Thảo luận môn chuyên đề kế toán công cụ tài chính: Nợ phải trả tài chính

18 738 5
Thảo luận môn chuyên đề kế toán công cụ tài chính: Nợ phải trả tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NỢ PHẢI TRẢ TÀI CHÍNH I. Thông lệ quốc tế. I.1. Nhận diện “A financial liability is basically as contracual abligation to deliver cash (or other financial asset) or to exchange financial assets or financial liabilities under conditions that are potentially unfavourable” Nợ phải trả tài chính là một nghĩa vụ ghi trong hợp đồng phải thanh toán tiền hoặc thanh toán bằng tài sản tài chính hoặc phải trao đổi tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính trong điều kiện bất lợi cho đơn vị VD: Các khoản nợ phải trả tài chính có thể là: vay ngắn hạn và dài hạn ngân hàng, phải trả nội bộ… I.2. Phân loại Cả IAS 39 và IFRS 9 đều phân loại nợ phải trả tài chính thành 2 loại chính: • Nợ phải trả tài chính tại giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ • Nợ phải trả tài chính khác được ghi nhận tại giá gốc có phân bổ theo phương pháp lãi suất thực tế. I.2.1. Nợ phải trả ghi nhận theo giá trị thông qua lãi lỗ Đây là khoản nợ phải trả tài chính mà khi giá trị thay đổi sẽ được ghi nhận qua thu chi tài chính. Bao gồm hai loại: - Nợ phải trả tài chính để kinh doanh: một nợ phải trả tài chính được phân loại là loại hình kinh doanh, chẳng hạn như là một nghĩa vụ đối với chứng khoán vay mượn trong một kì kinh doanh ngắn, mà phải được trả lại trong tương lai. VD: Vay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả người bán… - Công cụ tài chính phái sinh. VD: Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, quyền chọn chuyển đổi trái phiếu… Đo lường và ghi nhận: Với nợ phải trả tài chính kinh doanh - Ban đầu: ghi nhận theo giá trị hợp lý - Sau ban đầu: ghi nhận theo giá trị hợp lý và thu chi tài chính. - Đáo hạn: lãi, lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh Với công cụ tài chính phái sinh - Ban đầu: ghi nhận theo giá trị hợp lý - Sau ban đầu ghi nhận theo giá trị phân bổ và thu chi tài chính - Đáo hạn: thu chi tài chính Trường hợp đặc biệt: 1 - Nợ phải trả tài chính đo lường qua giá trị hợp lý thông qua lãi, lỗ. Nợ này bao gồm các khoản nợ phải trả phái sinh được đo lường theo giá trị hợp lý trừ các khoản nợ phái sinh có mối liên hệ với các khoản vốn chủ sở hữu không có bằng chứng để chứng mình rằng đo lường bằng giá trị hợp lý là đáng tin cậy, do vậy trong trường hợp này chúng được đo lường bằng giá gốc. - Các khoản nợ phải trả tài chính phát sinh khi chuyển giao các tài sản tài chính không đủ điều kiện để ghi nhận theo các phương pháp tiếp cận đang được áp dụng theo chuẩn mực, dẫn đến việc chấm dứt ghi nhận. * Trong trường hợp các quyền và nghĩa vụ của tài sản được chuyển giao bằng giá trị hợp lý giữa các thực thể tham gia trên cơ sở độc lập, thì tài sản được chuyển giao này ghi nhận theo giá trị hợp lý. * Trong trường hợp các quyền và nghĩa vụ của tài sản được chuyển giao bằng chi phí phân bổ, thì sẽ xác định theo giá trị phân bổ. Ví dụ: I.2.2. Nợ phải trả tài chính khác Là khoản nợ phải trả tài chính không thuộc các nhóm nói trên Đo lường và ghi nhận: - Ban đầu: ghi nhận theo giá trị hợp lý - Sau ban đầu: Ghi nhận theo giá trị phân bổ theo phương pháp lãi suất hiệu quả - Đáo hạn: Lãi, lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh Trường hợp ngoại lệ: Các hợp đồng bảo hiểm tài chính và cam kết cung cấp một khoản vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Sau khi ghi nhận ban đầu, việc đo lường như sau * Số tiền được ghi nhận theo chuẩn mực IAS 37 (các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng). * Giá trị hao mòn lũy kế được ghi nhận theo chuẩn mực IAS 18 (doanh thu) I.3. Trái phiếu chuyển đổi Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 32 (IAS 32) – Công cụ tài chính, trái phiếu chuyển đổi là một công cụ tài chính phức hợp, nó gồm cả hai thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Do vậy các công ty phải ghi nhận riêng rẽ các thành phần này. Phần vốn chủ sở hữu được xác định là phần còn lại của giá trị hợp lý của trái phiếu chuyển đổi sau khi trừ giá trị hợp lý của phần nợ phải trả. Ví dụ minh họa: Công ty B phát hành 2.000 trái phiếu chuyển đổi tại ngày 1/1/2011. Số trái phiếu này có thời hạn 4 năm với lãi suất danh nghĩa là 6%/năm, được phát hành theo mệnh giá là 1.000 EUR mỗi trái phiếu (tổng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu là 2.000.000 EUR), tiền 2 lãi được trả hàng năm vào ngày 31/12. Mỗi trái phiếu có thể chuyển đổi thành 250 cổ phiếu thường với mệnh giá 1 EUR. Lãi suất thị trường của các trái phiếu tương tự nhưng không có điều khoản chuyển đổi là 9%/năm. Như vậy trái chủ sẽ nhận được tiền lãi hàng năm là 120.000 EUR và được thanh toán theo mệnh giá trái phiếu là 2.000.000 EUR (nếu không chuyển đổi sang cổ phiếu thường). Các thành phần của trái phiếu được xác định như sau: Thành phần nợ của trái phiếu =2.000.000 x 0,70843 + 120.000 x 3,23972 = 1.805.616 EUR. Thành phần vốn chủ của trái phiếu =2.000.000 – 1.805.616 = 194.384 EUR. Bút toán phản ánh nghiệp vụ phát hành trái phiếu như sau: Nợ TK Tiền: 2.000.000 Có TK Trái phiếu chuyển đổi: 1.805.616 Có TK Thặng dư vốn – quyền chọn chuyển đổi: 194.384 Định kỳ, kế toán phản ánh việc thanh toán lãi trái phiếu và ghi nhận chi phí tiền lãi theo lãi suất thực của trái phiếu, khoản thặng dư vốn về quyền chọn chuyển đổi trái phiếu không thay đổi trong toàn bộ vòng đời của trái phiếu chuyển đổi. Việc phân bổ trái phiếu được thực hiện theo bảng tính toán sau (đơn vị tính: EUR): Ngày Tiền thanh toán Chi phí lãi ghi nhận Khoản chiết khấu phân bổ Số dư trái phiếu cuối kỳ 01/01/2011 1.805.616 31/12/2011 120.000 162.506 42.506 1.848.122 31/12/2012 120.000 166.331 46.331 1.894.453 31/12/2013 120.000 170.501 50.501 1.944.954 31/12/2014 120.000 175.046 55.046 2.000.000 Ngày 31/12/2011, khi thanh toán tiền lãi năm thứ nhất công ty B sẽ ghi nhận chi phí tiền lãi (giả sử khoản chi phí đi vay này không được vốn hoá) theo lãi suất thực là 9% trên số dư nợ gốc trái phiếu đầu kỳ là 162.506 EUR (1.805.616 x 9%). Tiền lãi công ty thanh toán theo lãi suất danh nghĩa là 120.000 EUR nên khoản chiết khấu trái phiếu phân bổ là 162.506 – 120.000 = 42.506 EUR. Bút toán phản ánh việc trả lãi và phân bổ chiết khấu trái phiếu như sau: Nợ TK Chi phí tài chính (chi phí tiền lãi): 162.506 Có TK Tiền: 120.000 Có TK Trái phiếu chuyển đổi: 42.506 3 Tại thời điểm 31/12/2011, giá trị ghi sổ của tài khoản Trái phiếu chuyển đổi là 1.805.616 + 42.506 = 1.848.122 EUR. Giá trị ghi sổ của trái phiếu sẽ bằng với mệnh giá của trái phiếu khi trái phiếu được phân bổ hết phần chiết khấu tại thời điểm trái phiếu đáo hạn (21/12/2014). Việc tất toán trái phiếu chuyển đổi này được thực hiện theo 1 trong năm cách sau: Cách 1. Mua lại trái phiếu khi đáo hạn Nếu trái phiếu chuyển đổi không được chuyển đổi thành cổ phiếu, công ty B phải thanh toán cho các trái chủ mệnh giá của trái phiếu. Bút toán như sau: Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi: 2.000.000 Có TK Tiền: 2.000.000 Đồng thời công ty chuyển khoản Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi sang khoản Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường bằng bút toán: Nợ TK Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi: 194.384 Có TK Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường: 194.384 Cách 2. Chuyển đổi trái phiếu khi đáo hạn Nếu trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu thường khi đáo hạn, công ty B thực hiện các bút toán sau tại thời điểm chuyển đổi 31/21/2014: Phản ánh mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường: Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi: 2.000.000 Có TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu – Mệnh giá: 