1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận môn chuyên đề kế toán công cụ tài chính: Hợp đồng hoán đổi

22 521 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 32,6 KB

Nội dung

HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI I.Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng hoán đổi. 1.1.Khái niệm hợp đồng hoán đổi. - Hợp đồng hoán đổi là một hợp đồng ký kết giữa hai bên về việc hoán đổi một công cụ tài chính cơ sở trong một khoảng thời gian nhất định. Công cụ tài chính cơ sở có thể là hàng hóa, ngoại tệ, chứng khoán hay lãi suất - Hợp đồng hoán đổi còn gọi là hợp đồng SWAP, là công cụ kết hợp giữa nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn hoặc nghiệp vụ kỳ hạn để mua bán, vay hoặc cho vay ngoại tệ theo hai hướng đối ngược nhau 1.2. Ví dụ về hợp đồng hoán đổi. Tình huống 1: công ty A vừa thu ngoại tệ 90 000 USD từ một hợp đồng xuất khẩu. Hiện tại công ty cần VNĐ để chi trả tiền mua nguyên vật liệu và lương cho công nhân. Ngoài ra công ty biết rằng 3 tháng nữa sẽ có một hợp đồng nhập khẩu đến hạn thanh toán. Khi ấy công ty cần một khoản ngoại tệ là 80000 USD để thanh toán hợp đồng nhập khẩu. Để thỏa mãn nhu cầu VNĐ ở hiện tại và USD cho tương lai, ở thời điểm hiện tại Công ty A có thể thỏa thuận với ngân hàng hai loại giao dịch: - Bán 90000USD giao ngay để lấy VNĐ chi tiêu ở thời điểm hiện tại - Mua 80000USD kỳ hạn để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn sau 3 tháng nữa. Tình huống 2: công ty B đang cần ngoại tệ 90000 USD để chi trả cho một hợp đồng nhập khẩu đến hạn. Ngoài ra công ty biết rằng 3 tháng nữa sẽ có 1 hợp đồng xuất khẩu đến hạn thanh toán. Khi ấy công ty sẽ có một khoản ngoại tệ thu về là 80000USD cần bán để lấy VNĐ. Để thỏa mãn nhu cầu USD ở hiện tại và VNĐ trong tương lai, ở hiện tại công ty B có thể thỏa thuận với ngân hàng hai loại giao dịch: - Mua 90000USD giao ngay để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn. - Bán 80000USD kỳ hạn để có VNĐ chi tiêu sau 3 tháng nữa Qua hai tình huống trên, ta thấy các công ty có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ và VNĐ. Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn thì ngân hàng và công ty A, B phải thỏa thuận đến 2 loại hợp đồng, theo đó công ty A, B bán giao ngay và mua kì hạn hoặc giao ngay và bán kỳ hạn với cùng một loại ngoại tệ. Giao dịch riêng lẻ này khiến cho các công ty phải chịu thiêt hai lần do chênh lệch tỷ giá giữa giá bán và giá mua và những phiền toái trong thỏa thuận hợp đồng giao dịch. Thay vì thực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn riêng biệt, ngân hàng kết hợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp đồng gọi là hợp đồng hoán đổi ( hợp đồng hoán đổi ngoại tệ). Công ty A và công ty B thực hiên ký hợp đồng hoán đổi với ngân hàng với trị giá hợp đồng hoán đổi là 80000USD, theo đó ở thời điểm hiện tại công ty A sẽ giao cho ngân hàng 80000 USD, còn công ty B sẽ nhận 80000USD theo tỷ giá mua, bán ở thời điểm hiện tại. Ngân hàng xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán kỳ hạn dựa trên tỷ giá mua, tỷ giá bán ở thời điểm giao ngay. Đến ngày đáo hạn ngân hàng sẽ giao cho công ty A 80000USD theo tỷ giá bán, còn sẽ nhận 80000USD theo tỷ giá mua. 1.3.