Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
80,5 KB
Nội dung
Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 A. Đặt vấn đề I. Cơ sở lí luận Tục ngữ có câu: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Không ngẫu nhiên mà học nói đợc xếp vào vị trí thứ hai của câu nói. Điều này cho ta thấy nói là một kĩ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Nhng không phải ngời nào cũng khẳng định là nói đúng những gì mình đã nghĩ hoặc nói mà ngời nghe hiểu đúng ý mình đang nói. Nói thành lời thì dễ- ai cũng có thể nói đợc nhng nói thế nào để mang tính thuyết phục đối với ngời nghe thì quả thật không phải là dễ. Chính vì thế, luyện nói là một trong những nội dung quan trọng của chơng trình Ngữ Văn THCS nói chung và môn Ngữ văn Lớp 9 nói riêng. Vì vậy, tôi đa ra vấn đề này một phần luyện cho học sinh biết vận dụng từ ngữ và các quy tắc ngữ pháp đã học để nói đúng, viết đúng, biết diễn đạt ý tởng chính xác, rõ ràng, trong sáng; kỹ năng nói trớc tập thể. Mặt khác, giúp học sinh tập phát biểu bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của cá nhân về những vấn đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống hàng ngày, qua tiết luyện nói này học sinh còn rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn ý nhằm ôn lại kiến thức bài học phân môn Tập làm văn, Tiếng Việt, Văn. Ví dụ ở lớp 9 luyện nói tự sự kết hợp với tự luận và miêu tả nội tâm, luyện nói văn nghị luận (nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ). Nh chúng ta đã biết, tiết luyện nói phần lớn thời gian là để học sinh tập nói, giáo viên chỉ nghe và quan sát, theo dõi nhng phải thật tỉ mỉ, thật khéo léo trong việc nhận xét, góp ý cho học sinh để các em khắc phục hạn chế. Đồng thời, giáo viên khi dạy tiết luyện nói này điều đầu tiên phải dẫn dắt vào đề để tạo cảm hứng ở học sinh cũng vừa giúp các em cảm thấy tự tin, tự nhiên khi bắt đầu lên trình bày trớc lớp. Bởi vì, để đạt đợc mục đích của tiết luyện nói là rất khó. Mặc dầu, qua tiết dạy học Ngữ văn giáo viên luôn kiểm tra bài cũ, đối thoại, phát vấn trong khi xây dựng bài mới nhng thực tế cho thấy kĩ năng nói của học sinh còn rất yếu. Điều này, một phần do các em đều xuất thân và sinh sống ở vùng nông thôn vốn đã nhút nhát lại ít có dịp đi đây đó để mở rộng tầm nhìn nên thờng có tâm lí e dè, ngại nói hoặc không tự tin khi nói trớc tập thể. Mặt khác có thể do các em cha làm chủ đợc kiến thức. Hơn nữa có thể do giáo viên tổ chức, hớng dẫn khó hiểu và không gây đợc sự hứng thú ở học sinh đồng thời các em cha thấy tầm quan trọng của tiết luyện nói. Vì vậy, các em cha tập trung nhiệt tình phát huy hết mọi khả năng của mình, cha nhập vai hóa thân vào vị trí mình đang bộc lộ những suy nghĩ, phát biểu ý kiến, trình bày cảm nhận về kiến thức của bài đó mà còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa. Thực tế khó có thể phát triển kỹ năng nói thành thạo cho học sinh nếu nh giáo viên chỉ dừng lại rèn luyện ở những tiết luyện nói mà còn phải tiến hành thờng xuyên trong các giờ học Ngữ Văn và phải đợc rèn luyện kết hợp đợc với các kỹ năng khác nh kiểm tra bài cũ, trong các tiết luyện tập sau khi học xong bài mới tạo điều kiện cho các em có cơ hội bộc lộ những suy nghĩ cá nhân, luyện nói, trình bày lu loát, diễn cảm , bày tỏ suy nghĩ của mình. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đối với giáo viên: Tiết luyện nói là một tiết học vô cùng quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh THCS. Nó chiếm thời lợng khá lớn trong chơng trình Ngữ văn THCS. Nh chơng trình Ngữ văn lớp 9 cả năm có đến 3 tiết luyện nói. Thế nhng tôi thấy giờ luyện nói 1 Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 hầu nh cha đợc coi trọng. Qua thực tế cho thấy, trong khâu chuẩn bị cũng nh soạn giảng cha có sự đồng nhất, một số giáo viên còn nhầm lẫn giữa luyện nói với hớng dẫn đọc. Bên cạnh đó, giữa nội dung bài học và thời gian đang còn mâu thuẫn. Hơn nữa trong sách giáo viên hớng dẫn cha đợc sâu sát, cụ thể, tài liệu còn ít, giáo viên phải tự tìm tòi sáng tạo. Ngoài ra một phần nữa là do lớp đông học sinh lại chênh lệch về trình độ, kĩ năng nên khó khăn trong việc phân chia thời lợng.Chình vì thế, việc tổ chức tiết luyện nói cho thành công là rất khó.Vì vậy một số giáo viên không khỏi lúng túng khi tổ chức một giờ luyện nói này. 2. Đối với học sinh: Đối với môn Ngữ văn thì trọng tâm nhất vẫn là rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, nghe, đọc là hai kĩ năng tiếp nhận thông tin còn viết và nói là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần đợc rèn luyện. Thế nhng thực trạng của học sinh khi học bài luyện nói còn là một vấn đề đáng lo ngại. Vì các em kĩ năng nói rất yếu. Thực tế cho thấy trong giờ học bài mới cũng nh kiểm tra bài cũ và thời lợng dài hơn là tiết luyện nói nhng đa số học sinh cha tự tin, cha tự nhiên còn e dè, không giám nói hoặc nói ấp úng, lủng củng không rõ ràng, nói ngập ngừng, không đúng trọng tâm, không nói đợc những điều mình muốn nói. Hơn nữa học sinh vẫn còn mang nặng tính ỉ lại cho những bạn học khá, giỏi nên kĩ năng nói của các em còn hạn chế. Mặt khác, giờ luyện nói các em cha thật sự đầu t, cố gắng hết mình nên tiết luyện nói cha hiệu quả nh mong muốn. III. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phơng pháp nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu: Bản thân tôi là giáo viên dạy môn Ngữ văn lớp 9 nhiều năm rồi nhng chính tôi cũng thấy trong quá trình dạy tiết luyện nói trong cả cấp học THCS có mặt thuận nhng có mặt khó khăn. Chính vì thế, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những phơng pháp, định hớng, ý tởng hay nhất để nhằm đạt hiệu quả cao trong tiết luyện nói. Đồng thời còn giúp cho giáo viên chủ động phát huy kinh nghiệm của cá nhân, linh hoạt vận dụng các hình thức đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng tích cực của học sinh, vận dụng sáng tạo lý thuyết giao tiếp vào dạy học giờ luyện nói. Làm tốt việc này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, chủ động sáng tạo, khơi lòng say mê, hứng thú vơn lên trong học tập của các em. Đặc biệt nhất đối với tiết học luyện nói ở môn Ngữ văn 9 sẽ tạo điều kiện cho các em bộc lộ đợc những suy nghĩ, phát biểu ý kiến riêng của mình cho một vấn đề nào đó một cách tự chủ, tự tin, mạnh dạn, lu loát và diễn cảm. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Một số yêu cầu khi tiến hành tiết luyện nói - Đa ra một số phơng pháp trong giảng dạy tiết luyện nói môn Ngữ văn lớp 9 - Đa ra các ví dụ để định hớng, hớng dẫn cho học sinh khi tiến hành tiết luyện nói (tiết 139,140). 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này rất cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trờng THCS, nhng ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp ở bộ môn Ngữ văn lớp 9. Đó là đa ra một số phơng pháp áp dụng vào việc dạy học tiết luyện nói. Và đề tài này không phải dành cho những học sinh khá, giỏi mà cho tất cả học sinh đại trà. 4. Phơng pháp nghiên cứu: 2 Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 Phơng pháp chủ yếu là dới hình thức tổ chức trao đổi, đối thoại, hùng biện, trình bày trớc lớp, trò chơi, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy hàng năm để tìm ra ph- ơng pháp mới. B. Giải quyết vấn đề I. Những yêu cầu của kĩ năng nói. 1. Giáo viên: Trong dạy học môn Ngữ văn THCS ngôn ngữ của giáo viên rất cần thiết, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Để thu hút trò nghe, hiểu, nhớ gây đợc truyền cảm, ấn tợng cho học sinh thì điều đầu tiên ngời giáo viên phải đạt những yêu cầu sau: - Cách phát âm phải chuẩn, không nói lắp lặp đi lặp lại nhiều lần trong một từ hay một câu nào đó mà phải diễn đạt trôi chảy. - Diễn đạt nói của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc: Khi truyền đạt kiến thức về một văn bản hay Tiếng việt, Tập làm văn thì giáo viên luôn phải dùng từ ngữ phổ thông, hợp với trình độ học sinh, từ ngữ không lạ mà các em không biết; không dùng những từ trừu tợng khi không cần dùng làm cho học sinh khó hiểu thêm rắc rối mà cần diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng - Lời giảng của thầy, cô phải sinh động dễ tác động đến lý trí, tình cảm của học sinh hơn là dùng ngôn ngữ thông thờng. Trong khi giảng (nói) phải sử dụng những từ cụ thể, gợi tả, ngôn ngữ trong sáng, lu loát không tùy tiện dùng từ theo sở thích. - Dùng lời nói vào bài giảng của thầy, cô phải chú ý âm lợng, không nói quá to (làm trò trối tai), cũng không nói quá nhỏ (trò không nghe đợc sẽ mất trật tự) mà phải nói rõ ràng, đủ cả lớp vừa nghe - Lời nói phải kèm theo ngữ điệu, nhiều khi giáo viên dạy văn ngữ điệu thay cho lời nói. Ngữ điệu bộc lộ rõ sắc thái tình cảm nh mình đang nhập vai vào nhân vật, tính cách, tâm trạng của nhân vật. Nhng cách thể hiện đó phải hết sức linh hoạt, phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhịp độ t duy của học sinh. Giáo viên nên chú ý diễn biến trên nét mặt, cử chỉ các em để điều chỉnh ngữ điệu trên lớp của mình, biết sắp xếp các trọng tâm cho phù hợp với các bài học. 2 Học sinh: - Học sinh nói phải có nội dung, có suy nghĩ; nói theo đề cơng mà nội dung đã chuẩn bị, khi diễn đạt nói chon dẫn chứng tiêu biểu, nhấn mạnh điều ngời nghe cha hiểu. - Giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn, cao độ vừa phải, truyền cảm và thuyết phục ngời nghe, tránh dùng từ ngữ địa phơng - Vận dụng nét mặt, cử chỉ, dáng điệu phù hợp với nội dung nói; tác phong tự nhiên, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy, mắt nhìn thẳng mọi ngời. Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu. Có lời chào khi kết thức bài nói. - Trong khi nói phải nhập vai vào nhân vật hay thể hiện là mình chúng kiến và biết tất cả mọi chuyện để trong quá trình nói thể hiện đợc tự nhiên, phù hợp và làm chủ kiến thức. - Trong khi trình bày diễn đạt nói không nói tùy tiện, nói theo sở thích của mình làm cho ngời nghe khó hiểu - Khi lên nói phải biết mình: + Nói cái gì?(Xác định đề tài) + Nói với ai? (xác định giáo tiếp) + Nói trong hoàn cảnh nào? (Xác định hoàn cảnh giao tiếp) 3 Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 + Nói nh thế nào? (cách thức giao tiếp để thuyết phục ng- ời nghe) - Tránh đọc lại hoặc thuộc lòng để dọc lại bài văn chi tiết đã chuẩn bị - Phải nói theo dàn bài đã đợc chuẩn bị (dàn bài ngắn gọn, bám sát yêu cầu của đề bài, nêu đợc ý chính, dựa vào dàn bài để nói) - Phải biết lên trầm xuống bổng hoặc thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên không gò bó II. Một số phơng pháp vận dụng vào giảng dạy cho tiết luyện nói môn Ngữ văn lớp 9 Không có phơng pháp nào, phơng tiện dạy học nào đợc sử dụng lại không kèm theo lời nói. Song đặc trng của môn Ngữ văn THCS thì luyện nói là giờ thể hiện cá tính, là giờ học sinh đợc làm chủ mình hơn cả. Vấn đề là phải tạo những điều cần và đủ để các em nói. Vì vậy điều quan trọng mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm cách diễn đạt đó nh thế nào để lựa chọn cho phù hợp nội dung bài học để chất lợng dạy học đạt hiệu quả. Sau đây tôi xin đa ra một số phơng pháp vận dụng vào dạy học tiết luyện nói: - Phơng pháp tổ chức: Tổ chức dới hình thức trao đổi, đối thoại, trình bày theo cảm nhận riêng của mình, hùng biện, có giám khảo, có phiếu bình chọn. tổ chức dới các trò chơi để học sinh tự nhiên, tự tin nhập cuộc. - Phơng pháp rèn luyện kĩ năng: Dạy tiết luyện nói phải kết hợp lí thuyết và thực hành. Coi trọng thực hành về nói. Muốn rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt ý bằng lời nói thì giáo viên phải chuẩn bị từ khi ra đề, hớng dẫn cho học sinh chuẩn bị ở nhà trớc một tuần. Tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong luyện nói Muốn các em chuẩn bị bài tốt, có chất lợng thì sự chuẩn bị, hớng dẫn của giáo viên cũng phải chu đáo. - Phơng pháp trình bày: Biết trình bày một đoạn thơ hay một bài thơ theo từng ý lớn, ý nhỏ rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu. Khi học sinh trình bày, giáo viên phải nắm bắt để nhận xét đúng khả năng thành tích đạt đợc của các em trong quá trình trình bày một vấn đề bằng miệng. Đồng thời giáo viên hớng cho học sinh đi đúng yêu cầu nói chứ không phải là đọc. Đã nói thì phải vận dụng đúng ngôn ngữ, nói thể hiện rõ nhất là ngữ điệu trong sử dụng thành văn. Ngoài ra , các em thể hiện qua cử chỉ, nét mặt, sắc thái, tình cảm, thái độ khi trình bày. - Phơng pháp chuẩn kiến thức kĩ năng: Dù tổ chức những hoạt động nh thế nào thì trớc hết phải đảm bảo đợc mục tiêu bài học, đồng thời phải cho học sinh xác định đợc mục đích yêu cầu của nó; phải đảm bảo đợc khối lợng, nội dung bài học, yêu cầu về nội dung và hình thức. Trong sách giáo khoa thờng có các đề để giáo viên lựa chọn, vậy nên chọn đề nào cho phù hợp để có hiệu quả cao cho đối tợng học sinh của mình. Về nội dung xác định đợc yêu cầu của đề bài, cảm nhận đúng nội dung của đoạn thơ hoặc bài thơ; phơng pháp tìm ý, lập dàn ý (bố cục rõ ràng, đầy đủ). - Phơng pháp thảo luận nhóm: Giáo viên chia lớp làm 4 đến 6 nhóm, mỗi nhóm trình bày một ý lớn của phần thân bài, còn mở bài, kết thúc bài thì tất cả các nhóm đều phải làm (giáo viên hớng dẫn ở nhà để các em có ý thức chuẩn bị làm và em nào cũng phải làm không mang tính ỉ lại); vào giờ học giáo viên cho thời gian để các em chuẩn bị t thế trớc khi lên nói, có thể cho cá nhân xung phong lên làm để tạo không khí sôi nổi giờ học sau đó giáo viên có thể gọi đại diện lên nói hoặc mỗi nhóm phải lên trình bày 4 Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 đủ các mức độ yếu, trung bình, khá, giỏi. Trong giờ nói giáo viên nên hớng cho học sinh có thái độ cùng nhau hợp tác. Giáo viên nêu yêu cầu của luyện nói, cách chấm điểm của giám khảo thi đua giữa các nhóm để tạo không khí hào hứng, phấn khởi, mong muốn đợc lên trình bày bài của mình. - Phơng pháp quan sát, theo dõi: Giáo viên vừa theo dõi, quan sát học sinh trình bày trên bảng về phong thái, lời nói, điệu bộ của các em vừa quan sát quản lí trật tự từng nhóm. Giáo viên có thể hỗ trợ cho học sinh khi tiến hành luyện nói mà bí từ hoặc cha nhớ, hiểu nhầm ý nào đó.Dựa trên cơ sở đó để giáo viên tổng hợp mặt u điểm, nhợc điểm các nhóm, cá nhân lên trình bày, đồng thời để đối chiếu ý kiến nhận xét của lớp có trùng hợp với ý kiến của giáo viên không. - Phơng pháp đánh giá, nhận xét: Giáo viên phải khéo léo, tế nhị trong đáng giá, nhận xét. Tuy nhiên, không phải vì điều đó mà đánh giá không trung thực, khách quan mà giáo viên cần vận dụng tính s phạm trong việc này. Trong lời nhận xét cần có sự khuyến khích học sinh, động viên các em hào hứng, tích cực tham gia. nếu giáo viên không khéo léo thì một số em lơ là, không tham gia luyện tập, ỉ lại chỉ chờ kết quả của các thành viên trong nhóm mà không chịu t duy. vậy giáo viên phải tìm ra những biện pháp tốt nhất mà trong đó không thể bỏ qua việc các em tham gia nhận xét, đánh giá sự trình bày của các bạn. Vấn đề là giáo viên định hớng cho học sinh biết đánh giá thế nào là đúng ( bạn trình bày nội dung đợc cha, đọc hay nói; cử chỉ, giọng điệu, thái độ phù hợp cha ). Khi đánh giá việc trình bày của học sinh bên cạnh việc chấm điểm nên sửa các lỗi cần tránh, hớng dẫn học sinh nói diễn cảm, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn. Hoặc cho các nhóm nhận xét chéo nhau để tự các em làm chủ mình trong tiết đó. Sau đó, bên ban giám khảo công bố điểm để khen thởng bằng nhiều hình thức cho cá nhân, nhóm đồng thời đa ra biện pháp khắc phục cho cá nhân, nhóm còn mắc lỗi. Cuối cùng giáo viên tổng hợp và phát phiếu bình chọn cho cá nhân, nhóm nói hay, tự nhiên gây hứng thú ngời nghe, đúng và đủ nội dung; lời nói diễn cảm, cuốn hút, trầm bổng, phát âm đúng Trên đây là một số phơng pháp để vận dụng vào tiết luyện nói. Và sau đây tôi đa ra ví dụ soạn giáo án định hớng cho học sinh tiết 139,140 bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. * Tiết 139: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Hoạt động GV - HS Kiến thức cơ bản * Bài cũ: GV có thể kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (khoảng 3 em) * Bài mới: GV giới thiệu bài Dân gian ta có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ?Qua câu nói trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu nh thế nào về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống? GV cho học sinh trả lời theo cách hiểu cá nhân-> GV chốt lại: Lời nói là một phơng 5 Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ của loài ngời giúp cho ta có thể giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm Mỗi chúng ta có thể nói ra điều mình muốn không cần yếu tố nào tác động. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp từng hoàn cảnh, sắc thái khác nhau. ? Cho cô biết hôm nay chúng ta học bài gì? Mục đích của tiết học này? -> Rèn luyện kĩ năng nói và kĩ năng tìm ý, lập dàn ý. ? Trong những tình huống nào, trờng hợp nào ta cần nói (trình bày miệng), phát biểu về đoạn thơ, bài thơ? -> Khi cần giới thiệu về ai đó, câu lạc bộ văn học, phát biểu trớc lớp, trả lời bài cũ, ấn tợng về bài thơ hay đoạn thơ. GV dẫn dắt vào bài: Để thực hành tiết luyện nói hôm nay thì chúng ta hãy nhắc lại thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.(phần lý thuyết) ? Thế nào là nghị luận về một đoan thơ, bài thơ? ? Dựa vào những căn cứ nào để ta nhận xét, đnáh giá về nội dung, nghệ thuật về một đoạn thơ, bài thơ? ? Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có bố cục nh thế nào? ? Vì sao khi nói em cần phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức? I. Lý thuyết: - Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. - Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đợc thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu - Bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của ngời viết. Cụ thể: + Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bớc đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình + Thân bài: Lần lợt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. + Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. =>Vì mới làm cho bài nói đúng yêu cầu, trôi chảy, mạch lạc, thuyết phục ngời nghe. 6 Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 Nh vậy ta đã nắm vững lý thuyết bây giờ ta đi vào thực hành cho bài luyện nói ? Muốn làm hoàn chỉnh đề bài đã đặt ra trên thì phải tiến hành những bớc nào? HS trả lời-> GVKL: + Bớc 1: Tìm hiểu để, tìm ý + Bớc 2: Lập dàn ý + Bớc 3: Viết đoạn văn + Bớc 4: Đọc và sữa chữa Nhng hôm nay ta chỉ dừng lại ở bớc 1 và bớc 2. ? Em hãy xác định tính chất, phạm vi và vấn đề nghị luận cho đề bài trên? ? Bài thơ Viếng lăng Bác đợc ra đời trong hoàn cảnh nào? ý nghĩa ra đời của bài thơ đó? ? Cảm xúc của nhà thơ đợc thể hiện nh thế nào khi ở trớc lăng Bác? ? Cách xng hô của nhà thơ muốn bày tỏ cảm xúc gì đối với Bác? ? Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng? ? Em cảm nhận đợc tình cảm của tác giả với Bác nh thế nào qua hình ảnh Mà sao nghe nhói ở trong tim? ? Ước muốn hóa thân của nhà thơ thể hiện tình cảm gì với Bác? GV: Chúng ta trả lời các câu hỏi trên để tìm ý và sắp xếp ý vào khung dàn bài. GV yêu cầu học sinh sắp xếp theo trình tự 2. Thực hành tìm ý, lập dàn ý: Cho đề bài: Tình cảm thiêng liêng, thành kính của nhà thơ, của toàn dân tộc dành cho Bác trong bài thơ Viếng lăng Bác Viễn Phơng. a. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Tính chất: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Phạm vi: Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phơng. - Vấn đề nghị luận: Tình cảm của nhà thơ, của toàn dân tộc dành cho Bác trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phờng. - Tìm ý: b. Lập dàn ý: * Mở bài: 7 Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 hợp lí để trở thành một hệ thống luận điểm chặt chẽ. GV yêu cầu HS sắp xếp vị trí các luận điểm ở phần thân bài cho phù hợp: b2,b3,,b1,b4,b5 GV dành thời gian còn lại cho HS luyện nói phần mở bài. GV cho HS nhắc lại yêu cầu khi luyện nói -> nói đúng nội dung, trôi chảy, truyền cảm, thu hút ngời nghe - GV cho HS luyện nói phần mở bài bằng trò chơi để kích thích hứng thú HS - GV tổ chức trò chơi: Chia lớp làm 4 nhóm và mỗi nhóm có một ban giám khảo. Do lớp trởng điều hành, một th kí. - Tổ trởng điểu hành cho các nhóm lên bắt thăm thứ tự nói, thành viên trong tổ bắt thăm lên nói. - GV nhận xét, kết luận và chỉ ra u, nhợc. - 4 ban giám khảo chấm điểm, th kí tổng điểm và báo cáo kết quả cho các nhóm. * Củng cố hớng dẫn về nhà: - GV nhận xét chung về tiết học - Hớng dẫn HS về nhà tìm luận cứ để hoàn thiện cho dàn bài đại cơng tiết 139 đã làm. - Giới thiệu sơ lợc về bài thơ * Thân bài: b1.Cảm xúc của nhà thơ trong lăng Bác b2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ b3. Cảm xúc nhà thơ trớc lăng Bác b4. Ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ. b5. Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. * Kết bài: + Bài thơ Viếng lăng Bác đợc đánh giá là một trong những bài thơ hay viết về đề tài lãnh tụ + Giá trị, ý nghĩa của bài thơ 3. Luyện nói: 8 Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 Tiết 140 Hoạt động GV - HS Kiến thức cơ bản * Bài cũ: Kiếm tra sựu chuẩn bị của HS * Bài mới: GV yêu cầu HS nhớ lại đề bài-> GV ghi lên bảng. - Yêu cầu HS nhắc lại bố cục của bài nghj luận một đoạn thơ, bài thơ. - GV gọi một đến hai em hệ thống lại luận điểm đã làm ở tiết 139-> 4 nhóm thảo luận nhanh cử đại diện điền thêm luận cứ cho mỗi luận điểm. - HS nhận xét, bổ sung, hoàn thiện các luận cứ thành một dàn bài hoàn chỉnh. - GV cho các nhóm tự chia nhóm mình thành 2 nhóm nhỏ, lần lợt trình bày theo nhóm nhỏ và các thành viên trong nhóm tự nhận xét, sửa chữa cho nhau. - GV quan sát để sau nhận xét. - Các nhóm nhỏ trở về nhóm cũ. Mỗi nhóm cử làm tổ trởng và nhóm chia ra 4 mức độ: yếu, trung bình, khá, giỏi.(về kĩ năng nói) - Sau khi 4 nhóm bắt thăm thứ tự lên nói. Trớc hết u tiên cho bạn mình thuộc mức độ yếu của 4 nhóm nói trớc - GV tổ chức cho HS nhận xét về nội dung, hình thức của bài nói. - Các mức độ thuộc các nhóm tơng tự lên nói. - GV công bố tổng số phiếu bình chọn của mỗi nhóm và cá nhân. - GV tổng kết số phiếu của mỗi nhóm, công bố kết quả thi đua giữa các nhóm và rút ra kinh nghiệm về rèn luyện nói để học sinh tự uốn nắn. * Luyện nói theo nhóm nhỏ: * Luyện nói trớc lớp: III. Đánh giá kết quả giờ dạy: - Sau khi áp dụng những phơng pháp nh đã nêu ở trên thì học sinh có sự chuyển biến rõ rệt. Giờ học diễn ra sôi nổi và hiệu quả, học sinh rất hứng thú và tự giác rèn luyện. - Học sinh hiểu sâu sắc hơn bài thơ Viếng lăng Bác và không bỡ ngỡ khi tìm ý, lập dàn ý. 9 Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 - Các em không còn rụt tè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trớc đám đông, không còn sự ngập ngừng, ấp úng, nội dung cũng đầy đủ, trọn vẹn. Do đó, đa số bài nói đều hoàn chỉnh hơn lúc trớc. - Kĩ năng nói có sự tiến bộ rõ rệt, các em biết vào đề và kết thúc, biết giới thiệu đề tài, phát âm đúng, biết kết hợp cử chỉ, nét mặt, thái độ, 9B không áp dụng 9C có áp dụng Tốt 4/30 ~ 13% 8/30 ~ 23,5% Trung bình 12/30 ~ 40% 14/30 ~ 47% Yếu 14/30 ~ 47% 8/30 ~ 23,5% IV. Kết luận: Nói là một kĩ năng quan trọng, góp phần hoàn thiện nhân cách và có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển học sinh Muốn học sinh thoát khỏi tình trạng nói yếu thì trớc hết ngời giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, trớc hết chuẩn bị giáo án, đồng thời giáo viên phải có sự tìm tòi và đem hết trách nhiệm của mình để đạt kết quả cao trong tiết học này. Thông qua giờ luyện nói, giáo viên giáo dục cho học sinh tự hào đợc nói tiếng Việt, xây dựng tiếng nói và chống cách nói không đúng, không lành mạnh. V. Kiến nghị: Trong xu thế hiện nay thì việc đổi mới phơng pháp dạy học là vấn đề cần thiết nhất. Muốn dạy đạt hiệu quả cao thì trớc hết ngời giáo viên phải: 1. Nắm bắt đổi mới phơng pháp phù hợp với nội dung sách giáo khoa 2. Giáo viên phải có kĩ năng 3. Thờng xuyên tạo cho học sinh kĩ năng giao tiếp nh phát vấn trong các tiết dạy bằng miệng, bài mới, bài cũ, tự luận, trắc nghiệm. 4. Trong dạy văn giáo viên phải chú trọng phân môn Tiếng Việt nh Mở rộng vốn từ Hán việt, tra từ điển để tạo thói quen cho học sinh làm quen với diễn đạt nói, luyện nói. 5. Thông qua tổ chức câu lạc bộ văn học, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện kĩ năng nói trớc tập thể. 6 Trong nội dung xây dựng trờng học thân thiện thì giáo viên rèn luyện và tích hợp các kĩ năng nằm trong nội dung xây dựng trờng học thân thiện. 7. Hớng dẫn xem các đoạn phim, t liệu, khúc hát, diễn kịch để các em có cơ hội học tập cách diễn đạt nói và luyện nói trong các tiết luyện nói cũng nh ứng xử giao tiếp hàng ngày. Tháng 4 năm 2011. VI. Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 9 2. Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS. 10 [...]...Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 3 Sách đổi mới phơng pháp chuẩn kiến thức kĩ năng 4 Bộ đề ôn luyện Ngữ văn THCS 5 Những bài văn mẫu lớp 9 VII Mục lục: A Đặt vấn đề: I Cơ sở lý luận II Cơ sở thục tiễn B Giải quyết vấn đề I yêu câu kĩ năng nói II Phơng pháp 11 . văn THCS. Nh chơng trình Ngữ văn lớp 9 cả năm có đến 3 tiết luyện nói. Thế nhng tôi thấy giờ luyện nói 1 Phơng pháp dạy luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 9 hầu nh cha đợc coi trọng. Qua thực. pháp trong giảng dạy tiết luyện nói môn Ngữ văn lớp 9 - Đa ra các ví dụ để định hớng, hớng dẫn cho học sinh khi tiến hành tiết luyện nói (tiết 1 39, 140). 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này rất cần. đây tôi đa ra ví dụ soạn giáo án định hớng cho học sinh tiết 1 39, 140 bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. * Tiết 1 39: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Hoạt động GV - HS Kiến