500.000 Có TK Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường: 1.500.000 Chuyển khoản Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi sang khoản Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường: Nợ TK Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi: 194.384 Có TK Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường: 194.384 Công ty cũng có thể gộp hai bút toán trên thành một bút toán như sau: Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi: 2.000.000 Nợ TK Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi:194.384 Có TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu – Mệnh giá: 500.000 Có TK Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường: 1.694.384 Tổng mệnh giá của số cổ phiếu thường được chuyển đổi là 2.000 x 250 x 1 = 500.000 EUR, Thặng dư vốn là chênh lệch giữa ghi sổ của trái phiếu tại thời điểm chuyển đổi 4 (mệnh giá trái phiếu) và mệnh giá cổ phiếu thường. Công ty không sử dụng giá trị hợp lý của cổ phiếu thường tại thời điểm chuyển đổi để hạch toán và do vậy không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào từ việc chuyển đổi được ghi nhận. Phương pháp này gọi là phương pháp giá ghi sổ vì giá ghi sổ của trái phiếu và khoản quyền chọn chuyển đổi liên quan được sử dụng để xác định giá trị của cổ phiếu thường (Tổng giá trị của cổ phiếu thường là 2.169.384 = 2.000.000 (giá ghi sổ trái phiếu) + 194.384 (giá ghi sổ của quyền chọn chuyển đổi). Cách 3. Chuyển đổi trái phiếu trước khi đáo hạn Nếu trái phiếu được chuyển đổi trước khi đáo hạn thì phương pháp giá ghi sổ cũng được áp dụng. Giả sử công ty thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu vào ngày 31/12/2013 thì bút toán phản ánh việc chuyển đổi như sau: Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi: 1.944.954 Nợ TK Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi: 194.384 Có TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu – Mệnh giá: 500.000 Có TK Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường: 1.639.338 (Công ty cũng có thể tách thành hai bút toán chuyển đổi riêng rẽ như trường hợp chuyển đổi tại thời điểm đáo hạn ở trên). Cách 4. Mua lại trái phiếu trước khi đáo hạn Trong một số trường hợp, các công ty quyết định việc mua lại trái phiếu chuyển đổi trước khi đáo hạn. Phương pháp sử dụng để phân bổ số tiền thanh toán để mua lại là phương pháp đã được sử dụng khi trái phiếu chuyển đổi được phát hành. Công ty B xác định giá trị hợp lý của thành phần nợ của trái phiếu chuyển đổi tại ngày mua lại, sau đó trừ khỏi giá trị này giá trị hợp lý của trái phiếu chuyển đổi đã phát hành (bao gồm cả thành phần vốn chủ sở hữu) để có được giá trị của thành phần vốn chủ sở hữu. Sau khi phân bổ thì khoản chênh lệch giữa giá trị của thành phần nợ được phân bổ và giá trị ghi sổ của khoản nợ được ghi nhận là lãi hay lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh và khoản liên quan đến thành phần vốn được ghi nhận (giảm) vốn chủ sở hữu. Giả sử công ty B mua lại trái phiếu tại ngày 31/12/2012. Tại thời điểm này giá trị hợp lý của trái phiếu chuyển đổi (gồm cả thành phần nợ và thành phần vốn) dựa trên giá thị trường là 1.980.000 EUR. Lãi suất của các khoản nợ tương đương với thời hạn 2 năm là 8% thì giá trị hợp lý của khoản nợ phải trả được tính như sau: Giá trị hợp lý của nợ phải trả =2.000.000 x 0,85734 + 120.000 x 1,78326 = 1.928.671 EUR 5 Khoản lỗ khi mua lại = Giá trị hiện tại của thành phần nợ tại ngày 31/12/2012 - Giá trị ghi sổ của thành phần nợ tại ngày 31/12/2012 = 1.928.671 – 1.894.453 = 34.218 EUR. Công ty B phát sinh một khoản lỗ khi mua lại vì giá trị khoản nợ được thanh toán lớn hơn giá trị ghi sổ của nó. Giá trị của khoản điều chỉnh vốn chủ được xác định như sau: Giá trị hợp lý của trái phiếu chuyển đổi tại ngày 31/12/2012 (gồm cả thành phần vốn) – Giá trị hợp của thành phần nợ tại ngày 31/12/2012 (tương đương với trái phiếu 2 năm không có điều khoản chuyển đổi) = 1.980.000 – 1.928.671 = 51.329 EUR. Công ty B ghi nhận bút toán phản ánh việc mua lại như sau: Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi: 1.894.453 Nợ TK Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi: 51.329 Nợ TK Lỗ do mua lại trái phiếu: 34.218 Có TK Tiền: 1.980.000 Khoản thặng dư vốn của quyền chọn cổ phiếu còn lại 143.055 EUR (194.384 – 51.329) được chuyển sang tài khoản thặng dư vốn cổ phiếu thường. Nợ TK Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi: 143.055 Có TK Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường: 143.055 Cách 5. chuộc lại trái phiếu (chuyển đổi bằng sự thuyết phục) Đôi khi nhà phát hành mong muốn khuyến khích việc chuyển đổi được thực hiện nhanh chóng để giảm chi phí tiền lãi hoặc cải thiện tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Vì vậy nhà phát hành có thể đề xuất thêm (tiền hoặc cổ phiếu thường) để thuyết phục việc chuyển đổi. Công ty phát hành báo cáo khoản chi thêm này là chi phí của kỳ hiện hành theo giá trị hợp lý của các chứng khoán phát hành thêm hoặc các khoản khác được trao. Giả sử trong giao kèo ban đầu, các trái chủ của công ty B có quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường cho đến khi trái phiếu đáo hạn. Công ty B thuyết phục các trái chủ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu tại ngày 31/12/2012. Để khuyến khích các trái chủ thực hiện chuyển đổi, công ty B đồng ý thanh toán cho các trái chủ thêm 50.000 EUR tiền mặt. Giả sử việc chuyển đổi được thực hiện thì bút toán phản ánh như sau: 6 Nợ TK Chi phí chuyển đổi trái phiếu: 50.000 Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi: 1.894.453 Nợ TK Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi: 194.384 Có TK Vốn đầu tư chủ sở hữu – Cổ phiếu thường: 500.000 Có TK Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường: 1.588.837 Có TK Tiền: 50.000 Nếu khoản khuyến khích chuyển đổi được thanh toán bằng cổ phiếu thì chi phí chuyển đổi được ghi nhận theo giá trị hợp lý của cổ phiếu thanh toán. Giả sử tại ngày 31/12/2012, công ty B cho phép các trái chủ có thể chuyển đổi các trái phiếu thành cổ phiếu với tỷ lệ 1 trái phiếu lấy 260 cổ phiếu thường. Giá thị trường 1 cổ phiếu tại ngày 31/12/2012 là 4 EUR. Chi phí cho việc chuyển đổi trái phiếu là giá trị hợp lý của số cổ phiếu trả thêm cho các trái chủ=2.000 x (260 – 250) x 4 = 80.000 EUR. Bút toán phản ánh việc chuyển đổi như sau: Nợ TK Chi phí chuyển đổi trái phiếu: 80.000 Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi: 1.894.453 Nợ TK Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi: 194.384 Có TK Vốn đầu tư chủ sở hữu – Cổ phiếu thường: 520.000 Có TK Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường: 1.648.837 Một số người lập luận rằng chi phí của việc khuyến khích chuyển đổi là chi phí để có được vốn chủ sở hữu và do vậy chúng cần được ghi nhận là khoản giảm trừ vốn chủ sở hữu (thặng dư vốn). Tuy nhiên IASB cho rằng khi nhà phát hành thanh toán thêm để khuyến khích chuyển đổi, việc thanh toán này là cho một dịch vụ (trái chủ thực hiện chuyển đổi tại một thời điểm nhất định) và cần ghi nhận là chi phí. Kết luận: Việc hạch toán trái phiếu chuyển đổi là một chủ đề kế toán gây tranh cãi. Chuẩn mực kế toán Mỹ hiện tại quy định toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu chuyển đổi được ghi nhận là khoản nợ phải trả. Trong khi đó chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành quy định số tiền thu được từ phát hành trái phiếu chuyển đổi cần được ghi nhận thành các thành phần nợ và vốn riêng biệt. Việc ghi nhận các thành phần riêng biệt này giúp cho thông tin trên báo cáo tài chính liên quan đến trái phiếu chuyển đổi phản ánh đúng bản chất hơn. Bên cạnh đó việc hạch toán theo phương án này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn chi phí đi vay trong việc phát hành trái phiếu so với phương án ghi nhận toàn bộ số tiền phát hành trái phiếu thu được ghi nhận là nợ phải trả. Chế độ kế toán Việt Nam nên thực hiện 7 theo các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế về trái phiếu chuyển đổi để nâng cao chất lượng của các thông tin trình bày trong các báo cáo tài chính. II. Chế độ kế toán Việt Nam 2.1. Khái quát về nợ phải trả tài chính. 