Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
63,2 KB
Nội dung
MỤC LỤC 1 NHÓM 2 – ĐỀ TÀI 2: HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI I. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI 1.1. Một số thuật ngữ: Sàn giao dịch tương lai ( futures exchange ) : - Là sàn giao dịch cho các giao dịch Tương lai cả về hàng hóa là công cụ Tài chính lẫn hàng hóa thông thường . - Là thị trường hàng hóa nơi mà các hợp đồng tương lai về các công cụ tài chính hoặc hàng hóa thông thường ( Bột mỳ , đậu tương , cà phê ) được mua và bán . Các thông tin về chỉ số cổ phiếu , trái phiếu và hợp đồng quyền chọn cũng cũng được giao dịch và niêm yết trên thi trường này . Giá tương lai hay giá xuất phát ( Futures price ): - Là giá được xác lập , thỏa thuận tại ngày kí hợp đồng . Giá giao dịch: - Là giá tại ngày tài sản được trao tay . Nó khác với giá tương lai ở chỗ : đó là các khoản lỗ của các bên – và các khoản này thì đã được thanh toán qua quá trình ghi giá thị trường . 1.2. Khái niệm hợp đồng tương lai: Hợp đồng tương lai là một công cụ tài chính phái sinh. Hợp đồng tương lai: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá niêm yết tại ngày giao dịch, được chuẩn hoá theo quy định và được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung. Do vậy, về bản chất, việc giao dịch các hợp đồng hàng hóa tương lai tương đương với việc mua hàng trong tương lai nhưng với giá đã được xác định tại hiện tại. Việc giao dịch này giúp cho thị trường có thể tự điều chỉnh giá. Khi có biến động (chẳng hạn điều kiện thời tiết thay đổi…) sẽ xảy ra trong tương lai thì giá cả sẽ được phản ánh trên thị trường tương lai trước khi có sự thay đổi giá thực sự trên thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể 2 chủ động về kế hoạch sản xuất - kinh doanh. HĐTL được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro không chỉ cho các nhà xuất khẩu, cho người sản xuất mà cho cả các nhà nhập khẩu. Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường HĐTL là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi và là công cụ cho các nhà đầu cơ. 1.3. Đặc điểm của HDTL 1.3.1. HDTL là một công cụ tài chính phái sinh: thỏa mãn đồng thời ba đặc điểm chung của CCTC phái sinh sau: - Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường, như: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa hoặc giá chứng khoán; - Không phải đầu tư tại thời điểm khởi đầu hợp đồng hoặc chỉ cần đầu tư ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường; và - Được thanh toán vào một ngày trong tương lai. 1.3.2. Đặc điểm riêng của HDTL: HĐTL có nhiều đặc điểm riêng biệt, không có ở các hợp đồng khác. Hợp đồng tương lai, nhờ đặc điểm có tính linh hoạt đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn và thường được xem là một phương thức tốt hơn để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. - Thứ nhất, Giao dịch giữa ba bên: Người mua, Người bán và Sở Giao dịch (thu tiền và trả tiền) Ngoài bên mua và bên bán như trong HDKH thì HDTL còn có thêm bên thứ 3 là Sở Giao dịch. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai chính là tồn tại một sở giao dịch có tổ chức giao dịch hợp đồng tương lai, trong khi đối với hợp đồng kỳ hạn thì không. Như vậy, hợp đồng kỳ hạn chỉ là hợp đồng riêng biệt giữa hai bên còn hợp đồng tương lai được trao đổi trên thị trường. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng tương lai được đảm bảo đầy đủ bởi sàn giao dịch. 3 Sở giao dịch HĐTL cho phép các nhà giao dịch vô danh được mua và bán các hợp đồng giao dịch tương lai mà không phải xác định rõ đối tác trong một hợp đồng cụ thể. Chỉ cần các bên tuân thủ quy định pháp luật khi ký kết thì quyền và nghĩa vụ các bên sẽ được bảo đảm. Ngoài ra, Sở giao dịch còn tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn. - Thứ hai, Hàng hóa trong HĐTL được tiêu chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai được niêm yết công khai trên sàn giao dịch, có các đặc điểm kỹ thuật mang tính chuẩn hoá quy định bởi sàn giao dịch; Giá trị hợp đồng tương lai được xác định theo giá thị trường hàng ngày trên sàn giao dịch; Có thể nói HDTL là HDKH được tiêu chuẩn hóa. Các hợp đồng kỳ hạn có thể được lập ra cho bất kỳ loại hàng hoá nào, với bất kỳ số lượng và chất lượng, thời hạn thanh toán được hai bên tham gia hợp đồng chấp thuận. Trong khi đó, các hợp đồng tương lai niêm yết tại các Sở giao dịch được quy định đối với một số hàng hoá cụ thể và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và tại một thời điểm giao hàng xác định. Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa trong Thị trường tương lai là: tên hàng, chất lượng, độ lớn hợp đồng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng. - Thứ ba, Các bên phải ký quỹ để tham gia giao dịch: Trong khi hợp đồng tương lai nói đến việc mua bán trong tương lai thì mục đích của sở giao dịch tương lai là giảm thiểu rủi ro phá vỡ hợp đồng giữa hai bên. Do đó, việc mua bán đòi hỏi cả hai bên đặt cọc một khoản tiền ban đầu, gọi là tiền ký quỹ. Tại thời điểm khởi đầu hợp đồng, các bên tham gia vào hợp đồng tương lai phải mở tài khoản ký quỹ tại sàn giao dịch hoặc nhà môi giới trung gian. Tiền ký quỹ ban đầu: Là khoản tiền mà các bên tham gia vào hợp đồng tương lai phải nộp vào tài khoản ký quỹ tại thời điểm khởi đầu giao dịch hợp đồng tương lai theo quy định của nhà môi giới. - Thứ tư, Có giá tham chiếu của Sàn giao dịch làm cơ sở xác định lãi/ lỗ trừ thằng vào tài khoản ký quỹ Hàng ngày, khi có chênh lệch giữa giá trị thị trường của tài sản cơ sở và giá trị tài sản cơ sở quy định trong hợp đồng, nhà môi giới hoặc sàn giao dịch sẽ thông báo cho các bên 4 số tiền phải trả hoặc được nhận thông qua tài khoản ký quỹ mở tại nhà môi giới; Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, các bên phải duy trì số dư tài khoản ký quỹ trên mức tối thiểu được quy định bởi sàn giao dịch và phải nộp thêm tiền vào tài khoản ký quỹ nếu số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu. Khoản biến động về tiền ký quỹ: Là khoản tiền các bên tham gia vào hợp đồng tương lai phải trả hoặc được nhận thông qua tài khoản ký quỹ trong quá trình giao dịch hợp đồng tương lai khi có sự biến động về lãi suất hoặc giá cả hàng hoá trên thị trường. Mức ký quỹ tối thiểu: Là số dư tối thiểu của tài khoản ký quỹ mà các bên tham gia vào hợp đồng tương lai phải duy trì trong suốt quá trình giao dịch hợp đồng tương lai theo quy định của nhà môi giới. Khi số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu, doanh nghiệp phải nộp bổ sung tiền ký quỹ để đảm bảo số dư tài khoản. Đối với các hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ và lãi sẽ được thanh toán khi các hợp đồng đáo hạn. Trong khi đó đối với các hợp đồng tương lai, những thay đổi về giá trị của các bên tham gia hợp đồng (thông qua tài khoản) được điều chỉnh hàng ngày theo mức giá trị thị trường. Các hợp đồng tương lai còn có một số yêu cầu ký quỹ nhất định. Như vậy, chính sự kết hợp giữa việc thanh toán hàng ngày và yêu cầu ký quỹ sẽ giúp phòng ngừa