1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ PHẦN 01: KHÁI NIỆM CHUNG

33 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

1.1. CHÖÙC NAÊNG VAØ NHIEÄM VUÏ CUÛA HEÄ THOÁNG GIAO THOÂNG ÑOÂ THÒ1.1.1. Chöùc naêng cuûa heä thoáng giao thoâng ñoâ thòHeä thoáng giao thoâng ñoâ thò ngoaøi nhieäm vuï vaän chuyeån haøng hoùa, haønh khaùch trong ñoâ thò, noù coøn laø moät haønh lang thoâng gioù, taïo ra caùc daûi caây xanh goùp phaàn caûi taïo vi khí haäu, hoã trôï ñaéc löïc cho caùc coâng trình kyõ thuaät : coâng trình thoaùt nöôùc, ga, nhieät... ñoàng thôøi goùp phaàn toå chöùc khoâng gian kieán truùc hai beân ñöôøng. Coù theå noùi giao thoâng ñoâ thò ñaõ ñoùng goùp lôùn vaøo veû ñeïp cuûa ñoâ thò vaø cuõng laø ñoäng löïc maïnh, thuùc ñaåy neàn kinh teá ñoâ thò phaùt trieån.1.1.2. Thaønh phaàn cuûa giao thoâng ñoâ thòGiao thoâng ñoâ thò hieän nay ñang ñöôïc phaân chia thaønh 2 thaønh phaàn : Giao thoâng ñoái ngoaïi. Giao thoâng ñoái noäi.

Trang 1

KHÁI NIỆM CHUNG

1.1 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

1.1.1 Chức năng của hệ thống giao thông đô thị

Hệ thống giao thông đô thị ngoài nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách trong đô thị, nó còn là một hành lang thông gió, tạo ra các dải cây xanh góp phần cải tạo vi khí hậu, hỗ trợ đắc lực cho các công trình kỹ thuật : công trình thoát nước, ga, nhiệt đồng thời góp phần tổ chức không gian kiến trúc hai bên đường Có thể nói giao thông đô thị đã đóng góp lớn vào vẻ đẹp của đô thị và cũng là động lực mạnh, thúc đẩy nền kinh tế đô thị phát triển

1.1.2 Thành phần của giao thông đô thị

Giao thông đô thị hiện nay đang được phân chia thành 2 thành phần :

- Giao thông đối ngoại

- Giao thông đối nội

a Giao thông đối ngoại

Giao thông đối ngoại bao gồm các mối liên hệ giữa đô thị với bên ngoài như : liên hệ với các đô thị khác, với các khu công nghiệp tập trung, khu nghỉ ngơi giải trí, thành phần gồm có: đường ôtô, đường sắt, đường thủy và đường hàng không

- Đường ôtô : Xuất hiện và phát triển nhanh ở cuối thế kỷ XIX đến

thế kỷ XX Đường ôtô ra đời là một sự kiện lớn trong quá trình phát triển đô thị, nó tạo điều kiện hình thành và phát triển các đô thị lớn và rất lớn Chiều rộng đô thị đã mở rộng ra tới 20-30 km, các khu sản xuất đã rời xa nội thành và hình thành các khu công nghiệp lớn Đường ôtô có khả năng tiếp cận giao thông cho đô thị ở mọi địa hình khác nhau rất thuận tiện

- Đường sắt : Là loại hình giao thông cơ giới xuất hiện sớm nhất do

phát minh động cơ hơi nước của thế kỷ XVIII Sức vận tải của đường sắt rất lớn, lại không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu Hiện nay tốc độ của đường sắt đã đạt tới tốc độ lý tưởng 200 – 300 km/h

Trang 2

Hình 1 – 1 : Các hình thức giao thông đô thị

Trang 3

phát triển như các hệ thống giao thông khác Giao thông đường thủy có ưu điểm lớn nhất là khối lượng vận chuyển lớn, giá thành rẻ, ít gây ô nhiễm môi trường Hệ thống bến cảng là điều kiện đặc biệt cực mạnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế đô thị phát triển nhanh

- Đường hàng không : Là hệ thống giao thông hiện đại, có tính chiến

lược quốc gia và quốc tế Phương tiện giao thông nhanh này giúp mối quan hệ quốc tế xích lại gần nhau hơn Giá thành vận chuyển cao hơn các loại giao thông khác, giá trị đầu tư xây dựng cũng cao hơn

Trang 4

b Giao thông đối nội

Giao thông đối nội là giao thông bên trong đô thị , nó có mối quan hệ

chặt chẽ với hệ thông giao thông đối ngoại qua các nhà ga, bến cảng, bến xe,

các đầu mối giao thông ở các đường vào đô thị Theo điều kiện địa hình, kinh

tế, cấu trúc đô thị mà từng loại hình giao thông đô thị có thể phát triển không

đều nhau Trong đô thị cũng có đầy đủ các loại giao thông như là : Giao thông

đường thuỷ, giao thông đường sắt : tàu điện ngầm, mặt đất, trên cao nhưng

đa phần là phát triển mạnh về giao thông đường phố

1.2 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG

1.2.1 Đặc điểm chung

Khi nghiên cứu đô thị, người ta thường chia quá trình phát triển giao thông đô thị thành các giai đoạn sau :

a Giai đoạn khởi đầu (giữa thế kỷ XIX về trước)

Giai đoạn này, giao thông phát triển chậm, kéo dài Hệ thống đường sá

đơn giản, phương tiện thô sơ chủ yếu dựa vào sức súc vật kéo và sức gió Cuối

thời kỳ này đã xây dựng được đường sắt nhưng vẫn dùng sức ngựa để kéo

b Giai đoạn hai (Từ thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX)

Giai đoạn này giao thông đô thị đã áp dụng được thành tựu của động cơ

hơi nước Hệ thống giao thông đường sắt có động cơ ra đời Thành quả này đã

góp phần thúc đẩy đô thị phát triển nhanh, nhiều đô thị quy mô đang chưa tới

1000 dân đã tăng vọt lên tới 2 triệu và hơn 2 triệu Chiều rộng đô thị đang từ

2 - 3 km đã phát triển lên tới 10 -12 km, giai đoạn này quá trình đô thị hoá

cũng đã bùng nổ khắp nơi ở các nước Âu - Mỹ

c Giai đoạn ba (Từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX)

Giai đoạn này hệ thống giao thông đường sắt áp dụng năng lượng điện

và hệ thống tàu điện bánh sắt ra đời thay cho động cơ hơi nước Phương tiện

này tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo vệ sinh môi trường, giá đi lại rẻ Vào cuối

giai đoạn này, phương tiện ôtô đã bắt đầu xuất hiện

d Giai đoạn bốn (Từ đầu thế kỷ XX đến nay)

Giai đoạn này hệ thống giao thông đường ôtô bắt đầu phát triển nhanh,

do tính cơ động và nhanh nhẹn nên giao thông xe hơi đã chiếm vai trò chính

trong đô thị Nó lần lượt và thay thế hầu hết tàu điện bánh sắt, giai đoạn này

Trang 5

khối lượng giao thông cũng tăng theo, để giảm bớt khối lượng giao thông mặt đất, người ta đã tìm ra phương tiện giao thông trên cao : đường xe hơi nhiều tầng, tàu cao tốc trên cao, cáp treo cho các địa hình phức tạp, giao thông hàng không bằng máy bay lên thẳng cho các đô thị lớn

Hình 1 – 3 : Sự liên kết các tuyến tốc hành địa phương và các tuyến metro (Paris)

1.2.2 Đặc điểm giao thông đô thị ở Việt Nam

a Quy mô và tính chất của đô thị

Các đô thị Việt Nam hình thành theo phong cách châu Âu từ thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, mục đích phục vụ mang nặng chức năng hành chính, quân sự và buôn bán nhỏ Đô thị nhỏ Hà Nội với qui mô dân số 200.000 người, Sài Gòn 500.000 người Đường sá nhỏ 5-10m, ngắn, tốc độ giao thông thấp, mật độ giao thông nhỏ, không có nút giao thông khác cốt, kết cấu mặt

Trang 6

đường là bêtông nhựa, các công trình kỹ thuật ngầm đa phần nằm dưới lòng đường xe chạy, đô thị nằm dọc theo các tuyến quốc lộ (1A, 5, 10…)

- Chiến tranh Việt Nam kéo dài qua nhiều thời kỳ nên hệ thống giao thông không phát triển được mà còn bị bom, mìn tàn phá hư hại xuống cấp

- Sau 1975, đất nước hoàn toàn được độc lập Đảng và nhà nước đã lãnh đạo nhân dân ta xây dựng lại các đô thị Hiện nay, chúng ta có 646 đô thị, trong đó có 4 thành phố lớn trực thuộc trung ương, 82 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, còn lại 560 thị trấn huyện lỵ Theo phân cấp đô thị có : 2 đô thị loại I, 8 đô thị loại II, 76 đô thị loại III và IV, còn lại là loại V

