Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

98 1.9K 9
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 5 2.1 Cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ công chức cấp xã 5 2.1.1 Khái quát chung về cán bộ công chức cấp xã 5 2.1.2 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã 13 2.2 Cơ sở thực tiễn 26 2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở một số nước trên thế giới 26 2.2.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở một số địa phương ở Việt Nam 31 2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 33 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35 3.1.1 Lịch sử hình thành 35 3.1.2 Đặc điểm tự nhiên của huyện Thuận Thành 35 3.1.3 Đặc điểm tổ chức hành chính huyện Thuận Thành 38 3.2 Phương pháp nghiên cứu 39 3.2.1 Thu thập số liệu và phương pháp xử lý số liệu 39 3.2.2 Phương pháp phân tích 40 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv 3.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 41 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 4.1 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Thuận Thành 42 4.1.1 Số lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Thuận Thành 42 4.1.2 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện 44 4.2 Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 47 4.2.1 Tự đánh giá của cán bộ công chức xã, thị trấn về chất lượng đội ngũ cán bộ 47 4.2.2 Đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn 52 4.2.3 Đánh giá của cán bộ lãnh đạo huyện về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn 55 4.2.3 Khả năng hoàn thành nhiệm vụ 55 4.2.4 Đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Thuận Thành 56 4.3 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã ở huyện 58 4.3.1 Thực trạng công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã 58 4.3.2 Thực trạng công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức cấp xã 60 4.3.3 Thực trạng công tác tổ chức bố trí sử dụng cán bộ, công chức cấp xã 63 4.3.4 Thực trạng chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức cấp xã 65 4.3.5 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng cán bộ công chức của huyện trong những năm gần đây 66 4.4 Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã ở huyện 67 4.4.1 Quan điểm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn 67 4.4.2 Định hướng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn 68 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v 4.4.3 Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn của huyện giai đoạn hiện nay 69 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 5.1 Kết luận 83 5.2 Kiến nghị 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCC Cán bộ, công chức HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân MTTQ Mặt trận tổ quốc CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa HTCT Hệ thống chính trị CNXH Chủ nghĩa xã hội QLNN Quản lý nhà nước Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Số lượng CBCC cấp xã của huyện 43 4.2 Phẩm chất đạo đức của đội ngũ CB,CC cấp xã của huyện năm 2013 44 4.3 Chất lượng CBCC cấp xã huyện Thuận Thành 46 4.4 Phẩm chất chính trị của đội ngũ CBCC cấp xã năm 2013 48 4.5 Phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức cấp xã năm 2013 49 4.6 Năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã năm 2013 51 4.7 Đánh giá của người dân về khả năng làm việc của đội ngũ CBCC cấp xã theo độ tuổi người dân năm 2013 52 4.8 Đánh giá của người dân về khả năng làm việc của đội ngũ CBCC cấp xã theo trình độ người dân năm 2013 53 4.9 Đánh giá khả năng tổ chức, tập hợp, vận động quần chúng của CBCC cấp xã theo độ tuổi người dân năm 2013 54 4.10 Đánh giá của người dân về khả năng tổ chức, tập hợp, vận động quần chúng của CBCC cấp xã 54 4.11 Triển khai văn bản chỉ đạo của cơ quan Quản lý Nhà nước 55 4.12 Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của CBCC cấp xã năm 2013 56 4.13 Số lượng các lớp đã đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã 63 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Gần 80 năm lãnh đạo cách mạng, đặc biệt sau Đại hội đổi mới (Đại hội VI năm 1986) đến nay; công tác cán bộ, công chức luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng và quan tâm. Hội nghị trưng ương 3-khóa VIII, Đảng đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong việc xây dựng Đảng”. Ở nước ta, cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một trong bốn cấp hành chính. Cấp xã là thấp nhất, gần dân nhất, là cấp trực tiếp tổ chức và vận động nhân thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Thực tiễn cho thấy nơi đâu có quan tâm đầy đủ và làm tốt công tác cán bộ, công chức ở cơ sở, có đội ngũ cơ sở vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị-xã hội ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững. Ngược lại, ở đâu công tác cán bộ không được quan tâm, đội ngũ cán bộ, công chức không có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín thì sẽ gặp khó khăn, có nhiều nơi còn tạo sơ hở cho kẻ địch lợi dụng, gây nên điểm nóng về chính trị. Điều đó cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đảng ta quan tâm đối với cán bộ, công chức là sự quan tâm toàn diện, không chỉ cán bộ, công chức cấp cao, lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức ở cấp trung ương, tỉnh, huyện mà cả cán bộ công chức bình thường, đặc biệt là cán bộ, công chức ở cơ sở, xã, phường, thị trấn; Văn kiện Đại hội IX của Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 Đảng đã nhấn mạnh việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường”, Nghị quyết Trung ương 5 - khoá IX khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”. Tổ chức thực hiện chủ trương trên, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vẫn gặp phải nhiều khó khăn như: nội dung chương trình đào tạo còn bất cập; quy hoạch còn bị động, chắp vá; chế độ, chính sách chưa thật sự thoả đáng… Chính điều này dẫn đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức cơ sở phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Hơn lúc nào hết, việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh đang là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thuận Thành là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, giáp với thủ đô Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương. Ngay từ khi tái lập tỉnh, tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Thuận Thành nói riêng có nhiều thuận lợi và khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là sự thiếu hụt trầm trọng và sự yếu kém của đội ngũ CBCC cấp xã nên hiệu quả kinh tế - xã hội của huyện chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của mình. Trong những năm gần đây, cấp uỷ và chính quyền huyện Thuận Thành đã quan tâm tới công tác cán bộ, nhưng thực tế năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ CBCC cấp xã đang còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện nhà, do huyện Thuận Thành còn thiếu hệ thống giải pháp đồng bộ về nâng cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC cấp xã. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ, nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần giải quyết những yêu cầu nêu trên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã ở huyện trong giai đoạn tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ công chức và nâng cao chất lượng cán bộ cán bộ công chức ở cấp xã, thị trấn. - Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn ở huyện trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu * Nội dung nghiên cứu - Các vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. - Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện trong những năm gần đây. - Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 huyện trong thời gian tới. * Không gian Đề tài được thực hiện trên phạm vi huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. * Thời gian Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2011 đến 2013. Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2013. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 2/2014 đến tháng 8/2014. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 2.1 Cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ công chức cấp xã 2.1.1 Khái quát chung về cán bộ công chức cấp xã 2.1.1.1 Khái niệm về chính quyền cấp xã [1] Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, chính quyền cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính 4 cấp. Xã, phường, thị trấn được xác định là cấp cơ sở. Vì vậy, cấp xã chính là nền tảng của hệ thống chính trị, đóng vai trò thiết thực trong việc xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng nước ta. Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND, trong đó HĐND "là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên". Còn UBND do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Xuất phát từ vị trí của chính quyền cấp xã trong hệ thống chính trị nên nó có vai trò rất quan trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân. Có thể khẳng định chính quyền cấp xã là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. - Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp giải quyết các yêu cầu của nhân dân. - Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp quyết định các vấn đề kinh tế - xã [...]... Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã a.Yếu tố đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã [9] Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã hình thành và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu và quan trọng là thông qua đào tạo với mục đích "làm cho trở thành người có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định" Đào tạo đội ngũ CBCC cấp xã là làm cho đội ngũ này có được... tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở một số nước trên thế giới [17] 2.2.1.1 Kinh nghiệm của Singapo Nền công vụ Singapo luôn đặt chất lượng phục vụ, hiệu quả, hiệu lực lên hàng đầu và là nền công vụ luôn cải tiến để thích nghi... nhân dân giao phó Đặc biệt là đối với các cán bộ giữ cương vị chủ chốt trong chính quyền cấp xã Để đào tạo được đội ngũ CBCC cấp xã vừa hồng vừa chuyên, phải xây dựng được những tiêu chuẩn khi lựa chọn cán bộ (kể cả cán bộ thông qua bầu cử và cán bộ thông qua xét tuyển) để sắp xếp, định biên cán bộ cấp xã Theo Điều 63 Luật Cán bộ, công chức, cán bộ cấp xã phải được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng bằng... giữa số lượng, cơ cấu đội ngũ, cùng với chất lượng của mỗi cán bộ hợp thành, đảm bảo cho đội ngũ ấy hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình Mỗi CBCC không tồn tại một cách biệt lập mà phải được đặt trong một chỉnh thể thống nhất của đội ngũ CBCC Vì vậy, quan niệm về chất lượng đội ngũ CBCC phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng CBCC với chất lượng của cả đội ngũ Chất lượng. .. chế sử dụng và chính sách đối với cán bộ, công chức là khâu có tính đột phá Trong thời gian vừa qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều quyết sách hướng về cán bộ, công chức cấp xã nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở cơ sở để có thể đảm đương được nhiệm vụ trong thời kỳ mới Tuy nhiên, hệ thống chính sách đối với cán Học viện Nông nghiệp Việt Nam –... phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CBCC và cơ cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của cả đội ngũ CBCC cấp xã. ” Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã cần phải xác định rõ những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, cũng như hiểu rõ những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ. .. dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC Tuy nhiên, những bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhất là đối với đội ngũ CBCC cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của đội ngũ này Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 b Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã Việc tuyển... tạo nguồn lâu dài cho các xã vùng dân tộc, miền núi - Nâng cao hiệu quả tạo nguồn đào tạo cán bộ cho vùng miền núi của các trường phổ thông dân tộc nội trú 2.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Thuận [16] Nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại tỉnh Ninh Thuận Từ năm 2009 đến nay; Với sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy; HĐND, UBND tỉnh và Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố thông qua... vai trò của cán bộ, công chức cấp xã trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nên Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng, được nhân dân đồng tình ủng hộ Tóm lại, bất cứ ở đâu và lúc nào, đội ngũ cán bộ, công chức cũng có vị trí, vai trò hết sức to lớn; với tư cách là một bộ phận quan trọng, chiếm số lượng tương đối lớn thì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vị trí,... giữ chức vụ, hoặc được tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã Để nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp xã đội ngũ CBCC cấp xã không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất tốt, đạo đức tốt mà còn cần phải có tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác để hoàn thành nhiệm vụ Số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã - Số lượng cán . trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Thuận Thành 42 4.1.1 Số lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Thuận Thành 42 4.1.2 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện. cán bộ công chức cấp xã và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. - Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện trong những năm gần đây. - Giải pháp nâng cao chất lượng. trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã ở huyện

Ngày đăng: 01/07/2015, 17:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

    • 1. Mở đầu

    • 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chất lượng cán bộ công chức cấp xã

    • 3. Địa điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

    • 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    • 5. Kết luận và kiến nghị

    • Tài liệu tham khảo

    • Phiếu điều tra

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan