1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

42 1,8K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 8,57 MB

Nội dung

Đề tà về: LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn:

LÊ THỊ KIM CHI

ĐỒNG THÁP, NĂM 2012

Trang 2

MỤC LỤC

Lời tri ân

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

II Mục đích nghiên cứu

III Giới hạn đề tài

IV Đối tượng và khách thể nghiên cứu

V Giả thuyết

VI Nhiệm vụ nghiên cứu

VII Các phương pháp nghiên cứu

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Đặc điểm phát triển sinh lí và sinh lí học sinh ở trường THCS

II Lợi ích của việc học âm nhạc trong trường THCS

1 Giáo dục thẩm mỹ

2 Giáo dục phẩm chất đạo đức

3 Góp phần phát triển trí tuệ

4 Góp phần phát triển thể chất

CHƯƠNG II: Thực trạng của việc giáo dục âm nhạc trong trường THCS

I Thực trạng giảng dạy âm nhạc trong trường THCS

1 Phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên

2 Phiếu trưng cầu ý kiến học sinh

II Kết quả điều tra

1 Kết quả trưng cầu ý kiến giáo viên

2 Kết quả trưng cầu ý kiến học sinh

III Thực trạng giảng dạy của giáo viên

IV Thực trạng học tập của học sinh

CHƯƠNG III: Kết luận và đề xuất

I Kết luận

II Đề xuất

1 Đối với nhà trường

2 Đối với giáo viên

3 Đối với học sinh

Trang 3

LỜI TRI ÂN

Trong mọi thời đại, giáo dục đều hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách

con người, bao gồm “đức, trí, thể, mỹ” Ngày nay, yêu cầu về giáo dục toàn diện

nhân cách con người vẫn luôn được đặt ra, đặc biệt đối với việc giáo dục nghệthuật được xem như phương tiện hữu hiệu góp phần xây dựng nhân cách conngười

Ở nước ta, cùng với Mỹ thuật, Âm nhạc là môn học nghệ thuật đã được đưa vàotrường phổ thông từ những năm 90 của thế kỷ trước, tuy nhiên mới chỉ tập trung

ở một số trung tâm lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… Gần 10 nămtrở lại đây, môn Âm nhạc đã được phổ cập trong toàn quốc, đã có vị trí như cácmôn học khác của chương trình giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cơ sở Trong thời kỳ hiện nay, nhân loại đang đi vào nền văn minh trí tuệ với sự pháttriển như vũ bão của Khoa học công nghệ, xu thế của thời đại được thể hiện rõnét của một xã hội có nền kinh tế tri thức, một xã hội học tập Những thành tựutiến bộ của khoa học công nghệ đã làm thay đổi đáng kể hình thức và nội dungmọi mặt của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,… trên phạm

vi toàn thế giới

Cùng với sự phát triển tiến bộ của nhân loại về mọi mặt trong mọi lĩnh vực củađời sống xã hội thì ngành giáo dục Việt Nam nói chung và đặc biệt là bộ môn

Âm nhạc nói riêng cũng cần phải tìm cho mình một hướng đi mới phù hợp với

xu thế phát triển của thời đại

Nắm bắt được tình hình trên, tôi đã đi sâu tìm tòi, nghiên cứu về đề tài “LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG THCS”, bởi một khi

chúng ta hiểu được hết những ích lợi mà âm nhạc mang lại cho các em học sinhngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì lúc đó ta mới có định hướng cụ thể,

rõ ràng rồi từ đó tìm ra biện pháp, hướng đi mới phù hợp, đúng đắn cho ngành

âm nhạc nước nhà ngày càng phát triển phổ biến bắt kịp với xu thế phát triểnchung của nhân loại

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn và tận

đáy lòng xin gửi những lời tri ân tốt đẹp nhất đến cô LÊ THỊ KIM CHI- Giảng viên khoa Nghệ thuật, phụ trách bộ môn Âm nhạc của Trường Đại Học Đồng Tháp đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành đề tài này Trong

khuôn khổ thời gian có hạn, tôi đã cố gắng hết khả năng để nghiên cứu và thựchiện đề tài nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong nhậnđược những lời góp ý chân thành từ cô để đề tài của em được hoàn thành hơn

Em xin chân thành cảm ơn và chúc cô luôn dồi dào sức khỏe!

Trang 4

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong những năm gần đây, giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông

đã trở thành một môn học không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục con ngườimới Việt Nam phát triển toàn diện Cùng với các môn học khác, môn học Âmnhạc trong chương trình THCS nhằm mục đích giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đờisống tinh thần cho lớp trẻ nên đã thu hút được sự chú ý của nhà trường, của họcsinh Sau 5 năm thay sách giáo khoa, chương trình Âm nhạc ở THCS đã đượctriển khai đồng bộ từ lớp 6 đến hết học kỳ I lớp 9 đã phần nào đáp ứng được nhucầu của nhà trường phổ thông và của xã hội Mặc dù cũng còn có một vài ý kiếntrái ngược nhau, nhưng nhìn chung, nội dung của chương trình SGK Âm nhạcTHCS đã thể hiện được những tiêu chí giáo dục thẩm mỹ hết sức cụ thể, có tínhkhoa học và liên ngành cao Có lẽ, chưa có thời điểm nào mà các trường phổthông lại hăng hái đăng ký tham gia giờ dạy tốt, giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạcnhư giai đoạn hiện nay Điều đó chứng tỏ sự định hướng đúng đắn của Đảng vànhà nước, sự quan tâm của Bộ giáo dục đào tạo cũng như các sở, ngành địaphương đối với môn học này Do vậy đã khơi dậy được niềm tự tin, lòng yêunghề, sự nhiệt tình phấn đấu của những giáo viên giảng dạy âm nhạc

Môn Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làmnghề Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ….mà chính là qua môn học

để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn học khácthực hiên muc tiêu giáo dục của nhà trường phổ thong cũng như mục tiêu củabậc học

Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, khôngnhững nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hóa mà còn phát huy năng lực cảmthụ Âm Nhạc, làm cho đời sống tinh thần them phong phú, lành mạnh tạo điềukiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện vàhài hòa tính cách của các em

Đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thong là một trong bốnmặt giáo dục quan trọng nhất: Đức – Trí – Thể - Mĩ Cái đẹp trong nghệ thuật âmnhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng

Trang 5

 Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứngthú cao.

 Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tíchcực chủ động sáng tạo của học sinh Có như vậy các em mới có điều kiện khắcphục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới

 Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm hiếuđộng ham thích ca hát Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bà dạy sẽ tạo chohọc sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiêp thu bài học một cách có hiệu quả

 Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít cóđiều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thútrong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập

Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy lợi ích của việc học nhạc ởtrường THCS là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nângcao chất lượng trong việc dạy và học Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâunghiên cứu đúc rút kinh nghiệm này

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Giúp học sinh bước đầu hiểu rõ thêm về việc học âm nhạc mang lại nhữnglợi ích như thế nào cho học sinh

Định hướng học sinh hiểu rằng song song với việc học các môn học khác thìmôn âm nhạc cũng có tác động tích cực vào đời sống tinh thần của các em

Thông qua việc hiểu rõ hơn về lợi ích của việc dạy âm nhạc trong trườngTHCS, từ đó xây dựng các phương pháp để việc dạy âm nhạc càng có hiểu quả

III GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến những lợi ích mang lại khi giảng dạy âmnhạc trong trường THCS đối với học sinh lứa tuổi từ 11 – 14 tuổi

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng: Lợi ích của việc học Âm nhạc trong trường THCS

- Khách thể: Quá trình giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS

V GIẢ THUYẾT:

Trang 6

Nếu thực hiện thành công đề tài này thì sẽ thu được những kết quả đáng kểsau:

- Mọi người sẽ có cách nhìn khác về môn âm nhạc, từ đó việc giảng dạy đượcthực hiện nghiêm túc, khoa học đạt kết quả tốt nhất

- Học sinh ngày càng hiểu rõ hơn về lợi ích về việc học âm nhạc mang lại từ đócác em sẽ có hứng thú và tinh thần học hơn trong các tiết học âm nhạc

