1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bệnh thán thư hại quả ớt (colletotrichum SPP ) và biện pháp phòng trừ tại quỳnh phụ, thái bình

92 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

3.5.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng 18 3.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 20 3.5.3 Phương pháp nghiên cứu trong nhà lưới 22 3.5.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Trần Thị Trà Giang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng được sự động viên về tinh thần, sự giúp đỡ về kiến thức của các Thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các em sinh viên K55… đến nay tôi đã hoàn thành đề tài Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

TS.Trần Nguyễn Hà, Thầy đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài

Các Thầy, Cô trong Bộ môn Bệnh cây - Nông dược, Khoa Nông học, trường Học viện nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tôi

Các anh chị Chi cục BVTV Thái Bình và Trung tâm khuyến nông Thái Bình đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Em Bùi Huy Hiển sinh viên K55, trường Học viện nông nghiệp Việt Nam đã cùng tham gia, động viên và cùng tôi thực hiện đề tài

Chú Hãn chủ nhiệm HTX Quỳnh Hải và cô Đặng Thị Xuyên xã viên HTX Quỳnh Hải đã hết sức giúp đỡ tôi

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Tháng 10/2014 Tác giả luận án

Trần Thị Trà Giang

Trang 4

2.1.1 Nghiên cứu về thành phần bệnh nấm hại ớt 4

2.1.2 Nghiên cứu về các loài nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư ớt 6

2.1.4 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thán thư do nấm

3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Trang 5

3.5.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng 18 3.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 20 3.5.3 Phương pháp nghiên cứu trong nhà lưới 22 3.5.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích kháng tới sự phát sinh phát

triển của bệnh thán thư hại ớt ngoài đồng ruộng 23 3.6 Phương pháp điều tra phỏng vấn ngoài thực địa 24

4.1 Điều tra thành phần bệnh nấm hại một số giống ớt cay tại Quỳnh

4.2 Kết quả điều tra tình hình phát sinh và gây hại của bệnh thán thư

Colletotrichum sp hại trên một số giống ớt tại Quỳnh Phụ - Thái Bình 29

4.2.2 Kết quả điều tra diễn biến bệnh thán thư hại một số giống ớt vụ

thu đông 2013 tại xã Quỳnh Minh – Quỳnh Phụ - Thái Bình 32 4.2.3 Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng gây hại của bệnh thán thư

4.2.4 Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến khả năng gây hại của bệnh

4.2.5 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến khả năng gây hại của bệnh

4.3 Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và thời kỳ tiềm dục

của nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư ớt 40

4.3.1 Đặc điểm hình thái của nấm Colletotrichum gloeosporioides gây

4.3.2 Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học nấm Colletotrichum

Trang 6

4.3.3 Kết quả lây nhiễm nhân tạo nấm Colettotrichum gloeosporioides

4.4 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến sự phát sinh phát triển của

4.4.1 Kết quả thử nghiệm Acid Salicylic, CuCl2 đối với nấm

Colettotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư ớt trong phòng

4.4.2 Kết quả thử nghiệm Acid Salicylic, CuCl2 đối với bệnh thán thư

4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc hóa học đến bệnh thán thư hại

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

4.1 Thành phần bệnh nấm hại cây ớt cay vụ thu đông năm 2013 -

4.2 Tỷ lệ % vị trí quả ớt (Red chilli F1) bị nấm Colletotrichum sp

gây hại vụ thu đông năm 2013 tại Quỳnh Phụ - Thái Bình 31 4.3 Diễn biến của bệnh thán thư hại một số giống ớt vụ thu đông

năm 2013 tại xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình 32 4.4 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự phát sinh phát triển của bệnh

4.5 Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến khả năng gây hại của bệnh

thán thư trên cây ớt Red chilli F1 vụ thu đông 2013 tại xã Quỳnh

4.6 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến khả năng gây hại của bệnh

thán thư trên cây ớt Chỉ thiên vụ thu đông năm 2013 tại Quỳnh

4.7 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm

4.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm

4.9 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng nảy mầm của bào tử nấm

4.10 Ảnh hưởng của pH đến sự phát triểncủa nấm C gloeosporioides

4.11 Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm đến mức độ nhiễm bệnh

Trang 9

4.12 Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm đến mức độ nhiễm bệnh

4.13 Ảnh hưởng của SA, CuCl2 đến chiều dài vết bệnh thán thư trên

lá và quả ớt trong điều kiện có sát thương 53 4.14 Ảnh hưởng của SA, CuCl2 đến chiều dài vết bệnh thán thư trên

lá và quả ớt trong điều kiện không sát thương 55 4.15: Ảnh hưởng của chất kích kháng đến bệnh thán thư ớt trên giống

Red - chilli tại Quỳnh Phụ - Thái Bình vụ thu đông 2013 57 4.16 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến bệnh thán thư hại ớt tại Quỳnh

4.17 Hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư hại ớt ngoài đồng ruộng bằng

Trang 10

4.4 Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến khả năng gây hại của bệnh

thán thư trên cây ớt Red chilli F1 vụ thu đông 2013 tại xã

4.5 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến khả năng gây hại của bệnh

thán thư trên cây ớt Chỉ thiên vụ thu đông năm 2013 tại Quỳnh

4.6 Tản nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PDA

4.7 Bào tử nấm Colletotrichum gloeosporioides 41 4.8 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm

4.9 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm

4.10 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng nảy mầm của bào tử nấm

4.11 Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm C gloeosporioides

4.12 Hiệu quả phòng trừ của SA, CuCl2 đến chiều dài vết bệnh thán

thư trên lá và quả ớt trong điều kiện có sát thương 54

Trang 11

4.13 Hiệu quả phòng trừ của SA, CuCl2 đến chiều dài vết bệnh thán

thư trên lá và quả ớt trong điều kiện không sát thương 55 4.14 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến bệnh thán thư ớt trên giống

Red - chilli tại Quỳnh Phụ - Thái Bình vụ thu đông 2013 57 4.15 Hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư hại ớt ngoài đồng ruộng bằng

Trang 12

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L thuộc chi Capsicum, thuộc họ cà (Solanaceae) có nguồn gốc từ Nam Mỹ Có hai nhóm phổ biến là ớt cay (Capsicum annuum L.) và ớt ngọt (Capsicum annuum var grossum)

Ớt vừa là một loại rau vừa là một loại gia vị Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên Trong quả ớt chứa nhiều chất hoá học bao gồm chất dầu dễ bay hơi, dầu béo, capsaicinoit, carotenoit, vitamin, protein, chất sợi và các nguyên tố khoáng chất Nhiều thành phần trong quả ớt có giá trị dinh dưỡng quan trọng, làm gia vị, mùi thơm và màu sắc Quả ớt giúp làm giảm nhiễm sạ và cholesterol, giàu vitamin

A và C, nhiều khoáng kali, axit folic và vitamin E Hai nhóm chất hoá học quan trọng trong ớt là capsaicinoit và carotenoit Capsaicinoit là alkaloit tạo ra

vị cay cho quả ớt Capsaicin (C9H14O2) có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học Theo các nhà khoa học Trung Quốc, capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh có đặc tính như thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân vị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư

Ở Việt Nam ớt được sử dụng như một loại gia vị phổ biến, những năm gần đây ớt được coi là mặt hàng xuất khẩu có giá trị Diện tích trồng ớt cay ở các vùng trồng ớt trong cả nước vào khoảng 3000 ha, năm cao nhất (1998) lên tới 5700ha Vùng trồng ớt chuyên canh tập trung chủ yếu ở khu vực miền trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Sản phẩm ớt bột hiện đứng

vị trí thứ nhất trong mặt hàng rau - gia vị xuất khẩu Khác với các loại rau khác, quả ớt có thể thu hoạch nhiều lần, sơ chế hay chế biến đơn giản (phơi