2.1.1. Khái niệm Với công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, thị trường vốn, thị trường tiền tệ và thị trường các công cụ tài chính phái sinh cũng đã được hình thành và phát triển theo các nguyên tắc thị trường, góp phần phân bổ các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các thành phần tham gia vào thị trường các công cụ tài chính tại Việt Nam là: Chính phủ, NHTW, định chế tài chính, doanh nghiệp, các doanh nhân, các nhà buôn, các nhà môi giới và cả những nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thị trường tài chính vẫn còn nhỏ bé, chưa phát triển thể hiện ở sự kém đa dạng ở chủng loại hàng hoá và hạn chế các giao dịch,các giao dịch còn mang tính thí điểm và đơn lẻ, số lượng giao dịch của các công cụ này còn hết sức khiêm tốn, chưa phổ biến. Về phương diện hành lang pháp lí ,quy dịnh của nhà nước: hiện nay, trong các chuẩn mực kế toán chưa có định nghĩa ,những quy định cụ thể về công cụ tài chính, tài sản tài chính, khoản nợ tài chính, công cụ vốn, công cụ tài chính phái sinh, công cụ tài chính phức hợp, công cụ tài chính tự bảo hiểm và một số khái niệm liên quan Mà trên thực tế Việt Nam mới chỉ có hướng dẫn cho các doanh nghiệp vân dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính đó là thông tư 210/2009/TT-BTC.Tuy nhiên, các quy định kế toán và các quy định pháp lý liên quan đến các công cụ tài chính của Việt Nam hiện nay chỉ mới giải quyết được một số vấn đề cơ bản, các nghiệp vụ đơn giản về các công cụ tài chính. Theo thông tư 210/2009 đã định nghĩa : Công cụ tài chính: Là hợp đồng làm tăng tài sản tài chính của đơn vị và nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác. Nợ phải trả tài chính: Là các nghĩa vụ sau: - Mang tính bắt buộc để: * Thanh toán tiền mặt hoặc tài sản tài chính cho đơn vị khác; * Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện không có lợi cho đơn vị; hoặc - Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị 8 Dựa trên những khái niêm này thì các đối tượng thuộc vào khoản mục nợ phải trả tài chính tại các doanh nghiệp bao gồm:Các khoản phải trả ,vay ngắn hạn; Các khoản nhận kí quỹ kí cược; Các khoản vay dài hạn; Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành; Các công cụ tài chính phức hợp như : trái phiếu chuyển đổi ,cổ phiếu ưu đãi cổ phiếu có khả năng hoàn trả. 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của nợ phải trả tài chính - Nợ phải trả tài chính cũng như công cụ tài chính là thành phần quan trọng trong hệ thống tài chính. - Nợ phải trả tài chính là một trong những công cụ của thị trường tài chính , nó giúp cho các bên tham gia thị trường tài chính có thêm lựa chọn trong việc lựa chọn hình thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. - Góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính và phát triền nền kinh tế. 2.2. Phân loại nợ phải trả tài chính Các khoản nợ tài chính phân loại thành hai nhóm khoản nợ tài chính sau : Loại 1 : các khoản nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ. Là một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ phải trả tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau: - Nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh. Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm chứng khoán nắm giữ để kinh doanh, nếu: - Được mua hoặc tạo ra chủ yếu cho mục đích bán lại/ mua lại trong thời gian ngắn; - Có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; hoặc - Công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả). Loại 2 : các khoản nợ tài chính khác được đo lường theo giá trị phân bổ phương pháp lãi suất thực . 