được rủi ro trong thanh toán của hợp đồng tương lai. - Thứ năm, Có thể tất toán sớm: Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp và được thanh toán bù trừ đa phương bởi sàn giao dịch. Các bên trong hợp đồng có thể tất toán hợp đồng tại hoặc trước thời điểm đáo hạn hợp đồng. Tại thời điểm đáo hạn hợp đồng, việc thanh toán có thể được thực hiện bằng cách chuyển giao tài sản cơ sở hoặc thanh toán số tiền chênh lệch giữa giá tại ngày đáo hạn hợp đồng và giá tại ngày ký hợp đồng. Trong các hợp đồng thông thường, khi các bên muốn thanh lý hợp đồng trước ngày giao hàng đồng nghĩa với việc thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng hoặc thoả thuận chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác, khi đó các bên sẽ thoát khỏi sự ràng buộc về nghĩa vụ với nhau. Tuy nhiên trong HĐTL thì các bên có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn một cách dễ dàng mà không cần phải thông qua một sự thoả thuận nào bằng cách thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Cứ như thế, các bên có thể mua đi bán lại nhiều lần một loại hàng hóa vào một tháng giao hàng nhất định trong tương lai. Đến ngày giao hàng, nếu các bên không muốn giao hàng thực sự thì CQTL sẽ thanh toán bù trừ các loại hợp đồng đó và nghĩa vụ giao hàng cũng như nhận hàng của họ được chuyển giao cho người khác. 5 - Thứ sáu, Là hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. Khi lập một HĐTL thì các bên bị ràng buộc quyền và nghĩa vụ vào trong mối liên hệ đó. Trong đó bên bán phải có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng xác định cho bên mua và có quyền nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ở một giá thoả thuận trước. Còn bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thoả thuận trong hợp đồng và có quyền nhận hàng cũng vào một thời điểm trong tương lai. Đặc điểm trên cũng là một dấu hiệu giúp phân biệt HĐTL với một loại hợp đồng phái sinh khác là hợp đồng quyền chọn (Options). Trong hợp đồng quyền chọn thì chỉ bên mua quyền được mua (Buy Call) hoặc mua quyền được bán (Buy Put) mới có quyền, bên còn lại (Sell Call – Sell Put) không có quyền mà phải thực hiện nghĩa vụ mà mình cam kết với bên kia. Như vậy, cả hai bên trong quan hệ HĐTL đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định. Và để đảm bảo cho các HĐTL được thi hành nên SGD đã qui định các biện pháp bảo đảm đối với cả bên mua lẫn bên bán bằng việc ký quỹ hoặc các giấy tờ chứng minh khác. Tóm tắt sự khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai: Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Là hợp đồng riêng biệt giữa hai bên Là hợp đồng trao đổi trên thị trường qua Sàn giao dịch Không chuẩn hoá hợp đồng Tiêu chuẩn hoá hợp đồng Không được tất toán sớm Có thể tất toán sớm Thanh toán ở thời điểm chấm dứt hợp đồng Thanh toán hàng ngày Các bên đều xác định rõ đối tác của mình là ai. Các đối tác được xác định một cách ngẫu nhiên. Rủi ro về thanh toán, Rủi ro về Hàng hóa cao Rủi ro về thanh toán và hang hóa thấp hơn so với HDKH Khả năng phá vỡ hợp đồng cao, đối mặt với rủi ro khi phía đối tác khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp Khả năng phá vỡ hợp đồng thấp. Các trung tâm thanh toán bù trừ sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và 6 đồng. người mua, luôn đảm bảo uy tín. 7 1.4. Phân loại HDTL: - Theo tài sản cơ sở, HDTL được phân loại thành: HDTL Hàng hóa: Hợp đồng hàng hoá tương lai là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa một bên cụ thể và các bên khác