Trang 13

khô, bột, tương…), với đặc điểm này cây ớt khắc phục được tính rủi ro của thị trường, giữ giá cả ổn định, đảm bảo được lợi ích cho người sản xuất Do giá trị to lớn mà cây ớt mang lại, hiện nay diện tích trồng ớt không những ở phía Nam mà đã được mở rộng ra các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc: Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Giang, Hưng Yên

Hiện nay, trình độ thâm canh về cây ớt của người dân đã được tăng lên đáng kể, nhiều giống mới được đưa vào sản xuất nhằm mục tiêu tăng năng suất Tuy nhiên việc thâm canh cao, cùng với sản xuất đại trà theo hướng hàng hóa cũng góp phần làm gia tăng sự phát triển của các loại dịch hại trên cây ớt Theo thông tin từ Chi cục bảo vệ thực vật Thái Bình cho biết ngoài các loại sâu bệnh gây hại thì bệnh thán thư là đối tượng gây hại nặng trên cây ớt

Bệnh thán thư (còn gọi là bệnh nổ trái) do nấm Colletotrichum spp gây nên,

đây là bệnh hại nguy hiểm, gây thối quả ớt hàng loạt làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả ớt Tuy nhiên công tác phòng trừ bệnh thán thư ớt tại vùng chưa mang lại hiệu quả do những hiểu biết của người trồng ớt còn hạn chế

Xuất phát từ thực trạng tác hại của bệnh thán thư gây ra trên cây ớt và những khó khăn trong công tác phòng trừ bệnh, được sự phân công của Bộ môn Bệnh cây - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn

của TS Trần Nguyễn Hà chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh

thán thư hại quả ớt (Colletotrichum spp.) và biện pháp phòng trừ tại Quỳnh Phụ - Thái Bình”

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Điều tra, xác định thành phần bệnh nấm hại ớt tại Quỳnh phụ – Thái

Bình Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm C gloeosporioides gây bệnh

thán thư hại ớt và khảo sát biện pháp phòng trừ ngoài ruộng sản xuất tại Quỳnh phụ – Thái Bình năm 2013 - 2014

Trang 15

2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Những nghiên cứu ngoài nước

2.1.1 Nghiên cứu về thành phần bệnh nấm hại ớt

Theo Ken Pernezny và Tim Momol (2006) bệnh nấm gây hại trên cây ớt

gồm có: Bệnh chết rạp cây con (do nấm Pythium spp và Rhizoctonia solani):

Cây con trồng từ hạt khi bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện vết chết hoại ở trụ lá mầm

và cổ rễ và làm cho cây đổ gập xuống và chết Bệnh chết rạp do nấm Pythium

spp gây hại khá phổ biến ở Nam Florida gây chết cây con ngay từ đầu vụ;

Bệnh đốm trắng lá (Cercospora capsici): Vết đốm trên lá có hình tròn thô

giáp, ở giữa vết bệnh có màu nâu vàng nhạt tới trắng và có viền màu nâu đen Bệnh đốm trắng lá gây hại nặng là nguyên nhân gây rụng lá và làm giảm năng

suất ruộng ớt; Bệnh đốm xám lá (Stemphylium solani): Vết đốm trên lá có

dạng gần giống hình tròn, các vết đốm ban đầu có màu nâu sau chuyển sang màu nâu sáng tới sáng trắng với thương tổn bị lõm ở giữa vết bệnh và viền vết bệnh có màu nâu tới đo đỏ Các vết đốm có thể xuất hiện trên thân, cuống lá hoặc cuống quả nhưng không xuất hiện trên quả và cánh hoa Bệnh đốm xám

lá rất hiếm thấy ở Florida; Bệnh sương mai do nấm Phytophthora capsici là

một bệnh phổ biến và hại nghiêm trọng ở Floria Bệnh có thể xâm nhiễm vào các bộ phận khác nhau trên cây ớt Bệnh làm chết cây con cũng như thối rễ, thối thân, héo lá và thối quả ớt Sự lây nhiễm của bệnh lên thân qua tiếp xúc với đất là phổ biến Cây trồng bị nhiễm bệnh héo và chết ngay sau đó Vết bệnh ban đầu trên lá, thân và quả màu xanh tối và sũng nước nhưng chuyển sang màu nâu khi cây chết Giai đoạn cây ớt ra hoa bị nhiễm nấm, toàn bộ các cành có thể bị nhiễm bệnh Các vết đốm nhỏ trên lá có dạng hình tròn tới hình không xác định có thể liên kết với nhau gây cháy lá; Bệnh héo rũ gốc mốc

trắng (Sclerotium rolfsii): Bệnh gây hại trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm

Trang 16

ướt Cây trồng bị nhiễm bệnh thường bị héo do rễ và thân bị chết Trong điều kiện thời tiết có ẩm độ cao, sợi nấm trắng xuất hiện trên thân ở vị trí tiếp ráp với mặt đất Nhiều hạch nấm nhỏ xuất hiện trên hệ sợi nấm, ban đầu hạch nấm có màu trắng sau chuyển sang màu nâu (Ken Pernezny và Tim Momol

,2006) Bệnh thối hạch do nấm Sclerotinia sclerotiorium gây hại nặng trên

cây ớt những năm có điều kiện thời tiết mát mẻ, mùa đông ẩm ướt và đặc biệt những cánh đồng ớt có trồng các cây trồng mẫn cảm với bệnh Nấm thường xâm nhiễm lên thân từ phần thân, cuống lá và đôi khi cả trên quả khi các bộ phận này tiếp xúc với bề mặt đất Sự lây nhiễm nấm xung quanh thân thường

là nguyên nhân làm cây héo và chết Khi điều kiện thời tiết có ẩm độ cao sợi nấm trắng thường xuất hiện nhiều trên bề mặt thân thậm trí lên cả mặt đất xung quanh thân (Ken Pernezny và Tim Momol ,2006)

Theo Thomas A Zitter (1989) bệnh do nấm và lớp phụ nấm gây nên trên

cây ớt gồm: Bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh đen rễ, bệnh héo Fusarium,

bệnh đốm xám lá, bệnh mốc xám, bệnh mốc trắng, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng

Bệnh sương mai xuất hiện rải rác ở New York hơn 40 năm nay và gây thiệt hại nghiêm trọng ở New Jersey, California, New Mixico và Floria Các

cây trồng khác ở New York bị nhiễm nấm Phytophthora capsici bao gồm các

cây họ cà như: cây cà chua, cây bí hè, bí đông và bí ngô, cây dưa chuột, dưa

hấu và dưa bở ruột xanh; Bệnh héo Fusarium là một bệnh nấm gây hại trên cà

chua, khoai tây, cây họ cà và cây ớt, bệnh được tìm thấy ở khắp nơi của nước

Mỹ Nấm bệnh (Fusarium oxysporum) xâm nhiễm qua rễ vào cây và phát

triển trong cây cản trở sự vận chuyển nước trong cây làm lá bị héo vàng Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện muộn thông qua hiện tượng các lá già

bị rụng Tiếp theo là sự lây nhiễm nấm sang các lá non và cuối cùng là cây bị chết Trong nhiều trường hợp, chỉ có một cành hoặc một phần của cây có triệu chứng héo (Thomas A Zitter, 1989)

Trang 17

2.1.2 Nghiên cứu về các loài nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư ớt

Bệnh thán thư do các loài Colletotrichum gây nên thuộc Giới Nấm;

Ngành Ascomycota; Lớp Deuteromycetes; bộ Melanconiales, họ

Melanconiaceae Giai đoạn hữu tính là Glomerella Bệnh thán thư ớt được

Halsted báo cáo đầu tiên tại New Jersey, USA vào năm 1980, Halsted đã mô

tả các tác nhân gây ra là Gloeopsorium piperatum và Colletotrichum nigrum Arx (1957) xem sự phân loại học này lúc đó như là tương đồng với C gloeosporioides (Halsted, 1890)

