Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thuốc lá Thăng Long
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất của công ty thuốc lá Thăng Long có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8
1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty thuốc lá Thăng Long 8
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long 8
1.2.Lĩnh vực hoạt động, quy trình sản xuất sản phẩm 9
1.2.1.Lĩnh vực hoạt động 9
1.2.2.Quy trình sản xuất sản phẩm 10
1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty 12
1.3.1.Đặc điểm tổ chức quản lí 12
1.3.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh 13
2.Đặc điểm công tác kế toán công ty thuốc lá Thăng Long 13
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán 13
2.2.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 16
2.3.Hình thức kế toán, phần mềm kế toán áp dụng tại công ty 16
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty thuốc lá Thăng Long 19
I.Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty thuốc lá Thăng Long 19
1.Phân loại chi phí sản xuất và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 19
1.1.Phân loại chi phí sản xuất 19
1.2.Đối tượng hạch toán chi phí 19
2.Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 20
2.1.Nội dung chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 20
2.2.Tài khoản hạch toán 22
2.3.Thủ tục và chứng từ 22
2.4.Trình tự ghi sổ 24
3.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 29
3.1.Nội dung chi phí nhân công trực tiếp 29
3.2.Hình thức trả lương và chứng từ sử dụng 29
3.3.Tài khoản hạch toán 30
3.4.Chứng từ và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 30
35 3.5 Trình tự ghi sổ 36
4.Hạch toán chi phí sản xuất chung 40
4.1.Nội dung chi phí sản xuất chung 40
4.2.Tài khoản hạch toán 40
4.3.Chứng từ và quy trình ghi sổ 41
5.Tổng hợp chi phí sản xuất 45
Trang 25.1.Tài khoản hạch toán 45
5.2 Trình tự ghi sổ 45
II.Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 51
1.Kỳ tính giá thành và đối tượng tính giá thành 51
2.Đánh giá sản phẩm dở dang 51
3.Phương pháp tính giá thành và quy trình tính giá thành sản phẩm 51
3.1.Phương pháp tính giá thành 51
3.2 Quy trình tính giá thành sản phẩm 52
3.2.1 Phân bổ vật tư 53
3.2.2 Phân bổ tiền lương 622 58
3.2.3 Phân bổ chi phí sản xuất chung: 59
3.2.3.1 Đối với chi phí khấu hao cơ bản: 59
3.2.3.2 Đối với chi phí điện nước, chi phí bằng tiền khác, chi phí vật tư, chi phí tiền lương cho nhân viên phân xưởng: 60
III.Nhận xét về thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 67
1.Ưu điểm 67
2.Tồn tại 67
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và 69
tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 69
I.Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 69
II.Các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 70
1.Căn cứ, nội dung và ý nghĩa của các giải pháp 70
2.Điều kiện thực hiện các giải pháp 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất của công ty thuốc lá Thăng Long có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8
1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty thuốc lá Thăng Long 8
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long 8
1.2.Lĩnh vực hoạt động, quy trình sản xuất sản phẩm 9
1.2.1.Lĩnh vực hoạt động 9
1.2.2.Quy trình sản xuất sản phẩm 10
1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty 12
1.3.1.Đặc điểm tổ chức quản lí 12
1.3.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh 13
2.Đặc điểm công tác kế toán công ty thuốc lá Thăng Long 13
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán 13
2.2.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 16
2.3.Hình thức kế toán, phần mềm kế toán áp dụng tại công ty 16
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty thuốc lá Thăng Long 19
I.Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty thuốc lá Thăng Long 19
1.Phân loại chi phí sản xuất và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 19
1.1.Phân loại chi phí sản xuất 19
1.2.Đối tượng hạch toán chi phí 19
2.Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 20
2.1.Nội dung chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 20
2.2.Tài khoản hạch toán 22
2.3.Thủ tục và chứng từ 22
2.4.Trình tự ghi sổ 24
Biểu 2.1: Bảng kê số 4 (Tài khoản 621) 26
Biểu 2.2: Sổ cái (Tài khoản 621) 28
3.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 29
3.1.Nội dung chi phí nhân công trực tiếp 29
3.2.Hình thức trả lương và chứng từ sử dụng 29
3.3.Tài khoản hạch toán 30
3.4.Chứng từ và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 30
Biểu 2.3: Bảng thanh toán tiền lương- Phân xưởng bao mềm 32
Trang 4Biểu 2.4: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 35
35 3.5 Trình tự ghi sổ 36
Biểu 2.5: Bảng kê số 4 (Tài khoản 622) 37
Biểu 2.6: Sổ cái (Tài khoản 622) 39
4.Hạch toán chi phí sản xuất chung 40
4.1.Nội dung chi phí sản xuất chung 40
4.2.Tài khoản hạch toán 40
4.3.Chứng từ và quy trình ghi sổ 41
Biểu 2.7: Bảng kê số 4 (Tài khoản 627) .42
Biểu 2.8: Sổ cái (Tài khoản 627) 44
5.Tổng hợp chi phí sản xuất 45
5.1.Tài khoản hạch toán 45
5.2 Trình tự ghi sổ 45
Biểu 2.9: Nhật ký chứng từ số 7 47
Biểu 2.10: Sổ cái (Tài khoản 154) 49
II.Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 51
1.Kỳ tính giá thành và đối tượng tính giá thành 51
2.Đánh giá sản phẩm dở dang 51
3.Phương pháp tính giá thành và quy trình tính giá thành sản phẩm 51
3.1.Phương pháp tính giá thành 51
3.2 Quy trình tính giá thành sản phẩm 52
3.2.1 Phân bổ vật tư 53
Biểu 2.11: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính 55
Biểu 2.12 : Bảng vật tư cho sản xuất sản phẩm 57
3.2.2 Phân bổ tiền lương 622 58
Biểu 2.13: Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 59
3.2.3 Phân bổ chi phí sản xuất chung: 59
3.2.3.1 Đối với chi phí khấu hao cơ bản: 59
Biểu 2.14: Bảng phân bổ khấu hao cơ bản 60
3.2.3.2 Đối với chi phí điện nước, chi phí bằng tiền khác, chi phí vật tư, chi phí tiền lương cho nhân viên phân xưởng: 60
Biểu 2.15: Bảng phân bổ điện nước 61
Biểu 2.16: Bảng phân bổ tiền lương công nhân sản xuất 63
Biểu 2.17: Bảng phân bổ vật tư – phụ liệu 63
Biểu 2.18: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung 64
Biểu 2.19: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm 65
III.Nhận xét về thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 67
Trang 5I.Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
thuốc lá Thăng Long 69
II.Các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 70
1.Căn cứ, nội dung và ý nghĩa của các giải pháp 70
Biểu 3.1: Thẻ tính giá thành sản phẩm 73
2.Điều kiện thực hiện các giải pháp 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Công tác kế toán luôn là một khâu quan trọng trong mỗi doanh nghiệp cũng như cácđơn vị Trong giai đoạn hiện nay, hòa mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóađất nước, kế toán trong mỗi doanh nghiệp càng phải thể hiện rõ vai trò của mình Kế toánthực hiện chức năng cung cấp thông tin và là công cụ đắc lực cho quản lý, bảo vệ tài sảndoanh nghiệp
Sau bốn năm trên giảng đường đại học, chúng em đã được học tập và rèn luyện,trang bị những kiến thức cần thiết cho những kế toán viên tương lai “Học đi đôi với hành”,chính vì vậy, nhà trường và thầy cô đã tạo điều kiện để chúng em được đi thực tập, sử dụngnhững kiến thức mình đã học tập để áp dụng vào thực tiễn Không chỉ được nắm vữngnhững lý thuyết căn bản, chúng em còn có cơ hội được tiếp xúc với thực tế, thấy được sựkhác nhau giữa lý thuyết và thực tế để rèn luyện kỹ năng
Giá thành của sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng không chỉ phản ánh kết quả sản xuấtkinh doanh mà nó còn phản ánh chất lượng quản lý vật tư, lao động và tiền vốn Chính vìthế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với cácdoanh nghiệp Tại mỗi công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí vàtính giá thành nói riêng luôn được coi trọng và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu quản lý nângcao hiệu quả kinh doanh Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí vàtính giá thành sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp, em nhận thấy cần thiết phải học hỏi,hiểu biết thêm về thực tế của công tác này Chính vì vây, em chọn chuyên đề thực tập với
đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thuốc lá
Thăng Long” Trong phạm vi một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất thuốc lá hàng đầu tại
Việt Nam như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Thăng Long, em hyvọng sẽ thu được thêm những hiểu biết về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong doanh nghiệp
Về mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu chung về
công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty thuốc lá Thăng Long, so sánhvới kiến thức đã học để hiểu biết thêm và đưa ra những nhận định về công tác kế toán trongthực tế, đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công tythuốc lá Thăng Long
Về phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề được nghiên cứu dựa trên số liệu tháng 01/2011
của công ty thuốc lá Thăng Long với các sản phẩm thuốc lá điếu, mà chi tiết là sản phẩm
Trang 7tổng hợp nhiều phương pháp như quan sát, so sánh và đối chiếu làm cơ sở để phân tích, kếthợp nghiên cứu với lý luận thực tiễn.
Qua thời gian thực tập tại công ty thuốc lá Thăng Long, em đã nắm được một sốhoạt động cơ bản của công tác kế toán, có cái nhìn tổng quan về công việc của một kế toánviên Em đã thu được rất nhiều kiến thức bổ ích nhằm hoàn thiện ngành học của mình Vớinhững kiến thức căn bản được học từ thầy cô, bạn bè, cùng với sự cố gắng tìm hiểu, nghiêncứu của bản thân, em hy vọng bài viết của mình sẽ làm rõ thêm về công tác hạch toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cũng như đóng góp một phần nhỏ vào các giảipháp nhằm hoàn thiện công tác này tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc láThăng Long
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này này gồm có 3 chương:
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanhcủa công ty thuốc lá Thăng Long có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty thuốc lá Thăng Long
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long
Trang 8Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất của công ty thuốc lá Thăng Long có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá
Tên viết tắt: công ty thuốc lá Thăng Long
Tên giao dịch quốc tế: Thang Long tobaco limited (Vinataba Thang Long)
Địa chỉ: 235 – đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.8 584 441 – 04.8 584 342 Fax: 04.8 584 344
Người đại diện: Ông Đặng Xuân Phương – Giám đốc công ty
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long
Công ty thuốc lá Thăng Long – tiền thân là Nhà máy thuốc là Thăng Longđược thành lập vào ngày 06/01/1957 Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, cán bộcông nhân viên công ty luôn nỗ lực sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để thựchiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bảo vệ Tổ quốc, không ngừng tồn tại và pháttriển và đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào
Trong những năm đầu tiên xây dựng, công ty gặp rất nhiều khó khăn về thiết bịcũng như nguồn lực Với quyết tâm và nỗ lực cao, trong vòng hơn một tháng, từ ngày 6/1 –31/2/1957, công ty đã hoàn thành kế hoạch đầu tiên mà bộ công nghiệp giao trước thời hạnmột tuần, giao 100.000 bao thuốc lá Thăng Long
Cơ sở vật chất của công ty dần nâng cao, trang bị thêm máy cuốn, máy đóng bao,máy thái nhập từ nước bạn Các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn được hoànthiện Nhiều loại thuốc lá mới được ra đời như: Đại Đồng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, BôngLúa Tháng 7/1958, lần đầu tiên thuốc lá Thăng Long xuất hiện trên thị trường thế giới
Cuối năm 1958, nhà máy thuốc lá Thăng Long được khởi công xây dựng Năm
1960, thuốc lá Thăng Long chính thức hoạt động ở cơ sở mới ở khu công nghiệp ThượngĐình ( Thanh Xuân – Hà Nội) Công ty đã có 5 phân xưởng sản xuất, xây dựng được hệthống kho nguyên vật liệu, thành phẩm cơ khí Bộ máy quản lí được kiện toàn với cácphòng ban
Từ những năm 60 đến những năm 80, đối mặt với nhiều khó khăn thách thức cả về
Trang 9thuận lợi trong quá trình khắc phục khó khăn, nhằm tạo ra bước chuyển biến mới trong sảnxuất.
Năm 1985, Liên hiệp thuốc lá Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước chuyển biến mới
về phương thức quản lí và trở thành một mô hình đầu tiên về quản li ngành đối với toànngành thuốc lá Việt Nam Tình hình sản xuất thuốc lá giai đoạn 1985 – 1990 có đặc điểmnổi bật là sự ra đời của các xí nghiệp thuốc lá tại các tỉnh, thành Đường lối đổi mới toàndiện của Đảng đã tạo ra điều kiện và cơ hội phát triển mới, nhưng đồng thời cũng phải đốimặt với những thách thức to lớn của cơ chế thị trường Giai đoạn 1991 – 1995, mức tăngtrưởng bình quân của công ty đạt 25 – 30%, doanh thu tăng trưởng nhanh Công ty đầu tưtheo chiều sâu, xây dựng đầu tư trang thiết bị, đồng thời coi trọng công tác đào tạo và nângcao kỹ thuật cho người lao động Trải qua giai đoạn này, công ty thuốc lá Thăng Long đãtrưởng thành hơn, vững bước tiến vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa cùng đấtnước
Năm 1995, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam được thành lập theo quyết định của thủtướng chính phủ Công ty thuốc lá Thăng Long là đơn vị thành viên của tổng công ty thuộckhối sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu Từ năm 1996, cuộc vận động không hút thuốc lá,không sử dụng thuốc lá ở nơi công cộng được phát động mạnh mẽ, công ty thực hiện ghitrên bao bì sản phẩm dòng chữ lớn “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” Giai đoạn 1996 –
2000, quyết định cấm tuyên truyền, quảng cáo thuốc lá trên phương tiện thông tin đạichúng cũng làm cho sức mua giảm Bên cạnh việc phát triển sản xuất thuốc lá, công ty mởrộng ngành nghề, phát triển phù hợp với xu thế của thời đại
Hiện nay, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đang hướng tới xây dựng thành một tậpđoàn kinh tế mạnh, tiến hành sản xuất đa ngành, kinh doanh trong ngành công nghiệp thựcphẩm, ngân hàng, sản xuất nước tinh khiết, sản xuất rượu, sản xuất trà giải độc, đầu tư vàongành bảo hiểm
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long, chúng
ta có thể thấy rằng, trải qua bao thời kỳ khó khăn cùng lịch sử đất nước, công ty vẫn luônvững bước xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, hết lòng vì công việc, trangthiết bị không ngừng củng cố để nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp vào sự nghiệpphát triển đất nước
1.2 Lĩnh vực hoạt động, quy trình sản xuất sản phẩm
1.2.1 Lĩnh vực hoạt động
Công ty thuốc lá Thăng Long hoạt động trên các lĩnh vực:
- Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu
- Chế tạo, gia công sửa chữa thiết bị chuyên ngành thuốc lá
- Kinh doanh dịch vụ nhà khách, nhà nghỉ
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống
Trang 10- Xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty.
Trong các lĩnh vực kể trên, sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu là lĩnh vực chủ đạocủa công ty Đây là lĩnh vực mang lại cho công ty nguồn thu nhập lớn, đóng góp không nhỏvào ngân sách nhà nước
1.2.2 Quy trình sản xuất sản phẩm
Sản xuất thuốc lá điếu cần phải trải qua quy trình liên tục, phức tạp, đòi hỏi kỹ thuậtcao, theo đúng các tiêu chuẩn Trong mỗi giai đoạn, công ty luôn đòi hỏi sự giám sát chặtchẽ, đảm bảo các yêu cầu đã đặt ra Qui trình sản xuất thuốc lá được thể hiện qua sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 1.1: Qui trình sản xuất thuốc láCác sản phẩm của công ty Thuốc Lá Thăng Long được sản xuất theo quy trình côngnghệ hiện đại, khép kín qua nhiều khâu khác nhau, sản phẩm ở giai đoạn này được coi làđầu vào sản xuất cho các giai đoạn tiếp theo Qui trình công nghệ của công ty thuốc láThăng Long được thể hiện qua sơ đồ 1.2:
Đóng thùngĐóng thùng
Nhập kho thành phẩm
Trang 11Nguyên
liệu
Làm ẩm ngọn lá
Hấp chân không Cắt ngọn phối trộn Làm ẩm lá cắt ngọn cuộngTách
Thái cuộng
Phân ly sợi cuộng Thùng trữ sợi cuộng
Trương nở cuộng Sợi sấy cuộng
Trang 12Sơ đồ 1.2: Qui trình công nghệ
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lí
Tổ chức bộ máy quản lí của công ty thuốc lá Thăng Long được tổ chức theo môhình trực tuyến – chức năng Mô hình này là sự kết hợp những ưu điểm của mô hình trựctuyến và mô hình chức năng Hiệu quả công việc được thể hiện rõ do có sự giám sát, kiểmsoát chặt chẽ của cấp trên đối với cấp dưới, có mối liên hệ giữa các cấp với nhau; đồng thời
có sự chuyên môn hóa cao theo chức năng, tạo sự thống nhất và logic trong công việc
Bộ máy quản lý của công ty thuốc lá Thăng Long được thể hiện qua sơ đồ 1.3
P
Hành chính
P.Tổchứclao động
P Tài chính – kế toán
P Thị trường
P Tiêuthụ
cơ bản
Nhà trẻ, nhà ăn
Trạm
y tếNhà
nghỉ
Kho thành phẩm
cơ khí
Kho vật liệu
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanhPhó giám đốc
kỹ thuật
Trang 13Sơ đồ 1.3: Bộ máy quản lí trong công ty thuốc lá Thăng Long
1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh
Công ty thuốc lá Thăng Long được tổ chức sản xuất – kinh doanh với cơ cấu sảnxuất được chia ra làm 3 cấp: công ty – phân xưởng – tổ đội sản xuất Cơ cấu này tạo điềukiện cho công ty vận động thích nghi với những thay đổi của thị trường, thực hiện nhanhchóng các kế hoạch được đặt ra, rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm và kéo dài sự có mặtcủa các sản phẩm trên thị trường
Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất và qui trình công nghệ, công ty thuốc lá ThăngLong được tổ chức sản xuất thành 6 phân xưởng, bao gồm các phân xưởng: phân xưởngsợi, phân xưởng bao cứng, phân xưởng bao mềm, phân xưởng cơ điện và phân xưởngDunhill, phân xưởng số 4 Mỗi phân xưởng đảm nhận một nhiệm vụ sản xuất khác nhau:
Phân xưởng sợi: Có nhiệm vụ chế biến sợi thuốc, phối chế lá thuốc thành sợi thuốcthành phẩm khác nhau cho từng loại thuốc lá khác nhau Nguyên liệu được đưa đến phânxưởng qua quy trình chế biến, với các công thức kết hợp với nhiều loại hương liệu khácnhau sẽ tạo thành các loại thành phẩm với hương vị khác nhau đáp ứng thị hiếu của ngườitiêu dùng
Phân xưởng bao cứng :có nhiệm vụ là nhập nguyên liệu từ kho về và chế biến thànhcác các sản phẩm bao cúng như Vinataba, Hồng Hà…
Phân xưởng bao mềm: sản xuất các sản phẩm bao mềm như Thăng Long, HoànKiếm, Điện Biên…và các sản phẩm không có đầu lọc
Phân xưởng cơ điện: thực hiện việc sửa chữa, bảo trì các thiết bị máy móc tại cácphân xưởng, đảm bảo nhu cầu điện, nước cho việc sản xuất và toàn bộ công ty
Phân xưởng hợp tác quốc tế ( Dunhill): có nhiệm vụ tiến hành sản xuất hợp tác vớihãng Rothmans Nguyên vật liệu được công ty hợp tác gửi sang , sau đó tiến hành chế biếncác sản phẩm theo quy trình công nghệ của hãng Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ đượcnhập kho và đưa ra thị trường tiêu thụ
2. Đặc điểm công tác kế toán công ty thuốc lá Thăng Long
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán trong công ty thuốc lá Thăng Long được tập trung tại phòng tàichính – kế toán, làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính kế toán, tổ chứcquản lý mọi mặt liên quan đến công tác tổ chức kế toán tổ chức Phòng tài chính – kế toánvới 11 người được phân công công việc rõ ràng, gồm 1 kế toán trưởng (trưởng phòng), 1phó phòng, 6 kế toán viên các phần hành, 1 thủ quỹ và 2 kỹ sư tin học Bộ máy này đượcthể hiện qua sơ đồ 1.4:
Trang 14Sơ đồ 1.4: Bộ máy kế toán trong công ty thuốc lá Thăng Long
chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như các hoạt động kháccủa công ty có liên quan đến công tác tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của nhàmáy; Thực hiện các chính sách chế độ về công tác tài chính kế toán; Kiểm tra tính pháp lýcủa các loại hợp đồng; Tổ chức các công tác kiểm kê định kỳ theo quy định, trực tiếp chỉđạo, kiểm tra, giám sát phần nhiệm vụ đối với cán bộ thống kê, kế toán các phần hành trongcông ty; Kế toán trưởng là kế toán tổng hợp, vốn kinh doanh và các quỹ của công ty, phụtrách báo cáo tài chính và phân tính tài chính
quyết các công việc, cùng chịu trách nhiệm với trưởng phòng các nhiệm vụ được phân
Kế toán trưởng – Kế toán
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán thành phẩm, hàng hóa, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Kỹ sư tin học (2 người)
Trang 15tục, trình tự về xây dựng cơ bản theo đúng quy định của Nhà nước
− Kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương: Theo dõi tàisản cố định hiện có cũng như tình hình tăng giảm tài sản cố định trong công ty về đối tượng
sử dụng, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại Hàng tháng tình khấu hao cơ bản, khấuhao sửa chữa lớn vào đối tượng sử dụng, thực hiện kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố địnhtheo quy định Đồng thời, kế toán làm công việc thanh toán tiền lương, các khoản tiềnthưởng, các khoản phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của giám đốc Thanh toán các loại bảohiểm cho người lao động theo quy định, theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương trongcông ty, thanh toán các khoản thu chi của công đoàn
− Kế toán tiêu thụ, kế toán tiền, kế toán thuế: kiểm tra tínhhợp pháp của các chứng từ khi lập phiếu thu, chi; cùng với thủ quỹ kiểm tra, đối chiếu số
dư tồn quỹ, sổ sách thực tế, theo dõi các khoản ký quỹ; tập hợp và lập các báo cáo thuế vànộp thuế theo đúng quy định của nhà nước
xuất tồn kho vật tư các loại vật tư trong công ty (kho vật liệu, kho cơ khí, kho vật tư nôngnghiệp, kho phế liệu), thực hiện việc kiểm kê định kỳ theo quy định của Nhà nước; chịutrách nhiệm theo dõi về số lượng , giá cả nguyên vật liệu lá thuốc lá thông qua các hợpđồng, theo dõi tình hình tự trồng nguyên liệu lá thuốc lá thông qua các hợp đồng với chủđầu tư
và tính giá thành: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của thành phẩm, tập hợp các chiphí về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung để tính giá thành các loại sảnphẩm và lập các chứng từ cần thiết có liên quan
− Kế toán thanh toán; kế toán các khoản phải thu, phải trả:chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả các loại vật tư qua các hợp đồng mua vật tư.Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi các khoản nợ vớingười bán; theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm về mặt số lượng Theo dõi chitiết từng khách hàng mua về số lượng, giá trị tiền hàng cũng như thời gian thanh toán vàcông nợ của từng khách hàng, theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có giátrọ Thực hiện mua hàng thanh toán trả chậm với khách hàng, kiểm tra các khoản thanhtoán cho khách hàng, thực hiện việc kiểm kê hàng tháng Hạch toán chi tiết tình hình thanhtoán trong nội bộ với bên ngoài; Theo dõi các khoản công nợ với người bán nguyên liệu,tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu và thực hiện kiểm kê theo quy định, thực hiệntrích quỹ đầu tư theo quy định, kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanhtoán các khoản tạm ứng
với ngân hàng về các khoản thanh toán qua ngân hàng của công ty, làm việc các thủ tục vay
Trang 16ngân hàng và theo dõi trả nợ tiền vay; đồng thời theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vàtình hình sử dụng của công cụ, dụng cụ.
mặt và tồn quỹ của công ty, thực hiện kiểm kê theo quy định, quản lý các hồ sơ gốc của tàisản thế chấp, bảo lãnh các giấy tờ có giá trị như tiền và các khoản ký quỹ của các hợp đồngthế chấp bảo lãnh mua hàng trả chậm của khách hàng Hạch toán chi tiết và tông hợp tìnhhình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt
2.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Trên cơ sởquyết định này, công ty nghiên cứu và áp dụng danh mục tài khoản, chứng từ, sổ kế toán vàlựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý
và trình độ kế toán của mình
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12, đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt NamĐồng ( VNĐ), hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế phát sinh ( tỷ giá này dựa trên tỷ giáthực tế của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam) và đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ đượcthực hiện vào cuối năm tài chính
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, việc đánh giá tài sản cốđịnh dựa trên nguyên giá
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp hàng tồnkho, và phương pháp sổ số dư đối với hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ;tính giá xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ và tiến hành trích lập dự phònggiảm giá hàng tồn kho vào cuối năm tài chính
Công ty áp dụng phương pháp tính khấu trừ đối với thuế giá trị gia tăng Thực hiệnthông tư 84/2008/TT-BTC về hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập cá nhân
2.3 Hình thức kế toán, phần mềm kế toán áp dụng tại công ty
Công ty sử dụng hình thức kế toán máy, ghi sổ theo phương thức nhật ký chứng từ
do yêu cầu của công việc Nhờ đó, các phần hành kế toán có sự móc nối, kiểm soát lẫnnhau, có sự trao đổi phần hành giữa các kế toán viên, giúp cho công việc kế toán được kiểmsoát chặt chẽ, hạn chế tối đa mức độ sai sót
Trang 17Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán
In sổ, báo cáo cuối tháng, nămĐối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ,tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trênphần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhậpvào Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan Đối với các loại chi phí sảnxuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trướchết được tập hợp và phân bổ cho các đối tượng, số liệu kết quả của bảng phân bổ sẽ đượcmáy tự động ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan
Cuối tháng, quý, năm, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và in các sổ, báo cáo
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê vàcác Bảng tổng hợp chi tiết được máy tự động cập nhật để lập báo cáo tài chính Việc đốichiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảochính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Kế toán viên kiểm tra, đốichiếu số liệu giữa sổ kế toán với các báo cáo sau khi đã in ra giấy Cuối tháng, cuối năm sổ
kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện cácthủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay
Trang 18Phần mềm kế toán của công ty thuốc lá Thăng Long đang sử dụng do các kỹ sư tinhọc của phòng tài chính – kế toán viết riêng cho từng phần hành kế toán, đảm bảo được cácyêu cầu của công tác kế toán, được nghiên cứu liên tục và nâng cấp nhằm phù hợp với trình
độ chuyên nghiệp ngày càng cao của các kế toán
Phần mềm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được viết từ năm
1995, được nghiên cứu nâng cấp trong giai đoạn 1995 – 2000 Giao diện hết sức đơn giản,
dễ sử dụng là một trong những lợi thế của phần mềm này:
Trang 19Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty
thuốc lá Thăng Long
I. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty thuốc lá Thăng Long
1 Phân loại chi phí sản xuất và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
1.1 Phân loại chi phí sản xuất
Với đặc thù là một đơn vị chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanhthuốc lá điếu, chi phí sản xuất tại đơn vị bao gồm rất nhiều loại như chi phí về nguyên, vậtliệu, chi phí về nhân công, chi phí sản xuất… Bởi vậy, để phục vụ và quản lý về hạch toánchi phí sản xuất, công tác hạch toán chi phí sản xuất của công ty được tiến hành phân loạitheo khoản mục chi phí Các khoản mục chi phí bao gồm:
Một là, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí sinh trong quá trìnhsản xuất sản phẩm, như chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm công nghiệp, nôngnghiệp, gia công – chế biến và chi phí nguyên vật liệu kinh doanh dịch vụ, lao vụ khác; Chiphí nguyên liệu chính như lá Thuốc lá và chi phí của nguyên liệu phụ như giấy cuốn, giấybạc, hương liệu,bìa hộp, sát vàng, đầu lọc, giấy bọc…
Hai là, chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tất cả các khoản liên quan đến tiềnlương chính, lương phụ , tiền thưởng, các khoản phụ cấp khác, các khoản trích theo lương(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp)… mà côngnhân trực tiếp sản xuất sản phẩm; bao gồm các khoản mục như tiền lương công nhân sảnxuất (lương chính, lương làm thêm giờ, thưởng, phụ cấp), các khoản trích theo lương (kinhphí công đoàn công nhân sản xuất, bảo hiểm xã hội, y tế công nhân sản xuất), tiền cơm ca
và các khoản khác Đây là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm
Ba là, chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng phục
vụ cho nhu cầu chung trong phân xưởng như: chi phí lương cho quản đốc phân xưởng, chiphí vật liệu, dụng cụ, chi khấu hao, chi bằng tiền khác… Chi phí sản xuất chung được chia
ra chi tiết với các mục về chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sảnxuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thiệt hại trong sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài vàchi phí bằng tiền khác
1.2 Đối tượng hạch toán chi phí
Tại đơn vị, quy trình sản xuất thuốc lá gồm nhiều giai đoạn, qua nhiều phân xưởng
để sản xuất ra nhiều loại thuốc lá điếu khác nhau Chính vì vậy, chi phí sản xuất tại phânxưởng không xác định riêng cho từng loại sản phẩm phân bổ Bởi vậy,để thuận lợi chocông tác tập hợp chi phí, kế toán công ty Thuốc lá Thăng Long xác định đối tượng tập hợpchi phí theo nơi phát sinh ra chi phí, đó là các phân xưởng
Trang 20Sản phẩm của công ty trước khi nhập kho trải qua quá trình sản xuất tại các phânxưởng Chi phí phát sinh tại các phân xưởng sợi, phân xưởng bao cứng, phân xưởng baomềm được kế toán tập hợp riêng, sau đó sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm mà phânxưởng sản xuất Còn riêng đối với phân xưởng cơ điện, do có chức năng đặc thù là thựchiện sửa chữa, bảo trì các thiết bị máy móc, đảm bảo điện, nước cho toàn công ty nên cácchi phí phát sinh tại phân xưởng này không phải phân bổ cho bất kỳ sản phẩm nào.
2 Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
2.1 Nội dung chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Do đặc trưng của ngành sản xuất thuốc lá, chi phí nguyên, vật liệu là khoản mục chiphí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm của công ty ( khoảng 70% đến 80%),nên hạch toán chi phí nguyên, vật liệu chính xác luôn là yêu cầu đặt ra đối với công tác kếtoán tại công ty Thuốc Lá Thăng Long Hạch toán đúng chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp là
cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách chính xác
Công ty thuốc lá Thăng Long có quy mô sản xuất lớn nên có nhiều loại vật tư, phụliệu khác nhau như lá thuốc lá, sợi nhập ngoại… Các loại nguyên vật liệu này chủ yếu đượcmua trong nước với các vùng nguyên liệu trong điểm như Cao Bằng, Lạng Sơn và một sốtỉnh ở Tây Nguyên như Gia Lai, một số được nhập khẩu từ một số nước như Trung Quốc,Brazil, Ấn Độ Nguyên vật liệu chính của công ty là lá Thuốc lá, nguyên vật liệu phụ là:đầu lọc, giấy cuốn, giấy bạc, hương liệu, bìa hộp, sát vàng, bao bì … Tùy từng loại sảnphẩm mà tỷ trọng từng loại nguyên vật liệu chiếm trong tổng thể cũng sẽ có sự khác nhau
Tại công ty, do có các loại vật tư sử dụng nhiều, công tác nhập, xuất kho diễn ra liêntục, công ty lựa chọn tính giá nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền, tạođiều kiện thuận lợi cho việc tính toán của công tác kế toán Theo phương pháp này, giá trịxuất kho của từng loại vật tư xác định theo số lượng xuất và đơn giá trung bình
Đơn giá bình quân được tính toán trên cơ sở số liệu kế toán cập nhật hàng ngày vềtình hình số lượng nhập – xuất vật tư
Cuối kỳ, kế toán thao tác tính giá nguyên, vật liệu xuất kho trên máy vi tính: từ giaodiện chính của phần mềm kế toán nguyên, vật liệu, kế toán vào mục: Tính toán\ Tính giáxuất kho nguyên, vật liệu Màn hình hiện ra hộp thoại, kế toán nhập số tháng, năm cần tínhgiá xuất kho rồi chọn mục “chấp nhận”
Trang 21Phần mềm kế toán tự động tính trị giá nguyên, vật liệu theo công thức:
Đơn giá bình quân
Trị giá nguyên, vật liệu tồn
liệu xuất kho
= Số lượng nguyên, vật liệu
xuất kho
x Đơn giá bình quân
Cụ thể, tháng 01/2011, trị giá nguyên, vật liệu xuất kho của nguyên liệu vàng sấy táchcọng loại C/BS:
Trang 222.2 Tài khoản hạch toán
Để tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 – chiphí nguyên, vật liệu trực tiếp, phản ánh chi phí nguyên vật liệu sử dụng phục vụ trực tiếpcho sản xuất sản phẩm Nội dung phản ánh trên tài khoản này như sau:
- Bên Nợ: Trị giá nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc cungcấp dịch vụ trong kỳ
- Bên Có: Trị giá nguyên, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho; kếtchuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
Tài khoản này tại đơn vị kế toán mở chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2:
6211 – Chi phí nguyên, vật liệu sản xuất sản phẩm công nghiệp
6212 – Chi phí nguyên, vật liệu sản xuất sản phẩm nông nghiệp
6213 – Chi phí nguyên, vật liệu sản xuất gia công, chế biến
6214 – Chi phí nguyên, vật liệu kinh doanh dịch vụ, lao vụ khácRiêng tài khoản 6211 và 6213 được kế toán mở chi tiết cho từng phân xưởng
2.3 Thủ tục và chứng từ
Kế toán nguyên, vật liệu sử dụng các chứng từ như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, bảng kê nhập – xuất – tồn… làm cơ sở lập bảng phân bổnguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ; Bảng kê các hóa đơn chứng từ mua nguyên vật liệu vàcông cụ dụng cụ không nhập kho mà dùng ngay cho sản xuất,… dùng để xác định tổng trịgiá vật liệu, công cụ dụng cụ phân bổ cho từng đối tượng Kế toán nguyên, vật liệu chuyểncác bảng kê này đến cho kế toán chi phí sản xuất làm cơ sở hạch toán chi phí nguyên, vậtliệu trực tiếp
Từ các chứng từ kế toán nguyên, vật liệu chuyển đến cho kế toán chi phí sản xuấtlàm cơ sở hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí giá thành để tiến hànhlập Bảng kê số 4, lấy số liệu lập nhật ký chứng từ số 7 và chuyển cho kế toán trưởng lên Sổcái tài khoản 621
Cụ thể, ngày 07/01/2011, bộ phận có nhu cầu sử dụng viết phiếu yêu cầu xuất vật tư.Sau khi có xác nhận của phụ trách kỹ thuật và phòng cung ứng vật tư, thủ kho sẽ lập phiếu
xuất kho, ghi số lượng thực xuất vật tư Kế toán nguyên, vật liệu nhận phiếu xuất kho, xác
nhận số lượng nguyên, vật liệu xuất kho để nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán Trên phiếuxuất kho chỉ ghi số lượng, chưa có đơn giá, thành tiền
Trang 23Sau khi xuất kho căn cứ vào số lượng vật liệu xuất và số lượng vật liệu trong kho, thủkho sẽ tiến hành lập thẻ kho, sổ số dư và lập bảng kê nhập-xuất-tồn Cuối tháng, kế toánnguyên, vật liệu thao tác trên máy tính để có được đơn giá bình quân Đồng thời, phần mềm
kế toán sẽ tự động chạy đơn giá vật tư ở các sổ liên quan đến việc tính giá nguyên, vật liệu.Phiếu xuất kho với đầy đủ đơn giá và thành tiền được chuyển đến kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành cập nhật dữ liệu thuốc lá bao, làm căn cứ tính chi phí nguyên vật liệu trựctiếp
Sau khi thực hiện thao tác tính giá xuất kho, phần mềm kế toán sẽ tự động lên số liệucho sổ chi tiết và tổng hợp nguyên vật liệu Căn cứ vào đó kế toán vật tư sẽ tiến hành lậpBảng kê xuất nguyên vật liệu (Chi tiết xuất nguyên vật liệu), phân loại chi phí nguyên, vậtliệu chính và nguyên, vật liệu phụ để làm cơ sở lập Bảng tổng hợp nguyên, vật liệu chính
và Bảng vật tư cho sản xuất sản phẩm Kế toán chi phí giá thành sẽ căn cứ vào đó để xác
Trang 24định chi phí nguyên vật liệu chính xuất dùng cho các phân xưởng.
Cụ thể, kế toán vào mục Chi tiết xuất nguyên liệu để xem trị giá xuất kho của các
nguyên liệu:
2.4 Trình tự ghi sổ
Kế toán nguyên vật liệu chuyển bảng kê xuất nguyên vật liệu; bảng kê và phân bổ chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp cho kế toán chi phí giá thành để tiến hành lập Bảng kê số 4 Kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thao tác trên máy: từ giao diện chính củaphần mềm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty thuốc lá ThăngLong, kế toán vào Danh mục công việc\ Các bảng kê chi phí\ Bảng kê số 4
Trang 25Sau khi chọn mục “1 Bảng kê số 4”, màn hình hiện lên hộp thoại, kế toán nhập sốtài khoản 621 vào hộp thoại, giao diện màn hình hiện lên hộp thoại hỏi “In Bảng kê số 4”
và 2 mục chọn “Có” và “Không” Kế toán chọn mục “Có” để in Bảng kê số 4.
Bảng kê số 4 được chuyển đến cho kế toán trưởng, căn cứ vào dòng tổng cộng của
bảng kê này, kế toán nhập số liệu để lập Sổ cái tài khoản 621.
Trang 26Biểu 2.1: Bảng kê số 4 (Tài khoản 621)
CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
Phòng Tài chính – Kế toán
BẢNG KÊ SỐ 4
Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng
Tài khoản 621 Tháng 01 năm 2011
Trang 28Biểu 2.2: Sổ cái (Tài khoản 621)
CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Mẫu số S05 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của BT BTC)
Trang 293 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
3.1 Nội dung chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sảnxuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các hoạt động lao vụ dịch vụ, bao gồm: tiền lươngchính, tiền lương phụ, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản tríchtheo lương của công nhân sản xuất (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,bảo hiểm thất nghiệp)
Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong các khoản mục chi phí sảnxuất, vào khoảng 10% - 15% trong tổng giá thành sản phẩm chung toàn công ty Chi phínày được tập hợp riêng cho từng phân xưởng
3.2 Hình thức trả lương và chứng từ sử dụng
Kế toán tiền lương trong công ty thuốc lá Thăng Long sử dụng 2 hình thức trả lươngcho phù hợp với từng phòng ban, bộ phận: trả lương theo thời gian và trả lương theo sảnphẩm
- Trả lương theo thời gian đối với các phòng ban, nhà ăn, tổ bảo vệ, tổ trông
xe Công thức tính lương được xác định như sau:
Lương thực
( Bậc lương + hệ số trách nhiệm) x Lương cơ bản
Ngày công theo chế độ
+ Thưởng + Phụ cấp khác( tráchnhiệm, độc hại, ca
Số ngày công theo chế độ là: 24 ngày Số ngày công thực tế: là thời gian làm việcthực tế của các công nhân( 1 công bằng 8 tiếng)
Các khoản trích theo lương của công ty thực hiện đúng theo quy định của pháp luật,gồm có các khoản: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thấtnghiệp Tổng các khoản này được trích theo tỷ lệ quy định hiện nay là 30,5% Việc trích
Tiền lương
sản phẩm = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lươnglao động
Trang 30các khoản theo lương chỉ được áp dụng đối với các công nhân đã được biên chế Mức tríchđược tính dựa trên mức lương cơ bản Tỷ lệ trích đối với doanh nghiệp đóng góp được đưavào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và người lao động đóng góp thườngđược trừ vào lương Tỷ lệ trích theo quy định, cụ thể là bảo hiểm xã hội 22% (công ty 16%,người lao động 6%); bảo hiểm y tế 4,5% (công ty 3%, người lao động 1,5%); bảo hiểm thấtnghiệp 2% (công ty 1%, người lao động 1%); kinh phí công đoàn 2% (công ty 2%, ngườilao động 0%)
3.3 Tài khoản hạch toán
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là tài khoản 622 – chiphí nhân công trực tiếp, tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công,tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tậphợp và tính chi phí giá thành
Nội dung phản ánh trên tài khoản 622:
- Bên Nợ: Chi phí về nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thựchiện dịch vụ, bao gồm tiền lương, tiền công lao động, các khoản trích theo lương, tiền côngtheo quy định phát sinh trong kỳ
- Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ để tính vào chiphí sản xuất
Tài khoản 622 tại đơn vị được mở chi tiết 6 tài khoản cấp 2:
6221 – Tiền lương công nhân sản xuất
6222 – Kinh phí công đoàn công nhân sản xuất
6223 – Bảo hiểm xã hội công nhân sản xuất
6224 – Bảo hiểm y tế công nhân sản xuất
6225 – Tiền cơm ca công nhân sản xuất
6228 – Các khoản khácChi phí nhân công trực tiếp tại đơn vị cũng được theo dõi riêng cho từng phânxưởng
3.4 Chứng từ và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Hạch toán chi phi nhân công trực tiếp tại công ty được tổ chức khoa học và chặt chẽ.Tất cả các chứng từ liên quan đến tiền lương tại các phân xưởng như bảng chấm công, bảngchấm công làm thêm giờ…sẽ được kế toán phần hành tiền lương tập hợp Căn cứ vào đó,
kế toán tiền lương tính lương cho từng nhân viên và lập bảng thanh toán tiền lương, bảngphân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Kế toán tiền lương thao tác trên máy tính: từ giao diện chính của phần mềm kế toán,chọn mục “Số liệu/ Nhập tiền lương/ 1 Nhập tiền lương” để nhập số liệu chi tiết về tiềnlương trong tháng và chọn mục “Số liệu/ Nhập tiền lương/ 3 Nhập tiền cơm công nhân” để
Trang 31từng phân xưởng Phần mềm máy tính tự động tính phân bổ tiền lương và các khoản tríchtheo lương
Cụ thể, cuối tháng 01/2011, căn cứ vào các bảng: Bảng chấm công, Bảng chấmcông làm thêm giờ… kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương chi tiết cho mỗi tổ của từngphân xưởng
Dựa vào dòng tổng cộng của Bảng thanh toán tiền lương của từng tổ trong phân
xưởng, kế toán tiến hành lập Bảng thanh toán tiền lương từng phân xưởng chằng hạn như
phân xưởng bao mềm (Biểu 2.3:Bảng thanh toán tiền lương- Phân xưởng bao mềm trangError: Reference source not found)
Trang 32Biểu 2.3: Bảng thanh toán tiền lương- Phân xưởng bao mềm
CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
Bộ phận: Phân xưởng bao mềm
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 01 năm 2011
Đvt: VNĐ
Lương cơ bản theo CBCN
Lương sản phẩm
Lương thêm giờ
Thưởng phân xưởng
Lương công tác
Lương phép Tiền lễ tết
Phụ cấp ca 3
PC trách nhiệm + độc hại
Trang 34Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương tập hợp theo từng phân xưởng, kế toán lậpBảng lương thực chi Bảng này phản ánh số lương thực chi trong tháng tập hợp theo từngphân xưởng và chi tiết cho công nhân sản xuất và chi phí nhân viên phân xưởng Kế toánlấy số lương thực chi làm tiêu thức phân bổ.
Cuối tháng, sau khi có doanh thu của từng sản phẩm trong tháng, kế toán lập Bảngtính lương trích theo doanh thu Bảng này phản ánh số lượng và doanh thu của từng mácsản phẩm, tập hợp theo thuốc nội địa và thuốc xuất khẩu Số lương trích cho từng mác sảnphẩm được tính dựa trên số lượng và doanh thu của sản phẩm đó trong tháng
Căn cứ vào Bảng lương thực chi và Bảng tính lương trích theo doanh thu, kế toán
tiền lương lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, tập hợp và phân bổ
tiền lương và tiền công thực tế phải trả cho các đối tượng Khi nhập dữ liệu vào các bảngtrên, phần mềm máy tính tự động phân bổ tiền lương theo công thức:
Tổng lương trích theo doanh thu
trong thángTiền lương (tiền cơm)
Tiêu thứcphân bổ iTổng lương thực chi trong tháng
Chẳng hạn, tính tiền lương phân bổ cho công nhân sản xuất của phân xưởng baomềm trong tháng 01/2011:
Tổng lương trích theo doanh thu trong tháng: 13346103037
Lương thực chi công nhân sản xuất phân xưởng bao mềm
(tiêu thức phân bổ): 231397348813346103037
Tiền lương phân bổ cho
phân xưởng bao mềm = 7809793200 x 2313973488
Trang 35Biểu 2.4: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Trang 363.5 Trình tự ghi sổ
Kế toán chi phí giá thành căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản tríchtheo lương để nhập số liệu tiến hành lập bảng kê số 4 của tài khoản 622 theo dõi cho từngphân xưởng, làm căn cứ cho việc lập Bảng tính giá thành Số liệu của bảng kê số 4 đượcphần mềm kế toán tự động cập nhật làm cơ sở ghi nhật ký chứng từ số 7
Cuối tháng, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chuyển Bảng kê số
4, Nhật ký chứng từ số 7 đến kế toán trưởng Sau khi đã khóa sổ và kiểm tra, đối chiếu trên
nhật ký chứng từ, kế toán trưởng lấy số liệu lập Sổ cái – tài khoản 622.
Cụ thể, cuối tháng 01/2011, kế toán tiền lương chuyển Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Biểu 2.4) cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kế toán chi phí sản xuất căn cứ vào cột tổng cộng chi phí theo phân xưởng nhập liệu
làm cơ sở lập Bảng kê số 4 – tài khoản 622 (Biểu 2.5), tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
theo phân xưởng và chi tiết cho các tài khoản liên quan, phần mềm tự động cập nhật Nhật
ký chứng từ số 7
Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7 được chuyển cho kế toán trưởng lập Sổ cái –
tài khoản 622 (Biểu 2.6)
Trang 37Biểu 2.5: Bảng kê số 4 (Tài khoản 622)
CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
Phòng Tài chính – Kế toán
BẢNG KÊ SỐ 4
Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng
Tài khoản 622 Tháng 01 năm 2011