷ lệ tái nghiện chất dạng thuốc phiện còn rất cao, sau khi đã điều trị và phục hồi chức năng lâu dài ở các trung tâm cai nghiện (từ 6 tháng đến 2 năm), tái nghiện từ 80-90% thậm chí có nơi 100%.[7] Theo báo cáo của sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2004, tỷ lệ tái nghiện là 46,08% [10].Các nhà khoa học đã liên tục tìm các phương pháp để giải quyết vấn đề này. Nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn tăng cao. Trong các phương pháp để chống tái nghiện ma tuý có các chương trình chống tái nghiện bằng tâm lý. Một trong các chương trình để phòng tái 2 nghiệm là SMART Recovery. Nó được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ. Hằng tuần có khoảng hơn 300 cuộc gặp mặt và hơn 16 cuộc họp trên mạng internet của chương trình SMART Recovery [16]. Phương pháp này xuất phát từ các nước phương Tây nên việc thích ứng với nền văn hoá và phong tục của người Việt Nam là một vấn đề. Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chương trình chống tái nghiện các chất ma tuý nhằm phục vụ chương trình "5 không" của Đà Nẵng( trong đó không còn người nghiện ma tuý tại cộng đồng). Để tham gia vào chương trình của Thành phố Đà Nẵng đã đề ra và với sự giúp đỡ của Giáo sư Bahr Weiss, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả phương pháp SMART VN trong điều trị hỗ trợ các học viên nghiện ma tuý tại trung tâm giáo dục 05-06 thành phố Đà Nẵng". Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu như sau : 1 Đánh giá sự thay đổi nhận thức về động cơ ngừng sử dụng ma tuý, kỹ năng giải quyết các vấn đề và kế hoạch cho tương lai của các học viên sau khi được can thiệp bằng phương pháp SMART VN. 2 Đánh giá sự chuyển biến một số nét nhân cách và cảm xúc( trầm cảm và lo âu) của học viên bằng trắc nghiệm nhân cách "năm mục lớn" (big -five) và Beck lo âu- trầm cảm. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Nguyên nhân của nghiện ma tuý Nghiện ma tuý (NMT) được xem như là một rối loạn sinh lý-tâm lý- xã hội, trong đó có nhiều yếu tố đan xen nhau ảnh hưởng đến việc bắt đầu sử dụng, tiếp tục và tái phát sử dụng ma tuý (MT) sau thời gian đã cai. Các yếu tố này là dược lý, xã hội, môi trường, nhân cách, bệnh lý tâm thần, di truyền và gia đình. 1.1.1 Các yếu tố dược lý của MT Khi cơ thể hoạt động bình thường, dưới vỏ não sản xuất một chất điều hoà các hoạt động của cơ thể gọi là morphine nội sinh (endorphin). Chất này có tác dụng giảm đau đớn, mệt mỏi, phục hồi sức khoẻ để cơ thể hoạt động bình thường. Đó là cơ chế tự điều chỉnh rất tự nhiên và rất tinh vi của cơ thể con người. Mỗi khi sử dụng ma tuý, chất ma tuý này sẽ đi vào ngõ ngách của từng tế bào thần kinh, làm giảm đau đớn, mệt mỏi, chúng kích thích hoạt động nhanh nhạy của thần kinh làm cho người dùng ma tuý cảm thấy hết đau đớn, hết mệt mỏi, có cảm giác “tỉnh táo”, “sảng khoái”, “lâng lâng, bay bổng” một cách nhân tạo. Nếu dùng lặp lại cơ thể sẽ ngừng hoạt động sản xuất morphine nội sinh mà hoàn toàn phụ thuộc chất MT từ bên ngoài được đưa vào cơ thể. Vì vậy, khi người nghiện không sử dụng MT nữa sẽ gây nên “trạng thái thiếu ma tuý”, hội chứng cai nghiện [4]. MT làm tăng khí sắc và có tác dụng tạo khoái cảm. Chính tác dụng này làm cho người nghiện nhớ mãi và thèm muốn sử dụng trở lại. 1.1.2 Các yếu tố xã hội Thái độ của xã hội, áp lực bạn bè và sự có sẵn ma tuý trong cộng đồng là các yếu tố tác động đến việc sử dụng MT 4 1.1.3 Các yếu tố nhân cách Ta có thể thấy một số đặc điểm nhân cách nổi bật của thanh niên NMT: - Họ là người có xu hướng thử nghiệm cái mới, thanh thiếu niên có thể đi vào NMT do tính tò mò và mạo hiểm của lứa tuổi, muốn trải nghiệm những cảm giác kỳ lạ của MT (do bạn bè kể lại) bất chấp sự ngăn cản của gia đình và xã hội, bất chấp những hậu quả nghiệm trọng mà bản thân cũng đã nhận thấy ở những người nghiện khác. - Họ thiếu khả năng và ý chí vượt qua hoàn cảnh, thiếu kỹ năng ứng phó với những hoàn cảnh có vấn đề xảy ra trong cuộc sống, với cái nhìn bi quan về cuộc sống, về tương lai, không đặt ra mục đích cho tương lai từ thực tiễn cuộc sống của mình. Với cuộc sống trống rỗng và thiếu mục đích rất có thể làm cho con người trở nên gắn bó với MT [3], [15] - Một số đối tượng tìm đến MT do các trạng thái bệnh lý tâm thần nhất thời hoặc trường diễn. Thường gặp nhất là trạng thái lo âu, trầm cảm hoặc nhân cách bệnh. Bên cạnh đó người ta chú ý đến những người có tính khuynh hướng lạm dụng chất - Những xung đột giữa sự ham muốn khẳng định mình và sự phụ thuộc trước đây[2] 1.1.4 Các yếu tố gia đình Phần lớn thanh thiếu niên NMT thuộc về gia đình lơ là trong nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc và quản lý con em mình. Gia đình có xung đột thường xuyên cũng là một nhân tố thúc đẩy con em đi vào con đường NMT, được chúng xem như một phương thức để thoát khỏi bầu không khí nặng nề phải chịu đựng hằng ngày. 5 1.2 Các phương pháp điều trị nghiện ma tuý Điều trị nghiện các chất họ thuốc phiện không dễ dàng. Việc này chủ yếu được đảm nhiệm bởi các cơ sở chuyên khoa về ma tuý và một số thầy thuốc thực hành quan tâm đặc biệt lãnh vực này. Có hai cách tiếp cận : liệu pháp thay thế và cách điều trị cai có định hướng. Các liệu pháp cai có định hướng điển hình đòi hỏi việc giải độc ban đầu và tiếp theo là một chương trình phục hồi chức năng[6]. 1.2.1 Điều trị cắt cơn nghiện ma tuý Điều trị cắt cơn (còn gọi là giải độc, điều trị trạng thái phụ thuộc về cơ thể hay điều trị hội chứng cai) tương đối dễ, có thể đạt kết quả trong vòng 2 tuần. Nhưng cắt cơn chỉ là một khâu nhỏ không cơ bản của quá trình điều trị nghiện ma tuý. Cắt cơn xong mà không có các biện pháp chống tái nghiện tiếp theo thì đối tượng ngay lập tức sử dụng ma tuý trở lại. Con số từ 90- 100% tái nghiện trong toàn quốc đã cho thấy chiến lược không phù hợp của nhiều cơ sở điều trị nghiện ma tuý[7]. Có các phương pháp điều trị cắt cơn NMT như sau: 1.2.1.1 Cai khô (khan): Người nghiện mức độ nhẹ và vừa có thể tự giảm dần liều ma tuý đang dùng, rồi tiến tới cắt hoàn toàn chất ma tuý đó. Các triệu chứng cai xuất hiện nhưng ở mức độ nhẹ dần và nếu chịu đựng được sẽ qua sau 7-10 ngày mà không có biến chứng gì, không cần thuốc trợ giúp[7].Ở một số nước châu Á như Indonexia, Malaysia, Brunay đã sử dụng thành công phương pháp này. Người nghiện được đưa vào các trung tâm cai nghiện và bắt buộc lao động nặng. Kỷ luật sắt của quân đội, cảnh sát, lao động nặng và học tập lý luận đạo Hồi trong thời gian 2-3 năm đã giúp người nghiện trở về trạng thái cơ thể bình thường, tái hào nhập cộng đồng. Đây là phương pháp đạt hiệu quả cao hiện nay trên thế giới[ 4] 6 1.2.1.2 Cắt cơn nghiện bằng các thuốc hướng thần: ngày 23 tháng 6 năm 1995 Bộ Y tế ban hành "hướng dẫn điều trị nghiện ma tuý bằng các thuốc hướng thần", trong đó đề cập đến việc sử dụng các dẫn xuất Benzodiazepine như diazepam kết hợp với thuốc an thần như Levomepromazine. 1.2.1.3 Cắt cơn nghiện bằng Catapressan (clonidine): tăng cường hoạt động ức chế trên thụ thể alpha 2, giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng và mất hội chứng cai. Liều dùng 0,075mg một lần, cứ 3 giờ một lần (liều hằng ngày 0,3-0,6mg/ngày). 1.2.1.4 Cắt cơn nhanh bằng clonidine- Naltrexone: Đây là phương pháp cắt cơn an toàn, hiệu quả và hội chứng cai qua nhanh hơn 1.2.1.5 Cắt cơn nhanh dưới gây mê: sử dụng thuốc như trên nhưng kết hợp việc sử dụng thuốc gây mê để tạo giấc ngủ cho bệnh nhân trong 1-3 ngày[17] 1.2.1.4 Cắt cơn nghiện bằng Methadone: Methadone là chất ma tuý tổng hợp, có tác dụng đồng vận với heroin ở các thụ thể Muy ở não 1.2.2 Điều trị chống tái nghiện ma tuý Cắt cơn chưa phải là điều trị chủ yếu, vấn đề quan trọng là điều trị tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần, trạng thái thèm MT trường diễn gây ra tái phát. Có những phương pháp để điều trị trạng thái này: 1.2.2.1 Điều trị bắt buộc tại các trung tâm thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 1.2.2.2 Điều trị thay thế: Điều trị thay thế bằng Methadone được áp dụng lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1964. Phương pháp điều trị thay thế có nghĩa là thay thế nghiện một chất mạnh bằng một chất nhẹ hơn, thay thế nghiện một chất bất hợp pháp thành nghiện một chất hợp pháp có kiểm soát của nhà nước. Các chất được sử dụng trong điều trị thay thế là Methadone, Buprenorphine và LAAM (levoalpha acetyl methadone) 7 1.2.2.3 Điều trị bằng chất đối kháng Naltrexone: Naltrexone là chất đối kháng với các chất dạng thuốc phiện, được Martin sử dụng từ năm 1973, để loại trừ trạng thái phụ thuộc về mặt tâm thần của các đối tượng nghiện chất dạng thuốc phiện. Liệu pháp đối kháng Naltrexone bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam tại Viện Sức khoẻ Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng và một số cơ sở khác. Sau một thời gian áp dụng liệu pháp, từ thực tế chứng tỏ rằng nơi nào nghiêm túc phối hợp với liệu pháp tâm lý và giáo dục, liên hệ chặt chẽ với gia đình và cộng đồng thì cho kết quả đáng kích lệ. Liệu pháp đối kháng Naltrexone cũng chỉ là một liệu pháp trong nhiều liệu pháp điều trị nghiện ma tuý hiện nay. Bản thân thuốc Naltrexone là yếu tố cần nhưng chưa đủ [5]. 1.2.2.4. Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý 1.3 Điều trị nghiệm ma tuý bằng liệu pháp tâm lý Trong phức bộ điều trị nghiện ma tuý, liệu pháp tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng và là một liệu pháp không thể thiếu 1.3.1.Mục đích của LPTL trong điều trị nghiện ma tuý Theo G. Waillant (1983) mục đích của LPTL trong điều trị MT là: - Xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và người nghiện - Thiết lập chương trình điều trị tích cực và kiểm tra chặt chẽ - Xây dựng nhóm điều trị trong đó mọi thành viên phải tự nguyện và giúp đỡ nhau trong quá trình điều trị cai nghiện, cũng như chống tái nghiện. - Lôi cuốn gia đình vào quá trình điều trị. [1] 1.3.2.Liệu pháp giải thích hợp lý Mục đích của liệu pháp này, theo H. Entin là: thuyết phục người nghiện ma tuý rằng họ là người bị một chứng bệnh, khả năng duy nhất để chữa khỏi là họ phải từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng chất ma tuý. 1.3.3. Liệu pháp ám thị 8 Thường dùng liệu pháp ám thị trong khi thức và ám thị hình thức cá nhân. Liệu pháp này chủ yếu là để cắt cơn nghiện cho những người hoàn toàn tự nguyện; hoặc đơn thuần hoặc kết hợp với các liệu pháp khác, như thuốc hướng thần, xoa bóp, châm cứu 1.3.4. Liệu pháp thư giãn luyện tập Thông qua cơ chế tự ám thị và cơ chế phản hồi giữa trương lực cơ và cảm xúc, đồng thời thông qua các phương pháp luyện tập (các tư thế Yoga và kiểu thở khí công) nhằm giúp người nghiện tạo ra một trạng thái tâm lý thoải mái và giúp họ dần dần tự kiểm tra, điều khiển được ý nghĩ, hơi thở, hoạt động của họ. Về lâu dài giúp họ rèn luyện khả năng tự kiềm chế, mà ở họ hoặc không có hoặc khả năng này rất yếu. 1.3.5. Các nhóm tự lực (self-help) Được phát triển trên cơ sở của nhóm rượu nặc danh (AA) và được gọi là nhóm ma tuý nặc danh (NA). Trong đó người ta chú ý nhiều đến chương trình 12 bước (12-steps program) và chương trình trị liệu cộng đồng (community therapy)[18],[20], [21] 1.4 Phương pháp SMART VN 1.4.1 Chương trình SMART recovery Đây là một tổ chức phi chính phủ với mục đích là giúp cho các thành viên của họ duy trì được sự cai nghiện. Các chữ cái trong SMART là các chữ cái đầu của các từ: Self Management And Recovery Training . Đây là chương trình tự giúp đỡ dựa trên các chứng cứ khoa học. Nó xuất hiện đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1994. Nó ra đời để đáp ứng nhu cầu của những người có hành vi nghiện: như nghiện rượu, ma tuý, nghiện cờ bạc hoặc các hành vi nghiện khác. Sau đó phương pháp này được phổ biến tại Úc, Canada và châu Âu. Phần lớn các kỹ thuật dùng trong chương trình SMART Recovery là áp dụng của liệu pháp nhận thức hành vi và đặc biệt 9 từ liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý của Albert Ellis. Thông thường liệu pháp hành vi nhận thức xem các hành vi nghiện ma tuý như là một hành vi kém thích ứng phức tạp chứ không phải là một bệnh. Nội dung cơ bản của chương trình là có 4 điểm: - Duy trì và gia tăng động cơ ngừng sử dụng - Đấu tranh với thúc giục - Giải quyết vấn đề (khống chế suy nghĩ, cảm xúc và hành vi) - Cách sống cân bằng ( cân bằng sự hài lòng lâu dài và ngắn hạn) Để thực hiện liệu pháp này người ta có thể sử dụng liệu pháp cá nhân, tập thể hoặc đối thoại trực tuyến qua mạng internet. Hằng tuần có khoảng hơn 300 cuộc gặp mặt và hơn 16 cuộc họp trên mạng internet của chương trình SMART Recovery [16]. 1.4.2 Chương trình SMART inside/out Chương trình này dựa trên nguyên tắc cơ bản của SMART Recovery, nhưng được áp dụng trong các trại giam. Trong chương trình SMART Recovery, người điều hành là những người tình nguyện, nhưng trong chương trình inside/out đó là các nhân viên của trại giam được huấn luyện về chương trình này. Chương trình Inside/out có cấu trúc cụ thể của các buổi họp, và người điều hành thực hiện các buổi họp theo cấu trúc đó. Có tất cả 24 buổi họp trong chương trình. Trong mỗi buổi họp có các tài liệu cho thành viên và có các bài tập để làm tại nhà[13].