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra là một trong số những bệnh

có ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất làm giảm năng suất từ 10 đến 80% ở một

số quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Thái Lan Bệnh thán thư gây hại chủ yếu trên quả ớt chín, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quả ớt cả trước và sau khi thu hoạch (Poonpolgul and Kumphai, 2007)

Bệnh thán thư trên ớt đã được nghiên cứu là do các loài nấm

Colletotrichum gây ra bào gồm nấm C acutatum (Simmonds), Colletotrichum capsici (Syd.) Butler và Bisby, C gloeosporioides (Penz.) Penz và Sacc., và

C coccodes (Simmonds, 1965; Sharma et al.,2005)

Theo Park và Kim xác định các loài gây bệnh thán thư trên ớt ở Hàn

Quốc là C gloeosporioides ; C acutatum ; C coccodes ; C dematium ; Glomerella cingulata Trong đó loài C gloeosporioides là phổ biến hơn

(Park và Kim, 1989)

Sự xâm nhiễm ban đầu bởi các loài nấm Colletotrichum có liên quan đến

một loạt các quy trình bao gồm sự tiếp xúc bào tử nên bề mặt cây trồng, sự nảy mầm của bào tử, sự hình thành giác bám, sự xâm nhập vào biểu bì của cây, sự phát triển và định vị vào mô cây và sự sản sinh ra đĩa cành và bào tử phân sinh

Trong hệ thống phân loại bệnh học chi Colletotrichum, Freeman et al chỉ ra rằng các loài Colletotrichum khác nhau có thể kết hợp gây ra bệnh thán

Trang 18

thư trên cùng cây ký chủ Các loài Colletotrichum gây nên bệnh thán thư trên

ớt ở các quốc gia, các vùng khác nhau là khác nhau Mặc dù nghiên cứu về các loài đã thu được nhiều kết quả được ghi nhận trong các báo cáo song vẫn còn nhiều điều cần được nghiên cứu thêm để biết về quá trình lây bệnh và về mối quan hệ phức hợp liên quan giữa các loài (Freeman et al, 1998)

Nấm C coccodes gây bệnh thán thư trên lá cây ớt con được trồng trên

đồng ruộng lần đầu tiên được Hong và Hwang báo cáo ở tỉnh Chungnam Hàn Quốc vào năm 1988 (Hong và Hwang, 1998) Cũng theo Hong và Hwang

năm 1998 và Kim et al vào năm 1999 các loài Colletotrichum khác nhau cũng

có thể hiện vai trò quan trong khác nhau trong các giai đoạn quả chín khác

nhau Ví dụ, nấm Colletotrichum capsici phổ biến trên quả ớt đỏ, nhưng ngược lại nấm C acutatum và C gloeosporioides được xem là phổ biến trên

cả quả xanh non và chín Nấm C coccodes gây bệnh thán thư không được

xem là bệnh nguy hiểm trên quả ớt (Hong và Hwang, 1998)

2.1.3 Nghiên cứu về nấm C gloeosporioides

2.1.3.1 Sự phân bố và phạm vi ký chủ của nấm C gloeosporioides

Theo K.D Kim và ctv nấm C gloeosporioides được biết đến là nguyên

nhân gây bệnh thán thư trên nhiều loại cây trồng Isolated của nấm

Colletotrichum gloesporioides từ các ký chủ khác nhau là không có tính đặc trưng rõ ràng theo từng cây ký chủ (Kim và ctv, 1989) Phạm vi ký chủ của nấm có khoảng 70 loại cây trồng khác nhau bao gồm các ký chủ chính như :

Đay (Corchorus), đậu Lupins (Luinus spp.), điều (Anacadium occidentale),

đu đủ, bông, bơ, bưởi, cà chua, cà phê, cam, chanh, cao su, phong lan và các

ký chủ phụ khác như các loại đậu, bí ngô, dưa, vải (Kim và ctv, 1989)

Theo số liệu của CABI thì nấm C gloeosporioides gây hại trên hầu

hết các loại cây trồng ở 47 nước trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở vùng nhiệt đới và vùng á nhiệt đới (CABI, 2003) Ở vùng nhiệt đới giai đoạn

tồn tại chủ yếu của nấm C gloeosporioides là sống hoại sinh trên mô chết

Trang 19

hoặc những tàn dư của cây trồng (CABI, 2003)

2.1.3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của nấm C gloeosporioides

Nấm C gloeosporioides sinh trưởng phát triển và hình thành bào tử

thuận lợi trên môi trường PDA và môi trường tổng hợp (CABI, 2003)

Trên môi trường PDA, tản nấm có màu trắng xám nhạt đến màu xám đậm Ở một số mẫu phân lập sợi nấm ký sinh chỉ hình thành những chòm liên quan đến sự hình thành quả thể và quả thể đôi khi hình thành trên tản nấm non phổ biến hơn so với tản nấm già (CABI, 2003)

Quả thể mở hình thành trên các bộ phận khác nhau của cây trồng, mọc riêng rẽ hoặc từng đám hình cầu hay hình quả lê, kích thước đường kính 85 -

80 µm Bên trong quả thể có các túi bào tử nằm rải rác, xen kẽ với các sợi nấm vô tính, thường có 8 bào tử túi Bào tử túi hình trụ hoặc hình chuỳ, kích thước 8 - 80 x 8 - 14 µm(CABI, 2003)

Đĩa cành hình thành trên các bộ phận của cây, có lông cứng dài, màu nâu, thuôn về phía đỉnh, hơi phồng nhẹ ở phần gốc, kích thước chiều dài khoảng 500 µm, đường kính 4 - 8 µm, có từ 1 - 4 vách ngăn (CABI, 2003) Bào tử phân sinh hình thành trên cành bào tử ngắn, hẹp, trong suốt, hình trụ, đầu hơi tù, đỉnh tròn, không có vách ngăn, kích thước từ 9 - 24 x 3 - 6

µm Trên môi trường nhân tạo PDA, kích thước và hình dạng của bào tử có thể thay đổi so với trên cây ký chủ Khối bào tử màu hồng nhạt được hình thành trên cành bào tử phân sinh Bào tử nảy mầm và hình thành giác bám màu nâu, hình ô van hoặc hình quả đấm, kích thước 6 - 20 x 4 - 12 µm (CABI, 2003)

Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 4oC nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển là từ 25 - 29oC và ẩm độ gần 100%, trong điều kiện này nấm gây hại nghiêm trọng nhất (Mordue, 1971 (CABI, 2003)

Theo các nghiên cứu của CABI nấm C gloeosporioides bảo tồn dưới

nhiều dạng khác nhau: tồn tại trong hạt, trên tàn dư của cây trồng và trên cây

ký chủ Chúng phát tán nguồn bệnh nhờ mưa và nước tưới, có mối tương quan

Trang 20

giữa lượng mưa, thời gian mưa với khả năng lây nhiễm của nấm, từ đó dẫn đến mức độ gây hại khác nhau (CABI, 2003)

2.1.3.3 Đặc điểm phát sinh phát triển và gây hại của nấm C gloeosporioides gây bệnh thán thư ớt

Theo Kim B.S; H.K Park, W.S Lee (1989) nấm C gloeosporioides, Colletotrichum capsici và Glomerella cingulata là tác nhân gây bệnh loét trên

quả ớt xanh và quả ớt chín (Capsicum annuum L.) tại Đài Loan, trong đó loài nấm C gloeosporioides là có ý nghĩa nhất (Kim và ctv, 1989)

Trong các tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt, thì nấm C gloeosporioides là loài phổ biến nhất trong các loài C.acutatum, C coccodes,

