Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
393 KB
Nội dung
BÁO CÁO ĐỀ TÀI HỢP ĐỒNG: NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đào Thị Thu Hằng Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp K09404B Tp HCM, ngày 20 tháng 4 năm 2011 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 12 – LỚP K09404B 1. Trần Thị Ái K094040650 2. Dương Thị Kim Châu K094040655 3. Nguyễn Minh Châu K094040657 4. Mã Đức Hiệp K094040681 5. Nguyễn Thị Thu Hồng K094040684 6. Lê Bảo Ngọc K094040713 7. Lâm Thoại Nhân K094040717 8. Nguyễn Thành Tài K094040741 9. Lê Thị Phương Thảo K094040744 10.Lâm Phan Bảo Thơ K094040749 11.Trần Thị Thủy K094040752 12.Võ Ngọc Thiên Tú K094040772 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hằng ngày, quá trình giao lưu, trao đổi hay thỏa thuận giữa người với người nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia là nhu cầu hoàn toàn tự nhiên theo sự phát triển của xã hội. Từ những nhu cầu thực tế đó, hợp đồng được hình thành nhằm bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên tham gia thỏa thuận vì mục đích nào đó. Trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện, ngày nay, thỏa thuận và tạo lập hợp đồng đã trở thành một trong những nguyên tắc không thể thiếu trong xã hội. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Vì lý do đó nên nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và xin được trình bày với cô và các bạn đề tài HỢP ĐỒNG: NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI nhằm mang lại cái nhìn tổng quan về hợp đồng và các loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, nhóm còn đi sâu vào phân tích về hợp đồng thương mại – một trong những loại hợp đồng mà chúng ta sẽ gặp lại và làm việc thường xuyên sau này. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm không thể tránh khỏi những sai sót cả về khách quan lẫn chủ quan. Rất mong được sự góp ý chân thành của cô và của các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, thay mặt nhóm, xin được cám ơn cô đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện đề tài này. Giúp chúng em hiểu rõ hơn về môn học nói riêng và có cái nhìn tổng quan hơn về những nhân tố pháp lý cần thiết khi tham gia vào nền kinh tế. Đặc biệt là nền kinh tế của nước ta hiện nay. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiệm sau này. Tập thể nhóm 12 MỤC LỤC 3 I. Khái quát chung về hợp đồng I.1 Khái niệm về hợp đồng. I.2 Đặc điểm của hợp đồng. I.3 Nội dung của hợp đồng I.4 Hình thức của hợp đồng I.5 Vai trò của các hợp đồng I.6 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng II. Phân loại hợp đồng II.1 Theo bộ luật dân sự năm 2005 II.2 Căn cứ vào tính chất hàng hóa – tiền tệ của mối quan hệ kinh tế. II.3 Căn cứ vào thời hạn thực hiện. II.4 Căn cứ vào tính kế hoạch của hợp đồng. II.5 Căn cứ vào nội dung cụ thể của mỗi quan hệ kinh tế. III. Hợp đồng thương mại III.1 Căn cứ pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại III.2 Khái niệm về hợp đồng thương mại III.3 Đặc điểm hợp đồng thương mại III.4 Đại diện giao kết hợp đồng thương mại III.5 Hình thức giao kêt hợp đồng thương mại III.6 Thời điển giao kết hợp đồng thương mại III.7 Nội dung của hợp đồng thương mại III.8 Biện pháp bảo đảm hợp đồng thương mại III.9 Các biện pháp chế tài khi thực hiện hợp đồng III.10 Miễn trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng III.11 Trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu III.11.1 Điều kiện để hợp đồng thương mại có hiệu lực III.11.2 Hợp đồng thương mại vô hiệu toàn bộ III.11.3 Hợp đồng thương mại vô hiệu từng phần III.11.4 Xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ III.11.5 Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu IV. Tình huống thực tế V. Tài liệu tham khảo I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG. 4 I.1 Khái niệm về hợp đồng Hợp đồng theo nghĩa chung nhất là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể. I.2 Đặc điểm của hợp đồng. - Hợp đồng là một hành vi pháp lý - Có sự biểu lộ ý chí và thống nhất ý chí của ít nhất hai bên chủ thể. - Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên không trái pháp luật, đạo đức xã hội. - Hợp đồng làm phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên. - Phải được thể hiện dưới một hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. I.3 Nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm toàn bộ các điều khoản mà hai bên ký hợp đồng thỏa thuận hình thành nên sau khi đã bàn bạc thương lượng trên cơ sở tự nguyện ý chí của các bên Nội dung hợp đồng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau, quyết định tính hiện thực và hiệu lực pháp lý của hợp đồng. Yêu cầu: - Nội dung hợp đồng phải hợp pháp - Có khả năng thực hiện - Có điều khoản rõ ràng, cụ thể - Ý chí của các bên không được mập mờ và mâu thuẫn Về phương diện pháp lý, căn cứ vào tính chất của các bên, vai trò của các điều khoản nội dung của hợp đồng bao gồm 3 loại điều khoản chủ yếu sau: I.3.1 Điều khoản thường lệ Là những điều khoản mà nội dung của nó được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Nếu các bên không ghi nhận vào văn bản hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận và phải có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận đó. Nếu các bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng thì không được ghi trái với những điều quy định của pháp luật. Những nội dung này các bên có thể đưa vào hợp đồng nhằm khẳng định lại hoặc cụ thể hóa nhưng không được trái với các quy định của pháp luật. I.3.2 Điều khoản chủ yếu Là những điều khoản căn bản, bắt buột phải có trong hợp đồng. Khi xác lập hợp đồng, các bên thỏa thuận và ghi vào hợp đồng các điều khoản chủ yếu, nếu không ghi vào hợp đồng thì xem như là chưa giao kết, bao gồm: 5 I.3.2.1 Ngày, tháng, năm ký hợp đồng; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên; họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. I.3.2.2 Đối tượng của hợp đồng tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thỏa thuận. I.3.2.3 Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. I.3.2.4 Giá cả. I.3.2.5 Bảo hành. I.3.2.6 Điều kiện nghiệm thu, giao nhận. I.3.2.7 Phương thức thanh toán. I.3.2.8 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. I.3.2.9 Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế. I.3.2.10 Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng. I.3.2.11 Các thỏa thuận khác. Trong tất cả các thỏa thuận trên thì các điều khoản I.3.2.1, I.3.2.2, I.3.2.3, I.3.2.4 là những điều khoản chủ yếu, bắt buộc phải có trong bất cứ hợp đồng nào. Những điều khoản còn lại, tùy theo từng chủng loại hợp đồng mà chúng có thể được xác định là điều khoản chủ yếu hay không. I.3.3 Điều khoản tùy nghi Là những điều khoản được đưa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu và sự thỏa thuận của mỗi bên khi chưa có các quy định của Nhà nước hoặc đã có quy định nhưng các bên được phép vận hành linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình và không trái pháp luật. Đó là cac điều khoản về bảo hành sản phẩm, hàng hóa; phương thức thanh toán; thưởng do thực hiện tốt hợp đồng; các thỏa thuận về giám định hàng hóa; kiểm dịch, hòa giải; chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. I.3.3.1 Đối với những sản phẩm, hàng hóa, công việc chưa có quy định của Nhà nước về bảo hành, các bên được quyền thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng về phạm vi, nội dung và thời gian bảo hành. I.3.3.2 Các bên có quyền thỏa thuận những quy định về sửa chữa hoặc xử lý các sai sót khi có vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, công việc trong thời gian bảo hành. I.3.3.3 Các bên có quyền thỏa thuận lịch nghiệm thu, giao nhận, địa điểm và phương thức giao nhận sản phẩm, hàng hóa, công việc là đối tượng của hợp đồng phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi ích cho các bên. I.3.3.4 Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau thì địa điểm và phương pháp giao nhận phải theo các quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng. I.3.3.5 Nếu trong hợp đồng không có sự thỏa thuận của các bên và không có quy định pháp luật đối với loại hợp đồng đó, thì 6 địa điểm giao nhận là kho chính của bên giao hàng và giao trên phương tiện vận chuyển của bên đặt hàng, mua hàng. I.3.3.6 Phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. I.3.3.7 Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận. I.3.3.8 Các bên được quyền thỏa thuận về tiền thưởng để khuyến khích thực hiện tốt hợp đồng. I.3.3.9 Tiền phạt vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận trong khung phạt đối với từng chủng loại hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có quy định của pháp luật, các bên có quyền thỏa thuận về mức tiền phạt. I.3.3.10 Các bên có quyền đưa vào hợp đồng những thỏa thuận khác không trái pháp luật. I.4 Hình thức của hợp đồng Hợp đồng có thể được kí kết bằng nhiều hình thức tùy vào nội dung, giá trị và hoàn cảnh của hợp đồng: Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thể: là sự thỏa thuận bằng việc thực hiện một hành vi nào đó. Ví dụ: Chúng ta đi xem phim ở rạp chiếu phim, khi qua cổng chúng ta đưa vé cho người gác cổng sau đó người đó sẽ xé vé dữ lại một phần và đưa cho chúng ta một phần. Hình thức giao kết bằng lời nói: được áp dụng trong trường hợp thỏa thuận một công việc cụ thể hoặc giá trị của hợp đồng là không lớn, các bên tin tưởng lẫn nhau. Ví dụ: Khi làm bài tập nhóm: nhóm trưởng phân công công việc cho tường thành viên, mỗi thành viên chấp nhận phần công việc của mình, và đảm bảo sẽ hoàn thành đúng thời hạn. Hình thức giao kết bằng văn bản: các bên giao kết hợp đồng cam kết thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ hợp đồng bằng văn bản. Trong văn bản đó các bên phải ghi rõ những nội dung cơ bản mà các bên đã cam kết với nhau và người đại diện của các bên phải ký tên vào văn bản. Thông điệp dữ liệu thông qua các phương tiện điện tử cũng được coi là hình thức văn bản. Ví dụ: Khi mua bán đất đai cần phải có văn bản hợp đồng để thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. • Hình thức giao kết bằng văn bản không công chứng. 7 • Hình thức giao kết bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép. Trường hợp này hình thức của hợp đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Thường áp dụng cho những quan hệ giao kết hợp đồng có giá trị lớn, phức tạp, dễ dẫn đến những tranh chấp trong quan hệ hợp đồng hoặc là các hợp đồng mà đối tượng của nó là tài sản chịu sự quản lý, kiểm soát của nhà nước. Ví dụ: hoạt động chuyển giao công nghệ. Một hợp đồng thông thường có cơ cấu chung như sau: a) Phần thứ nhất: Bao gồm các nội dung - Quốc hiệu: là tiêu đề cần thiết cho những văn bản mà nội dung có tính chất pháp lý. - Tên hợp đồng: lấy tên hợp đồng theo chủng loại cụ thể, ghi chữ to, in hoa ở phía dưới quốc hiệu. - Số và kí hiệu hợp đồng. - Những căn cứ xác lập hợp đồng: nêu những văn bản pháp quy của nhà nước điều chỉnh lãnh vực hợp đồng. - Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng. b) Phần thứ hai: Các thông tin về chủ thể hợp đồng - Tên đơn vị/tên cá nhân tham gia hợp đồng. - Địa chỉ doang nghiệp. - Điện thoại, telex, fax. - Tài khoản mở tại ngân hàng. - Người đại diện ký kết. c) Nội dung của hợp đồng - Đối tượng của hợp đồng - Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. - Giá cả. - Bảo hành. - Điều kiện nghiệm thu, giao nhận. - Phương thức thanh toán - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng - Thời hạn hiệu lực của hợp đồng - Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng - Các thỏa thuận khác d) Phần kí kết hợp đồng. - Số lượng bản hợp đồng cần kí: các bên cần thoả thuận lập ra số lượng văn bản hợp đồng cần kí nhằm đảm bảo vừa đủ cho việc lưu trữ, giao dịch Các văn bản hợp đồng cần kí có nội dung và giá trị pháp lí giống nhau. 8 Đại diện các bên kí kết: mỗi bên cử một người đại diện ký kết, theo nguyên tắc là thủ trưởng cơ quan hoặc người dùng tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh, có thể uỷ quyền bằng giấy tờ. I.5 Vai trò của các hợp đồng Với tính chất là một định chế pháp luật, hợp đồng có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý nền kinh tế quốc dân. Vì hợp đồng: - Là công cụ pháp lý quan trọng của Nhà nước trong xây dựng và phát triển kinh tế nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. - Góp phần quan trọng trong kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, củng cố chế độ hoạch toán kinh tế, tăng cường quản lý kinh tế, làm cho lợi ích của các quan hệ kinh