CHUYÊN ĐỀ "PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS" I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động nằm trong nội dung chương trình bắt buộc đối với học sinh trung học cơ sở. Nội dung hoạt động với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng mang tính giáo dục cao như:Truyền thống nhà trường, uống nước nhớ nguồn, hoà bình hữu nghị, Bác Hồ kính yêu Thông qua các hoạt động đó giúp học sinh tích luỹ thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, tác động đến thái độ nhu cầu nguyện vọng, quyền và nghĩa vụ của học sinh.Góp phần hình thành một số kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, chủ động, sáng tạo , mở rộng các mối quan hệ, có thái độ đúng đắn, tích cực hoá trong các hoạt động tập thể. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nhiều nội dung phong phú do vậy phương pháp, hình thức tổ chức cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện, cơ sở vật chất, đặc điểm tình hình học sinh của từng địa phương mà vận dụng cho thích hợp. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Trước đây, trong thực tế hầu hết các trường thường tổ chức mỗi tháng có 4 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp theo thời khoá biểu, với 4 hoạt động của mỗi chủ điểm như sách hướng dẫn, do giáo viên chủ nhiệm phụ trách riêng từng lớp. Nhưng từ năm học 2008 - 2009 chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp có thay đổi. Trước đây mỗi tháng có 4 tiết nhưng hiện nay chỉ qui định là 2 tiết. Vậy với 4 hoạt động trong một chủ đề mà chỉ thực hiện trong 2 tiết thì tổ chức như thế nào cho có hiệu quả? Năm nay ở trường chúng tôi cũng có nhiều đổi mới trong hình thức lẫn phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhằm tích cực hoá hoạt động của tất cả các em học sinh, lôi cuốn các đối tượng học sinh cùng tham gia hoạt động. Tạo mối quan hệ thân thiện giữa các thầy, cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với các đại diện của các tổ chức xã hội trong địa phương. Cụ thể tuỳ theo chủ điểm từng tháng mà tổ chức sao cho phù hợp, có những chủ điểm tổ chức hoạt động chung trong toàn trường như tháng 11: Chủ điểm "Tôn sư trọng đạo", chúng tôi tổ chức hôi thi "đố vui để học" Tháng 12: Chủ điểm "Uống nước nhớ nguồn", trong tháng này chúng tôi tổ chức hoạt động ngoại khoá "Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong thơ văn", kết hợp mời đơn vị bộ đội kết nghĩa nói chuyện truyền thống về Quân đội nhân dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12 và truyền thống của đơn vị trong giai đoạn hiện nay. Cũng có những chủ điểm, tuỳ theo nội dung của từng hoạt động mà tổ chức theo từng khối, lớp. Ví dụ: Đối với lớp 9, có thể tổ chức theo từng lớp như trong chủ điểm tháng 9: "Truyền thống nhà trường", có hoạt động "Thảo luận về tặng kỉ vật lưu niệm cho trường", "Nhiệm vụ học sinh cuối cấp" Hoặc tuỳ thuộc vào không gian, thời gian, chương trình học tập của học sinh mà tổ chức sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Cũng có những hoạt động chúng tôi tổ chức theo khối với nhiều hình thức khác nhau như: Hội thi, tham quan hoặc thi tìm hiểu về một số vấn đề theo gợi ý của sách hướng dẫn. Cũng có những hoạt động chúng tôi tổ chức theo từng lớp riêng do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp của chủ điểm tháng 4: "Hoà bình và hữu nghị", chúng tôi chia ra 2 hoạt động. Hoạt động 1 : Tổ chức hội vui học tập, hoạt động này được tổ chức từng lớp riêng theo hình thức: Thi giải câu đố, thi giải nhanh bài tập của một số môn như Toán, Lý, Hoá hoặc kiến thức của các môn học do lớp quyết định. Hoạt động 2: Tổ chức diễn đàn thanh niên về chủ đề "Hoà bình và hữu nghị". Hoạt động này tổ chức trong toàn khối. Thông qua các hoạt động giúp học sinh được mở rộng thêm giao tiếp, được trình bày chính kiến của mình, được lắng nghe ý kiến của bạn, để cùng nhau thi đua, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó với nhau. Qua đó giúp học sinh nâng cao hơn nữa nhận thức về vấn đề hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, nhiệm vụ và quyền của học sinh trong việc góp phần phát triển tình hữu nghị đó. Nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các dân tộc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó trước hết phải biết xây dựng mối đoàn kết, thân thiện giữa mỗi cá nhân học sinh với nhau, và rộng hơn nữa là xây dựng tình cảm gắn bó giữa các bạn cùng lớp, cùng khối, cùng trường Thông qua hoạt động này góp phần khắc sâu cho học sinh biết được tầm quan trọng của việc xây dựng "hoà bình và hữu nghị" trong thời đại ngày nay. Tiến trình hoạt động: 1. Khởi động. Mở đầu người điều khiển bắt một bài hát tập thể : "Bốn phương trời", nhằm tạo ra bầu không khí sôi động để học sinh tập trung chú ý vào hoạt động. Hơn nữa chính phần này đã đặt ra vấn đề, xác định mục tiêu, chương trình hoạt động để mỗi người tham gia chuẩn bị sẵn sàng. Để đạt được mục tiêu này người điều khiển thay mặt ban tổ chức ổn định trật tự, tuyên bố lí do, nêu chương trình hoạt động giới thiệu đại biểu và phổ biến thể lệ cuộc thi. 2. Hội thi. Nội dung trong sách hướng dẫn có gợi ý những hoạt động cần thực hiện, nhưng không bắt buộc các em phải thực hiện tất cả các hoạt động đó. Mà căn cứ vào mục tiêu của hoạt động, vào đặc điểm của học sinh và điều kiện của lớp, trường, giáo viên nên lựa chọn những nội dung phù hợp nhất để thực hiện. Còn về hình thức giáo viên chủ nhiệm cũng linh hoạt thay đổi hoặc sáng tạo những hình thức khác nhau sao cho hấp dẫn đối với học sinh. Với hoạt động của chủ điểm tháng 4 "Hoà bình hữu nghị" chúng tôi tổ chức cho học sinh thực hiện các phần thi, mỗi đội gồm 3 đội viên đại diện cho chi đội mình, thực hiện qua 3 phần thi: Gói câu hỏi, trả lời nhanh về các lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên, văn hoá - xã hội và phần thi hùng biện, mỗi đội cử ra một bạn trình bày trong vòng 3 phút với nội dung: Hoà bình và sự cần thiết phải bảo vệ và gìn giữ hoà bình trong bối cảnh hiện nay.Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần gìn giữ hoà bình bằng hành động cụ thể, thiết thực. Một số nội dung cơ bản trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Những biện pháp để thực hiện hoà bình trong một quốc gia và giữa các dân tộc Sau mỗi phần thi ban giám khảo và thư kí sẽ công bố điểm của mỗi đội nhằm làm tăng thêm tinh thần hứng khởi của các đội thi. Hoạt động này nhằm rèn cho học sinh khả năng diễn đạt, mở rộng giao tiếp, giao lưu học hỏi lẫn nhau làm tăng mối đoàn kết thân thiện giữa các bạn học sinh với nhau cũng như mối đoàn kết thân ái giữa thầy cô giáo với học sinh, giữa các tổ chức xã hội và các lực lượng khác ở địa phương như: Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bởi trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn, định hướng, gợi ý nội dung, học sinh cùng nhau bàn bạc xây dựng thiết kế hoạt động.Trong nhà trường , ban giám hiệu và tổng phụ trách đội cùng phối hợp với nhau để thống nhất kế hoạch hoạt động và quản lí việc thực hiện đó. Lồng ghép giữa các phần thi là các tiết mục văn nghệ do học sinh thực hiện. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp tổ chức và hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp, ở trường THCS làm sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của mỗi địa phương, mỗi trường học là điều cần thiết và rất quan trọng. Giúp học sinh có được những sân chơi bổ ích, và những giây phút nghĩ ngơi tích cực sau những giờ học căng thẳng. Hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện về thể chất lẫn tinh thần giúp các em tích luỹ thêm nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên - xã hội, tích luỹ kinh nghiệm, giao tiếp, ứng xử cũng như trong việc đối nhân xử thế giữa con người với nhau. Trên đây là nội dung toàn bộ chuyên đề mà nhóm giáo viên chủ nhiệm chúng tôi thực hiện. Chắc chắn trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót mong quí thầy cô, các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung để cho chuyên đề được hoàn chỉnh hơn từ đó có thể nhân rộng đến toàn bộ các trường học trong địa phương có điều kiện như địa bàn xã Cam Thuỷ nói riêng và địa bàn toàn huyện nói chung. PHÒNG GD - ĐT CAM LỘ TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Thời gian thực hiện: 23/4/2009 Phạm vi ứng dụng: HĐNGLL THCS Người thực hiện: Nhóm GVCN 9 Báo cáo chuyên đề: Hoàng Kim Thị Thu Hà . các phương pháp tổ chức và hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp, ở trường THCS làm sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của mỗi địa phương, mỗi trường. các đại diện của các tổ chức xã hội trong địa phương. Cụ thể tuỳ theo chủ điểm từng tháng mà tổ chức sao cho phù hợp, có những chủ điểm tổ chức hoạt động chung trong toàn trường như tháng 11:. mà chỉ thực hiện trong 2 tiết thì tổ chức như thế nào cho có hiệu quả? Năm nay ở trường chúng tôi cũng có nhiều đổi mới trong hình thức lẫn phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên