THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN.

Một phần của tài liệu LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 34 - 35)

Qua 8 tuần thực tập, trò chuyện và dự giờ các tiết của giáo viên hướng dẫn. Tôi thấy được quá trình giảng dạy của giáo viên không có gì khác so với tôi được học.

Giáo viên luôn chuẩn bị giáo án, bảng phụ, đàn và các tài liệu có lien quan đến bài học hết sức đầy đủ và chu đáo.

• Luôn kiểm tra lại bài cũ.

• Hướng dẫn và dạy các em hết sức sinh động và thu hút.

• Biết quản lí lớp thật tốt, tổ chức thi đua, trò chơi trong giờ học tạo được sự chú ý và hăng say ở các em rất nhiều.

• Kiểm tra học sinh bằng nhiều hình thức như ( trong các trò chơi hoặc câu hỏi trắc nghiệm…) điều đó giúp học sinh nắm vững bài học của mình hơn.

• Luôn học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Biết lắng nghe ưu điểm và khuyết điểm từ đó sửa sai giúp việc giảng dạy được tốt hơn.

sức quan trọng vì thong qua nội dung bài hát giúp các em hướng tới chân, thiện, mỹ.

Bên cạnh việc chuẩn bị tốt, thì giáo viên vẫn còn một vài thiếu xót như:

• Theo như tôi được biết và được học phương pháp đổi mới dạy học âm nhạc của Thầy Trần Thanh Phong ( Giảng viên khoa nghệ thuật ) thì tiết ôn tập lần 2 giáo viên âm nhạc phải đưa động tác múa vào bài hát điều này sẽ giúp bài them sinh động đồng thời giúp các em khỏi bị nhàm trán vì đa phần khi ôn hát giáo viên chỉ mở giai điệu cho các em hát lại bài cũ.

• Điểm hạn chế thứ hai là ở tiết dạy tập đọc nhạc giáo viên chỉ cần đàn vài nốt trong bài, đề các em tự cảm âm và tập nghe cho chính xác. Không nên đàn nguyên bài rồi cho các em đọc theo phương pháp ấy gọi là mốm mồi.

Với hai mặt hạn chế nêu trên nếu giáo viên âm nhạc khắc phục được thì tôi tin rằng việc giảng dạy âm nhạc sẽ đạt được kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 34 - 35)