tế phù hợp với lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân, gắn liền với công tác quản lý của nhà nước với sự tự chịu trách nhiệm của các đơn vị kinh tế. - Xác lập và gắn chặt mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị kinh tế. Tạo nên sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các thành phần kinh tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên kí kết, giúp đỡ các bên xây dựng kế hoạch một cách vững chắc, thực hiện thắng lợi kế hoạch của nhà nước và của đơn vị mình với hiệu quả kinh tế cao nhất. Với tính chất là một loại quan hệ kinh tế trong kinh doanh, hợp đồng có vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với các chủ thể kinh doanh: - Hợp đồng là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mỗi đơn vị kinh tế, là cầu nối giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh với quan hệ thị trường. - Thông qua việc ký kết hợp đồng, các chủ thể kinh doanh xác lập được căn cứ để xây dựng kế hoạch của mình. Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch toán kinh tế I.6 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng I.6.1. Người tham gia kí kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự I.6.2. Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. I.6.3. Người tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện: - Các yếu tố cấu thành sự tự nguyện trong hợp đồng: tự do ý chí, tự do bày tỏ ý chí, thống nhất giữa tự do ý chí và tự do bày tỏ ý chí. - Các trường hợp không có tự nguyện: • Giả tạo • Nhầm lẫn • Lừa dối • Đe doạ 9 • Xác lập hợp đồng trong trạng thái không nhận thức, điều khiển hành vi của mình. I.6.4. Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Một số chú ý đối với từng loại hợp đồng: • Hợp đồng bằng miệng hoặc bằng các hành vi cụ thể có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng. • Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng. • Hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng đó được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép. o Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng, xác định được thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là xác định được thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau, và đặc biệt là khi giải quyết các tranh chấp về tài sản trong hợp đồng mà quy ra thành tiền thì xác định giá trị của tài sản đó theo thời giá thị trường tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Đồng thời hiệu lực của hợp đồng cũng là một trong những căn cứ để xem xét về tính hợp lệ và thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự (ví dụ: khi hợp đồng được giao kết nhưng chưa có hiệu lực thì các tranh chấp nếu có sẽ không được Tòa án thụ lý giải quyết tại thời điểm đó). • Để một hợp đồng có hiệu lực thì bản thân hợp đồng đó phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng dân sự, các điều kiện đó tùy theo tính chất, đặc điểm của các hợp đồng mà sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại thì có ba điều kiện cơ bản để một hợp đồng khi đáp ứng các điều kiện đó sẽ có hiệu lực theo luật định là điều kiện về mặt chủ thể; điều kiện về mặt nội dung và điều kiện về mặt hình thức. Từ việc tìm hiểu chung về khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức… của hợp đồng giúp ta dựa vào đó để nhận diện hợp đồng. II. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG. II.1 Theo bộ luật dân sự năm 2005 Pháp luật Việt Nam hiện hành đã phân chia các loại hợp đồng dân sự chủ yếu theo Điều 406 Bộ luật dân sự 2005 như sau: 1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, hay nói cách khác mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng vừa là người có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Do vậy, trong nội dung của hợp đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng kia và ngược lại. 10 [...]