Đặc điểm cuả hợp đồng hoán đổi. - Hợp đồng hoán đổi được doanh nghiệp sử dụng với mục đích đề phòng rủi ro hoặc để kinh doanh. - Hợp đồng hoán đổi không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thoả thuận song phương với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác. - Hợp đồng chỉ quan tâm đến tỷ giá tại hai thời điểm là thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng (thời điểm ký kết) và thời điểm đáo hạn mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt khoảng giữa hai thời điểm đó. - Giao dịch hoán đổi là một sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Bản thân giao dịch hoán đổi chỉ giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai, đồng thời khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, cũng như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi vẫn còn hạn chế ở hai điểm: + Là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điền này có mặt lợi là tránh được rủi ro tỷ giá cho khách hàng, nhưng đồng thời đánh mất đi cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng. + Chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quãng thời gian giữa hai thời điểm đó.  Đặc điểm này làm cho hợp đồng hoán đổi được sử dụng là công cụ bảo hiểm rủi ro thích hợp hơn với nhu cầu kinh doanh đầu tư. - Hợp đồng hoán đổi có thể tất toán theo hai cách: chuyển giao tài sản hoặc chuyển giao tiền thuần. 1.4.Phân loại hợp đồng hoán đổi. 1.4.1.Theo tiêu thức nội dung hợp đồng: Công cụ tài chính cơ sở dùng trong hợp đồng có thể là hàng hóa, ngoại tệ, chứng khoán hay lãi suất, từ đó có các hợp đồng hoán đổi tương ứng. Trong đó 2 loại cơ bản nhất là Hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi tiền tệ.  Hợp đồng hoán đổi lãi suất. Hợp đồng hoán đổi lãi suất là dạng khá phổ biến trong các công cụ tài chính phái sinh. Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng lãi suất của đối phương. Dòng lãi suất là tập hợp các khoản lãi suất trong tương lai của một khoản đầu tư. Đối với dòng lãi suất cố định thì thu nhập từ khoản đầu tư là đều nhau trong những khoảng thời gian tương đương, còn dòng lãi suất biến đổi thì không. Hợp đồng hoán đổi lãi suất thường là kiểu hoán đổi giữa lãi suất “cố định - biến đổi”, nhưng cũng có khi là “biến động - biến động”. Hợp đồng lãi suất “cố định - biến động” thường được sử dụng khi các công ty muốn thay thế rủi ro trước biến động lãi suất của mình bằng một lãi suất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị chiến lược, vì khi đó công ty sẽ dễ dàng xác định các nhân tố ảnh hưởng hơn. Ở chiều hoán đổi ngược lại, bên tham gia muốn đổi lãi suất ổn định của mình lấy lãi suất biến động, mà theo kì vọng của họ là có lợi hơn. Ví dụ 1 : A có một khoản tiền gửi $100,000 với lãi suất cố định 5%/ năm. B cũng có một khoản đầu tư $100,000 với lãi suất biến động, bình quân cũng là 5%/năm. A và B kí một hợp đồng SWAP theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ khoản đầu tư của B, còn A trả cho B lợi tức 5,000 usd/ năm. Bằng cách này, B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình, trong khi có thu nhập ổn định, còn A lại có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư kia cho dù không thực sự sở hữu nó. Ví dụ 2: Một hợp