Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý về nông sản:

Một phần của tài liệu cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với hàng nông sản khi gia nhập WTO và ảnh hưởng.docx (Trang 32 - 33)

C. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HÀNG NÔNG SẢN KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN WTO.

1.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý về nông sản:

- Soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực thi các luật mới ban hành, bảo đảm cụ thể, công khai, minh bạch phù hợp với nội dung của luật;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường đất đai tạo bước đột phá để các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực nông sản của mình.

- Xây dựng các biện pháp hỗ trợ đối với một số lĩnh vực, sản phẩm đi đôi với việc loại bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp gắn với tỷ lệ nội địa hoá phù hợp với các cam kết của ta trong Tổ chức thương mại thế giới.

- Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với Hiệp định TBT và SPS để bảo vệ thị trường nội địa và người tiêu dùng.

- Kết hợp chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ, sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ giá ... để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nâng cao chất lượng của công tác thông tin, dự báo về thị trường, giá cả, quan hệ cung cầu để xác định các cân đối lớn. Lĩnh vực nông sản là lĩnh vực rất nhạy cảm nên cần theo dõi sát để tránh xảy ra những sai xót đáng tiếc.

- Đẩy mạnh cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm, sớm nghiên cứu hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp, và các chính sách an sinh xã hội. Người lao động hoạt động trong lĩnh vực nông sản có thu nhập thấp vì giá nông sản rẻ, vì vậy cần quan tâm hơn nữa về vấn đề này khi nước ta hội nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO để nâng cao đời sáng của nhân dân.

- Đổi mới cơ chế quản lý các cơ quan khoa học - công nghệ theo hướng tăng cường tính tự chủ. Gắn kết chặt chẽ các cơ quan này với doanh nghiệp để thúc

đẩy việc đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp, nhằm phát triển thị trường khoa học, công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng của hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới, đưa Việt Nam trở thành nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, thế giới tin dùng sản phẩm nông sản của Việt Nam mà không lo lắng về vấn đề chất lượng. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào đầu tư, kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Để khi nhắc đến hàng nông sản là thế giới yên tâm nghĩ ngay đến hàng nông sản của Việt Nam với sản phẩm đảm bảo chất lượng, có tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các luật định của WTO.

Một phần của tài liệu cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với hàng nông sản khi gia nhập WTO và ảnh hưởng.docx (Trang 32 - 33)