- Yêu cầu hs nhắc lại tên bài tập đọc vừa học.. - Khen gợi bài viết tốt, nhắc nhở hs những điểm cần cố gắn khi tập viết chữ.. - Đọc thong thả cho hs dò lại đánh vần những từ khó + Hướng
Trang 1Môn Tiếng Việt tuần 25
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011 Chủ điểm : Nhà trường
Tập đọc: Trường em
I Mục tiêu:
- HS đọc trơn cả bài Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường
- Hiểu nội dung bài : Ngôi trường là nơi gắn bó , thân thiết với bạn học sinh
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK)
II Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ như SGK.
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Cho hs đọc:
thuở xưa giấy pơ- luya
huơ tay phéc-mơ-tuya
- Cho hs đọc câu ứng dụng
- Cho hs viết từ: thuở xưa, giấy pơ- luya.
- Nhận xét , ghi điểm
3 Bài mới:
Tiết 1
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc:
- GV đọc mẫu diễn cảm ( lần 1 )
- Hướng dẫn luyện đọc tiếng, từ ngữ
- GV ghi lên bảng tiếng, từ ngữ: thứ hai, cô giáo, điều hay,
mái trường
- Cho hs phân tích tiếng khó và đọc từ có chứa tiếng đó
- Hướng dẫn luyện đọc câu ( 5 câu )
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn
- HD đọc cả bài
- Thi đọc trơn, mỗi tổ 1 HS
- Gv nhận xét, tuyên dương
HĐ 2: Ôn các vần ai-ay:
1/ Tìm tiếng trong bài có vần ai/ ay? (hai, mái/ dạy, hay)
2/ Tìm tiếng ngoài bài có vần ai/ ay
( hoa mai, vải vóc, bạn Hải /ngày tháng, bàn tay, mê say)
3/ Nói câu có chứa vần ai- ay?: Gọi H đọc câu mẫu: Tôi là
máy bay chở khách Tai để nghe bạn nói.
+ Thi theo tổ ( Gợi ý: - Em thích lái máy bay Em chải
tóc gọn gàng trước khi đi học Hoa mai rất đẹp.v.v.
- Ngày mai là thứ bảy Bé có đôi bàn tay xinh v.v
- Gv nhận xét, tuyên dương
- Hát
- 2 hs
- 1hs
- 1 hs lên bảng, hs khác viết bảng con
- Lắng nghe
- Vài hs đọc
- 4,5 hs, đồng thanh
- Hs đọc nối tiếp từng câu
- 3 hs đọc nối tiếp, nhiều lần
- CN, ĐT 1 lần
- Đại diện các tổ đọc thi
- HS khá -giỏi
- 2 hs
- 2 hs
- Các tổ thi với nhau, tổ nào nói được nhiều câu hơn sẽ thắng
Trang 2
Tiết 2 HĐ1: Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu lần 2
- Cho hs đọc toàn bài
- YC hs đọc câu 1:
- Trong bài, trường học gọi là gì?
(Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.)
- YC hs đọc nối tiếp câu 2, 3, 4
- Vì sao gọi ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của em?( Vì
ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có bè bạn thân thiết như
anh em Trường học dạy em thành người tốt Trường học
dạy em những điều hay.)
- Gọi HS đọc toàn bài
HĐ 2: Luyện nói: - Hỏi nhau về trường, lớp.
- Gọi hs nêu chủ đề bài luyện nói?
- Cho hs thảo luận nhóm Hỏi - Đáp nhau về chủ đề trên
Gợi ý:
- Trường bạn là trường gì? Ở đâu?
- Cô giáo bạn tên gì? Cô có nghiêm không?
- Bạn có yêu cô giáo của bạn không?
- Lớp bạn nào học giỏi, hát hay, viết chữ đẹp?)
- Ở lớp em thích học môn gì nhất?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu hs nhắc lại tên bài tập đọc vừa học
- Cho 1 hs đọc diễn cảm toàn bài
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc rõ ràng, trôi chảy, luyện đọc diễn cảm
và chuẩn bị bài: Tặng cháu.
- Cá nhân
- 1,2 hs
- 3 hs
- 3 hs
- 3,4 hs đọc diễn cảm
- HS khá -giỏi
- HS nêu -Thảo luận nhóm 2
- 2,3 N trình bày
- 1 hs
- 1 hs
- Lắng nghe
-== -
Trang 3
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2011 Tập viết: Tô chữ hoa: A, Ă, Â,
I Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa: A, Ă, Â,
- Viết đúng các vần, từ ngữ: ai, ay, ao, au,; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1 , tập hai (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
II Đồ dùng dạy học :
- GV: Mẫu chữ hoa: A, Ă, Â, B phóng to phấn
- H s: Bảng con, vở Tập viết 1 - Tập 2
III Hoạt động dạy học;
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Viết: Hoà thuận, luyện tập
- Gv nhận xét - ghi điểm
3 Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Gv treo bảng có chữ hoa : A, Ă, Â,
- Chữ A có mấy nét? Kiểu nét như thế nào? ( 3 nét: nét
móc trái, nét móc dưới và nét ngang lượn )
- Gv tô mẫu, HD quy trình viết:
- Gv viết mẫu:
- Quy trình tương tự với những chữ còn lại chỉ khác chữ
A ở 2 dấu phụ đặt trên đỉnh
HĐ 2: HD tô, viết vào vở Tập viết / 13 - 15:
- GV tô, viết mẫu từng dòng
A, Ă, Â
Ai, mái trưòng / ay, điều hay.
Ao, sao sáng/ au, mai sau.
( CHÚ Ý: Tô, viết mỗi chữ, mỗi từ ngữ đều một dòng )
- HD cách viết, khoảng cách giữa các chữ, cách trình bày
vở, cho xem vở mẫu hs cũ
+ Thời gian của phần hs viết vở, gv chấm điểm tại chỗ
những hs đã viết hết
- Khen gợi bài viết tốt, nhắc nhở hs những điểm cần cố
gắn khi tập viết chữ
- Cho hs bình chọn
- Nhận xét, biẻu dương
III Củng cố, dặn dò:
- 1HS đọc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện viết những chữ sai, chưa đẹp
- Hát
- 2 hs
- 2 hs đọc bài viết
- Hs quan sát chữ hoa, nêu nhận xét
- Theo dõi
- 1HS tô khan
- 1HS viết bảng lớp cả lớp viết BC
- Hs qsát tô, viết từng dòng
- Chú ý tô chữ hoa đúng qui trình; rèn luyện kĩ năng viết liền nét, liền mạch Ngồi đúng
tư thế, giữ vở sạch, đẹp
- Cả lớp bình chọn người viết đúng, viết đẹp nhất trong lớp học - Biểu dương
- Lắng nghe
Trang 4
Chính tả: Trường em
I Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng , chép lại đúng đoạn: “ Trường học là…anh em”: 26 chữ trong khoảng
15 phút
- Điền đúng vần ai, ay, chữ c hay k vào chỗ trống
- Làm được bài tập 2, 3 ( SGK)
II Đồ dùng:
1- GV: - Tranh vẽ bài tập 2,3 bảng phụ, phấn màu
2- HS: - Vở, bút chì, bút mực.
III Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
- Kt sự chuẩn bị đồ dùng học tập HS
- Nhận xét
3 Bài mới:
+ Phân tích từ khó:
- Gọi hs đọc bài ở bảng
+ Trong bài có mấy dấu chấm? Mấy câu? (Ghi phấn màu
vào dấu chấm)
- Gọi hs nêu những tiếng, từ khó trong bài, gv gạch chân:
trường, cô giáo, thân thiết, dạy, yêu, mái
- Gọi hs đọc + phân tích
- Đọc cho hs viết bảng con, bảng lớp các từ khó
- Nhận xét, sửa chữa
+Hướng dẫn chép:
- Nhắc cách trình bày: ghi tên môn học, tên đề bài cân
đối giữa dòng Chữ đầu dòng lui vào 2 ô, viết hoa chữ
cái đầu tiên sau dấu chấm.Viết nối từng câu cho đến hết
- Nhắc tư thế ngồi viết, để vở
- Cho hs chép, gv theo dõi uốn nắn
- Đọc thong thả cho hs dò lại( đánh vần những từ khó)
+ Hướng dẫn chữa bài:
- Hướng dẫn gạch chân những chữ viết sai
- Hướng dẫn ghi số lỗi ra lề vở cùng dòng với đề bài
- Tổng kết số em 0 lỗi, 1 lỗi
+ Hướng dẫn làm bài tập:
- Nêu yêu cầu bài tập 2: - Điền vần ai hoặc ay
- Gọi hs lên bảng làm, đọc lại
- Nêu bài tập 3, gọi hs làm
4 Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn hs về chép lại (những em chưa đạt)
- Hát
- Chuẩn bị
- Tham gia nhận xét
- Cả lớp đọc thầm 1 lần
- Trả lời
- Hs nêu
- 2-3 em/ tiếng
- Lớp viết bảng con
- Tham gia nhận xét
- Theo dõi bảng
- Lớp nhìn bảng chép bài
- Kiểm tra lại, tự chữa lỗi
- Ghi bút chì
- Mở sách, 1 em nêu
- 1 hs
- 1 hs
Trang 5Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2011
I Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài Đọc đúng các từ ngữ: Tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
- Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước
- Trả lời được câu hỏi 1, 2
- Học thuộc lòng bài thơ
II Đồ dùng:
1 GV: SGK, tranh minh họa nội dung bài, ôn các vần tranh luyện nói, bảng phụ, SGK
2 HS: SGK, bảng con, phấn.
III- Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi:
* Trong bài, trường học gọi là gì?
* Vì sao nói: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em?
- Nhận xét biểu dương, ghi điểm
3 Bài mới:
Tiết 1:
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc:
- Đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu hs nêu giới hạn từng câu, số câu (ghi phấn màu
số đầu câu )
- Giải thích đây là bài thơ có 4 dòng, mỗi dòng có 7 chữ,
những chữ đầu dòng đều viết hoa
- Cho hs nêu giới hạn từng dòng thơ
- Gọi hs nêu tiếng khó, gv gạch chân: tặng, yêu, học, nước
- Gọi hs phân tích đọc, gv chỉnh sửa phát âm
- Gạch chân: vở, tặng cháu, yêu ta, học tập, nước non
- Gọi hs đọc, gv chỉnh sửa
- Gọi hs đọc lại từng dòng thơ, nối tiếp cho đến hết
- Nhận xét biểu dương
- Gọi hs đọc toàn bài thơ
- Thi đọc trơn cả bài, mỗi tổ 1 HS
- Nhận xét biểu dương
HĐ 2: Ôn các vần ao, au:
- Gọi hs nêu tiếng có vần au, gv gạch chân : cháu, sau.
- Gọi hs phân tích, đọc
- Gợi ý cho hs tìm tiếng ở ngoài bài, cho xem tranh
- Gọi hs đọc câu mẫu
- Gọi hs nói câu chứa tiếng có vần ao, au
- Hát
- 2 em
- Tham gia nhận xét
- Lắng nghe, theo dõi
- Nhiều em nêu:
- Quan sát, nhận xét
- Hs nêu
- 3 em/ tiếng
- Đồng thanh 1 lần
- Đồng thanh 1 lần
- Lắng nghe
- Cá nhân, đồng thanh
- Đại diện các tổ đọc thi
- Lắng nghe
- HS khá -giỏi
- Cá nhân
- 2, 3 hs
- HS tìm
- Vài em
- Nhiều hs nói miệng
Trang 6Tiết 2 HĐ1: Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu hs đọc theo đoạn
- Gọi hs đọc 2 dòng thơ đầu, hỏi + giảng:
+ Bác Hồ tặng vở cho ai?
- Gọi hs đọc 2 dòng thơ cuối:
+ Bác mong bạn nhỏ điều gì?
- Hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ
- Gọi hs đọc bài thơ
- Nhận xét biểu dương
- Cho hs đọc đồng thanh nhiều lần, gv tiến hành xoá dần
bảng, chừa lại những chữ đầu dòng
- Gọi hs đọc thuộc
- Nhận xét biểu dương
HĐ 2: Luyện nói: -
- Yêu cầu hs nêu chủ đề
- Mời hs hát
- Nhận xét biểu dương
III Củng cố, Dặn dò
- Gọi hs đọc lại bảng
- Nhận xét tiết học
- Dặn hs về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau: Cái nhãn
vở.
- Lắng nghe
- Cá nhân
- Vài hs
- Trả lời
- Vài hs
- Trả lời
- Lắng nghe, gnhớ
- 3, 4 hs
- 1 hs
- Vài em
- Tham gia nhận xét
- 1, 2 hs
- Tham gia nhận xét
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2011
Trang 7Chính tả: Tặng cháu
I Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng 4 câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15-17 phút
- Điền đúng chữ l, n vào chỗ trống hoặc dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng Bài tập (2) a hoặc b
II Đồ dùng:
1- GV: - Bài chép ở bảng, tranh vẽ bài tập.
2- HS: - Bảng con, phấn, vở, bút.
III Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài chép lại của hs viết chưa đạt ở tiết trước
- Đọc: Học tập, mái trường
- Nhận xét biểu dương , ghi điểm
3 Bài mới:
+ Hướng dẫn bài:
- Hướng dẫn đọc thầm
- Gọi hs đọc bài ở bảng
+ Bài thơ có mấy dòng?
+ Những chữ cái đầu dòng được viết thế nào?
+ Tên Bác Hồ được viết thế nào?
+ Phân tích từ khó:
- Gọi hs nêu những tiếng, từ khó trong bài, gv gạch chân:
Tặng cháu, học tập, yêu, nước non
- Gọi hs phân tích và đọc
- Đọc cho hs viết các từ trên
- Nhận xét, sửa sai
+Hướng dẫn chép:
- Nhắc cách trình bày: Viết 4 dòng thơ, chữ đầu dòng
viết hoa, đều lui vào 2 ô
- Nhắc tư thế ngồi viết, cầm viết
- Cho hs chép, gv theo dõi uốn nắn
- Đọc thong thả cho hs dò lại ( đánh vần những từ khó)
+ Hướng dẫn chữa bài:
- H/dẫn gạch chân những từ viết sai
- H/dẫn ghi số lỗi ra lề vở
- Tổng kết số em 0 lỗi, 1 lỗi
+ Hướng dẫn làm bài tập:
- Treo bảng phụ, cho hs thi đua điền chữ
- Nhận xét biểu dương
4 Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học
- Dặn hs về chép lại ( những em chưa đạt)
- Hát
- 2,3 em
- Lớp viết bảng con
- Tham gia nhận xét
- 1lần
- 1 em
+ 4 dòng + Viết hoa
- Nhiều em
- 3,4 em
- Viết bảng con
- Tham gia nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện
- Kiểm tra lại, tự chữa lỗi
- Ghi số lỗi
- 1 em nêu yêu cầu bài tập 2a
- 2 em lên bảng, lớp làm vở
- Tham gia nhận xét
- Lắng nghe
Trang 8KỂ CHUYỆN: RÙA VÀ THỎ
I Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo
II Đồ dùng:
Gv: Tranh minh hoạ như SGK/ 54, đồ dùng hóa trang Rùa và Thỏ.
III Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại tên câu chuyện tuần trước ( Truyện kể mãi
không hết )
3 Bài mới:
HĐ1: Gv Kể chuyện:
- GV kể 1 lần giúp H biết chuyện
- Gv kể lần 2 kèm tranh minh họa giúp HS nhớ câu
chuyện
HĐ2: Hs tập kể:
a) Kể từng đoạn theo tranh:
- Hướng dẫn Hs quan sát tranh, đọc thầm câu hỏi và dựa
vào trí nhớ mà kể lại từng đoạn truyện theo tranh
1/ Thỏ trông thấy Rùa đang làm gì? Ở đâu?
2/ Thỏ nói gì với rùa? Rùa trả lời làm sao?
3/ Thỏ làm gì khi Rùa đang cố sức chạy?
4/ Cuối cùng ai thắng cuộc?
- Gọi 4 hs kể 4 đoạn theo 4 tranh
- Gv động viên, tuyên dương
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- Hướng dẫn hs kể theo phân vai: Thỏ, Rùa, người hướng
dẫn truyện Giao việc cho nhóm 3 thi kể
- Nhận xét tuyên dương các nhóm
Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của truyện:
- Vì sao Thỏ thua Rùa?
- Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- Chớ chủ quan, kiêu ngạo như thỏ sẽ thất bại Học tập
ở Rùa đức tính kiên trì, nhẫn nại nhất định thành
công
- Cho hs nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- GV tổng kết Nhắc hs làm theo gương tốt của Rùa trong
truyện
4 Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn hs về nhà tập kể lại truyện cho gia đình nghe và
chuẩn bị bài sau: Cô bé trùm khăn đỏ
- Hát
- 1hs
- Hs lắng nghe,
- Theo dõi, ghi nhớ nội dung chuyện
- Hs quan sát tranh, thảo luận câu chuyện, tập kể
- 4 HS kể nối tiếp
- Nhóm 3 thảo luận phân vai
- Các nhóm thi kể
- Hs nhận xét, chọn nhóm kể hay
- Thảo luận N2
- HS trả lời
- Lắng nghe
- 1 số hs nhắc lại
Trang 9-== - Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
Tập đọc: CÁI NHÃN VỞ
I Mục tiêu:
- HS đọc trơn cả bài Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen
- Biết được tác dụng của nhãn vở
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK)
II Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ như SGK.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài Tặng cháu và trả lời các câu hỏi trong
bài
3 Bài mới:
Tiết 1 HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc
- GV đọc mẫu (1 lần)
- Hướng dẫn luyện đọc tiếng, từ ngữ: nhãn vở, trang trí,
quyển vở, nẵn nót, ngay ngắn, khen
- HD luyện đọc câu: (4 câu)
- HD đọc đoạn: đoạn I: 3 câu, đoạn II: câu 4
- HD đọc cả bài
- GV chỉnh sửa sai
- Thi đọc trơn cả bài, mỗi tổ 1 HS
- Nhận xét biểu dương
HĐ 2: Ôn các vần ang- ac:
1 / Tìm tiếng trong bài có vần ang?
(Giang, trang)
2/- Tìm tiếng ngoài bài có vần ang - ac?
+ Nhìn tranh, đọc tên tranh?
+ Thi tìm tiếng? ( ang: cây bàng, cái thang, xếp hàng,
hang dế, lang thang, vàng bạc
ac: thác nước, Bác Hồ, bác sĩ, thùng rác, lười nhác )
Tiết 2 HĐ1: Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu
- Luyện đọc bài SGK:
- Cho HS mở SGK đọc thầm
- Luyện HS đọc nối tiếp
- Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+ Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở?
- Hát
- 2,3 HS
- HS lắng nghe
- 4,5 HS - ĐT
- Hs đọc nối tiếp câu
- Hs đọc nối tiếp nhau
- CN, ĐT 1 lần
- Đại diện các tổ đọc thi
- 2 hs
- 2, 3 hs
- 3 Hs:
- Các tổ thi với nhau, tổ nào tìm được nhiều tiếng hơn sẽ thắng
- HS lắng nghe
- Đọc thầm bài SGK
- Thực hiện
- 2 hs đọc đoạn 1
- 3,4 hs trả lời
Trang 10+ Bố Giang khăn bạn ấy thế nào?
+ Tác dụng của nhãn vở?
- Giúp ta biết đó làvở Toán, Tiếng Việt hay Đạo Đức
- Giúp ta không nhầm lẫn vở mình, vở bạn
HĐ2: Viết nhãn vở
- Cho xem nhãn vở SGK - Nhận xét?
- Cho các nhóm thi làm nhãn vở có trang trí
- Các nhóm đính lên bảng để cả lớp xem xét
- Nhận xét, biểu dương nhóm làm đẹp
III Củng cố Dặn dò
- Yêu cầu hs nhắc lại tên bài tập đọc vừa học
- Đọc toàn bài
- Nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt
- Dặn hs về nhà luyện đọc rõ ràng, trôi chảy, tiếp tục làm
nhãn vở và chuẩn bị bài: Bàn tay mẹ.
- HS trả lời
- HS khá - giỏi
- Quan sát, nhận xét
- Các nhóm thi đua làm nhãn
vở đẹp
- Tham gia nhận xét
- 1hs
- 1hs