- Do hoàn cảnh đất nước bị ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh, nên chúng ta chưa có khả năng đầu tư xây dựng các đô thị mới hiện đại, mà vẫn tiếp tục sử dụng lại đô thị cũ xuống cấp, hư hỏng, nhỏ bé theo thời gian

- Những năm gần đây, Đảng ta đã mở ra những chủ trương đổi mới kinh tế, nhằm đưa đất nước nhanh chóng tiến lên con đường hiện đại hoá đất nước Nhờ những chủ trương đúng đắn đó mà nền kinh tế đang đạt được những thành tựu đáng khích lệ Tăng trưởng kinh tế ngày càng cao và trào lưu đô thị hoá cũng phát triển mạnh

- Đứng trước tình hình đó, chúng ta bắt buộc phải nỗ lực giải quyết nhanh chóng những vấn đề của đô thị

- Hiện nay, những vấn đề lớn được đặt ra để giải quyết cho các đô thị

1 Quá tải và vận tốc vận chuyển thấp

2 Tổ chức quản lý kém, đi lại khó khăn gây tai nạn nhiều

3 Tổ chức vận chuyển hành khách, hàng hoá công cộng rất kém phát triển, để phương tiện giao thông cá nhân tự phát

4 Vận tải đường xe điện không có điều kiện hoạt động

5 Kinh phí đầu tư sửa chữa, xây dựng quá nghèo nàn, thiếu chủ động

b Định hướng phát triển giao thông đô thị Việt Nam

- Về vấn đề này, chính phủ đã chỉ định rõ “ưu tiên phát triển hiện đại hoá cơ sở hạ tầng các đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn cả nước và các vùng kinh tế trọng điểm Tạo tiền đề hình thành và phát triển các đô thị và đô thị hoá nông thôn, đảm bảo liên hệ mật thiết với các nước trong khu vực và trên thế giới, giao lưu thông thoáng trong mọi thời tiết trên các tuyến giao

Trang 7

- “ Cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng – kỹ thuật trong các đô thị như : giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước bẩn, thông tin liên lạc theo hướng đồng bộ, với trình độ và chất lượng thích hợp tuỳ theo yêu cầu và mức độ phát triển của từng khu vực đô thị, đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội ”

- Định hướng phát triển riêng cho từng loại :

“Giao thông đối ngoại

Tập trung ưu tiên xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của cả nước và các vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm những chương trình có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của đô thị, làm cầu nối liên hệ giữa các đô thị với các nước trong khu vực Đồng thời phải chú ý đúng mức để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các quần cư đô thị, các vùng và các địa phương Tạo điều kiện đô thị hoá các vùng nông thôn, phân bố đồng đều đô thị trên các vùng lãnh thổ và điều hoà tăng trưởng các đô thị lớn

Công trình giao thông vận tải đi qua các đô thị phải qui hoạch hợp lý : đường sắt, đường cao tốc qua các đô thị lớn không được giao cắt đồng mức, đảm bảo lộ giới, hành lang an toàn giao thông theo qui định, từng bước sắp xếp lại các khu dân cư phát triển tự phát, dọc theo các tuyến giao thông ngoại thị

Giao thông đô thị

Giành đủ đất để xây dựng các công trình giao thông đầu mối, mạng lưới giao thông đường phố – giao thông tỉnh, đảm bảo tỉ lệ đất giao thông 18 -30% đất cho các đô thị lớn, 12-18% cho các đô thị trung bình và nhỏ Đối với đô thị lớn, nên khai thác theo 3 hướng : trên mặt đất, trên không và dưới mặt đất ”

Hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đô thị tại các khu đô thị hiện có, cần tiến hành phân loại đường, tổ chức giao thông hợp lý tại các khu đô thị mới phát triển, phải đảm bảo mật độ mạng lưới đường hợp lý và xây dựng đồng bộ với mạng lưới các công trình kỹ thuật ngầm khác

Có biện pháp chống ách tắc giao thông hữu hiệu tại các đô thị lớn như : giải phóng lòng đường, vỉa hè, hạn chế xây dựng chất tải tại các khu vực trung tâm, mở các nút giao thông tắc nghẽn, chuyển dịch các cơ cấu, phương tiện vận tải, lắp đặt các hệ thống tín hiệu đèn, biển báo, tuyên truyền phổ cập kiến thức và luật lệ giao thông

Trang 8

Tăng cường đầu tư phương tiện giao thông công cộng đối với TP.HCM và Hà Nội Tỷ lệ giao thông công cộng phải đảm bảo tối thiểu tỷ lệ 30% vào năm 2010

Khuyến khích tổ chức đi bộ trong các đô thị.”

Lãnh hội chỉ thị của thủ tướng chính phủ, các đô thị đã nỗ lực hết sức để đáp lại những yêu cầu phát triển đất nước và đạt được những thành tựu nhất định Sau đây chúng ta có thể tham khảo qui hoạch định hướng tới năm

2020 và một số dự án lớn của 2 thành phố lớn nhất nước : Thành Phố Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh

Hình 1 - 4 : Giao thông đi bộ

Trang 9

Hình 1 - 5

Trang 10

Hình 1 - 6

Trang 12

Hình 1 – 7a

Trang 13

Tuyến Monorail bắc – nam (18km) từ khu công viên phần mềm Quang Trung

đến Khu chế xuất Tân Thuận và đông – tây (13,5km) từ bến xe miền Tây

đến bến xe miền Đông

Hình 1 - 8

Trang 14

Hình 1 – 9 : Xa lộ Đông Tây với đường hầm qua Thủ Thiêm

Trang 15

Hình 1 - 10

Trang 16

Hình 1 - 11

Trang 17

1.3.1 Đường bộ

Đường bộ hay còn gọi là đường ôtô Đường ôtô là một dải đất dài, có kết cấu bền vững, phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hoá và hành khách trong toàn quốc Các tuyến đường lớn như : quốc lộ 1A,1B, 5, 51… nhà nước

trực tiếp đầu tư quản lý và khai thác

Để thuận tiện khi so sánh thiết kế, ta có thể tham khảo bảng phân loại đường ôtô theo qui phạm kỹ thuật của Bộ Giao Thông Vận Tải

Bảng 1-1 : Bảng phân cấp hạng kỹ thuật đường ôtô

TT

Cấp quản lý

và cấp kỹ

80 - 60

Đường liên lạc quốc tế, đường trục chính yếu, nối liên lạc trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá chung cho toàn quốc Đường nối các khu công nghiệp quan trọng Đường nối các trung tâm giao thông quan trọng

60 - 40

Đường thứ yếu, nối các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá quan trọng của địa phương Đường nối các khu vực công nghiệp và nông nghiệp lớn Đường nối của cảng chính, ga xe lửa chính, sân bay chính

40

Đường địa phương liên tỉnh hay đường nối các khu công nghiệp hay nông nghiệp vừa Đường nối các trung tâm giao thông của địa phương Đường nối các cửa cảng, ga, sân bay thứ yếu

- Cấp kỹ thuật 120 có tốc độ tính toán 120 km/h ⇒

100 ⇒ có tốc độ tính toán 100 km/h

80 ⇒ có tốc độ tính toán 80 km/h

60 ⇒ có tốc độ tính toán 60 km/h

Trang 18

- Đối với địa hình miền núi thì không có đường cấp I và cấp II

Bảng 1-2

Các cấp hạng quản lý và cấp hạng đường ô tô

TT Mật độ xe chạy bình quân

1 ngày đêm cho các năm về sau

bằng ( trung du )

Địa hình : Miền núi

Phân cấp theo Bộ giao thông vận tải: 22_TCN_ 273.01

Bảng 1-3: Phân cấp đường ngoài đô thị

Phân cấp kỹ thuật Cấp

Phân cấp theo quản lý

Đường

cao

tốc

> 25000 Đường cấp cao cho giao thông tốc độ

cao với đường vào và ra được khống chế, và thời gian chạy xe nhanh, phục vụ giao thông giữa các thành phố lớn và quan trọng

tiếp giữa các thành phố và các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng Đường vào và ra được khống chế, một phần, > 4 làn xe

Trang 19

chính trị, văn hóa lớn: các đường nối các trung tâm này với đường cấp I hoặc đường cao tốc – 2 làn xe

(QL)

trực tiếp giữa cấp thị xã và các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa địa phương Các đường nối chúng tới mạng lưới đường trục và đường cao tốc

IV ≤ 200-1 làn

> 200-2 làn

Các đường địa phương cung cấp các dịch vụ trực tiếp phục vụ giao thông giữa các huyện, xã v.v…

1.3.2 Đường đô thị

Đường đô thị là đường ôtô nằm trong phạm vi đất xây dựng đô thị, giới hạn chiều rộng là 2 bên đường đỏ xây dựng Trên đường đô thị có bố trí cây xanh, cột đèn chiếu sáng, bên đường có công trình kiến trúc, dưới mặt đất có

các công trình ngầm đô thị

Các tuyến đường trong đô thị hợp lại với nhau tạo thành một mạng lưới đường thống nhất

- Mặt cắt ngang 1 tuyến đường có giới hạn là đường đỏ xây dựng trùng chỉ giới xây dựng

- Mặt cắt đường có khoảng lùi, đường đỏ không trùng với chỉ giới xây dựng

- Xem hình 1 – 12

Trang 20

Hình 1 - 12 : Một số mặt cắt đường

Đường quốc lộ – ngoài đô thị

Đường đô thị

• Chú ý :

- Lộ giới :

Lộ giới đường là đường ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình và phần đất dành cho giao thông Khái niệm này thường được dùng trong quy hoạch xây dựng vùng

Trang 21

Chỉ giới đường đỏ là chỉ giới phần đất dành cho đường giao thông bao gồm : phần đường xe chạy, dải phân cách, dải cây xanh và hè đường

Hình 1- 13 : Chỉ giới đường đỏ

Hình 1 - 14 : Chỉ giới xây dựng không trùng với đường đỏ

Trang 22

1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

Khi xem xét đánh giá chất lượng mạng lưới đường đô thị, ngoài chỉ tiêu kinh tế ra ta còn phải tính toán đến nhiều mặt khác của đô thị Để có được những số liệu cụ thể để so sánh không phải là việc dễ dàng Tuỳ theo tính chất, quy mô của đô thị hoặc quan điểm của người xét mà có kết quả đánh giá khác nhau Để có sự nhất trí cao trong đánh giá, ta nên tập trung đi vào các tiêu chí lớn quan trọng

1.4.1 Mục đích chính trị và phát triển kinh tế

Mạng lưới đường phải phục vụ triệt để cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo điều kiện tối đa cho sản xuất phát triển, không ngừng nâng cao đời sống văn hoá xã hội, nhanh chóng hình thành đô thị, giao lưu với các khu vực đô thị và bên ngoài đô thị thuận tiện

1.4.2 Đảm bảo tốc độ và an toàn giao thông trên các tuyến

Các tuyến đường trong mạng lưới xây dựng đảm bảo vận tốc cho xe chạy đúng tốc độ của tuyến, tạo điều kiện cho xe chạy tiết kiệm nhiên liệu, thời gian, người đi làm không bị trễ nải công việc, không xảy ra tai nạn

1.4.3 Khả năng thông xe

Tuyến xây dựng ra phải đảm bảo phục vụ hết số lượng xe chạy qua không bị ùn tắc, không ngưng trệ trong mọi điều kiện thời tiết Như vậy, các tuyến phải tính toán số làn xe thật sát với lưu lượng xe trên tuyến, đây là lưu lượng xe được dự kiến 20-25 năm sau khi xây dựng xong Nhưng cũng phải chú ý là nếu tăng thêm làn xe quá nhiều thì vốn đầu tư và mật độ xây dựng sẽ tăng, sẽ ảnh hưởng chung đến công tác quy hoạch đô thị

Ngoài ra, còn phải chú ý đến các tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường : chiều rộng lòng đường, độ dốc dọc, độ dốc ngang, bán kính đường cong, tầm nhìn, chất lượng mặt đường

Để có khả năng thông xe lớn, cần nghiên cứu tới các yếu tố khác : khoảng cách giữa các nút giao thông, phương pháp quản lý tổ chức, chủng loại và chất lượng phương tiện giao thông, điều kiện khí hậu, thời tiết

1.4.4 Có khả năng phối hợp với các công tác quy hoạch xây dựng khác

Mạng lưới đường phải phục vụ tốt cho các công trình kiến trúc trong khu đất xây dựng bên trong Các tuyến phải cải tạo điều kiện tốt để xây dựng các công trình ngầm : điện, nước, hơi, ga Ngoài ra, các tuyến cần được xây dựng đồng bộ, hài hòa, tôn tạo được quần thể kiến trúc 2 bên đường

Ngày đăng: 01/07/2015, 21:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w