Đổi mới để phát triển mạnh nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với hàng nông sản khi gia nhập WTO và ảnh hưởng.docx (Trang 34 - 35)

C. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HÀNG NÔNG SẢN KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN WTO.

4.Đổi mới để phát triển mạnh nguồn nhân lực:

Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ chiếm 70% lực lượng lao động. Người Việt Nam cần cù, chịu khó học tập, nhận thức nhanh. Đây là một lợi thế cạnh tranh. Điều đó đúng nhưng chưa phản ánh đầy đủ thực trạng nguồn nhân lực nước ta.

Hiện tại, chúng ta chỉ có lợi thế cạnh tranh thực tế trong những ngành nghề đòi hỏi sử dụng nhiều lao động với kỹ năng trung bình và thấp nhất là ngành sản xuất sản phẩm thô, chưa chế biến của ngành nông sản. Mà lợi nhuận chủ yếu được tạo ra từ các công việc chế biến đó thì nước ta lại bán sản phẩm thô có giá trị thấp đi và mua về những sản phẩm nong sản đã chế biến có giá trị cao về. Những lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi trình độ lao động cao, yêu cầu về khoa học kỹ thuật lớn, chúng ta đang rất thiếu. Và do đó làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông sản. Nhưng đây cũng là điều hứa hện có nhiều chuyển biến lớn khi đầu tư đáng mức và có hiệu quả vào chế biến nông sản. Và hạn chế này cũng một phần do những yếu kém, bất cập trong hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của nước ta, cần phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp khắc phục để nước ta có được nguồn lao động với trình độ cao, góp phần nâng cao đời sống người lao động trong lĩnh vực nông sản góp phần làm tăng GDP.

Vì vậy, cần chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ và dạy nghề của ngành nông sản để huy động các nguồn lực nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với việc thực hiện đầy đủ cơ chế thị trường trong việc trả lương cho người lao động. Hệ thống và bảo đảm tính liên thông trong hệ thống giáo dục - đào tạo từ phổ thông - đại học và dạy nghề, giải quyết trước việc cải cách giáo dục đại

học và dạy nghề. Học tập kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục đại học và dạy nghề tiên tiến để chọn lọc, sử dụng. Tích cực học hỏi khả năng làm việc, quản lý của nước ngoài có nên khoa học kỹ thuật, ngành nông sản phát triển tiên tiến. Phát huy tính tự chủ, bản sắc riêng và tính cạnh tranh trong đào tạo đại học và dạy nghề, đầu tư nhiều hơn cho ngành nông sản để tạo bước chuyển biến về công nghệ, nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với hàng nông sản khi gia nhập WTO và ảnh hưởng.docx (Trang 34 - 35)