... hoàn toàn đồng nhất với hợp đồng có đền bù và không có đền bù Thông thường, hợp đồng có đền bù tồn tại dưới dạng hợp đồng song vụ Tuy nhiên, có trường hợp hợp đồng song vụ nhưng không có đền bù như hợp đồng mượn cho tài sản Trong hợp đồng này, bên cho mượn không nhận được lợi ích nào từ bên mượn Tuy nhiên, bên cho mượn có nghĩa vụ bảo đảm cho bên mượn được sử dụng tài sản theo đúng công dụng và thời... đòi lại tài sản trước hạn trừ trường hợp có nhu cầu đột xuất và cấp bách nhưng phải báo cho bên mượn biết với thời gian hợp lý Trong cách phân loại hợp đồng này, cơ sở để xác định một hợp đồng là song vụ hay hợp đồng đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực 11 3 .Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ... lực Trong thực tế, hợp đồng chính - phụ thường xuất hiện liên quan đến các giao dịch bảo đảm Chẳng hạn hợp đồng tín dụng có sử dụng các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp Trong trường hợp này, hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính và hợp đồng cầm cố, thế chấp là hợp đồng phụ 5 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được...Trong thực tế, các hợp đồng chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp đồng song vụ chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tín dụng,… ví dụ: trong hợp đồng mua bán tài sản, thì bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán Mặc dù trong Bộ luật Dân sự không quy định việc bắt buộc hợp đồng mua bán phải được... bên nhận được đề nghị vẫn im lặng nếu thoả thuận im lặng là chấp nhận giao kết - Đối với hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng - Đối với hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản III.7 Nội dung của hợp đồng thương mại Hợp đồng kinh tế bao gồm các điều khoản sau đây: • Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và. .. đồng ngắn hạn II.4 Căn cứ vào tính kế hoạch của hợp đồng Bao gồm: - Hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh: Là loại hợp đồng được ký kết theo những chỉ tiêu pháp lệnh được nhà nước giao Ký kết và thực hiện loại hợp đồng này là nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế đối với nhau và đối với nhà nước Kí kết hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh là kỷ luật nhà nước Loại hợp đồng này mang tính kế hoạch rất cao Do tính kế... nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế 16 • Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế • Các thoả thuận khác Tuy nhiên, tùy từng loại hợp đồng thương mại cụ thể mà nội dung của chúng có những phần đặc trưng riêng biệt Sau đây, nhóm thuyết trình xin trình bày cụ thể nội dung của một vài loại hợp đồng thương mại 1 Hợp đồng mua bán: 1.1 Nôi dung hợp đồng - Các điều... lý và bên đại lý được tiên hành tương tự như việc giao nhận được tiến hành trong hợp đồng mua bán hàng hóa Một khác biệt của giao nhận hàng hóa giwuax hợp đồng đại lý và hợp đồng mua bán hàng hóa là trong đại lý, mỗi lần giao nhân hàng hóa không hình thành một hợp đồng riêng mà việc giao nhận được thực hiện thường xuyên Do đó, trong hợp đồng đại lý, các bên cần thỏa thuận sử dụng các phụ lục hợp đồng. .. thời gian nhất định, các bên hợp đồng sẽ xem xét lại các điều khoản của hợp đồng trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và cùng đảm bảo thuận tiện cho quá trình thực hiện hợp đồng - Thỏa thuận chung về nguyên tắc, theo đó sửa đổi, bổ sug hợp đồng đại lý chỉ có hiệu lực khi được các bên trong hợp đồng đồng ý bằng văn bản 3.9 Chấm dứt hợp đồng đại lý 3.9.1 Trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý khi hết hạn theo... III.11 Trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu III.11.1 Điều kiện để hợp đồng thương mại có hiệu lực 26 Hợp đồng thương mại được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả những điều khoản chủ yếu của hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với từng loại hợp đồng thương . các bạn đề tài HỢP ĐỒNG: NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI nhằm mang lại cái nhìn tổng quan về hợp đồng và các loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, nhóm còn đi sâu vào phân tích về hợp đồng thương. Trong trường hợp này, hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính và hợp đồng cầm cố, thế chấp là hợp đồng phụ. 5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải. vay. Hợp đồng song vụ và đơn vụ không hoàn toàn đồng nhất với hợp đồng có đền bù và không có đền bù. Thông thường, hợp đồng có đền bù tồn tại dưới dạng hợp đồng song vụ. Tuy nhiên, có trường hợp