đồng SWAP kiểu "cố định - biến động" theo đó, bên A trả cho bên B một tỉ lệ lãi suất bằng với lãi suất LIBOR + 50 điểm(0.5%), để đổi lại bên B cho bên A hưởng một tỉ lệ lãi suất cố định là 3%/năm. Lưu ý rằng, trên thực tế không diễn ra việc chuyển giao số tiền gốc, và tiền lãi được tính toán trên một số tiền qui ước (tưởng tượng). Đến kì thanh toán, giả sử 1 năm sau, lãi suất LIBOR lúc đó là 0.7%, vậy lãi suất A thanh toán cho B là 1.2%, do đó, sau khi bù trừ A sẽ được nhận số tiền lãi với lãi suất là 3 - 1.2 = 1.8%. Lãi suất cố định (ở ví dụ này là 3%) được gọi là lãisuất swap. Như vậy trong trường hợp này, hợp đồng SWAP tương tự như một vụ cá cược về lãi suất LIBOR, nếu lãi suất LIBOR mà lớn hơn 2.5% thì B có lợi, còn thấp hơn 2.5% thì A có lợi. Ngoài ra swap lãi suất còn giúp các bên giảm chi phí sử dụng vốn. Nếu A và B hoạt động trong điều kiện giống nhau thì có vẻ như SWAP chỉ là một trò chơi có tổng bằng 0 (zero sum game) khi mà lợi ích bên này lại là thiệt hại của bên kia. Tuy nhiên, khi A và B hoạt động trong những môi trường khác nhau, tiếp cận với những nguồn lực khác nhau, thì vẫn có một khoảng nào đó khiến cả hai cùng có lợi. Ví dụ A có khả năng vay tiền với lãi suất 12% hoặc LIBOR+2%, trong khi B có khả năng vay với lãi suất 10% hoặc LIBOR+1%. Coi như đây là chi phí sử dụng vốn của 2 công ty, thì bằng lý thuyết lợi thế so sánh có thể thấy A có lợi thế so sánh về lãi suất động còn B có lợi thế so sánh về lãi suất cố định. Vậy A nên vay vốn theo lãi suất biến động LIBOR+2% còn B nên vay vốn theo lãi suất cố định 10%, sau đó A và B có thể sử dụng hợp đồng SWAP để hoán đổi lãi suất theo một tỉ lệ nhất định để cả hai cùng có lợi.  Hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa 2 bên, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược trở lại như ban đầu. Về cơ bản hợp đồng hoán đổi tiền tệ tương tự như hợp đồng hoán đổi lãi suất, điểm khác nhau cơ bản là hợp đồng hoán đổi tiền tệ được thực hiện giữa 2 đồng tiền khác nhau còn hợp đồng hoán đổi lãi suất được thực hiện trên cùng một đơn vị tiền tệ. Ngoài ra trong hợp đồng hoán đổi lãi suất, hai bên chỉ hoán đổi với nhau một số tiền danh nghĩa, còn trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ có sự chuyển giao của số tiền thực tế theo như hợp đồng 2 lần: lúc bắt đầu và lúc kết thúc hoán đổi. Ví dụ : Công ty A vừa thu ngoại tệ 90 000 USD từ một hợp đồng xuất khẩu. Hiện tại công ty cần VNĐ để chi trả tiền mua nguyên vật liệu và lương cho công nhân. Ngoài ra công ty biết rằng 3 tháng nữa sẽ có một hợp đồng nhập khẩu đến hạn thanh toán. Khi ấy công ty cần một khoản ngoại tệ là 80000 USD để thanh toán hợp đồng nhập khẩu. Để thỏa mãn nhu cầu VNĐ ở hiện tại và USD cho tương lai, nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nên ở thời điểm hiện tại Công ty A kí hợp đồng hoán đổi với ngân hàng trị giá 80000USD, theo đó tại thời điểm hiện tại công ty A giao 80000USD cho ngân hàng theo tỷ giá mua ở thời điểm hiện tại, đến ngày đáo hạn, thì ngân hàng giao 80000USD cho công ty A. 1.4.2.Theo mục đích của hợp đồng: + Hợp đồng hoán đổi với mục đích phòng ngừa rủi ro. + Hợp đồng hoán đổi với mục đích kinh doanh. Ví dụ: Xét lại ví dụ trên: A có một khoản tiền gửi $100,000 với lãi suất cố định 5%/ năm. B cũng có một khoản đầu tư $100,000 với lãi suất biến động, bình quân cũng là 5%/năm. A và B kí một hợp đồng SWAP theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ khoản đầu tư của B, còn A trả cho B lợi tức 5,000 usd/ năm. Bằng cách này, B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình, trong khi có thu nhập ổn định, còn A lại có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư kia cho dù không thực sự sở hữu nó.  