đại diện bởi sàn giao dịch để xác định mức giá cả hàng hoá theo từng kỳ hạn cụ thể tại một thời điểm trong tương lai và mang đầy đủ các đặc điểm chung của hợp đồng tương lai. Hàng hoá được giao dịch trong hợp đồng tương lai chủ yếu là các lại nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt ) hoặc các sản phầm nông nghiệp (gạo, cà phê, kakao ). Khi tham gia sản phẩm phái sinh này, các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch giữa giá hàng hoá kỳ hạn và giá trị hợp lý của hàng hoá được công bố hàng ngày. Việc thanh toán được thực hiện hàng ngày dưới hình thức bù trừ đa phương thông qua tài khoản ký quỹ của các bên mở tại sàn giao dịch khi có sự chênh lệch giữa hai loại giá nêu trên. Hàng hoá là đối tượng trao đổi của hợp đồng tương lai nhưng thực tế rất ít khi xảy ra việc giao hàng hoá hiện vật (tài sản cơ sở) vì người mua hợp đồng tương lai sẽ tất toán bằng việc bán hợp dồng tương lai đó trước hoặc vào thời điểm đáo hạn hợp đồng. Lợi nhuận thu được từ giao dịch hợp đồng tương lai được dùng để bù đắp rủi ro khi mua, bán hàng hoá hiện vật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người mua và người bán có thể chuyển giao tài sản cơ sở cho nhau. Những yếu tố chủ yếu được quy định trong Hợp đồng hàng hoá tương lai gồm: Tên, địa chỉ, mã số thuế bên, số hiệu tài khoản ký quỹ; Loại, số lượng danh nghĩa và giá cả kỳ hạn của hàng hoá giao dịch; Thời hạn giao dịch; bước nhảy giá tối thiểu (tính theo tỷ lệ %), giá trị bước nhảy giá tối thiểu, sàn thực hiện giao dịch. HDTL Lãi suất: Hợp đồng lãi suất tương lai là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa một bên cụ thể và các bên khác đại diện bởi sàn giao dịch để xác định mức lãi suất theo từng kỳ hạn cụ thể áp dụng cho một khoản tiền nhất định tại một thời điểm trong tương lai và mang đầy đủ các đặc điểm chung của hợp đồng tương lai. Khi tham gia sản phẩm phái sinh này, các bên không thanh toán cho nhau khoản tiền gốc danh nghĩa trong hợp đồng mà chỉ thanh toán phần chênh lệch giữa lãi suất 8 kỳ hạn được công bố hàng ngày và lãi suất kỳ hạn của khoản tiền danh nghĩa được quy định trong hợp đồng. Việc thanh toán được thực hiện hàng ngày dưới hình thức bù trừ đa phương thông qua tài khoản ký quỹ của các bên mở tại sàn giao dịch khi có sự chênh lệch giữa hai loại lãi suất nêu trên. Những yếu tố chủ yếu được quy định trong Hợp đồng lãi suất tương lai gồm: Tên, địa chỉ, mã số thuế bên, số hiệu tài khoản ký quỹ; Loại tiền tệ và giá trị danh nghĩa của số tiền vay hoặc cho vay; Kỳ hạn lãi suất và mức lãi suất; Thời hạn giao dịch; bước nhảy lãi suất tối thiểu (tính theo tỷ lệ %), giá trị bước nhảy lãi suất tối thiểu, sàn thực hiện giao dịch. HDTL Chứng khoán: HDTL Tiền tệ - Theo mục đích của Nhà đầu tư: HDTL cho mục đích Kinh doanh: − Khi DN nhận thấy sẽ có lãi trong tương lai thì sẽ ký HDTL gắn với Tài sản cơ sở. − Các HDTL cho mục đích kinh doanh chủ yếu thanh toán tiền thuần (chỉ cần Lợi nhuận, cần tiền) HDTL cho mục đích Phòng ngừa rủi ro: − Khi DN nhận thấy DN có khả năng bị lỗ/ bất lợi cho DN thì sẽ ký HDTL gắng với Tài sản cơ sở. Ví dụ: DN sở hữu một Tài sản và có nguy cơ bị lỗ do giá đang giảm gây lỗ cho DN khi đó DN sẽ ký HDTL bán TS đó hoặc khi DN cần có HH để SX, KD nhưng HH đang có nguy cơ tăng giá khi đó DN ký HDTL mua HH để phòng trường hợp giá tăng đột xuất. − Hầu hết HDTL cho mục đích phòng ngừa rủi ro đều có sự chuyển giao tài sản cơ sở. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về các loại HDTL cũng như nguyên tắc, phương pháp hạch toán chúng trong các ví dụ ở các phần tiếp theo. 9 II. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN 2.1. Nguyên tắc kế toán: 1. Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Khi tham gia vào HĐTL, kế toán căn cứ vào thông báo của nhà môi giới về số tiền ký quỹ ban đầu phải nộp để ghi nhận số tiền ký quỹ ban đầu mở tại tài khoản ký quỹ ở nhà môi giới là tài sản phái sinh. Phí môi giới phải trả cho nhà môi giới (nếu có) được ghi nhân toàn bộ vào chi phí tài chính trong kỳ phát sinh. 2. Khi có biến động về giá cả hàng hóa, chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái trên thị trường, căn cứ thông báo của sản giao dịch hoặc nhà môi giới, kế toán ghi nhận khoản biến động về tiền ký quỹ theo nguyên tắc: - Trường hợp DN sử dụng HĐTL cho mục đích kinh doanh, khoản biến động về tiền ký quỹ được hạch toán ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu tăng) hoặc chi phí tài chính (nếu giảm) - Trường hợp DN sử dụng HĐTL cho mục đích phòng ngừa rủi ro, khoản biến động về tiền ký quỹ được hạch toán là khoản chênh lệch đánh giá lại HĐTL trong phần vốn chủ sở hữu. 3. Khi có số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu theo quy định của sàn giao dịch hoặc nhà môi giới, doanh nghiệp phải ghi nhận số tiền nộp bổ sung vào tài khoản ký quỹ để duy trì số dư tài khoản ký quỹ không thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu. 4. Khi thanh lý HĐTL, kế toán thu hồi lại số dư tiền ký quỹ và giảm số dư tài khoản ký quỹ. 5. Trường hợp HĐTL sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro, khi thanh lý HĐTL hoặc khi giao dịch dự kiến xảy ra, kế toán phải kết chuyển khoản biến động về tiền ký quỹ thuần đang được theo dõi trong phần vốn chủ sở hữu vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: - Đối với hợp đồng lãi suất tương lai, khoản biến động về tiền ký quỹ thuần đang được theo dõi trong phần vốn chủ sở hữu được kết chuyển vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính. - Đối với hợp đồng hàng hóa tương lai, khoản biến động về tiền ký quỹ thuần đang được theo dõi trong phần vốn chủ sở hữu được kết chuyển vào giá vốn hàng bán. 10 [...]... Hợp đồng tương lai cho mục đích kinh doanh: 2.1.Đối với hợp đồng lãi suất tương lai: - Kế toán phản ánh khoản biến động của tiền ký quỹ (nếu có) Lãi: Nợ TK Kí quỹ Có TK Doanh thu Tài chính Lỗ: Nợ TK Chi phí Tài chính Có TK Kí quỹ 16 - Kế toán phản ánh số tiền thu hồi từ tài khoản ký quỹ, ghi: Nợ TK Tiền Có TK kỹ quỹ, ký cược ngắn hạn 2.2 Đối với hợp đồng hàng hoá tương lai: 2.2.1 Trường hợp thanh toán. .. Hợp đồng tương lai trên thị trường CK Ví dụ: Vào ngày 28/2/2006, A ký hợp đồng tương lai mua 100 cổ phiếu XYZ với giá trị tương lai là 80.000 /CP Để hạn chế rủi ro, khi ký kết hợp đồng, A phải ký một khoản tiển trong hợp đồng bảo chứng tại công ty thanh toán bù trừ Giả sử mức bảo chứng là 1 triệu đồng Sau mỗi ngày, nếu có lãi, thì khoản lãi sẽ được cộng vào tài khoản, còn nếu lỗ thì sẽ bị trừ vào tài. .. hợp đồng tương lai: TH1: Hợp đồng tương lai cho mục đích phòng ngừa rủi ro dòng tiền 1.1 Đối với hợp đồng lãi suất tương lai: - Kế toán phản ánh khoản biến động của tiền ký quỹ (nếu có) 12 Lãi: Nợ TK Kí quỹ Có TK chênh lệch đánh giá lại TS Lỗ: Nợ TK chênh lệch đánh giá lại TS Có TK Kí quỹ - Kế toán phản ánh số tiền thu hồi từ tài khoản ký quỹ, ghi: Nợ TK Tiền Có TK - kỹ quỹ, ký cược ngắn hạn - Kế toán. .. Nợ/Có TK Chênh lệch đánh giá lại Hợp đồng tương lai (kết chuyển lãi/lỗ hợp đồng tương lai) 14 Có TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Khi thu hồi số tiền trên tài khoản ký quỹ, ghi: Nợ TK Tiền Có TK kỹ quỹ, ký cược ngắn hạn - Kế toán kết chuyển khoản biến động về tiền ký quỹ đang theo dõi trên tài khoản Chênh lệch đánh giá lại Hợp đồng tương lai vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Lãi:... 31/10 NV4: Kế toán ghi nhận khoản lãi từ hợp đồng tương lai Nợ TK Ký quỹ ngắn hạn-HĐTL 50 Có TK DTTC/ Chênh lệch đánh giá lại HĐTL 50 NV5: Kết chuyển khoản lãi chênh lệch đánh giá lại hợp đồng tương lai vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ghi: (đối với hợp đồng tương lai nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro khoản cho vay) Nợ TK Chênh lệch đánh giá lại HĐTL 250 Có TK DTTC 250 NV6: Đóng tài khoản ký... “Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” TK 515 “Doanh thu tài chính” TK 635 “Chi phí tài chính” (Nội dung, kết cấu tài khoản theo chế độ kế toán quy định) - Về chứng từ kế toán: Chủ yếu là hóa đơn thu phí giao dịch và giấy báo của ngân hàng 2.3 Phương pháp kế toán: 1 Tại thời điểm khởi đầu hợp đồng - Các bên tham gia vào hợp đồng tương lai phải mở tài khoản kí quỹ tại sàn giao dịch hoặc nhà môi giới trung... 24 Trong thời gian hiệu lực hợp đồng, căn cứ thông báo của sàn giao dịch hoặc nhà môi giới về khoản biến động của tiền ký quỹ, kế toán ghi nhận khoản biến động về tiền ký quỹ Ngày 5/10 NV2: Kế toán ghi nhận khoản lỗ từ hợp đồng tương lai Nợ TK CPTC/ Chênh lệch đánh giá lại HĐTL 100 Có TK Ký quỹ ngắn hạn-HĐTL 100 Ngày 20/10 NV3: Kế toán ghi nhận khoản lỗ từ hợp đồng tương lai Nợ TK CPTC/ Chênh lệch đánh... 5.000 Trong thời gian hiệu lực hợp đồng, căn cứ thông báo của sàn giao dịch hoặc nhà môi giới về khoản biến động của tiền ký quỹ, kế toán ghi nhận khoản biến động về tiền ký quỹ Ngày 5/10 NV2: Kế toán ghi nhận khoản lãi từ hợp đồng tương lai Nợ TK Ký quỹ ngắn hạn-HĐTL 100 Có TK DTTC/ Chênh lệch đánh giá lại HĐTL 100 Ngày 20/10 NV3: Kế toán ghi nhận khoản lãi từ hợp đồng tương lai 23 Nợ TK Ký quỹ ngắn hạn-HĐTL... 29 3.4 Hợp đồng tiền tệ tương lai Vào sáng thứ ba, DN N trên thị trường tương lai Chicago đã mua một hợp đồng tương lai trị giá 125,000 CHF với tỷ giá là 0.75 USD /1 CHF và tài khoản ký quỹ ban đầu là 2,565$ và đến hạn vào cuối ngày thứ năm Biết rằng mức ký kĩ quỹ tối thiểu của nhà đầu cơ phải duy trì đối với hợp đồng tương lai này là 1,300 USD Sau khi mua hợp đồng tương lai, nhà đầu cơ theo dõi tình... ký cược ngắn hạn - Kế toán kết chuyển khoản biến động về tiền ký quỹ đang theo dõi trên tài khoản Chênh lệch đánh giá lại Hợp đồng tương lai vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Lãi: Nợ TK Chênh lệch đánh giá lại TS Có TK Doanh thu tài chính Lỗ: Nợ TK Chi phí tài chính Có TK chênh lệch đánh giá lại TS 1.2 Đối với hợp đồng hàng hoá tương lai: 1.2.1 - Trường hợp thanh toán trên cơ sở thuần (không . 2: HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI I. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI 1.1. Một số thuật ngữ: Sàn giao dịch tương lai ( futures exchange ) : - Là sàn giao dịch cho các giao dịch Tương lai cả về hàng hóa. quá trình ghi giá thị trường . 1.2. Khái niệm hợp đồng tương lai: Hợp đồng tương lai là một công cụ tài chính phái sinh. Hợp đồng tương lai: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa các. tương lai thì giá cả sẽ được phản ánh trên thị trường tương lai trước khi có sự thay đổi giá thực sự trên thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể 2 chủ động về kế hoạch sản xuất - kinh doanh. HĐTL