C dematium, C gloeosporioides và Glomerella cingulata (Kim và ctv, 1989) Một Isolate của C gloeosporioides thu được thể hiện triệu chứng loét điển

hình chỉ có ở trên quả ớt xanh Khi quan sát dưới kính hiển vi tác giả thấy rằng sự xâm lấn của nấm ở Isolate vào trong thành tế bào thông qua lớp biểu

bì chỉ xảy ra trên những quả ớt xanh mà không xảy ra trên những quả ớt chín (Kim và ctv, 1989) Bởi vậy, dựa vào đặc tính này để nghiên cứu, kiểm soát

và đánh giá sự phát triển của bệnh loét trên quả ớt xanh và quả ớt chín khi đã

phân lập được nấm C gloeosporioides từ quả ớt xanh Thí nghiệm kiểm tra sự

nảy mầm của bào tử, sự hình thành giác bám và sự hình thành vết bệnh trên quả bằng quá trình lây bệnh nhân tạo trên những quả ớt xanh và ớt chín sạch bệnh Sau khi thu mẫu, tác giả đã phân lập trên môi trường WA và cấy trên môi trường PDA, lấy 1 bào tử của mẫu đã phân lập và cấy trên môi trường PDA trong 5 ngày ở nhiệt độ 28oC, hoà môi trường với 10 ml nước cất vô trùng, bào tử được lấy bằng cách lọc dịch chiết qua 4 lớp của miếng lọc vô trùng để loại bỏ những mảnh vỡ vụn, bào tử được rửa 3 lần dưới nước cất vô trùng bằng máy li tâm và được điều chỉnh đến tỷ lệ là 1 x 106 bào tử /1ml nước cất vô trùng Quả ớt đem lây bệnh được xử lý trong 10% Clorox R trong

3 phút, rửa bằng nước cất vô trùng một vài lần và thấm khô bằng khăn giấy

Trang 21

vô trùng Quả ớt cho lây nhiễm có thể tạo vết thương hoặc không và được để trong hộp plastic có kích thước là 25 x 16 x 6cm với tấm che có mắt lưới, ở dưới có lót 4 lớp khăn giấy với 100ml nước cất vô trùng để đảm bảo 100% độ

ẩm (Kim và ctv, 1989) Quả ớt được đánh dấu rõ ràng trên giữa quả và châm kim khi muốn lây nhiễm trên quả có thương tổn nhân tạo Khoảng 20µl dịch bào tử được nhỏ xuống gần chỗ đánh dấu Quả ớt đối chứng được nhỏ 20µl nước cất vô trùng Những hộp đó được để trong bóng tối ở 28oC Nắp hộp được bỏ ra sau khi lây nhiễm 48h (HAI) Sau đó để quả ớt ủ bệnh thêm 7 ngày dưới điều kiện tương tự cho đến lúc đánh giá Kết quả thí nghiệm cho thấy trên quả ớt xanh (cả ở quả không gây sát thương và quả có gây sát thương) xuất hiện triệu chứng loét và lõm trên quả và xuất hiện trên quả ớt chín khi được gây sát thương nhưng lại không xuất hiện ở quả ớt chín mà không gây sát thương (Kim và ctv, 1989) Vết bệnh trên quả ớt xanh nhiều và dài hơn so với trên quả ớt chín Khi lớp biểu bì bên ngoài cùng của vỏ quả ớt

xanh và quả ớt chín bị loại đi bằng cách ngâm quả vào dung dịch Chloroform,

thì chỉ có quả ớt chín xuất hiện vết bệnh rộng và có nhiều bào tử phân sinh hơn Thêm vào đó, sự hiện diện của lớp biểu bì trên bề mặt quả ớt xanh và ớt chín ảnh hưởng tới sự nảy mầm của bào tử và sự hình thành giác bám của nấm (Kim và ctv, 1989)

Theo Kim B S; H.K Park & W S Lee (1989) cho rằng bệnh thán thư

là một nhân tố hạn chế sản lượng ớt ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Năng suất quả ớt có thể bị mất tới hơn 50% Bệnh này gây hại chính trên quả đã chín, tuy nhiên bệnh cũng làm chết thui ở chồi, ngọn, gây đốm lá và quả xanh cũng có thể bị hại Nấm gây bệnh tồn tại trong hạt giống Nếu nguồn bệnh sơ cấp tồn tại ở trong hạt giống, sau đó gặp điều kiện ẩm ướt thì nảy mầm và bệnh thứ cấp ở cây con tiếp tục tiềm tàng trong cây (Kim và ctv, 1989) Triệu chứng điển hình trên vỏ quả là những đốm lõm tròn màu đen trên cả quả xanh lẫn quả đã chín và sinh bào tử ngay dưới vết bệnh trong điều

Trang 22

kiện ẩm ướt, thường thấy những vòng tròn đồng tâm chứa khối bào tử Khi vết bệnh phát triển, nấm sản sinh ra bào tử trong vòng 3 đến 5 ngày ở 6oC và

độ ẩm tương đối 90% (Kim và ctv, 1989) 5 loài trong chi Colletotrichum bao gồm: Colletotrichum capsici, C acutatum, C cococdes, C gloeosporioides,

C graminicola được báo cáo là gây ra bệnh thán thư trên ớt Các loài khác nhau gây thán thư trên ớt có thể gây bệnh trên nhiều vụ và tồn tại trong hạt giống, tàn dư mô bệnh, ký chủ luân phiên hoặc tồn tại trong đất (Kim và ctv, 1989)

2.1.4 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp

Tác giả Agrios đưa ra kỹ thuật quản lý tổng hợp, không một chương trình quản lý riêng biệt nào có thể loại trừ được bệnh thán thư ớt Hiệu quả

của việc kiểm soát bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra thường liên

quan đến việc kết hợp sử dụng giống kháng, biện pháp canh tác, sinh học, hoá học (Agrios, 2005)

+ Biện pháp sử dụng giống chống chịu bệnh

Nhiều thực nghiệm của Agrios nhận thấy sử dụng các loại giống kháng làm giảm mức độ nhiễm bệnh thán thư và giảm chi phí về máy móc và thuốc hoá học trong phòng trừ bệnh Có một số giống được ghi nhận kháng bệnh

thán thư là C chinense Accs 1555, 1554, 906 Tính chống bệnh thán thư là

trội và do vài gen quy định (Agrios, 2005)

Tại trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á nghiên cứu tính chống bệnh thán thư của 8 giống ớt, kết luận rằng giống PBC 495 có khả năng kháng bệnh thán thư Giống có biểu bì dày thì giảm tốc độ phát triển của nấm bệnh (Agrios, 2005)

Ở Phillipin bệnh thán thư xuất hiện ở 13/19 tỉnh trồng ớt Trong 71 dòng

ớt thí nghiệm có dòng A-148 và CO1172 kháng bệnh thán thư Kết quả nghiên cứu giống chống bệnh thán thư ở Thái Lan cho thấy có hai giống

Trang 23

CASOO và CA 446 kháng bệnh cao

Một số dòng C baccatum kháng mạnh với mầm bệnh và kết quả lây nhiễm

bệnh không thể hiện hoặc vết thương bị giới hạn trên quả ớt (Yoon, 2003) Tuy

nhiên, tới ngày nay chưa có tính kháng mạnh trong dòng ớt Capsicum annuum là

loài duy nhất được trồng rộng khắp trên thế giới (Park, 2007)

+ Biện pháp canh tác

Theo Roberts ruộng trồng ớt đã nhiễm bệnh thán thư từ vụ trước nên tránh trồng cây họ cà ít nhất là 2 năm (Roberts et al., 2001) Thực hành vệ sinh đồng ruộng bao gồm kiểm soát cỏ dại và các cây ớt dại Lựa chon các giống ớt chín nhanh để tránh sự xâm nhiễm bởi các loài nấm Hạn chế vết thương tổn trên quả do côn trùng hoặc các loài khác để giảm nguy cơ lây

nhiễm của các loài nấm Colletotrichum spp và các vi khuẩn gây thối rữa khác

Đến cuối vụ các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng cần mang khỏi đồng ruộng hoặc bị chôn vùi kết hợp với bón cân đối Đạm – Lân – Ka ly

và bổ sung các chất hỗ trợ (Roberts et al., 2001)

+ Biên pháp hoá học

Theo Padaganur và Naik (1991) nấm bệnh thán thư tồn tại bên ngoài hạt giống do vậy dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc hoá học nhưng không phải lúc nào việc xử lý hoá chất cũng mang lại hiệu quả [16] Hơn nữa, cũng theo Staub (1991) cho rằng, nếu sử dụng đơn lẻ một loại thuốc kéo dài, tính chống thuốc của nấm gây bệnh thán thư sẽ hình hành (Staub, 1991) Một số loài nấm

Colletotrichum còn có phản ứng khác nhau trước các biện pháp phòng trừ, ví

dụ loài C acutatum ít mẫn cảm với thuốc trừ nấm benzimidazole, trong khi loài C gloeosporioides mẫn cảm cao với hoạt chất này Vì vậy, việc xác định

đúng loài nấm sẽ giúp cho việc quản lý bệnh hiệu quả hơn (Staub, 1991) Trên thực tế, đối với các bệnh do nấm gây ra nói chung và bệnh do các loài

nấm Colletotrichum gây ra nói riêng, biện pháp hoá học vẫn đóng vai trò cần

thiết Theo CABI thuốc có hợp chất gốc đồng, Benzamidazole,

Trang 24

Dithiocarbamates, Triazole và các thuốc trừ nấm như : Chlorothalonil,

Imazalil, Prochloraz có hiệu quả trừ nấm C gloeosporioides do những nhóm

thuốc này có khả năng xâm nhập vào mô cây ngăn cản và phá huỷ sự xâm nhiễm tiềm ẩn của nấm (CABI, 2003) Tuy nhiên, việc dùng Benzamidazole liên tục có thể làm tăng khả năng kháng thuốc của nấm (Voorrips et al, 2004)

2.2 Những nghiên cứu trong nước

Theo Ngô Bích Hảo nguyên nhân gây bệnh thối quả ớt là do 2 loài nấm

Colletotrichum nigrum và Colletotrichum capsici Bệnh thường xuất hiện và

gây hại nặng vào giai đoạn đang thu hoạch quả, nhiệt độ trung bình là 28 -

6oC, độ ẩm 85 - 90%, mưa nhiều (Ngô Thị Bích Hảo, 1991) Bệnh hại nặng vào tháng 4, 5, 6 (TLB 80% - Huế), tháng 6,7,8 (TLB 20% - Hà Nội) Vào thời điểm nhiệt độ 20oC bào tử nấm nảy mầm với tốc độ nhanh Khả năng

nhiễm bệnh của Isolate Colletotrichum nigrum trên giống ớt Chìa vôi Huế là

rất mạnh Các Isolate nấm ở các vùng sinh thái khác nhau có khả năng nhiễm

bệnh khác nhau Sự phân bố và mức độ gây hại của hai loài nấm C nigrum và Colletotrichum capsici có sự khác nhau (Ngô Thị Bích Hảo, 1991) Ở vùng

trồng ớt tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Nội, loài C nigrum là phổ biến, ngược lại ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Bắc loài Colletotrichum capsici phổ biến

hơn Tuy nhiên, cả hai loài cùng phá hại mạnh vào cuối giai đoạn sinh trưởng của ớt ở khắp các vùng trồng Cây ớt đặc biệt mẫn cảm với bệnh giai đoạn quả già và chín Quả càng già tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao Ở quả xanh tỷ lệ nhiễm bệnh là 8,11%, quả ương là 23,9% và quả chín là 44,47% Hai loài

nấm C nigrum và Colletotrichum capsici phát triển tốt, khả năng hình thành

bào tử lớn nhất trên môi trường bán tổng hợp so với 2 loại môi trường là môi trường Mactin và môi trường khoai tây Ở mức nhiệt độ 6 - 80 C bào tử nảy mầm với tỷ lệ cao nhất với cả hai loài nấm Tuy nhiên ở mức nhiệt độ 18 -

200C sau 48 giờ trên 50% số bào tử đã nảy mầm, đây chính là thời điểm cần phòng trừ để ngăn chặn khả năng xâm nhiễm và truyền lan của bệnh trên

Trang 25

đồng ruộng Bệnh gây hại nặng vào thời kỳ mưa nhiều và nhiệt độ cao nên biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học ít có hiệu quả, cần áp dụng biện pháp

phòng trừ tổng hợp đối với bệnh này Theo tác giả nấm Colletotrichum nigrum và Coletotrichum capsici gây bệnh thán thư ớt có khả năng tồn tại trên

hạt giống sau 16 tháng bảo quản Xử lý hạt giống bằng KMnO4 hoặc nước nóng 52oC có thể hạn chế được bệnh và làm tăng sức sống của cây con (Ngô Thị Bích Hảo, 1991)

Theo Nguyễn Thanh Phong cho rằng trong vụ đông xuân và xuân hè năm

2010 - 2011, tại Thái Bình đã xác định có hai loài gây bệnh thán thư trên ớt đó

là loài Colletotrichum capsici và C gloeosporioides Cả hai loài này có thể xâm

nhiễm gây hại nhiều vị trí khác nhau của quả ớt, ở vị trí giữa quả được coi là

thuận lợi nhất cho nấm Colletotrichum sp xâm nhiễm và gây hại Trong đó nấm

C gloeosporioides xuất hiện và gây hại trên ớt phổ biến hơn loài

Colletotrichum capsici (Nguyễn Thanh Phong, 2011)

Theo Nguyễn Thúy Hạnh và CTV bệnh thán thư ớt do nấm

Colletotrichum spp hại phổ biến trên các vùng trồng ớt ở các tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Bắc Ninh Trong đó đã xác định được hai loài nấm

gây hại chính là C gloeosporioides và Colletotrichum acutatum, hai loài nấm

này gây hại trên tất cả các bộ phận của cây ớt nhưng xuất hiện gây hại nhiều

là trên quả ớt chín và loài nấm Colletotrichum acutatum gây hại phổ biến hơn nhiều so với nấm C gloeosporioides Các loài nấm này phát triển tốt trên môi

trường PDA, ở nhiệt độ từ 25 – 6oC và pH từ 6-7 (Nguyễn Thúy Hạnh và ctv, 2014)

Theo Vũ Triệu Mân và CTV bệnh do hai loại nấm Colletotrichum nigrum Ell et Hals và Colletotrichum capsici (Syd.) Butler và Bisby gây ra

Hai loài nấm trên thường song song phá hại làm quả ớt bị thối nhanh chóng

Đĩa cành của nấm C nigrum đường kính từ 120 - 280 mm có nhiều lông

gai đen nhọn ở đỉnh, kích thước 55 - 190 x 6,5 - 65µm bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình trụ hai đầu tròn, không màu, đơn bào, kích thước 18 - 25 x

Trang 26

3 mm Cành bào tử phân sinh ngắn hình gậy kích thước 20 - 50 x 25 mm Ở

loài nấm Colletotrichum capsici thì đĩa cành có đường kính 70 - 100 mm có

lông gai màu nâu sẫm, đỉnh có màu hơi nhạt có nhiều ngăn ngang và dài tới

150 mm Bào tử phân sinh không màu, đơn bào, hơi cong hình lưỡi liềm, kích thước 17 - 28 x 3 - 4 mm có giọt dầu bên trong (Vũ Triệu Mân, 2007) Bào tử phân sinh của hai loài nấm đều nảy mầm trong nước sau 4 giờ, nhiệt độ thích hợp cho nấm gây bệnh là 28 - 60C Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao Bào tử phát tán nhờ gió và nhờ côn trùng Bệnh gây thiệt hại lớn trong những năm mưa nhiều Ở nước ta, bệnh phát triển mạnh vào tháng 5 - 7 khi cây ớt đang ở thời kỳ thu hoạch quả Bệnh còn gây hại vào giai đoạn sau thu hoạch trong quá trình bảo quản và vận chuyển Ở những ruộng bón đạm nhiều, mật độ trồng cao bệnh nặng Giống ớt chìa vôi Huế và sừng bò nhiễm bệnh nặng hơn các giống Chỉ thiên và một số giống Thái Lan nhập nội (Vũ Triệu Mân, 2007) Nấm tồn tại trên hạt giống dưới dạng sợi nấm

và bào tử phân sinh và trên tàn dư cây bệnh Bào tử phân sinh có sức sống cao, trong điều kiện khô mặc dù tàn dư bị vùi trong đất vẫn có thể nảy mầm vào vụ sau (Vũ Triệu Mân, 2007)

Bệnh có thể hại thân, lá, quả và hạt, nhưng hại chủ yếu trên quả vào giai đoạn chín Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm, ướt trên bề mặt vỏ quả, sau 2 - 3 ngày kích thước vết bệnh có thể lên tới 1cm đường kính Vết bệnh thường có hình thoi, lõm, phân ranh giới giữa mô bệnh là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh Trên bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ là đĩa cành của nấm gây bệnh Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn (Nguyễn Thanh Phong, 2011) Nấm có thể gây hại trên một số chồi non, gây hiện tượng thối ngọn ớt Chồi bị hại có màu nâu đen, bệnh có thể phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc cây bệnh

có quả ở từng phần nhưng quả ít, chất lượng kém (Vũ Triệu Mân, 2007) Biện pháp phòng trừ: Tiêu diệt nguồn bệnh, dọn sạch tàn dư cây bệnh, chọn hạt giống khoẻ, sạch bệnh Xử lý hạt giống với nước nóng 520C trong 2

Trang 27

giờ hoặc KMnO4 0,1% từ 1 - 2 giờ hoặc với các loại thuốc trừ nấm Luân canh với cây trồng khác họ Bố trí mật độ trồng thích hợp Diệt côn trùng hại quả Khi bệnh xuất hiện có thể phun một số loại thuốc sau: Benlat 50WP 1 kg/ha; Topsin M 70WP 0,4 – 0,6 kg/ha; Score 250ND 0,5 lít/ha (Vũ Triệu Mân, 2007)

Trang 28

3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư ớt tại Quỳnh phụ - Thái Bình

3.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

* Địa điểm nghiên cứu

+ Một số xã trồng ớt của huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình

+ Bộ môn Bệnh cây - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

+ Trung tâm khuyến nông Thái Bình

*Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 8/2013 – tháng 6/2014

3.3 Vật liệu nghiên cứu

+ Một số giống ớt phổ biến

+ Dụng cụ thí nghiệm: que khuê nấm, hộp petri, panh, lam kính, lamen, giấy đặt ẩm, kính hiển vi và một số vật tư thiết yếu khác

Chất kích kháng và thuốc bảo vệ thực vật dùng trong thí nghiệm

3.4 Nội dung nghiên cứu

1 Điều tra thành phần nấm bệnh gây hại ớt ngoài đồng ruộng trồng tại Quỳnh Phụ – Thái Bình vụ thu đông và vụ xuân hè 2013 – 2014

2 Điều tra diễn biến bệnh thán thư gây hại ớt trồng tại Quỳnh Phụ – Thái Bình vụ thu đông và vụ xuân hè 2013 – 2014

3 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm C gloeosporioides gây bệnh

thán thư hại ớt

4 Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật như luân canh, chế độ bón phân đến mức độ phát sinh, phát triển nấm gây bệnh thán thư hại ớt tại Quỳnh Phụ – Thái Bình

5 Đánh giá ảnh hưởng của chất kích kháng đến mức độ phát sinh,

Trang 29

phát triển của nấm C gloeosporioides gây bệnh thán thư ớt tại Quỳnh Phụ

– Thái Bình

6 Đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư hại ớt của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng

3.5 Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng

3.5.1.1 Phương pháp điều tra thành phần và mức độ phổ biến nấm bệnh hại

+ : < 10% số cây bị bệnh ++ : 10% - 25% số cây bị bệnh +++ : >25% - 50% số cây bị bệnh ++++ : > 50% số cây bị bệnh

3.5.1.2 Phương pháp điều tra diễn biễn bệnh thán thư hại quả ớt ngoài đồng ruộng

Chọn ruộng điều tra đại diện cho vùng, giống, công thức luân canh, có diện tích 200 m2 trở lên Điều tra theo phương pháp 10 điểm chéo góc tại mỗi ruộng, mỗi điểm điều tra 10 cây, đếm số quả bị bệnh trong toàn bộ số quả điều tra, điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần từ giai đoạn cây con đến thu hoạch Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh (%), Chỉ số bệnh (%) Phân cấp bệnh theo thang 5 cấp để tính chỉ số bệnh %

Cấp 0: không bị bệnh

Cấp 1: Vết bệnh tròn nhỏ trên quả < 1% diện tích quả bi bệnh

Cấp 3: có từ 2 - 3 vết bệnh tròn nhỏ trên quả và có 1% - 5% diện tích

Trang 30

3.5.1.4 Điều tra ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác kỹ thuật đến sự phát sinh, phát triển của bệnh thán thư gây hại ớt

* Ảnh hưởng của biện pháp luân canh tới sự phát sinh phát triển bệnh

Tiến hành điều tra diễn biến của bệnh thán thư hại quả ớt tại các công thức luân canh khác nhau:

- Công thức 1: Ớt xuân - ớt thu đông

- Công thức 2: Rau – cà chua - ớt

- Công thức 3: Lúa xuân – lúa tái sinh - ớt

* Ảnh hưởng của chế độ bón phân tới sự phát sinh phát triển bệnh

Điều tra diễn biến của bệnh thán thư hại quả ớt tại các công thức phân bón khác nhau:

Trang 31

Phương pháp điều tra, đánh giá mức độ thiệt hại như trên

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)

3.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

3.5.2.1 Phương pháp giám định mẫu

Quan sát nấm dưới kính hiển vi, chụp ảnh và đo kích thước bào tử nấm Quan sát màu sắc bào tử, tản nấm trên môi trương PGA Từ đó tra tài liệu để xác định loài nghiên cứu

3.5.2.2 Phương pháp nấu môi trường

* Môi trường PGA (Potato- Glucose- Agar)

Thành phần: + Khoai tây 200 g + Glucose 20 g

+ Agar 20 g + Nước cất 1000 ml Cách điều chế: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng cho vào nồi cùng với 1000 ml nước cất đun sôi khoảng 1 giờ Lọc qua vải lọc, bổ sung nước cất cho đủ 1000 ml Cho agar và glucose vào khuấy đều cho agar tan hết, đun cho đến khi sôi Cho môi trường này vào bình tam giác đậy nắp bằng giấy bạc, sau đó đem hấp khử trùng ở 1210C (1,5 atm) trong vòng 45 phút Để nguội 55-600C trước khi rót ra đĩa Petri đã khử trùng

* Môi trường WA (Water Agar)

Thành phần: +Agar 20 g

+ Nước cất 1000 ml Cách điều chế: tương tự như môi trường PGA

* Môi trường CA (Carrot Agar)

Trang 32

Thành phần: + Cà rốt 200 g + Nước cất 1000 ml

+ Agar 20

Cách điều chế: tương tự như môi trường PGA

* Môi trường PCA (Potato Carrot Agar)

Thành phần: +Khoai tây 50 g + Cà rốt 50 g

+ Agar 20 g + Nước cất 1000 ml Cách điều chế: tương tự như môi trường PGA

3.5.2.3 Phương pháp nghiên cứu một số đặc tính sinh học của nấm C gloeosporioides

* Thí nghiệm ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đễn sự sinh trưởng của nấm C gloeosporioides

CT1: WA CT3: PGA CT2: CA CT4: PCA Mỗi công thức 3 lần nhắc lại (3 hộp petri/ 1 lần nhắc lại)

Chỉ tiêu theo dõi: Đo đường kính tản nấm (mm) sau 1- 7 ngày nuôi cấy

* Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh trưởng của nấm C gloeosporioides:

Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức là một ngưỡng nhiệt độ,

200C, 250C, 300C, 350C

Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại là 3 đĩa petri

Chỉ tiêu theo dõi: Đo đường kính tản nấm sau 1- 7 ngày nuôi cấy Đơn

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nảy mầm %

* Thí nghiệm ảnh hưởng của pH môi trường tới sự sinh trưởng của nấm C

Trang 33

gloeosporioides trên môi trường PGA

CT1: pH4 CT3: pH6 CT5: pH8

CT2: pH5 CT4: pH7

Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại là 3 đĩa petri

Chỉ tiêu theo dõi: Đo đường kính tản nấm ở các pH khác nhau sau 1 đến 7 ngày nuôi cấy

3.5.2.4 Phương pháp lây bệnh nhân tạo, xác định thời kỳ tiềm dục của bệnh thán thư hại ớt

- Chọn những quả ớt xanh và quả ớt chín khỏe, không nhiễm bệnh

- Tiến hành nhỏ vài giọt dịch bào tử lên quả ớt

- Đặt trong hộp giấy ẩm và quan sát, theo dõi sự xuất hiện của bệnh Thí nghiệm gồm 2 công thức:

+ CT1: Có sát thương

+ CT2: Không sát thương

Mỗi công thức có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 15 quả

Chỉ tiêu theo dõi: Đặc điểm triệu chứng, ngày phát bệnh, thời kỳ tiềm dục

3.5.3 Phương pháp nghiên cứu trong nhà lưới

Nghiên cứu khả năng phòng trừ nấm Colletotrichum sp trên cây ớt của

các chất kích kháng: Acid Salicylic 0,4 mM, đồng clorua 0,05mM trên nền đất

đã được khử trùng bằng cách phơi đất và xử lý bằng phoocmon Thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại:

- Công thức 1: Acid Salicylic pha 5,4 g với 10 lít nước, có nồng độ 0,4 mM;

- Công thức 2: CuCl2 pha 0,1 g với 10 lít nước, có nồng độ 0,05 mM;

- Đối chứng: Không sử dụng chất kích kháng

Xử lý chất kích kháng với 3 thời điểm:

Xử lý lần 1: xử lý hạt giống trước khi trồng

Xử lý lần 2: Khi cây ở giai đoạn cây con

Xử lý lần 3: Khi cây chớm xuất hiện bệnh

Trang 34

3.5.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích kháng tới sự phát sinh phát triển của bệnh thán thư hại ớt ngoài đồng ruộng

Thí nghiệm gồm 3 công thức:

- Công thức 1: Acid Salicylic pha 5,4 g với 10 lít nước, có nồng độ 0,4 mM;

- Công thức 2: CuCl2 pha 0,1 g với 10 lít nước, có nồng độ 0,05 mM;

- Đối chứng: Không sử dụng chất kích kháng

Xử lý chất kích kháng với 3 thời điểm:

Xử lý lần 1: Ngâm hạt 15 phút với 3 loại kích kháng để riêng, sau đó vớt

ra và ngâm trong nước lã với thời gian 4h, tiếp đó vớt hạt giống ra ủ Cứ 12h tưới ẩm 1 lần Thời gian từ khi ngâm, ủ hạt đến khi đem gieo ngoài đồng là 48h

Xử lý lần 2: Khi cây ở giai đoạn cây con tiến hành phun ướt đều trên mặt lá và xung quanh gốc bằng bình bơm tay loại 10 lít

Xử lý lần 3: Khi thấy xuất hiện bệnh tiến hành phun ướt đều trên mặt lá

và xung quanh gốc bằng bình bơm tay loại 10 lít

Phương pháp điều tra, đánh giá mức độ thiệt hại như trên

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)

3.5.5 Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư ớt của một số thuốc hóa học ngoài đồng ruộng

Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại:

+ Công thức 1 (CT1): Phun thuốc Rhidomin Gold nồng độ 0,2%

+ Công thức 2 (CT2): Phun thuốc Antracol 70WP nồng độ 0,2%

+ Công thức 3 (CT3): Phun thuốc Score 250 EC nồng độ 0,2%

+ Công thức 4 (ĐC): Phun nước lã

Thời điểm tiến hành phun thuốc : khi tỷ lệ bệnh từ 5,0 % Lượng nước thuốc phun 500 lít/ha Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên trên 2 đường chéo, mỗi điểm 10 cây

Phương pháp điều tra, đánh giá mức độ thiệt hại như trên

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh (%), đánh giá hiệu lực thuốc (%)

Trang 35

3.6 Phương pháp điều tra phỏng vấn ngoài thực địa

Thực hiện điều tra tình hình sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh thán thư hại ớt

- Số phiếu điều tra: 100 phiếu điều tra nông dân

- Phương pháp điều tra: Điều tra phối hợp phỏng vấn nông dân bằng phiếu được soạn thảo trước

- Nội dung điều tra:

Điều tra sự hiểu biết thuốc trừ bệnh thán thư ớt Điều tra tình hình sử dụng thuốc

- Cây trồng điều tra: cây ớt

- Địa điểm điều tra: Xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Các sản phẩm thuốc trừ bệnh thán thư do nông dân sử dụng được ghi nhận và phân loại theo danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam ban hành năm 2012

Trang 36

+ Đối với bệnh hại trên quả

N: Tổng số quả điều tra

- Hiệu lực của thuốc hoá học (%) ngoài đồng ruộng theo công thức Henderson- Tilton:

ĐHH (%) = (1- )x100

xC T

xC T

a b

b

ĐHH (% ): Độ hữu hiệu của thuốc hoá học, tính bằng (%)

Ta: CSB (%) của công thức xử thuốc sau khi thí nghiệm

Tb: CSB (%) của công thức xử thuốc trước khi thí nghiệm

Ca: CSB (%) của công thức đối chứng sau khi thí nghiệm

Cb: CSB (%) của công thức đối chứng trước khi thí nghiệm

-

Trang 38

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều tra thành phần bệnh nấm hại một số giống ớt cay tại Quỳnh phụ -Thái Bình năm 2013 – 2014

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành điều tra từ tháng

8 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 tại các xã Quỳnh Hải, Quỳnh Hội, Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ - Thái Bình Đây là các xã có diện tích trồng ớt tập trung, diện tích trồng lớn của huyện, mang lại thu nhập cao cho người sản xuất Theo số liệu thống kê những năm gần đây trên địa bàn của huyện chủ yếu trồng các giống ớt Hot chilli F1, Red chilli F1, Chỉ thiên

Giống Red chilli F1 và Hot chilli F1 thuộc nhóm ớt chỉ địa Giống Red chilli F1 có nguồn gốc từ Đài Loan, Giống Hot chilli F1 có nguồn gốc từ Hàn Quốc đây là hai giống ớt cay vừa, quả to dài cho năng suất cao Nhóm ớt chỉ thiên trái thường nhỏ, được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, trồng nhiều trong mùa mưa

Chúng tôi đã xác định được thành phần một số loài nấm bệnh hại trên cây ớt tại Quỳnh Phụ - Thái Bình vụ thu đông 2013 - 2014 Kết quả được trình bày trong bảng 4.1

Qua bảng 4.1 cho thấy có 6 loài nấm bệnh gây hại trên ớt từ giai đoạn cây con đến thu hoạch Các loài nấm khác nhau gây hại biểu hiện triệu chứng khác nhau với mức độ phổ biến khác nhau trong các giai đoạn sinh trưởng

Bao gồm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ thường hại thân cây ớt sát mặt đất ở giai đoạn cây con, nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư và nấm Phytophthora capsici gây bệnh sương mai thường gây hại trên lá, thân cành

và quả ớt, nấm Cercospora capsici gây bệnh đốm trắng lá thường gây hại trên

lá, nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng thường gây hại phần gốc và phần thân cây sát mặt đất và nấm Fusarium sp gây bệnh héo

vàng thường gây hại vào giai đoạn cây ra hoa kết quả

Trang 39

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Bảng 4.1 Thành phần bệnh nấm hại cây ớt cay vụ thu đông năm 2013 - 2014 tại Quỳnh Phụ - Thái Bình

STT Tên Việt

biến Thời gian xuất hiện

hoạch quả

hoạch quả

Ghi chú:

Trang 40

Trong 6 loài nấm thì có 2 loài gây hại trên quả ớt là nấm

Colletotrichum sp và Phytophthora capsici với mức độ gây hại phổ biến hơn các loài khác Nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư ớt với tỷ lệ cao nhất

> 25% số quả bị bệnh, thứ 2 là nấm Phytophthora capsici gây bệnh sương

mai với tỷ lệ hại 10% - 25% số cây bị bệnh, các bệnh còn lại mức độ gây hại nhẹ hơn

Bệnh sương mai gây hại trên ớt quanh năm, tác hại chủ yếu của bệnh là làm cho bộ lá nhanh tàn lụi, chất lượng quả bị giảm sút do đó làm giảm thời gian thu hoạch quả, ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất ớt

Bệnh thán thư chủ yếu gây hại trên quả ớt làm giảm năng suất và hiệu quả cây mang lại, những quả ớt bị bệnh không sử dụng được và bị bỏ lại tại ruộng hoặc bán với giá thấp dẫn đến năng suất, chất lượng quả và hiệu quả kinh tế trồng ớt giảm rõ rệt Bệnh thán thư ớt còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho ớt giai đoạn sau thu hoạch, từ những quả ớt đã bị nhiễm bệnh nhưng chưa thể hiện triệu chứng điển hình sẽ là nguồn lây nhiễm sang những quả ớt khoẻ trong quá trình thu hái, vận chuyển và bảo quản trong kho trước khi đưa vào chế biến

4.2 Kết quả điều tra tình hình phát sinh và gây hại của bệnh thán thư

Colletotrichum sp hại trên một số giống ớt tại Quỳnh Phụ - Thái Bình

4.2.1 Triệu chứng bệnh thán thư hại ớt

Bệnh thán thư hại ớt do nấm Colletotrichum sp gây nên có thể gây hại

vào tất cả các giai đoạn phát triển của cây nhưng nghiêm trọng vào giai đoạn quả già và quả chín là giai đoạn cho thu hoạch và có ý nghĩa kinh tế nhất Trên quả non, bệnh cũng xuất hiện khá nhiều, đặc biệt khi áp lực bệnh trên đồng ruộng lớn Triệu chứng ban đầu của bệnh thán thư là một đốm tròn nhỏ, hơi lõm, ngậm nước trên bề mặt vỏ quả Sau 2 - 3 ngày kích thước vết bệnh lớn dần tạo thành những vòng tròn đồng tâm hoặc có hình thoi hơi lõm, kích thước vết bệnh có thể lan rộng 3 - 4 cm trên những quả dạng to Trên bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ là đĩa cành của nấm gây bệnh Các vết có thể

Ngày đăng: 01/07/2015, 20:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Phương Anh (1997), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp. NXB Nông nghiệp. Trang 7 - 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp
Tác giả: Mai Phương Anh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp. Trang 7 - 30
Năm: 1997
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam. Tiêu chuẩn Bảo vệ thực vật (Quyển I), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam. "Tiêu chuẩn Bảo vệ thực vật
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2010
3. Nguyễn Hữu Doanh, Đồng Khắc Xúc (1985. Trồng ớt xuất khẩu. NXB Thanh Hoá. Trang 1-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng "ớt xuất khẩu
Nhà XB: NXB Thanh Hoá. Trang 1-3
4. Nguyễn Thúy Hạnh và ctv (2014), “ ` Tạp chí Bảo vệ thực vật , số 1, tr. 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ` Tạp chí Bảo vệ thực vật
Tác giả: Nguyễn Thúy Hạnh và ctv
Năm: 2014
5. Ngô Bích Hảo (1991), Kết quả bước đầu nghiên cứu về thành phần bệnh hại ớt và một số đặc điểm sinh học của nấm thán thư hại ớt Colletotrichum spp’’, Kết quả nghiên cứu khoa học - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, 86-91, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 106-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Colletotrichum "spp’’, "Kết quả "nghiên cứu khoa học
Tác giả: Ngô Bích Hảo
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1991
6. Nguyễn Văn Luật (2008), Rau gia vị, kỹ thuật trồng, làm thuốc nam và nấu nướng. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rau gia vị, kỹ thuật trồng, làm thuốc nam và nấu nướng
Tác giả: Nguyễn Văn Luật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2008
7. Vũ Triệu Mân (2007), Giáo trình bênh cây chuyên khao. NXB Nông nghiệp - Hà Nội 8. Nguyễn Thanh Phong (2011), Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Nghiên cứu tình hìnhbệnh thán thư (Colletotrichum spp) hại ớt và biện pháp phòng trừ tại Quỳnh Phụ Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình "bệnh thán thư (Colletotrichum "spp) "hại "ớt và biện pháp phòng trừ tại Quỳnh Phụ
Tác giả: Vũ Triệu Mân (2007), Giáo trình bênh cây chuyên khao. NXB Nông nghiệp - Hà Nội 8. Nguyễn Thanh Phong
Nhà XB: NXB Nông nghiệp - Hà Nội 8. Nguyễn Thanh Phong (2011)
Năm: 2011
9. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trang 124 - 131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay người trồng rau
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trang 124 - 131
Năm: 1996
10. Trần Khắc Thi (1985), Sổ tay người trồng rau. NXB nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay người trồng rau
Tác giả: Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1985
11. Trần Khắc Thi (1995). Kỹ thuật trồng rau sạch. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Trang 71-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch
Tác giả: Trần Khắc Thi
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Trang 71-74
Năm: 1995
12. Trần Khắc Thi (1996), Kỹ thuật trồng rau sạch. NXB nông nghiệp Hà Nội. trang 71 - 74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch
Tác giả: Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB nông nghiệp Hà Nội. trang 71 - 74
Năm: 1996
13. Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), Kỹ thuật trồng Rau sạch, rau an toàn và chế biến rau xuất khẩu, NXB Thanh Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng Rau sạch, rau an toàn "và chế biến rau xuất khẩu
Tác giả: Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan
Nhà XB: NXB Thanh Hoá
Năm: 2005
14. Trần Thanh Tùng (2002), Nghiên cứu xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư trên ớt cay tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 10/2002, tr. 879-880 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nông nghiệp và phát triển "nông thôn
Tác giả: Trần Thanh Tùng
Năm: 2002
15. Viện Bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập 1
Tác giả: Viện Bảo vệ thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
18. Freeman S, Katan T, Shabi E. Characterization of Colletotrichum species responsible for anthracnose diseases of various fruits. Plant Disease.1998;82(6):596–605. doi: 10.1094/PDIS.1998.82.6.596 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Colletotrichum" species responsible for anthracnose diseases of various fruits. "Plant Disease
20. Hong JK, Hwang BK. Influence of inoculum density, wetness duration, plant age, inoculation method, and cultivar resistance on infection of pepper plants by Colletotrichum cocodes . Plant Disease. 1998;82(10):1079–1083.10.1094/PDIS.1998.82.10.1079 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Colletotrichum cocodes . Plant Disease
21. Ken Pernezny and Tim Momol (năm 2006) Florida Plant Disease Management Guide: Pepper Sách, tạp chí
Tiêu đề: Florida Plant Disease Management
22. Kim B.S; H.K. Park and W.S. Lee (1989), Resistance to anthracnose (Colletotrichum spp.) in pepper, p. 184-188. In Tomato and pepper Production in the Tropics, AVRDC, Shanhua, Taiwan, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Colletotrichum "spp.) in pepper, p. 184-188. "In Tomato and pepper Production in "the Tropics
Tác giả: Kim B.S; H.K. Park and W.S. Lee
Năm: 1989
16. Agrios GN. Plant Pathology. 5th Ed. San Diego: Academic Press; 2005. p. 922 Khác
19. Halsted BD. A new anthracnose of pepper. Bulletin of the Torrey Botanical Club. 1890;18:14–15 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w