2.3. Đo lường • Thời điểm ghi nhận ban đầu: đơn vị xếp nợ phải trả tài chính vào nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ phản ánh theo giá trị hợp lý. • Thời điểm sau ban đầu và đáo hạn: mỗi doanh nghiệp Việt Nam sử dụng cách ghi nhận và đo lường khác Đo lường theo giá trị gốc. Ở Việt Nam, hệ thống kế toán được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc giá gốc. Hầu như tất cả các tài khoản nợ phải trả tài chính trừ trái phiếu đều ghi nhận với giá gốc. Sau thời điểm ghi nhận ban đầu tài sản và nợ phải trả vẫn được trình bày theo giá gốc. Hệ quả 9 của việc ghi nhận theo giá gốc là trong quá trình nắm giữ tài sản và nợ phải trả kế toán không ghi nhận sự biến động về giá thị trường, giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả này. Đo lường theo giá trị phân bổ. Về Giá gốc có phân bổ là mức giá được xác định trên cơ sở áp dụng phương pháp lãi suất thực tế để xác định giá trị hiện tại của dòng tiền liên quan đến tài sản và nợ phải trả theo một lãi suất chiết khấu nhất định. Đo lường theo 'giá gốc có phân bổ' chưa được quy định cụ thể trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ - BTC, phương pháp kế toán trái phiếu phát hành trong trường hợp có phát sinh chiết khấu hoặc phụ trội đã thực hiện theo mô hình này. - Chiết khấu trái phiếu được phân bổ dần để tính vào chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu; - Phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trội có thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng: + Theo phương pháp lãi suất thực tế: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội phân bổ vào mỗi kỳ được tính bằng chênh lệch giữa chi phí lãi vay phải trả cho mỗi kỳ trả lãi (được tính bằng giá trị ghi sổ đầu kỳ của trái phiếu nhân (x) với tỷ lệ lãi thực tế trên thị trường) với số tiền phải trả từng kỳ. + Theo phương pháp đường thẳng: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội phân bổ đều trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.  Sau đây sẽ đưa ra một ví dụ việc đo lường theo giá trị phân bổ đối với trái phiếu thông qua hai phuơng pháp đường thẳng và phương pháp lãi suất thực tế. Một trái phiếu có thời hạn 5 năm giá trị khi đáo hạn là 100.000 VNĐ lãi suất trái phiếu là 7%/năm, lãi trả một năm một lần vào ngày 31/12. Trái phiếu được phát hành vào ngày 01/01/2008 với lãi suất thị trường là 8%/năm. Giá bán trái phiếu là 96.007 VNĐ (do lãi suất thị trường cao hơn lãi suất ghi trên trái phiếu). Đây là loai trái phiếu chiết khấu Chiết khấu trái phiếu=100.000 - 96.007= 3.993 Xác định giá trị cần phân bổ cho phần chiết khấu được tính toán như sau: Phân bổ theo phương pháp đường thẳng Phân bổ theo phương pháp lãi suất thực Mức chiết khấu phân bổ từng năm Chiết khấu từng năm được xác định theo bảng sau: Thời điểm Tiền lãi (lãi suất trái Tiền lãi (lãi suất Phân bổ chiết Giá trị trái phiếu 10 [...]... đều định nghĩa: Nợ phải trả tài chính là một nghĩa vụ ghi trong hợp đồng phải thanh toán tiền hoặc thanh toán bằng tài sản tài chính hoặc phải trao đổi tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính trong điều kiện bất lợi cho đơn vị Về phân loại, nợ phải trả tài chính đều được phân loại thành: +/ Nợ phải trả tài chính tại giá trị hợp lý thông qua kết quả kinh doanh +/ Nợ phải trả tài chính khác được ghi nhận... quyền chọn • III So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế với chế độ kế toán Việt Nam về Nợ phải trả tài chính và những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện vấn đề 3.1 So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế với chế độ kế toán Việt Nam về Nợ phải trả tài chính: Qua việc tìm hiểu về Nợ phải trả tài chính theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế, Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế và chế độ kế toán Việt