[14] 1.4.3 Chương trình SMART VN 1.4.3.1 Cơ sở của phương pháp SMART VN - Trên nền tảng của chương trình SMART recovery. - Cấu trúc các buổi họp của chương trình SMART inside/out - Các nghiên cứu khoa học xác định các vấn đề liên quan đến việc sử dụng ma tuý của người Việt Nam. 10 - Đặc điểm của nhân cách và văn hoá của con người Việt Nam. 1.4.3.2 Cấu trúc của phương pháp SMART VN Trong chương trình SMART VN chúng tôi chú tâm đến 6 vấn đề chính: Vấn đề1: Duy trì và củng cố động cơ ngừng sử dụng ma tuý Vấn đề 2. Vai trò của gia đình trong việc ngăn ngừa tái sử dụng ma tuý Vấn đề 3. Vai trò của bạn bè trong việc tái sử dụng ma tuý Vấn đề 4. Đương đầu với các thúc giục sử dụng ma tuý Vấn đề 5. Giải quyết các vấn đề trong cuộc sống Vấn đề 6. Cân bằng cuộc sống [8] Phương pháp được thực hiện theo trình tự các buổi họp, người điều hành là các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần đã được huấn luyện về phương pháp này. Mỗi buổi họp có sự tham gia của 8-10 thành viên. Thời gian cuộc họp từ 1giờ đến 1giờ 30 phút. 1.5. Chương trình điều trị cho các đối tượng nghiện ma tuý tại Việt Nam Thông tư liên tịch số 31/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT về việc Hướng dẫn quy trình cài nghiện, phục hồi sức khoẻ, nhân cách cho người nghiên ma tuý đã đưa ra quy trình cai nghiện, phục hồi sức khoẻ, nhân cách cho người nghiện ma tuý: Cai nghiện, phục hồi sức khoẻ, nhân cách cho người nghiên ma tuý bao gồm những hoạt động: y học, tâm lý, xã hội. Sau khi người nghiện được cai nghiện, phục hồi sức khoẻ, nhân cách sẽ không sử dụng lại ma tuý và hoà nhập cộng đồng. Quy trình cai nghiện được chia thành 5 giai đoạn sau: Tiếp nhận phân loại; Điều trị cắt cơn, giải độc; Giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; Lao động trị liệu, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng, chống tái nghiện: [...]... tượng Trung tâm giáo dục 05-06 của TP Đà Nằng có nhiệm vụ giáo dục, phục hồi cho các đối tượng sử dụng các chất ma tuý và các đối tượng mại dâm trong TP Đà Nẵng Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 60 học viên nghiện ma tuý đã qua điều trị cắt cơn giải độc, và được phân thành 02 nhóm nghiên cứu : - Nhóm tham gia can thiệp bằng phương pháp SMART VN: Dự kiến 30 học viên sẽ được tham gia các buổi điều trị phương pháp. .. Bệnh viện Tâm thần TP Đà Nẵng không thuộc nhóm thực hiện điều trị - Tập huấn công tác điều tra cho toàn thể bác sĩ tham gia đánh giá - Tiến hành điều tra tại Trung tâm 05-06 Các bác sĩ gặp từng đối tượng để điều tra - Đánh giá 60 đối tượng (30 có tham gia điều trị và 30 đối tượng nhóm chứng) trước khi thực hiện phương pháp và sau khi chấm dứt khoá điều trị 19 2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu - Các số... trong một nhóm 20 đối tượng tại Trung tâm Giáo dục 05-06 TP Đà Nẵng - Chọn ngẫu nhiên 30 học viên để tham gia điều trị và 30 thành viên trong nhóm đối chứng - Chuẩn bị tài liệu và viết cho các đối tượng 2.2.2 Các bước tiến hành điều trị bằng phương pháp SMART VN 2.2.2.1 Số lượng các buổi họp Trong chương trình có 24 buổi, nhưng để có thời gian ôn lại các kiến thức đã thu nhận được chúng tôi bổ sung... Can thiệp Chứng trung bình T0 Điểm trung bình T1 mức độ thay đổi SD p 24 Chương 4 BÀN LUẬN 25 KẾT LUẬN 26 KIẾN NGHỊ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1 Võ Văn Bản (2002), “Liệu pháp tâm lý trong điều trị nghiện ma tuý”, Thực hành điều trị tâm lý, Nhà xuất bản Y học, tr 322-324 2 Lâm xuân Điền (2004), Nghiện ma tuý”, Giáo trình sức khoẻ tâm thần và tâm lý bệnh học, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng... 2.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị - Tập huấn cho nhóm thực hiện phương pháp SMART VN: chúng tôi chọn 6 bác sĩ chuyên cấp I Tâm thần để tập huấn Các bác sĩ này đã trải qua 3 lần tập huấn do các tiến sĩ Tâm lý lâm sàng của Hoa Kỳ và Úc thực hiện - Chỉnh lý phương pháp SMART VN để phù hợp với con người Việt Nam 15 - Tiến hành nghiên cứu thử trong một nhóm 20 đối tượng tại Trung tâm Giáo. .. đình Đồng thời, qua các hoạt động giáo dục tập thể sẽ giúp cho người nghiện nhận thức rõ những hành vi sai trái của mình Tổ chức cho người nghiện học tập về pháp luật, đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm, tự tin Ngoài ra có thể dùng các phương pháp trị liệu tâm lý khác như tâm năng dưỡng sinh,thiền trong trị liệu tập thể - Liệu pháp tâm lý nhóm: Tổ chức người nghiện thành từng nhóm:... gia các buổi điều trị phương pháp SMART VN trong vòng 7 tháng - Nhóm không can thiệp bằng phương pháp SMART VN: 30 học viên 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn đối tượng - Đáp ứng tiêu chuẩn nghiện ma tuý của ICD 10 - Không dùng các chất ma tuý, rượu ít nhất cách đây 1 tuần - Test ma tuý trong nước tiểu âm tính 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ - Có biểu hiện suy giảm nhận thức - Bị bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn khí... thuốc đối kháng Naltrexone”,Chuyên đề tâm thần học, số 8 tháng 4/2005, Nhà xuất bản Y học, tr 3-6 6 Sidney Bloch, Bruce Singh (2001), “ Lạm dụng chất”, Cơ sở của Lâm sàng tâm thần học, Nhà xuất bản y học 7 Nguyễn Minh Tuấn (2004) , Nghiện Heroin các phương pháp điều trị, Nhà xuất bản Y học, tr17, 50 8 Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng (2006) Chương trình SMART VN 9 Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội, bộ Y tế... nhân cách thanh thiếu niên nghiện ma tuý ở Hà Nội” Đề tài cấp bộ của Viện Nghiên cứu Tâm lý, tr 17 4 Trần Văn Luyện (2001), “Cơ chế thần kinh của nghiện ma tuý và các phương pháp cắt cơn nghiện ma tuý hiện nay trên thế giới”, Tạp chí thông tin Y dược số 6/2001 5 Trần Viết Nghị (2005), Điều trị duy trì hổ trợ chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc đối kháng Naltrexone”,Chuyên đề tâm thần...11 Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng 1.5.1 Điều trị cắt cơn, giải dộc - Áp dụng đúng bài thuốc và phác đồ Bộ Y tế đã ban hành - Thực hiện các biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu, giúp cho người nghiện bớt lo âu, làm giảm hội chứng cai - Trong thời gian điều trị cắt cơn phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Y tế về điều trị cắt cơn, giải độc - Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc: . chuyên ngành Tâm Thần Bác sĩ LÂM TỨ TRUNG Đánh giá hiệu quả phương pháp SMART VN trong điều trị hỗ trợ các học viên nghiện ma tuý tại trung tâm giáo dục 05-06 thành phố Đà Nẵng ĐẶT VẤN ĐỀ Ma tuý đã. cứu " ;Đánh giá hiệu quả phương pháp SMART VN trong điều trị hỗ trợ các học viên nghiện ma tuý tại trung tâm giáo dục 05-06 thành phố Đà Nẵng& quot;. Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu như sau : 1 Đánh. thiệp bằng phương pháp SMART VN: Dự kiến 30 học viên sẽ được tham gia các buổi điều trị phương pháp SMART VN trong vòng 7 tháng - Nhóm không can thiệp bằng phương pháp SMART VN: 30 học viên . 2.1.2.