Với công ty A: Hợp đồng hoán đổi nhằm mục đích kinh doanh  Với công ty B: Hợp đồng hoán đổi nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro.  Hợp đồng hoán đổi hàng hóa: là một thỏa thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để trao đổi giá cả của một hàng hóa cụ thể. Các bên tham gia hoán đổi được đảm bảo mức giá hàng hóa. Một bên đồng ý trả một mức hoặc chỉ số giá cố định và trả mức hoặc chỉ số giá thả nổi căn cứ vào sự biến động bình quân tháng, quý, năm của cùng một chỉ số giá hàng hóa. Các bên có thể không trực tiếp giao dịch mua, bán hàng hóa với nhau mà giao dịch mua, bán hàng hóa với bên khác. Thông thường, các bên chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch thuần giữa mức giá cố định và giá thả nổi tại ngày kết thúc hợp đồng. Tuy nhiên, trong hợp đồng hoán đổi hàng hóa, các bên vẫn có thể chuyển hàng hóa vật chất( tài sản cơ sở) cho nhau. Ví dụ: Ngày 2/3, công ty X dự kiến mua 2000 tấn gạo trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 với mức giá 410USD/ tấn. Để giữ mức giá cố định, X tham gia vào hợp đồng hoán đổi kỳ hạn 6 tháng với công ty Y để chốt giá mua và loại bỏ sự đe dọa của sự leo thang giá dầu. Do đó, để được trả mức giá cố định là 410USD/ tấn, thì X phải nhận mức giá thả nổi, ngược lại, X nhận mức giá cố định và trả mức giá thả nổi. Trong suốt thời gian của hợp đồng, 2 luồng tiền dựa trên mức giá cố định và mức giá thả nổi phải được tính toán và bù trừ định kỳ. Kết quả của hợp đồng hoán đổi này là cho dù giá xăng có biến động như thế nào đi nữa thì X cũng phải mua được với giá 850USD/ tấn.  Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu. Là hợp đồng hoán đổi mà tổ hợp các dòng tiền được thỏa thuận trao đổi giữa hai bên vào một ngày xác định trong tương lai. Hai dòng tiền thường được đề cập như là những vế của hợp đồng swap, một trong hai vế thường gắn với lãi suất thả nổi như là LIBOR. Vế này được xem như là vế nổi, vế còn lại dựa trên kết quả của một loại cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường. Vế này được xem như là vế cổ phiếu, hầu hết những hợp đồng loại này gồm 1 vế lãi suất thả nổi đối với cổ phiếu, mặc dù một số loại hợp đồng tồn tại với hai vế cổ phiếu. Ví dụ: Hợp đồng swap về chỉ số: bên A hoán đổi 5000.000 bảng với lãi suất LIBOR + 3 điểm cơ bản lấy 5000.000 bảng( dựa vào chỉ số FTSE đối với giá trị danh nghĩa 5000.000). Trong trường hợp này bên A sẽ trả cho bên B mức lãi suất thả nổi LIBOR+ điểm cơ bản trên số tiền danh nghĩa là 5000.000 và nhận lại từ bên B bất cứ sự gia tăng theo tỉ lệ phần trăm của chỉ số cổ phiếu FTSE cho giá trị danh nghĩa là 5000.000 bảng. II.Nguyên tắc hạch toán hợp đồng hoán đổi. 2.1.Nguyên tắc kế toán công cụ tài chính phái sinh Công cụ tài chính phái sinh được sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro và mục đích thương mại. Khi kế toán công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp phải căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tài chính phái sinh để áp dụng phương pháp kế toán một cách phù hợp: 1. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính phái sinh với mục đích thương mại, thì công cụ tài chính phái sinh được phân loại vào nhóm “Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”. Doanh nghiệp phải ghi nhận ngay các khoản lãi, lỗ phát sinh từ việc thay đổi giá trị hợp lý của tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính phái sinh với mục đích phòng ngừa rủi ro thì doanh nghiệp phải áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro. 3. Khi kế toán công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận riêng rẽ các khoản phải thu, phải trả liên quan đến công cụ tài chính phái sinh và các khoản thanh toán liên quan đến hợp đồng gốc. Các khoản phải thu, phải trả phát sinh từ việc thanh toán hợp đồng gốc không được tính vào giá trị hợp lý tài sản hoặc nợ phải trả phái sinh. 4. Việc phân loại công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc mục đích phòng ngừa rủi ro được thực hiện tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Doanh nghiệp phải kế toán công cụ tài chính phái sinh một cách nhất quán và không được phân loại lại công cụ tài chính phái sinh trong suốt thời gian hiệu lực của công cụ tài chính phái sinh trừ khi công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro không còn đáp ứng các điều kiện để áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro. 2.2.Nguyên tắc hạch toán hợp đồng hoán đổi 2.2.1.Nguyên tắc kế toán hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi hàng hoá  Tại thời điểm hợp đồng hoán đổi có hiệu lực, kế toán phản ánh giá trị cam kết danh nghĩa hoán đổi ở tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán.  Định kỳ, kế toán căn cứ vào khoản chênh lệch giữa số tiền phải trả hoặc số tiền được nhận từ hợp đồng hoán đổi trong kỳ để ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Khi lập báo cáo tài chính, trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, kế toán phải đánh giá lại hợp đồng hoán đổi và ghi nhận giá trị hiện tại của khoản chênh lệch giữa số tiền ước tính phải thu và số tiền ước tính phải trả từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng là tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh. -Trường hợp hợp đồng hoán đổi sử dụng cho mục đích kinh doanh, kế toán ghi nhận khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng hoán đổi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Trường hợp hợp đồng hoán đổi sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro, kế toán ghi nhận khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng hoán đổi vào vốn chủ sở hữu;  Khi đáo hạn hợp đồng hoán đổi, việc thanh toán giữa các bên chỉ được thực hiện trên cơ sở thuần (thanh toán khoản chênh lệch giữa số tiền phải thu và số tiền phải trả), không có sự chuyển giao hiện vật (số tiền cho vay hoặc hàng hoá), kế toán phải ghi giảm toàn bộ số dư tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh tương ứng với giá trị đánh giá lại hợp đồng hoán đổi luỹ kế đến cuối kỳ trước và ghi nhận số tiền phải thu, phải trả kỳ cuối cùng (nếu có). Đồng thời, kế toán ghi giảm tài sản phái sinh và ghi giảm khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng hoán đổi luỹ kế đến cuối kỳ trước và ghi giảm giá trị danh nghĩa hợp đồng hoán đổi ở tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán. 2.2.2.Nguyên tắc kế toán hợp đồng hoán đổi tiền tệ:  Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, kế toán phải ghi nhận số tiền gốc mang đi hoán đổi là khoản đầu tư; Số tiền gốc nhận về được ghi nhận là khoản đi vay. Số tiền gốc mang đi trao đổi (nếu là ngoại tệ) được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ; Số tiền gốc nhận về (nếu là ngoại tệ) được ghi nhận theo tỷ giá thực tế giao ngay hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng.  Định kỳ, kế toán ghi nhận số tiền lãi phải trả theo hợp đồng hoán đổi là chi phí tài chính; Số tiền lãi nhận về từ hợp đồng hoán đổi được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính.  Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải đánh giá lại giá trị hợp lý hợp đồng hoán đổi là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền mang đi trao đổi và số tiền nhận về từ việc hoán đổi để ghi nhận là tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh. - Đối với hợp đồng hoán đổi nắm giữ cho mục đích kinh doanh, kế toán ghi nhận khoản đánh giá lại giá trị hợp lý vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Đối với hợp đồng hoán đổi nắm giữ cho mục đích phòng ngừa rủi ro, kế toán ghi nhận khoản đánh giá lại giá trị hợp lý vào vốn chủ sở hữu; [...]... Trường hợp hợp đồng hoán đổi là nợ phải trả phái sinh, kế toán ghi giảm nợ phải trả phái sinh và ghi giảm khoản chênh lêch đánh giá giảm hợp đồng hoán đổi lũy kế đến cuối kỳ trước, ghi: Nợ TK hợp đồng hoán đổi Có TK chênh lệch đánh giá lại hợp đồng hoán đổi Đồng thời kế toán ghi giảm giá trị danh nghĩa hợp đồng hoán đổi Có TK ngoại bảng hợp đồng hoán đổi 2.3.2 .Hợp đồng hoán đổi tiền tệ Thời điểm hạch toán. .. sổ hợp đồng hoán đổi) Nợ TK hợp đồng hoán đổi Có TK TGNH, phải thu khác Có TK doanh thu TC( nếu số tiền phải trả nhỏ hơn giá trị ghi sổ hợp đồng hoán đổi) - Trường hợp đồng hoán đổi là tài sản phái sinh, kế toán ghi giảm tài sản phái sinh và ghi giảm khoản chênh lệch đánh giá tăng hợp đồng hoán đổi lũy kế đến cuối kỳ trước, ghi: Nợ TK Chênh lệch đánh giá lại hợp đồng hoán đổi Có TK hợp đồng hoán đổi. .. hoán đổi trước hợp đồng hoán Có TK hợp đồng hoán đổi bị lỗ, kế toán ghi đổi giảm nợ phải trả phái Trường hợp hợp đồng sinh và ghi nhận doanh hoán đổi là nợ phải trả thu hoạt động tài chính, phái sinh, kế toán ghi ghi: giảm nợ phải trả phái Nợ TK hợp đồng hoán sinh và ghi giảm khoản đổi chênh lệch đánh giá giảm Có TK doanh thu TC hợp đồng hoán đổi lũy kế đến cuối kỳ trước, ghi: Nợ TK hợp đồng hoán đổi. .. giá trị hợp lý hợp đồng hoán đổi được ghi nhận trong phần vốn chủ sở hữu 2.3 Phương pháp hạch toán hợp đồng hoán đổi 2.3.1 .Hợp đồng hoán đổi lãi suất và hàng hóa Thời điểm hạch toán 1 2 Hợp đồng hoán đổi nắm Hợp đồng hoán đổi nắm giữ nhằm mục đích giữ nhằm mục đích kinh doanh phòng ngừa rủi ro tại thời điểm hợp Nợ TK: ngoại bảng HĐ hoán đổi: giá trị đổi( ngoài đồng hoán đổi có bảng cân đối kế toán) hiệu... Trường hợp cuối kỳ Trường hợp hợp đồng trước hợp đồng hoán hoán đổi là tài sản phái đổi có lãi, kế toán ghi sinh, kế toán ghi giảm tài giảm tài sản phái sinh và sản phái sinh và ghi giảm ghi nhận chi phí hoạt khoản chênh lệch đánh động tài chính, ghi: giá tăng hợp đồng hoán Nợ TK chi phí TC đổi lũy kế đến cuối kỳ Có TK hợp đồng hoán trước, ghi đổi Nợ TK chênh lệch đánh Trường hợp cuối kỳ giá lại hợp đồng. .. giá lại hợp đồng hoán đổi Đồng thời kế toán ghi giảm giá trị danh nghĩa hợp đồng hoán đổi Có TK ngoại bảng hợp đồng hoán đổi III Ví dụ minh họa về hợp đồng hoán đổi 3.1 Hợp đồng hoán đổi lãi suất Tại ngày 1/1/2012, công ty X vay 5 triệu USD, thời hạn thanh toán gốc vay là ngày 31/12/2014, với lãi suất thả nổi là +1% Tiền lãi trả cuối năm Tại ngày 1/1/2012, công ty đã tham gia hợp đồng hoán đổi lãi... Có TK hợp đồng hoán đổi: 89.163 Nợ TK chêch lệch đánh giá lại hợp đồng hoán đổi: 89.163 Có TK hợp đồng hoán đổi: 89.163 Nợ TK chi phí tài chính:4 50.000 Có TK tiền: 450.000 Nợ TK tiền: 50000 Có TK doanh thu TC: 50000 Nợ TK tiền: 50000 Có TK chi phí TC: 50000 Nợ TK hợp đồng hoán đổi: 135.459 Có TK doanh thu TC: 135.459 Nợ TK hợp đồng hoán đổi: 135.459 Có TK chênh lệch đánh giá lại hợp đồng hoán đổi: 135.459... Tại thời điểm hợp đồng hoán đổi có hiệu lực( khi ký kết hợp đồng) 2.Định kỳ Kế toán ghi nhận số tiền lãi phải thu tương ứng với số tiền mang đi hoán đổi là doanh thu hoạt động tài chính và số tiền lãi phải trả tương ứng với tiền nhận về là chi phí TC 3.Khi lập báo cáo tài chính Hợp đồng hoán đổi nắm Hợp đồng hoán đổi nắm giữ nhằm mục đích giữ nhằm mục đích kinh doanh phòng ngừa rủi ro Kế toán ghi nhận... Nợ TK tiền : 100.000 Có TK hợp đồng hoán đổi: 46.296 Có TK doanh thu TC: 53.704 Nợ TK tiền: 100.000 Có TK chi phí TC: 100.000 Nợ TK chênh lệch đánh giá lại hợp đồng hoán đổi: 42.296 Có TK hợp đồng hoán đổi: 42.296 Có TK ngoại bảng hợp đồng hoán đổi: 5000.000 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ Ngày 1/7/2011,một công ty của New Zealand là công ty A vay 2 triệu USD với lãi suất 12% từ 1 công ty C của Mỹ,thời gian... khoản vay trong hợp đồng gốc( vay 5 triệu Nợ TK hợp đồng hoán Nợ TK hợp đồng hoán đổi: 5000000 đổi: 5000000 Nợ TK chi phí tài chính: 350000 Có TK tiền: 350000 USD, lãi suất thả nổi 6% +1%) Ghi nhận khoản chênh giữa số tiền phải trả ( lãi suất 8%/ năm x 5 triệu USD) và số tiền nhận về( lãi suất 7%/ năm x 5 triệu USD) trong hợp đồng hoán đổi Ghi nhận giá trị hợp lý của hợp đồng hoán đổi là số chênh lệch . lãi suất thực tế 8% : 89 .163 USD Nợ TK chi phí TC: 89 .163 Có TK hợp đồng hoán đổi: 89 .163 Nợ TK chêch lệch đánh giá lại hợp đồng hoán đổi: 89 .163 Có TK hợp đồng hoán đổi: 89 .163 Ngày 31/12/2013 Ghi. tiền: 342 .85 7 Nợ TK tiền: 42 .85 7 Có TK doanh thu TC: 42 .85 7 Nợ TK hợp đồng hoán đổi: 357.143 Có TK doanh thu TC: 357.143 Nợ TK chi phí TC: 342 .85 7 Có TK tiền: 342 .85 7 Nợ TK tiền: 42 .85 7 Có TK. ngân hàng với trị giá hợp đồng hoán đổi là 80 000USD, theo đó ở thời điểm hiện tại công ty A sẽ giao cho ngân hàng 80 000 USD, còn công ty B sẽ nhận 80 000USD theo tỷ giá mua, bán ở thời điểm hiện

Ngày đăng: 03/07/2015, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w