Nam ta rút ra được một... với công cụ tài chính phức hợp (là loại công cụ tài chính bao gồm cả công cụ nợ và công cụ vốn) tại điều 9: 1 Tổ chức phát hành công cụ tài chính phi phái sinh phải xem xét các điều khoản trong công cụ tài chính để xác định liệu công cụ đó có bao gồm cả thành phần nợ phải trả và thành phần vốn chủ sở hữu hay không Việc nhận biết các thành phần của công cụ tài chính phức hợp được căn cứ vào nghĩa vụ phải. .. nghĩa vụ phải trả (nợ phải trả tài chính) của đơn vị tạo ra từ công cụ tài chính và quyền của người nắm giữ công cụ để chuyển đổi thành công cụ vốn chủ sở hữu Ví dụ, trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông là công cụ tài chính phức hợp, gồm hai bộ phận: Nợ phải trả tài chính (thỏa thuận mang tính bắt buộc phải chi trả tiền mặt hoặc tài sản tài chính) và công cụ vốn chủ sở... trong vòng một năm tài chính) Nợ đến hạn trả Phản ánh các khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả mà chưa trả trong kỳ kế toán năm; số nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ kế toán năm tới và tình hình thanh toán các khoản nợ đó. (Nợ dài hạn đến hạn trả là các khoản nợ dài hạn đã đến hạn phải trả cho chủ nợ trong niên độ kế toán hiện hành) Phải trả cho Phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của người bán... nợ phải trả tài chính trong công cụ tài chính phức hợp được trình bày riêng biệt với phần được phân loại là tài sản tài chính hoặc vốn chủ sở hữu trên Bảng Cân đối kế toán 3 Giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ tài chính phức hợp được phân bổ cho thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Phần vốn chủ sở hữu được xác định là giá trị còn lại của công cụ tài chính sau khi trừ đi giá trị hợp lý của phần nợ. .. như các khoản phải trả, trái phiếu…, thì hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực, hướng dẫn phương pháp hạch toán kế toán cụ thể đối với các công cụ nợ phải trả tài chính nói chung Bộ Tài Chính mới chỉ ban hành thông tư 210/2009/TT-BTC – “Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính Trong thông... phiếu trả sau là 6%/năm Theo báo cáo tài chính năm 2012 đã được kiểm toán, toàn bộ giá trị của đợt phát hành này được REE ghi nhận vào khoản mục “Vay dài hạn” 14 Công Cụ Nợ Phải Trả Tài Chính Phái Sinh Về cách hạch toán công cụ nợ tài chính phái sinh theo quy định tại thông tư 210/2009/TT-BTC: “Cổ phiếu ưu đãi được trình bày là nợ phải trả tài chính nếu có điều khoản yêu cầu người phát hành phải mua... liên quan tới công cụ tài chính nói chung và nợ phải trả tài chính nói riêng Ban hành them các Chuẩn mực kế toán cũng như các văn bản pháp quy các liên quan tới vấn đề này nhằm tạo ra sự thống nhất trong phương pháp xử lý kế toán đối với các nghiệp vụ kế toán đặc thù liên quan tới nợ phải trả tài chính - Xúc tiến các nhóm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này, tổ chức các hội thảo, chuyên đề từ đó góp phần... kế toán chưa có định nghĩa và những quy định cụ thể về nợ phải trả tài chính Trên thực tế, Việt Nam mới chỉ có thông tư 210/2009/TT-BTC-“Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính Bảng so sánh chế độ kế toán Việt Nam & thông lệ quốc tế Giống: Về khái niệm, giữa IFRS 9 và thông tư 210/2009/TT-BTC đều định nghĩa: Nợ phải . 100.000 Tổng 35 .000 38 .9 93 3.9 93 Định khoản: - Ngày 1/1/20 13: Khi nhà đầu tư mua trái phiếu, doanh nghiệp ghi: Nợ TK 112: 96.007 Nợ TK 34 32 - Chiết khấu trái phiếu: 100.000 – 96.007 = 3. 9 93 Có TK 34 31. 1.805.616 31 /12/2011 120.000 162.506 42.506 1.848.122 31 /12/2012 120.000 166 .33 1 46 .33 1 1.894.4 53 31/12/20 13 120.000 170.501 50.501 1.944.954 31 /12/2014 120.000 175.046 55.046 2.000.000 Ngày 31 /12/2011,. = (4)*8% (3) = (2) - (1) (4) 1/1/2008 96.007 31 /12/2008 7.000 7.681 681 96.688 31 /12/2009 7.000 7. 735 735 97.4 23 31/12/2010 7.000 7.794 794 98.217 31 /12/2011 7.000 7.857 857 99.074 31 /12/2012

Ngày đăng: 03/07/2015, 09:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Thông lệ quốc tế.

    • I.1. Nhận diện

    • I.2. Phân loại

    • I.3. Trái phiếu chuyển đổi

    • 2.1. Khái quát về nợ phải trả tài chính.

      • 2.1.1. Khái niệm

      • 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của nợ phải trả tài chính

      • 2.2. Phân loại nợ phải trả tài chính

      • Loại 1 : các khoản nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ.

      • 2.3. Đo lường

        • Thời điểm ghi nhận ban đầu: đơn vị xếp nợ phải trả tài chính vào nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ phản ánh theo giá trị hợp lý.

        • Thời điểm sau ban đầu và đáo hạn: mỗi doanh nghiệp Việt Nam sử dụng cách ghi nhận và đo lường khác

        • Đo lường theo giá trị gốc.

        • Đo lường theo giá trị phân bổ.

        • 2.4. Tài khoản sử dụng.

        • Phản ánh số tiền mà đơn vị nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài đơn vị với thời gian dưới 1 năm, để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết.

          • Công Cụ Tài Chính Phức Hợp.

          • Công Cụ Nợ Phải Trả Tài Chính Phái Sinh

          • 3.1. So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế với chế độ kế toán Việt Nam về Nợ phải trả tài chính:

          • 3.2. Ưu nhược điểm của chế độ kế toán Việt Nam

          • 3.3. Những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện vấn đề.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan