SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPH PHƯỚC VĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 10 /2009/QC-HĐT Phước Vĩnh, ngày 15 tháng 11 năm 2009 QUY CHẾ HỌAT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG - Căn cứ vào ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC năm 2007 của Bộ GD&ĐT. - Căn cứ vào Quyết định số 229/QĐ-SGD&ĐT ngày 25/02/2008 v/v Công nhận thành viên Hội đồng trường Trung học phổ thông của Sở GD&ĐT Bình Dương. - Căn cứ vào Quyết định số 273/QĐ-SGD&ĐT ngày 14/3/2008 v/v Thành lập Hội đồng trường THPT Phước Vĩnh, nhiệm kỳ I (2008 – 2013) của Sở GD&ĐT Bình Dương. Nay Hội đồng trường THPT Phước Vĩnh ban hành quy chế làm việc cho Hội đồng trường nhiệm kỳ I như sau: I./ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG: - Hội đồng trường (HĐT) hoạt động dựa trên cơ sở Điều lệ trường trung học năm 2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và căn cứ theo tình hình thực tế của trường THPT Phước Vĩnh. - Căn cứ vào Điều 20-Điều lệ trường THPT, Hội Đồng Trường là một tập thể lãnh đạo có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Quyết nghị về mục tiêu, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của Nhà trường. 2- Quyết nghị về huy động nguồn lực cho Nhà trường. 3- Quyết nghị về tài sản, tài chính cho Nhà trường. 4- Quyết định về tổ chức, nhân sự theo quy định và có quyền giới thiệu người để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. 5- Giám sát các quyết nghị của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ theo nghị định 71/CP của chính phủ trong các hoạt động của Nhà trường; giám sát các hoạt động của Nhà trường. III./ NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỪNG THÀNH VIÊN TRONG HỘI ĐỒNG TRƯỜNG. 1. Nhiệm vụ chung của các thành viên trong Hội đồng Trường : Hội đồng trường có 09 thành viên. Các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch. Thường xuyên giám sát hoạt động, việc thực hiện kế hoạch trong các lĩnh vực đã được phân công có ghi chép bằng văn bản và có chứng cứ. Đề nghị bằng văn bản với HĐT để giải quyết các vấn đề đột biến. Mỗi thành viên phải sơ kết, tổng kết công việc của mình và báo cáo bằng văn bản cho Chủ tịch trước khi họp định kỳ 15 ngày. Trong bản sơ, tổng kết phải có 1 đề xuất các phương án khắc phục khó khăn, dự kiến các phương án hoạt động sắp tới cho các công việc mình phụ trách. (Báo cáo nộp cho Thư ký để tổng hợp). Được đề nghị bổ sung quy chế, kế hoạch (bằng văn bản); nếu hợp lý, HĐT sẽ họp để lấy biểu quyết. Không được công khai các vấn đề của HĐT khi chưa có nghị quyết của HĐT hoặc các vấn đề còn đang trong thời gian điều tra, tìm hiểu… Luôn luôn gương mẫu trong công việc, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của thành viên trong HĐT. Không bè phái, gây mất đoàn kết; luôn sẵn sàng hỗ trợ BGH và các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường; đóng góp, xây dựng giúp nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn. Thành viên trong Hội đồng trường bỏ họp không có lý do 02 lần trong một nhiệm kỳ coi như đã tự ý thôi không làm thành viên của Hội đồng trường; Hội đồng trường sẽ đề cử một người khác làm thành viên để thay thế. Thành viên vắng họp có lý do nhiều (trên 4 lần trong một nhiệm kỳ) sẽ được Hội đồng trường xem xét để có hướng giải quyết. 2. Nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Hội đồng Trường : 2.1- Ông Nguyễn Ngọc Hạnh - Chủ tịch Hội đồng Trường (HĐT) – chịu trách nhiệm chung; đề ra phương hướng hoạt động suốt nhiệm kỳ I, kế hoạch hàng năm, từng học kỳ của năm học; phân công cho các thành viên trong Hội đồng và theo dõi đôn đốc các thành viên thực hiện tốt kế hoạch đã được thông qua Hội đồng; làm công tác ngoại giao, giữ mối quan hệ với các tổ chức khác trong Nhà trường; giám sát hoạt động của Hành chánh – Quản trị, Ban Giám sát. 2.2- Ông Lê Văn Trãi – Thư ký Hội đồng trường – ghi nhận các nghị quyết của Hội đồng bằng văn bản; thay mặt Chủ tịch trực tiếp theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong Hội đồng Trường; tổng kết hàng tháng, quý, năm về việc thực hiện kế hoạch và các nghị quyết của Hội đồng Trường; lập các báo cáo về cấp trên; tham mưu với Chủ tịch để xây dựng kế hoạch, quy chế … nhằm nâng cao nội dung, chất lượng hoạt động của Hội đồng Trường; giám sát hoạt động của Tổ Lý-CN và phòng Lý (nhận xét, đánh giá các mặt ưu, khuyết điểm, đề ra phương hướng để khắc phục các tồn tại và nâng cao chất lượng hoạt động). 2.3- Ông Trần Duy Tỵ – Thành viên – giám sát việc quản lý nhân sự, tổ chức (nhận xét, đánh giá các mặt ưu, khuyết điểm, đề ra phương hướng để khắc phục các tồn tại và nâng cao chất lượng hoạt động). 2.4- Bà Phạm Thị Thanh Thúy – Thành viên – giám sát việc thực hiện Chuyên môn trong nhà trường; hoạt động chuyên môn trong hè; thi tuyển sinh 10 (nhận xét, đánh giá các mặt ưu, khuyết điểm, đề ra phương hướng để khắc phục các tồn tại và nâng cao chất lượng hoạt động). 2.5- Ông Nguyễn Văn Trinh – Thành viên – giám sát hoạt động của Hội CMHS, theo dõi mặt đạo đức của học sinh trong và ngoài nhà trường (nhận xét, đánh giá các mặt ưu, khuyết điểm, đề ra phương hướng để khắc phục các tồn tại và nâng cao chất lượng hoạt động). 2.6- Bà Vũ Thị Huyền Nga – Thành viên – giám sát hoạt động của tổ bộ môn Toán và các phòng chức năng có liên quan; Thư viện (nhận xét, đánh giá các mặt ưu, khuyết điểm, đề ra phương hướng để khắc phục các tồn tại và nâng cao chất lượng hoạt động). 2 2.7- Ông Nguyễn Đức Chiến – Thành viên – giám sát hoạt động các tổ bộ môn Sinh-CNNN, Hoá, GDCD-Địa, thiết bị, phòng Hoá và các phòng chức năng có liên quan (nhận xét, đánh giá các mặt ưu, khuyết điểm, đề ra phương hướng để khắc phục các tồn tại và nâng cao chất lượng hoạt động). 2.8- Ông Huỳnh Ngọc Tuấn – Thành viên – giám sát hoạt động các tổ bộ môn Ngoại ngữ, Văn, Sử, Thể chất – Quốc phòng và phòng LAB; giám sát về tài chính của Nhà trường (nhận xét, đánh giá các mặt ưu, khuyết điểm, đề ra phương hướng để khắc phục các tồn tại và nâng cao chất lượng hoạt động). 2.9- Ông Cao Văn Tuấn – Thành viên – giám sát các hoạt động học tập, đạo đức học sinh toàn trường; hoạt động hè của học sinh do Đoàn, Ban Chỉ đạo hè tổ chức (nhận xét, đánh giá các mặt ưu, khuyết điểm, đề ra phương hướng để khắc phục các tồn tại và nâng cao chất lượng hoạt động). III./ QUY ĐỊNH CHUNG. Hội đồng trường họp định kỳ 02 lần / năm học: - Lần 1: Tuần thứ 2 của tháng Tám hàng năm: chuẩn bị cho năm học mới. - Lần 2: Tuần thứ 1 của tháng Một hàng năm: điều chỉnh, củng cố, bổ sung kế hoạch cho học kỳ II của năm học; chuẩn bị kế hoạch Hè, thi Tốt nghiệp, tuyển sinh … - Họp bất thường: ngoài hai lần họp định kỳ, Chủ tịch Hội đồng Trường sẽ triệu tập họp bất thường khi có đề nghị của lãnh đạo hoặc các thành viên trong Hội đồng Trường (theo Điều lệ trường Trung học – 2007 của Bộ) Nếu có những vấn đề đột biến khác, Chủ tịch Hội đồng trường sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến các thành viên. Nơi nhận: - Sở GD&ĐT; - Thành viên HĐT; - Lưu: TK HĐT,L061. CHỦ TỊCH 3 . phúc Số: 10 /2009/QC-HĐT Phước Vĩnh, ngày 15 tháng 11 năm 2009 QUY CHẾ HỌAT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG - Căn cứ vào ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC năm 2007 của Bộ GD&ĐT. - Căn cứ vào Quy t định số. cho Nhà trường. 4- Quy t định về tổ chức, nhân sự theo quy định và có quy n giới thiệu người để cơ quan có thẩm quy n bổ nhiệm là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. 5- Giám sát các quy t nghị của hội. có nhiệm vụ và quy n hạn sau đây: 1- Quy t nghị về mục tiêu, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của Nhà trường. 2- Quy t nghị về huy động nguồn lực cho Nhà trường. 3- Quy t nghị về