- Phát triển nhân cách học sinh, góp phần giáo dục thế hệ trẻ có cách nhìn khác

về việc học âm nhạc

- Giúp giáo viên hiểu rõ hơn nữa bản chất về môn mà mình đang dạy, từ đó họcàng có tinh thần giảng dạy và càng yêu nghề

VI NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, tôi tiến hành giải quyết cácnhiệm vụ trọng tâm sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy âm nhạc trong trường THCS để từ đóthấy được những lợi ích mà âm nhạc mang lại

- Khảo sát, phân tích, đánh giá lợi ích khi giảng dạy âm nhạc trong trườngTHCS

- Đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả, lợi ích từ việc học âm nhạc trongtrường THCS

VII CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và tìm hiểu các tài liệu nghiên

cứu về việc giảng dạy âm nhạc trong trường THCS

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của giáo viên và học sinh

- Phân tích, đánh giá những nội dung thu thập được

- Thống kê, tổng kết kết quả và đưa ra hướng xử lý, giải quyết

Trang 7

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS.

1 Đặc điểm phát triển sinh lý:

1.1 Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối.

Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyếngiáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sựnhảy vọt về chiều cao và sự phát dục

Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 - 6

cm Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 - 6 kg, tăng vòng ngực là nhữngyếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ

Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt xương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế

Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt Tuy nhiên, sự phát triển cơ của các

em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt

về cơ thể : con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần, xương chậu rộng

ra Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng

về, “lóng ngóng”

Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít nhiều không cân đối

Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối: thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn Điều này gây nên những rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu

1.2 Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng

biệt.

Trang 8

Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh,….

Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu từ ngữ Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi Các em nói chậm hơn, hay “nhát gừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15 tuổi trở lên hiện tượng này cân đối hơn

1.3

Hiện tượng dậy thì.

Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơthể của thể thiếu niên Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em xuấthiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ở các

em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng thấy kinh Tuổi dậy thì củacác em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúcchậm hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm

Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của thiếuniên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới:Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình; cảm giác về tình cảm giới tínhmới lạ, quan tâm tới người khác giới

2 Đặc điểm phát triển tâm lý:

Đối với tuổi thiếu niên, có một số các rối loạn tâm lý mang tính chất đặc trưng.Nếu như có rối loạn phát triển tâm lý từ trước, thì đến tuổi thiếu niên, chúngcũng sẽ có những biến đổi nhất định.Tuổi thiếu niên ở trong khoảng từ 11- 14tuổi (2 năm) Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khácnhau trong cơ thể trẻ, sự hình thành nhân cách được hoàn thiện Ở góc độ nộitiết, sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến thượng thậnđược tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơthể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy,

Trang 9

biệt trí nhớ ý nghĩa, chú ý có chủ định, và vận động, tư duy lôgic và trừu tượngcũng phát triển mạnh Trẻ- thiếu niên hoàn toàn có khả năng tiếp thu các kháiniệm Toán học, Vật lý học và Triết học trừu tượng.

Mặt khác, sự thay đổi trong lĩnh vực động cơ của nhân cách cũng diễn ra cùngvới động cơ học tập, nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩnmực và giá trị môi trường của thiếu niên cũng bắt đầu diễn ra Trong quan hệvới cha mẹ, xuất hiện các dấu hiệu từ phản ứng, muốn thoát khỏi sự áp đặtquan điểm của người lớn về các vấn đề khác nhau đến việc bỏ trốn khỏi nhà.Liên quan tới việc hình thành tính tích cực nhân cách trong giai đoạn này làviệc đẩy nhanh tính chất mạnh mẽ trong hình thành các đặc điểm nhân cách ởtrẻ Chính sự đẩy nhanh tốc độ cả về cơ thể lẫn nhân cách là bước chuyển từtrạng thái trẻ em sang người lớn Sự phụ thuộc vào cha mẹ và người lớn dầnphải được thay thế định hướng cho trẻ hướng tới tương lai của chính bản thân

nó Sự chuyển dịch này đưa ra yêu cầu khá cao không chỉ đối với hệ thần kinhtrung ương, mà cả hệ thống giá trị, chuẩn mực, niềm tin vốn đã được hìnhthành trước đó ở trẻ

Với những trẻ thiểu năng trí tuệ mức nhẹ, vào tuổi thiếu niên, việc định hướngcuộc sống, các kỹ năng tự phục vụ và lao động được cải thiện Tuy nhiên, một

số chức năng vào lúc này cũng không thể được bù trừ, chẳng hạn như thoátkhỏi ức chế tình dục, xâm kích hay thích tham gia vào các nhóm thiếu niên lịchlãm với tư cách là thành viên Với trẻ phát triển theo kiểu nhi tính, chậm pháttriển tâm lý có thể được bù trừ, nhưng nhân cách, cũng như động cơ vẫn khôngthoát khỏi nhi tính.Còn với trẻ thiếu niên, nhi tính do căn nguyên tâm sinh lýthì chậm phát triển tốc độ chín muồi sinh dục vẫn diễn ra Ở các thiếu niên cótổn thương thực thể hệ thần kinh trung ương các rối loạn trí tuệ có thể đượcphục hồi tương đối, nhưng hiện tượng mệt mỏi và rối loạn hành vi lại tăngcường Nếu trẻ bị động kinh từ nhỏ, và không được điều trị kịp thời, thì vàotuổi thiếu niên, các khiếm khuyết trí tuệ, sự thay đổi nhân cách, biểu hiện sự dữtợn, càng tăng hơn

Những nét tính cách tăng đậm (NTCTĐ): là hiện tượng thường gặp ở trẻ

THCS; đây là các phương án cực hạn của chuẩn bình thường và khi đó các nétcủa tính cách được tăng cường có phần tăng đậm thái quá

Rơi vào hiện trạng này, ở trẻ thiếu niên xuất hiện tính nhậy cảm tăng cường vớimột số các tác động gây chấn thương tâm lý xác định, trong khi lại ổn định vớicác tác động khác Tính cách phát triển mạnh theo nhiều kiểu khác nhau, mỗi

Trang 10

kiểu trong đó đều để lại dấu vết về điểm yếu của mình và đó cũng là dấu hiệu đểphân biệt các dạng phát triển tính cách tăng đậm.

Sự phát triển tính cách tăng đậm thường bộc phát ở tuổi thiếu niên, vào giaiđoạn hình thành tính cách và theo bám tương đối chặt chẽ với các giai đoạn pháttriển tiếp theo của trẻ Tính cách phát triển tăng đậm không phải là bệnh lý, mà

là các phương án phát triển bình thường nhưng rất dễ dẫn đến các hành vi lệchchuẩn và lâu dài, nếu không được chỉnh trị hoặc uốn nắn sẽ dẫn đến các bệnhthái nhân cách (và lúc đó đòi hỏi phải có sự tham gia, can thiệp của các nhà tâmthần học)

II. LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC TRONG TRƯỜNG THCS.

1 Giáo dục thẩm mỹ:

Âm nhạc có chức năng thẩm mỹ, học nhạc không chỉ giúp các em giảm stress

mà qua đó các em có cái nhìn tươi đẹp hơn về cuộc sống, thông qua các ca từ,làn điệu âm nhạc để dạy các em biết rằng cuộc sống xung quanh mình còn cóbiết bao điều mới mẻ, dạy các em về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu conngười, yêu đồng loại hay thậm chí là yêu tất cả những gì bình dị nhất xung quanhmình như: yêu con đường mà mình vẫn ngày ngày cắp sách đến trường, yêu từngcuốn sách, quyển vở thân quen, yêu lắm cái bàn, cái ghế,cái bảng đen mà mìnhvẫn thường thấy mỗi khi đến lớp, Từ đó giúp hình thành trong tâm trí các emnhững nhân cách, phẩm chất tốt đẹp để dần dần hướng đến vẻ đẹp hoàn thiện củachân- thiện- mỹ với những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành nhân cáchchủ động, linh hoạt, trân trọng cái tốt, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày

Định hướng học sinh cảm thụ cái đẹp, qua đó xây dựng lối sống hướng thiện.nâng cao hơn năng lực cảm thụ xã hội, hình thành cách sống cân bằng, hài hòa,thúc đẩy niềm say mê, lao động sáng tạo, là công cụ hiệu quả nâng cao đờisống tinh thần ngày càng phong phú

Âm nhạc vang lên, đem lại giá trị ý nghĩa trong mối liên hệ giữa lời ca vàmối quan hệ xã hội, hình ảnh trong âm nhạc luôn hiện lên vẻ đẹp hướng đếnchân- thiện- mỹ đầy xúc cảm Đó chính là giá trị mà âm nhạc có được, giốngnhư ống kính vạn hoa kích thích khả năng tưởng tượng đầy ước mơ và hoàibão

Trang 11

Ví dụ 1: Bài hát “Khúc hát chim sơn ca”, Nhạc và lời: Đỗ Hoài An là bài hát trữ

tình viết cho lứa tuổi thiếu nhi, nhằm giáo dục cho các em tình yêu quêhương, yêu đất nước

Trang 13

Ví dụ 2: Bài hát “Tiếng ve gọi hè”, Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn Âm nhạc lớp 7nói lên sự gắn bó của tuổi trẻ với thiên nhiên trong không khí náo nức củamùa hè Qua bài hát, nhằm giáo dục cho các em tình yêu quê hương, yêuthiên nhiên trước vẻ đẹp của cuộc sống.

Ví dụ 3: Bài hát “Khát vọng mùa xuân”, âm nhạc lớp 8

Trang 15

Mùa xuân là một trong những mùa đẹp nhất mà mọi người luôn mong đợi Bàihát “ Khát vọng mùa xuân” của nhạc sĩ Mô – Da là bài hát trữ tình cổ điển mẫumực Nét giai điệu trong sáng, lời ca diễn tả những hình ảnh tươi đẹp của thiênnhiên, gởi lên những cảm xúc yêu đời của tuổi thơ.

→ Qua các ví dụ về các bài hát trong chương trình THCS đã giúp ta thấy đượccác bài hát không chỉ có giai điệu hay mà nội dung bài hát càng đẹp thêm, vìqua mỗi bài hát đều nhằm giáo dục các em hướng tới những cái hay, cái đẹptong cuộc sống Như vậy các bài hát được đưa vào trong chương trình THCSđều mang tính giáo dục rất cao

Trang 16

nghĩa và bền chặt khi hát lên những bài hát về tình yêu thương bố mẹ, ông

bà, anh chị em Sự gắn bó huyết thống, ruột thịt có ảnh hưởng lớn đến các

em, tạo nên sự ổn định, vững vàng tâm lý từ lúc còn thơ đến tuổi trưởngthành, làm nền tảng cho mối quan hệ, ứng xử xã hội mai sau

Âm nhạc đóng góp tích cực đào tạo con người toàn diện trong bối cảnh ViệtNam cần nguồn nhân lực vừa có tài vừa có đạo đức nghề nghiệp, do đó nghệthuật là cơ sở tạo nhân cách biểu lộ qua ứng xử trong sinh hoạt Sự hiểu biết

đa dạng kích thích mạnh mẽ ý thức nên làm điều tốt đẹp cho mọi người,tránh điều xấu xa có hại đến bản thân, xã hội Khi tham gia trực tiếp vào hoạtđộng âm nhạc, các em sẽ tự điều chỉnh hành vi, tìm đến lẽ phải, chân lý, rút

ra những bài học về lối sống có văn hóa, từ đó phẩm chất cá nhân: tính cách,năng lực được bộc lộ và sớm hình thành Có thể thấy, âm nhạc học đườngkhông chỉ trong giờ học mà còn diễn ra mọi lúc mọi nơi, như hoạt động vuichơi theo nhóm, trong tập thể với bạn bè cùng lứa, qua đó tính tích cực, sángtạo của trẻ em sớm phát triển Nói tóm lại, để hình thành nhân cách tốt, ngay

từ khi cắp sách tới trường, môi trường giáo dục trong đó giáo dục nghệ thuậttrong đó có âm nhạc đóng vai trò quan trọng sự trưởng thành của trẻ em.Giáo dục tính nhân văn, vì cộng đồng, hoàn thiện bản thân và trở thànhngười có tài năng, đem lại lợi ích cho xã hội

Giáo dục nhân cách, định hình lối ứng xử theo chuẩn mực đạo lý truyềnthống Việt Nam Bằng âm nhạc, các em được giáo dục toàn diện trí- đức-thể- mỹ, sớm phát huy lối tư duy chủ động, tinh thần tự giác

Trang bị cho học sinh những kiến thức, hiểu biết phổ thông về thế giớiquan, nhân sinh quan thông qua những lời ca tiếng hát, góp phần hình thànhthói quen, hành vi văn minh trong xã hội Việt Nam

Âm nhạc đóng vai trò đặc biệt trong giáo dục, bởi sự tác động và ảnh hưởnglớn đến quá trình hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ mỗi con người, đặcbiệt đối với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng Xét cho cùng, âm nhạc là chìa khóaphát huy cao độ phẩm chất cá nhân nhìn từ góc độ xã hội

Trang 17

Ví dụ 1: Bài hát “Hành Khúc tới trường".

Trang 18

Bài hát “Hành khúc tới trường” với giai điệu vui tươi, trong sáng, dù chỉ vọn

vẹn có mấy lời ca thôi nhưng cũng đã khắc họa được hết tâm trạng hồn nhiên,ngây thơ của các em về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đối với máitrường mến yêu, tình yêu đời, yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống đầy muôn màumuôn vẻ Âm hình tiết tấu mô phỏng bước đi, như muốn nói lên niềm vui, long

tự hào của các em học sinh đang vui bước đến trường

Trang 20

Ví dụ 2: Bài hát “Chúng em cần hòa bình”, Nhạc và lời: Hoàng Long –

Hoàng Lân

Trang 21

Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ muốn được sống trong một thế giớihòa bình không còn chiến tranh, không phải chứng kiến cảnh chết chóc, tanthương để các em có thể vui ca học hành, say sưa trong những lời ru, tiếnghát thiết tha của mẹ, được sống trong tình yêu thương của bạn bè, ngườithan Đó là những ước muốn thật nhỏ nhoi nhưng vô cùng lớn lao của các

em khao khát một cuộc sống yên vui đầy tình nhân ái

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Hoàng Long, Hoàng Lân- Thực hành sư phạm âm nhạc- Nxb Đại học sư phạm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành sư phạm âm nhạc
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm 2005
1. Phương pháp dạy học Âm nhạc I và II – Giảng viên: Trần Thanh Phong Khác
2. Giáo trình thực tập sư phạm năm thứ ba – TS. Phạm Trung Thanh (Chủ biên) và ThS. Nguyễn Thị Lý Khác
3. Quá trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – Nguyễn Kế Hào (Chủ biên) và Nguyễn Quang Uẩn Khác
4. Sách giáo khoa Âm nhạc 6,7,8,9 – NXB Giáo dục Việt Nam Khác
5. Nguyễn Thạc; (2003); Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sự phát triển của trẻ em, Đại học sư phạm Khác
6. Phạm Viết Vượng (2007); Giáo dục học (in lần 2), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Khác
8. Phạm Văn Đồng (2008); Giáo dục- đào tạo, quốc sách hàng đầu, tương lai của một dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Âm nhạc đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành nhân cách, trí tuệ con người Việt Nam  - LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
m nhạc đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành nhân cách, trí tuệ con người Việt Nam (Trang 15)
III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA: - LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA: (Trang 29)
Cảm ơn các em đã giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát này. Chúc các em học tốt và thật nhiều sức khỏe. - LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
m ơn các em đã giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát này. Chúc các em học tốt và thật nhiều sức khỏe (Trang 29)
Giáo viên luôn chuẩn bị giáo án, bảng phụ, đàn và các tài liệu có lien quan đến bài học hết sức đầy đủ và chu đáo. - LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
i áo viên luôn chuẩn bị giáo án, bảng phụ, đàn và các tài liệu có lien quan đến bài học hết sức đầy đủ và chu đáo (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w