Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau. Gia đình là sản phẩm của xã hội
Trang 1Lời nói đầu
Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau.Gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng với sựphát triển của xã hội Các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạnphát triển nhất định là nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của giađình Do vậy gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là tế bào của xãhội Quan điểm này đã được Ph.Angghen nhấn mạnh như một nguyên
lý của nội dung lý luận Macxit về hôn nhân và gia đình trong tác phẩmnổi tiếng “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhànước.”(1884)
Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnhcủa gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội.Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hônnhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem
là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình
Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhànước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận,hạnh phúc Biểu hiện ở việc, Nhà nước ban hành các quy phạm phápluật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự pháttriển của xã hội
Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêuthương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất Quan
hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là mộttrong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc,đáp ứng những nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình
Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu
tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thểtách rời và không có tính đền bù ngang giá Chính sự ràng buộc này
Trang 2làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chiatài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong phápluật hôn nhân và gia đình
Không phải là quy định mới trong Luật HN&GĐ năm 2000nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18), quyđịnh này đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sựphát triển của xã hội Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực,các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vàocuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng
cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụngcác quy định trên vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc,khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ởcác cấp Tòa án Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “ chia tài sản chungcủa vợ chồng” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảocho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống
Là sinh viên sau 4 năm được học tập tại trường, với mong muốngóp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của việcchia tài sản chung của vợ chồng; em đã mạnh dạn chọn đề tài “Chia tàisản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp củamình
Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trungnghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định phápluật về tài sản chung, chia tài sản chung và hậu quả pháp lý của việcchia tài sản chung của vợ chồng theo Pháp luật hôn nhân và gia đìnhViệt Nam hiện hành Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật, phát hiệnnhững bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện cácquy định của pháp luật trong lĩnh vực này
Trang 3Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trênphép biện chứng của lý luận khoa học Mac – LeNin và tư tưởng Hồ ChíMinh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiêncứu khác như so sánh, phân tích, tổng hợp…
Chương 1: Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và
chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật hôn nhân vàgia đình Việt Nam
Chương 2 : Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng
theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Trang 4Chương 1
Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam
1.1.kháI niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng 1.1.1.Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Nhậnthức rõ điều này Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm, bảo hộhôn nhân và gia đình
Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện vậtchất- cơ sở kinh tế nuôi sống gia đình Do vậy, chế độ tài sản của vợchồng luôn được nhà làm luật quan tâm như là một trong những chế định
cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về hôn nhân và gia đình
Trong quan hệ hôn nhân, quan hệ nhân thân là chủ yếu nhưng quan
hệ tài sản của vợ chồng cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là mộttrong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc,đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần cho gia đình mình
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội mang tính giai cấpsâu sắc Trong quan hệ hôn nhân không chỉ có ý nghĩa riêng tư giữa hai
vợ chồng mà còn tồn tại lợi ích của nhà nước và xã hội Chính vì vậy giaicấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật điều chỉnh cácquan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với lợi ích của giai cấp mình Chế
độ tài sản chung của vợ chồng được hầu hết các quốc gia ghi nhận, songtùy thuộc vào chế độ chính trị – xã hội, phong tục, tập quán của mỗi nước
Trang 5mà quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng cũngkhác nhau.
Pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở nền tảng là pháp luật Xã hội chủnghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Do bảnchất của quan hệ hôn nhân xã hội chủ nghĩa tài sản không có ý nghĩaquyết định trong việc xác lập quan hệ vợ chồng Việc thiết lập và xâydựng quan hệ hôn nhân gia đình đều dựa trên cơ sở tình cảm Tài sản làbiện pháp, phương tiện để ổn định quan hệ gia đình, tạo điều kiện để giađình thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình
Trong pháp luật của Nhà nước ta, cho đến nay vẫn chưa có một kháiniệm về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong một văn bản cụthể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Chế độ tài sản của vợ chồngđược quy định trong pháp luật như là một tất yếu khách quan, nhằm điềuchỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm về chia tài sản của
vợ chồng như sau : “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng”.
1.1.2 Nội dung chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Vậynhà nước sẽ làm gì để “ bảo hộ hôn nhân và gia đình” ? Có rất nhiều biệnpháp mà một biện pháp không thể thiếu được là việc Nhà nước ban hànhcác quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình Tronggia đình Xã hội chủ nghĩa, vợ chồng cùng nhau nhau chăm lo gánh váccông việc gia đình, do đó tài sản của vợ chồng không chỉ để phục vụ chobản thân mà còn cho cả các thành viên khác trong gia đình Luật
Trang 6HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở xem xét mối liên hệ của tài sản và cuộcsống vợ chồng từ thực tiễn đã quy định vợ chồng có tài sản chung.
*Căn cứ xác định tài sản chung:
Tài sản chung của vợ chồng là toàn bộ những quy định của phápluật về việc hình thành khối tài sản chung của vợ chồng và quyền nghĩa
vụ của vợ chồng đối với tài sản ấy.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa nam nữkết hôn với nhau trên cơ sở tình yêu chân chính, bình đẳng và tự nguyện.Khi trở thành vợ chồng tính chất cộng đồng tài sản giữa họ được xác lập Theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000:
“ 1.Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp khác của vợ,chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chunghoặc tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tàisản chung
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được là tài sản chung của vợchồng Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi két hôn, đượcthừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất
2 Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng màpháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhậnquyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng
3 Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợchồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tàisản chung”
Như vậy ngoài việc dự liệu nguồn gốc, căn cứ thành phần các loạitài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thì nhà làm luật còn căn cứ vàonguyên tắc suy đoán để xác định những tài sản thuộc sở hữu của vợchồng đang có tranh chấp, nhưng không đủ cơ sở để xác định tài sảnriêng của vợ chồng thì coi là tài sản chung Đây là quy định mới của LuậtHN&GĐ năm 2000, nó xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thông qua công
Trang 7tác xét xử và nhằm hướng tới việc đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích củacác bên.
Căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung của vợ chồng là sự rađời và tồn tại của quan hệ vợ chồng Luật quy định, những tài sản được
vợ chồng tạo ra “trong thời kỳ hôn nhân” mới đuợc coi là tài sản chungcủa vợ chồng
“Thời kỳ hôn nhân” là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại Thời kỳhôn
nhân bắt đầu từ khi kết hôn và chấm dứt khi một bên chết hoặc ly hôn.Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp vợ chồng lấy nhau không cóđăng ký kết hôn, khi phát sinh mâu thuẫn thì đưa nhau ra toà xin ly hôn
và phân chia tài sản Để giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế còn tồnđọng từ trước, khi xem xét hậu quả của việc chia tài sản chung của vợchồng theo hôn nhân thực tế sẽ theo quy định tại Nghị quyết số 35/2000/
QH 10 của Quốc hội ngày 9/6/2000, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTPcủa TANDTC ngày 23/12/2000
Như vậy căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng, trước hếtphải dựa trên cơ sở “thời kỳ hôn nhân” của vợ chồng Toàn bộ tài sản do
vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân này được coi thuộc khối tài sảnchung của vợ chồng
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sảnxuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trongthời kỳ hôn nhân
Đây là tài sản chủ yếu quan trọng đối với khối tài sản được coi là tàisản chung của vợ chồng, bởi bản chất của cuộc sống chung giữa vợ chồng
là cùng nhau chung vai gánh vác mọi công việc gia đình, tạo ra tài sản đểđáp ứng mọi nhu cầu tinh thần, vật chất của gia đình mình
Do tính chất của cuộc sống chung vợ chồng, tài sản chung của vợchồng không nhất thiết phải là tài sản do cả hai vợ chồng cùng tạo ra
Trang 8trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ cần vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳhôn nhân cũng sẽ là tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản do vợ, chồng tạo ta có thể là tài sản tự tay vợ hoặc chồngtạo ra phục vụ cho nhu cầu của gia đình, thể hiện dưới dạng vật chất cụthể như nhà cửa, xe cộ, vật dụng trong gia đình…Hiểu theo nghĩa rộng tàisản do vợ chồng tạo ra không chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặcchồng tạo ra, mà còn là những tài sản mà vợ hoặc chồng bỏ tiền vàng,công sức để tạo ra Vì lẽ đó, chúng ta phải hiểu tài sản do vợ, chồng tạo ratheo cả hai nghĩa như thế mới thấu suốt được tinh thần điều luật
Trong cuộc sống vợ, chồng có thể tham gia lao động, sản xuất kinhdoanh để tạo ra tài sản, nhưng đó phải là những lao động hợp pháp Thunhập từ lao động là thu nhập cơ bản, chính đáng chủ yếu của người laođộng Trong xã hội ta, lao động vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗicông dân Quyền tự do sản xuất kinh doanh của cá nhân được Nhà nướcghi nhận là một quyền hiến định, Nhà nước luôn khuyến khích và tạođiều kiện cho các cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh Bởi
nó một mặt vừa mang lại tài sản để duy trì ổn định và phát triển của giađình, mặt khác góp phần thúc đẩy sự phát triển cũng như làm giàu cho xãhội
Việc các bên thu nhập nhiều hay ít, cao hay thấp không phải là căn
cứ để luật phân định công sức đóng góp của các bên vợ chồng Như vậy
dù vợ chồng ở nhiều ngành nghề khác nhau, mức thu nhập khác nhau,song mọi thu nhập từ lao động nghề nghiệp, sản xuất kinh doanh theo quyđịnh của Luật HN&GĐ năm 2000 đều là tài sản chung
- Các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Theo hướng dẫn tại điểm a, mục 3 Nghị quyết số 02/2000/HĐTPthì “những thu nhập hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân còn có thể là tiền lương, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số…
mà vợ chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở
Trang 9hữu theo quy định của BLDS năm 2005 tại các Điều 240 (xác lậpquyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy), Điều
239 (xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được
ai là chủ sở hữu), Điều 243 (xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bịthất lạc), Điều 244 ( xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước),Điều 242 ( xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc)
Như vậy, chỉ nhưng tài sản có nguồn gốc hợp pháp do vợ chồngcùng tạo ra hoặc được xác lập quyền sở hữu trong thời kỳ hôn nhân mới
là tài sản chung của vợ chồng
- Tài sản chung của vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặngcho chung là tài sản chung của vợ chồng
Đây là loại tài sản chung của vợ chồng có nguồn gốc đặc biệt là
“tặng cho” Tài sản này thường không nhiều bởi vì khi xây dựng giađình vợ chồng bao giờ cũng mong muốn cùng nhau tạo lập tài sản đểphát triển kinh tế gia đình Tuy vậy nó lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc,thể hiện sự đùm bọc, che chở yêu thương giữa những người thân và bạn
bè
Ngoài ra vợ chồng còn được nhận di sản thừa kế, trừ thừa kếtheo di chúc, vợ chồng có quyền lợi ngang nhau trong việc hưởng phần
di sản bằng nhau khi thừa kế theo pháp luật
Tài sản chung của vợ chồng còn được tạo lập bởi sự thoả thuậncủa vợ chồng, bao gồm tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung
và tài sản do vợ chồng nhập từ tài sản riêng vào thành tài sản chung.Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợchồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của một bên thì vô hiệu Đây làquy định rất mềm dẻo, linh hoạt nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba tham gia vào quan hệ tài sản đối với vợ hoặc chồng
Đối với tài sản không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợchồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó cũng
Trang 10là tài sản chung ở đây nhà làm luật đã áp dụng nguyên tắc suy đoán đểgiải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng Đây chính là điểmmới của Luật HN&GĐ năm 2000.
Điều 5 Nghị định số 70/2000/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chínhphủ quy định các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng kýquyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng như : nhà ở, quyền sử dụngđất….Với quy định này đã thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng trongquá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
Như vậy Lụât HN&GĐ năm 2000 đã quy định các căn cứ xác lậptài sản chung của vợ chồng, dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc cácloại tài sản, đảm bảo cho quyền lợi của vợ chồng đối với tài sản chung.Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các Toà án nhanh chóng giải quyết cáctranh chấp về tài sản của vợ chồng
* Nội dung quyền sở hữu tài sản.
Theo quy định tại Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 : “ Vợ, chồngđều có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tàisản chung Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhucầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”
Như vậy về mặt nguyên tắc vợ, chồng có quyền nghĩa vụ ngangnhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, nó xuất phát
từ quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung Khoản 3 Điều 28Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định : “ Việc xác lập, thực hiện vàchấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, hoặc
là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tưkinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đãđược chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29”
Cụ thể hoá quy định trên Luật HN&GĐ đã có hướng dẫn chi tiết tại Điều
4 Nghị đinh số 70/2000/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ
Trang 11Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000
đã quy định khá cụ thể và đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đốivới tài sản chung
Bên cạnh việc quy định chế độ tài sản chung của vợ chồng, LuậtHN&GĐ năm 2000 còn quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.Quy định này góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ hôn nhân và giađình, tạo cơ sở để xây dựng những gia đình hoà thuận, hạnh phúc
1.2.khái lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật việt nam.
1.2.1.Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng.
Mục đích của kết hôn là nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc,cùng nhau chung sống suốt đời nhưng cuộc sống gia đình không phải lúcnào cũng “êm đềm”.Trong quan hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm thường đượcđưa lên vị trí hàng đầu, không có sự phân biệt rạch ròi nguồn gốc tài sản vàtài sản của ai, nhưng cuộc sống gia đình không tránh khỏi việc phát sinhcác mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong việc quản lý, sử dụng, định đoạttài sản chung Chỉ đến khi mâu thuẫn trong gia đình phát sinh, lúc đó cáctranh chấp về tài sản mới đựơc đặt ra, tuỳ theo mức độ khác nhau mà họ cóthể yêu cầu ly hôn hay xin chia tài sản chung mà không yêu cầu ly hôn Chính vì vậy việc quy định chế định chia tài sản chung của vợ chồngtrở thành một nhu cầu tất yếu đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra Mộtmặt giải toả được những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, giúp cho các
cá nhân tự phát huy được các khả năng của mình trong xã hội Mặt khácgiúp cho các Toà án giải quyết nhanh chóng các vụ việc
Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừaLuật HN&GĐ năm 1986 đã tiếp tục quy định chia tài sản chung của vợchồng Trong nhiều năm qua chế định này đã từng bước đi vào cuộc sốngphát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng, củng cố chế độhôn nhân và gia đình Việt Nam
Trang 12Vậy chia tài sản chung của vợ chồng là gì? Từ những phân tích trên
ta có thể đưa ra khái niệm về chế định chia tài sản chung của vợ chồng nhưsau:
“Chia tài sản chung của vợ chồng là việc vợ chồng tự thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên những điều kiện nhất định, nhằm bảo đảm cho các bên tự chủ trong việc sử dụng, định đoạt, tài sản của mình trong khối tài sản chung”.
1.2.2 Sơ lược các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
1.2.2.1.Cổ luật Phong kiến.
ở thời kỳ này quan hệ gia đình mang nặng tính chất gia trưởng, quyền
uy, phục tùng trong đó người vợ phụ thuộc tuyệt đối vào người chồng Chế
độ sở hữu chung của vợ chồng cũng được xác lập nhưng vẫn còn hạn chế Tiêu biểu ở giai đoạn này là hai bộ luật : Quốc Triều Hình Luật(QTHL) dưới triều Lê và bộ Hoàng Việt Luật Lệ dưới thời nhà Nguyễn Cảhai bộ luật này đều ghi nhận sự tồn tại chế độ sở hữu chung về tài sản của
vợ chồng, đấy chính là “tần tảo điền sản”
Về vấn đề chia tài sản chung cổ luật phong kiến Việt Nam quy địnhhai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng : khi một bên chết trước vàchia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
QTHL quy định khi vợ hoặc chồng chết thì điền sản đều được chiađôi mỗi người một phần Đây là một quy định tiến bộ thể hiện sự bìnhđẳng của người vợ đối với người chồng trong quan hệ tài sản Tuy nhiên
do hạn chế của xã hội bấy giờ nên quyền lợi của người vợ cũng chưa thực
sự được đảm bảo, thể hiện ở chỗ: “nếu người vợ còn sống mà cải giá thìphải trả lại điền sản đã được chia”
Trường hợp vợ chồng ly hôn, việc phân chia tài sản chung được quyđịnh trong QTHL như sau : Nếu ly hôn mà có con thì tài sản chung khôngđược chia; nếu vợ chồng không có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ
Trang 13chồng được chia đôi cho hai người Trường hợp người vợ “phạm gian” mà
ly hôn thì không những không được chia tài sản chung, mà còn không lấylại được tài sản riêng
Như vậy luật Phong kiến do vẫn còn mang nặng tư tưởng lễ giáo, giatrưởng, đề cao coi trọng vị trí, vai trò của người chồng trong gia đình,người đàn ông trong xã hội, nên quyền lợi của người phụ nữ vẫn chưađược bình đẳng và chưa được bảo đảm
- Tại Bắc kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1931
- Tại Trung kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1936
- Tại Nam kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật Giản yếu năm1883
Pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì hai trường hợp chia tài sản chungcủa vợ chồng như cổ luật là chia khi một bên chết trước và chia tài sảnchung khi ly hôn
Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônBDLBK quy định, nếu vợ chồng có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợchồng sẽ không được chia theo nguyên tắc chia đôi mà người vợ chỉ đượcchia một phần trong tài sản chung tuỳ theo kỷ phần mà người vợ đã đónggóp Nếu “phạm gian” mà ly hôn thì phần mà người vợ được chia sẽ bị bớt
đi một nửa Nếu người vợ ly hôn mà không có con thì sẽ được lấy lại kỷphần của mình và một nửa tài sản chung
Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước,
bộ DLBK quy định không chia mà giữ nguyên, chỉ đặt ra vấn đề chia khingười vợ còn sống mà cải giá
Trang 14Trong bộ dân luật Giản yếu 1883 không thừa nhận chế độ cộng đồngtạo sản, toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc sở hữu của người chồng.
Do đó không đặt ra vấn đề chia tài sản
Như vậy chế độ hôn nhân của nước ta ở thời kỳ Pháp thuộc là công
cụ pháp lý của giai cấp thống trị nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của mình.Thời kỳ này quyền lợi của người phụ nữ, người vợ hầu như không đươcpháp luật xem xét, coi trọng
1.2.2.3.Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủcộng hoà ra đời Dù còn bận chống thù trong giặc ngoài, nhưng Đảng vàNhà nước ta vẫn chú trọng tới việc soạn thảo xây dựng hệ thống pháp luậtnhằm củng cố và bảo vệ thành quả của Cách mạng
Năm 1950 Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về hônnhân gia đình là : Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL Sắc lệnh vẫnduy trì các trường hợp chia tài sản chung của luật cũ, tuy nhiên việc quyđịnh về vấn đề chia tài sản còn rất chung chung, Sắc lệnh chưa quy định rõ
về cách thức chia, nguyên tắc chia cũng như hậu quả pháp lý của việc chiatài sản chung
ở thời kỳ này Nhà nước ta chưa ban hành bộ luật Dân sự mới, thayvào đó là việc duy trì áp dụng BDLBK và BDLTK trên cơ sở có chọn lọccác yếu tố tiến bộ, xóa bỏ các quy định hủ tục, lạc hậu Mà theo các bộ dânluật này quy định, chế độ tài sản chung của vợ chồng là chế độ cộng đồngtoàn sản Do đó việc Sắc luật chỉ quy định các trường hợp chia mà chưa dựliệu nguyên tắc chia thì vẫn áp dụng nguyên tắc chia đôi
Năm 1959, lần đầu tiên Luật hôn nhân và gia đình được ra đời, haycòn gọi là Đạo luật số 13 Theo Luật HN&GĐ năm 1959 tài sản chung của
vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, tức mọi tài sản mà vợ chồng có trước
và sau khi kết hôn đều là tài sản chung của vợ chồng, luật không thừa nhận
Trang 15tài sản riêng Luật quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợchồng là:chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và chiakhi ly hôn.
Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước(Điều 16) thì sẽ chia như khi ly hôn Còn khi ly hôn việc chia tài sản sẽ căn
cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, tình hình tài sản, tình trạng
cụ thể của gia đình…
Luật HN&GĐ năm 1959 đã khắc phục được những hạn chế của haisắc lệnh khi quy định rõ nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng Đồngthời khẳng định được bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp
lý của Nhà nước, phục vụ nhân dân lao động, là nền móng để từng bướcxây dựng nghành luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật Xãhội chủ nghĩa của Nhà nước ta
Luật HN&GĐ năm 1986 được Nhà nước ban hành vào những nămđầu của thời kỳ đổi mới
Về quy định chia tài sản chung của vợ chồng so với Luật HN&GĐnăm 1959 có điểm tiến bộ hơn, đó là quy định chia tài sản chung của vợchồng trong ba trường hợp : Chia khi ly hôn, chia khi một bên chết trước
và chia trong thời kỳ hôn nhân.Về nguyên tắc chia tài sản khi một bên chếttrước và chia trong thời kỳ hôn nhân sẽ chia như khi ly hôn, đồng thời ápdụng cả pháp luật về thừa kế theo thông tư số 81/1988 Còn khi ly hôn sẽtheo nguyên tắc chia đôi
Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quyđịnh việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong ba trường hợp trên Như vậy trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và thực
tế lúc bấy giờ mà việc quy định về chia tài sản chung của vợ chồng có khácnhau Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đang ngày một củng cố vàhoàn thiện, góp phần điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày
Trang 16một tốt hơn Đồng thời thúc đẩy xã hội ngày một tiến lên, xây dựng đấtnước ngày càng vững mạnh.
Chương 2
Các trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng theo luật hôn nhân và gia
đình việt nam năm 2000
2.1.Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
2.1.1.Mục đích quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân
Kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm
2000 cũng quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân tại Điều 29 và quy định hậu quả chia tài sản chung của vợ chồngtại Điều 30
Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồntại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt về mặt pháp lý như : ly hôn, một bên vợhoặc chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết Nhưng các nhà làm luậtvẫn đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, là
Trang 17xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội, của các quan hệ hôn nhân và gia đìnhtrong những năm vừa qua
Một số trường hợp vợ chồng dù có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm khôngcòn, nhưng vì lý do nào đó như : sợ ảnh hưởng tới hòa khí trong gia đình,ảnh hưởng tới con cái, hàng xóm chê cười, tới danh dự uy tín của nhau… mà
họ không yêu cầu ly hôn, chỉ yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng.Chính vì vậy, việc chia tài sản chung khi hôn nhân tồn tại trở thành một nhucầu tất yếu, đáp ứng được thực tế đặt ra cho các cá nhân tự phát huy các khảnăng của mình trong xã hội Mặt khác, vừa giảm thiểu một tỷ lệ lớn các cặp
vợ chồng xin ly hôn, hạn chế thấp nhất các tranh chấp phát sinh giữa vợ vàchồng
Ngoài ra, việc quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân cũng thể hiện được tư tưởng lập pháp tiến bộ của nhà nước ta, đó
là quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân trong gia đình và trong các mốiquan hệ ngoài xã hội.Với việc quy định vấn đề chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết cáctranh chấp về tài sản giữa vợ chồng
Sự vận động không ngừng của các quan hệ xã hội đòi hỏi việc banhành pháp luật phải kịp thời, do đó việc đặt ra chế định chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hết sức cần thiết, phù hợp với cuộcsống và tâm lý nguyện vọng của nhân dân
2.1.2.Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 29, khoản 1 Luật HN&GĐ năm 2000 thì : “Khihôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thựchiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thểthỏa thuận chia tài sản chung”
Như vậy, để đảm bảo được mục đích của việc chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau :
- Vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng
Trang 18- Vợ chồng thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng.
- Vợ chồng có lý do chính đáng khác
2.1.2.1 Chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng
Xuất phát từ quy định tại Điều 57 Hiến pháp năm 1992 “công dân cóquyền tự do kinh doanh theo pháp luật” Việc ghi nhận quyền chia tài sảnchung của vợ chồng để đầu tư kinh doanh riêng là sự cụ thể hóa một trongnhững quyền hiến định của công dân
Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đầu tưkinh doanh riêng, xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do của cá nhân, nếumột trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài sảnchung của vợ chồng
Nhà nước ta ngày càng mở cửa thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội chocác chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư kinh doanh Bên cạnh những “cơhội làm giàu” thì nền kinh tế thị truờng cũng đặt ra không ít thử thách, đòihỏi các chủ thể kinh doanh phải luôn nhạy bén, tỉnh táo để nắm bắt tốt “ thời
cơ ” và điều quan trọng là phải chủ động về vốn Cho nên nhiều khi chỉ vímột lý do nào đó mà vợ chồng không thống nhất được với nhau trong việc
sử dụng tài sản chung vào việc đầu tư kinh doanh nên để “lỡ mất cơ hội” Quy định này một mặt tạo điều kiện cho vợ, chồng có tài sản riêng làmvốn đầu tư kinh doanh hoặc “chớp thời cơ” khi tài sản riêng của một bênkhông đủ, mà bên kia lại không đồng ý sử dụng vào công việc kinh doanh,buôn bán đó Mặt khác quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình,bảo đảm cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏinhững ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế rủi ro do hoạt đồng đầu tư kinh doanhgây ra
2.1.2.2 Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng.
Đây là trường hợp vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng như :trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc người chồng
Trang 19đó đã vay nợ sử dụng vào nhu cầu riêng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại dohành vi trái pháp luật gây ra, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng người khác…Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuậnđược về việc lấy tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng cho một bên thì
vợ, chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đểngười vợ, chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợchồng nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng của mình một cách độc lập màkhông làm ảnh hưởng tới quyền lợi của phía bên kia
2.1.2.3 Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng khác.
ở đây hiểu thế nào là “có lý do chính đáng khác”của vợ, chồng để chiatài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại, cho đến nay dù đã có hai văn bảnhướng dẫn là Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 củaHĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐnăm 2000 và Nghị định số 70/2001/NQ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủquy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng vẫn chưa có mộthướng dẫn đề cập vấn đề này
Việc chưa có hướng dẫn cụ thể về “có lý do chính đáng khác” nêntrong thực tiễn áp dụng luật còn gặp nhiều vướng mắc Sự tùy tiện nhiều khimang đậm màu sắc chủ quan của các thẩm phán khi xét xử trong việc côngnhận có hay không có lý do chính đáng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sự thốngnhất trong cách thức giải quyết của Tòa án, Tòa án này thì cho một vụ việc
cụ thể nào đó là có lý do chính đáng nhưng Tòa án khác thì lại cho rằng đókhông phải là lý do chính đáng và không cho chia tài sản chung của vợchồng
Theo em, pháp luật cần phải cụ thể hơn thế nào là có lý do chính đáng,tạo sự đồng bộ trong cách hiểu và áp dụng pháp luật của các cấp xét xử Có thể coi là có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích theo quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án
Trang 20+ Vợ chồng tính tình không hợp nhau nhưng con cái đã lớn hoặc làngười có địa vị trong xã hội, có bằng cấp họ có mâu thuẫn với nhau nhưngkhông muốn ly hôn vì sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín.
+ Một bên vợ chồng có hành vi phá tán tài sản của gia đình như rượuchè, cờ bạc, nghiện hút…thì bên kia có thể yêu cầu chia tài sản chung khihôn nhân tồn tại
+ Do mâu thuẫn giữa con chung và con riêng hoặc mâu thuẫn trongcách quản lý, sử dụng tài sản vì nhu cầu của gia đình
Như vậy với việc quy định cụ thể, rõ ràng về lý do chính đáng sẽ tạođiều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc áp dụng của các Tòa án
Ngoài ra Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định việc chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải lập thành văn bản Trong trườnghợp vợ chồng không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung thì có quyềnyêu cầu Tòa án giải quyết Vấn đề đặt ra là “bản thỏa thuận” về chia tài sảnchung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại, nên chăng cần phải được sự côngnhận của Tòa án hay một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sự “can thiệp”của Tòa án chỉ đặt ra khi vợ chồng không thỏa thuận được việc chia tài sảnchung? Thiết nghĩ cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này,
để tránh tình trạng vợ chồng dựa vào các lý do không chính đáng để chia tàisản chung trong thời kỳ hôn nhân
Để hạn chế các cặp vợ chồng trong thực tế lạm dụng quyền trong việcchia tài sản chung nhằm mưu cầu lợi ích trái pháp luật, xâm phạm tới quyềnlợi của người khác, khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định :
“Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
về tài sản không được pháp luật công nhận” Cụ thể hóa điều này, Điều 11Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ có hướng dẫncác trường hợp được coi là “ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản” nhưsau:
“1.Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khấc theo quy định của pháp luật
Trang 212.Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
3.Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp
4.Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước
5.Nghĩa vụ trả nợ cho người khác
6.Các nghĩa vụ về tài sản khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, nếu phát hiện việc vợ chồng có yêu cầu chia tài sản chung
“nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản” thì phán quyết của Tòa án phải bị hủybỏ
Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tạikhông phải gián tiếp quy định về chế độ ly thân Theo các bộ luật dân sự cũthì ly thân được hiểu là trường hợp vợ chồng sống cách biệt nhau trong mộtthời gian nhất định và tài sản của vợ chồng được thực hiện theo chế độ biệtsản Nghĩa là phần tài sản của mỗi người được chia trong khối tài sảnchung và mọi tài sản mà mỗi bên tạo ra khi sống ly thân là tài sản riêng củamỗi
người Theo Ph.Angghen, ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo và được giảiquyết dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng Nhà làm luật tư sản cho rằng ly thân
là một giải pháp nhằm giải tỏa xung đột trong quan hệ vợ, chồng; mặt khác,thời hạn mà vợ chồng ly thân do Tòa án quyết định sẽ tạo cơ hội để vợchồng suy xét lại, nhằm hàn gắn mâu thuẫn giữa vợ chồng, vợ chồng chungsống đoàn tụ không phải ly hôn [18,tr 120] Hay nói cách khác đi chia tàisản khi
hôn nhân tồn tại chủ yếu xuất phát từ những lý do về mặt tài sản, còn với trường hợp ly thân bao giờ cũng xuất phát từ yếu tố tình cảm
Như vậy Luật HN&GĐ của Nhà nước ta không quy định về vấn đề lythân, điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của hôn nhân được xác lậpdưới chế độ Xã hội chủ nghĩa
Trang 222.1.3.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Về phương diện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân, Luật HN&GĐ năm 2000 cho phép vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sảnchung bằng văn bản hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết
2.1.3.1.Nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng.
Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sảnchung, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vợ chồng có thể tự thỏa thuận chiatài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Đây chính là điểm mới của LuậtHN&GĐ năm 2000 so với Luật HN&GĐ năm 1986
Để tránh việc “thỏa thuận” của vợ chồng nhằm mục đích tẩu tán, trốntránh nghĩa vụ tài sản, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc thỏa thuậncủa vợ chồng phải lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung như : lý do chiatài sản, phần tài sản chia, phần tài sản còn lại không chia (nếu có), thời điểm
có hiệu lực của việc chia tài sản chung và những nội dung khác nếu có Vănbản thỏa thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứngthực theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 6Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ ) Nếu việcthỏa thuận này nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sảnkhông được pháp luật công nhận
Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau
về các vấn đề đang có tranh chấp sẽ là biện pháp hữu hiệu hơn cả, tránhđược những mâu thuẫn bất đồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hônnhân
Vợ chồng có thể thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đãchia là sở hữu riêng của mỗi người hay là tài sản chung hoặc có thể thỏathuận về thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thunhập hợp pháp khác của một bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng
Trang 23của vợ, chồng hay vẫn là tài sản chung ( Điều 8 Nghị định số
70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ )
Như vậy Luật HN&GĐ năm 2000 rất đề cao nguyên tắc tự thỏa thuậnkhi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.Tuy nhiên ở đâyđòi hỏi sự thỏa thuận của vợ chồng phải trung thực, tự nguyện, không đượclừa dối, cưỡng ép, có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của các bên vợchồng
2.1.3.2.Nguyên tắc vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được việc chia tài sản chungthì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.Tuy nhiênLuật lại không quy định rõ nguyên tắc chia như thế nào, dẫn đến thực tế ápdụng ở các Tòa án hiện nay gặp rất nhiều vướng mắc
Luật HN&GĐ năm 1986, tại Điều 18 có quy định việc chia tài sảnchung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại như chia tài sản chung của vợchồng khi ly hôn Nên chăng Luật HN&GĐ năm 2000 cũng nên quy địnhnhư vậy! Vì vậy theo em cần phải có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể vềvấn đề này tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa án khi giải quyết việc chia tài sảnchung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại
2.1.4.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
2.1.4.1.Hậu quả pháp lý về nhân thân.
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứtquan hệ vợ chồng trước pháp luật, giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền vànghĩa vụ của vợ chồng như nghĩa vụ chăm sóc, giúp dỡ lẫn nhau; nghĩa vụchung thủy, có quyền lựa chọn nghề nghiệp chính đáng , quyền lựa chọn nơi
cư trú, quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước…Việc vợchồng ở chung hay ở riêng với nhau sau khi chia tài sản chung là tùy thuộcvào thực tế đời sống cụ thể của vợ chồng, điều này không làm hạn chế cácquyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng theo quy định của pháp
Trang 24luật.Vì vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không có nghĩa làquy định về chế độ ly thân Do quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên trên
cơ sở tính chất cộng đồng của hôn nhân, khối tài sản chung của vợ chồngphát sinh sau khi chia tài sản chung về nguyên tắc vẫn là sở hữu chung hợpnhất, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
2.1.4.2.Hậu quả pháp lý về tài sản.
Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sảncòn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng” Như vậy, nếu vợchồng thỏa thuận chia một phần tài sản chung thì phần đã chia, hoa lợi, lợitức phát sinh từ phần tài sản đã chia đó thuộc sở hữu riêng của vợ chồng;phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng
Vấn đề đặt ra là, trường hợp vợ chồng yêu cầu chia toàn bộ tài sảnchung thì không còn căn cứ phát sinh tài sản chung nữa, như vậy việc chidùng trong gia đình và các nghĩa vụ chung của vợ chồng sẽ được giải quyếtnhư thế nào? Trách nhiệm của các bên trong việc duy trì sự ổn định và pháttriển của gia đình sẽ được giải quyết ra sao? Vô hình chung quy định này cóthể làm ảnh hưởng tới sự ổn định của gia đình, mất đi bản chất, chức năngcủa gia đình xã hội chủ nghĩa! Bởi vậy nhà làm luật cần phải có những quyđịnh chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định của gia đình
Mặt khác Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 củaChính phủ còn quy định : “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinhdoanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sảnchung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuậnkhác” Theo quy định này thì sau khi chia tài sản chung, mọi thu nhập màmỗi bên có được sẽ không thuộc sở hữu chung hợp nhất nữa Điều này cónghĩa là kể từ khi chia tài sản chung của vợ chồng, chế độ sở hữu chung hợpnhất của vợ chồng sẽ chấm dứt
Trang 25Quy định này là mâu thuẫn với khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm
2000 vì xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân, thì tài sản do vợchồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng,không phân biệt mức đóng góp, thu nhập của mỗi bên, không đòi hỏi phải do
cả hai bên cùng trực tiếp tạo ra, do đó cần kịp thời có sửa đổi quy định này.Hơn nữa với quy định này sẽ tao ra “lỗ hổng pháp luật” cho việc “trốntránh” trách nhiệm đóng góp của vợ chồng vào đời sống chung của giađình.Vì vậy theo em, cần phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của vợchồng đối với đời sống chung của gia đình khi chia tài sản chung
Qua phân tích trên cho thấy, quy đinh về hậu quả pháp lý của việc chiatài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là chưa đầy đủ, chưa hợp lý và chínhxác Luật HN&GĐ cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên đối việcduy trì sự ổn định và phát triển của gia đình sau khi chia tài sản chung Vàquy định rõ những tài sản mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung
do được thừa kế chung, tặng cho chung là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp người để lại di sản thừa kế, người tặng cho tài sản đã
có sự phân định rõ quyền của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản đó
Sau khi chia tài sản, vợ chồng có thể khôi phục lại chế độ tài sảnchung, trên cơ sở có văn bản thỏa thuận giữa vợ chồng về việc khôi phục tàisản chung và có người làm chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ,chồng hoặc theo quy định của pháp luật.( Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ-
CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ)
Với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc quy định chia tài sảnchung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất cần thiết, đáp ứng được xuthế phát triển của xã hội và nhu cầu của thực tiễn Tuy nhiên để đảm bảohiệu quả điều chỉnh của pháp luật, giải quyết tốt các tranh chấp có thể xảy rathì pháp luật cần quy định về vấn đề này một cách chặt chẽ, logic và hợp lýhơn
Trang 262.2.chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị tòa
Khoản 1 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : “Vợ chồng cóquyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế ”Haynói cách khác vợ, chồng có thể thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặctheo pháp luật
2.2.1.1.Thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng có disản thừa kế chết đi, nhưng không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúckhông hợp pháp
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự thừa
kế do pháp luật quy định, tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 quyđịnh: vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với cha mẹ đẻ (nuôi) vàcon đẻ (nuôi) của người chết
Điều kiện để vợ, chồng được hưởng di sản thừa kế của nhau theo luật
là giữa họ phải tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức đó là quan hệhôn nhân có đăng ký kết hôn, không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn và
Trang 27tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn Ngoài ra, quan hệ “hôn nhân thực tế”cũng được coi là có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các quy định của pháp luật Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khóa
X về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại mục 3 điểm a, b
có hướng dẫn về “ hôn nhân thực tế ”như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng
01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, màchưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trườnghợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về lyhôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theoquy định của Luật này thì có nghiã vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hainăm, kể từ này Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003;trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hônthì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2000 để giải quyết
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thìpháp luật không công nhận họ là vợ chồng;”
Như vậy trên đây là các trường hợp đã được pháp luật cộng nhận làquan hệ “hôn nhân thực tế ”, do đó đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2003
mà họ vẫn chưa đăng ký kết hôn nhưng có một bên vợ hoặc chồng chết thìbên còn sống vẫn có quyền thừa kế tài sản của bên đã chết
Trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc hồi năm 1954,
đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ hoặc lấy chồng ở miền Bắc thìtheo hưóng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 tạimục 2 điểm d3, thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60 TATC ngày 22/2/1978 củaTANDTC Theo tinh thần của thông tư, thì đây là trường hợp ngoại lệ, làhậu quả của chiến tranh, vì vậy cuộc hôn nhân sau của cán bộ miền Nam tập
Trang 28kết ra Bắc vẫn là cuộc hôn nhân hợp pháp Trừ khi có căn cứ cho rằng người
vợ hoặc người chồng tập kết đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam nhưng lại nóidối là chưa có nay người vợ hoặc chồng sau cho rằng mình bị lừa dối nênxin hủy việc kết hôn của họ, thì Tòa án xử hủy việc kết hôn Bởi vậy nếumột bên vợ hoặc chồng chết thì người vợ hoặc chồng sau vẫn có quyền thừa
kế tài sản của người đã chết
Ngoài ra, Điều 680 BLDS năm 2005 còn quy định việc thừa kế trongtrường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc đã kết hônvới người khác như sau:
“1.Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còntồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế disản” Mặc dù có chia tài sản chung nhưng về bản chất mối quan hệ hôn nhânvẫn còn tồn tại cho nên quyền thừa kế của các bên là đương nhiên
“2 Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đãđược Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực phápluật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.” Quan
hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa
có hiệu lực pháp luật Hay nói cách khác quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tạinên một bên vợ hoặc chồng vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế khi một bênchết trước
“3 Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đóchết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.” Đây
là trường hợp mà tại thời điểm một bên vợ hoặc chồng chết, thì quan hệ hônnhân giữa họ với người còn sống vẫn còn tồn tại do đó để bảo vệ quyền thừa
kế của người còn sống nên ngay cả khi họ đã kết hôn với người khác thìpháp luật vẫn cho họ được thừa kế di sản của người đã chết Mặt khác xóa
bỏ triệt để ảnh hưởng của pháp luật phong kiến về quan hệ bất bình đẳnggiữa vợ chồng trong quan hệ thừa kế
2.2.1.2.Thừa kế theo di chúc.
Trang 29Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có di sản thừa kế trước khi chết có
để lại di chúc (di chúc hợp lệ), quy định rõ những chủ thể nào được hưởng disản, “kỷ phần” bao nhiêu, thời điểm chia lúc nào… thì phải chia theo dichúc Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống đủ điều kiện đượchưởng di sản thừa kế, nhưng vì một lý do nào đó mà bị người lập di chúctruất quyền thừa kế, tại Điều 669 BLDS năm 2005 quy định : trường hợpbên vợ hoặc chồng còn sống không được người lập di chúc cho hưởng tàisản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một ngườithừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng một kỷ phần bằng hai phần bacủa một suất chia theo luật, trừ trường hợp họ từ chối
Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của bên vợ hoặc chồng còn sống, giúp
họ ổn định và duy trì cuộc sống bình thường, Luật HN&GĐ năm 2000 tạikhoản 3 Điều 31 còn quy định việc hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa
kế : “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnhhưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và giađình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mànhững người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thờihạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kếthôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa áncho chia di sản thừa kế ”
Vậy thế nào là “ảnh hưỏng nghiêm trọng đến đời sống”? và thế nào là
“thời hạn nhất định”? Theo hướng dẫn tại mục 4 Nghị quyết số HĐTP và Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chínhphủ thì : thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định tại khoản 3Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 là không quá ba năm Việc chia di sản ảnhhưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trườnghợp nếu chia di sản thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sốngbình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thunhập hoặc vì lý do chính đáng khác Trong thời gian Tòa án chưa cho chia di
Trang 3002/2000/NQ-sản, bên còn sống chỉ có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tứcphát sinh từ di sản và phải giữ gìn, bảo quản di sản, không được thực hiệncác giao dịch liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ýcủa những người thừa kế khác.
Đây là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, nó xuất phát từđời sống thực tiễn của xã hội và nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên vợ,chồng và gia đình
Như vậy trên đây là những điều kiện để chia tài sản chung của vợchồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
2.2.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc
bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Luật HN&GĐ năm 2000 không dự liệu nguyên tắc chia tài sản chungcủa vợ chồng khi một bên chết trước, dẫn tới những cách hiểu không thốngnhất khi áp dụng luật trong từng trường hợp cụ thể này
Trước đây theo quy định tại Điều 17 Luật HN&GĐ năm 1986 thì khimột bên vợ , chồng chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng “ thìchia đôi”, phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật
về thừa kế Theo em đây là một quy định hợp lý, bởi quan hệ tài sản của vợchồng là quan hệ sở hữu chung hợp nhất ; mọi tài sản do vợ chồng lao động ,sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng tạo ratrong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung ,tặng cho chung đều là tài sản chung của vợ chồng Vợ chồng có quyền sởhữu ngang nhau đối với khối tài sản chung mà không phụ thuộc vào côngsức đóng góp của mỗi bên vào việc xây dựng và phát triển vào khối tài sảnchung nhiều hay ít
Cho nên Luật HN&GĐ năm 2000 cần phải bổ sung vào quy định tạiĐiều 31 về nguyên tắc chia tài sản chung, tạo cơ sở pháp lý khi giải quyếtviệc phân chia tài sản , tránh việc tùy tiện khi áp dụng của các Tòa án
Trang 31Tuy nhiên thực tế cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, không thể “ ngồi chờ”
sự hướng dẫn, chỉ đạo từ trên thì mới giải quyết yêu cầu Bởi vậy trên thực
tế, trong các trường hợp cần phải chia tài sản chung của vợ chồng thì nguyêntắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng luôn được Tòa án áp dụng trướctiên Thông thường vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chếttrước chỉ được đặt ra nếu người để lại di chúc yêu cầu chia di sản thừa kếhoặc những người thừa kế có yêu cầu chia di sản thừa kế Trong trường hợpnày là chia “bình quân”, áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng trong thực tiễn,không phải căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo dựngtài sản chung
Như vậy, dựa trên bản chất của quan hệ hôn nhân và tính chất sở hữuchung hợp nhất về tài sản của vợ chồng, việc phân chia tài sản chung của vợchồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theonguyên tắc chia đôi là hoàn toàn phù hợp về mặt lý luận cũng như thực tiễncuộc sống
2.2.3.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
2.2.3.1.Quan hệ nhân thân.
Nếu việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhânkhông làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, thì việc chia tàisản chung của vợ chồng do một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đãchết sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng Người
vợ hoặc ngưòi chồng còn lại có thể “ở vậy” nuôi con hoặc “đi tiếp bướcnữa” Xuất phát từ bản chất của pháp luật hôn nhân Xã hội chủ nghĩa làhướng tới con người, pháp luật hoàn toàn không can thiệp vào “quyết định”của họ Bên vợ hoặc chồng còn sống không phải thực hiện nghĩa vụ chungthủy mà có quyền kết hôn với người khác theo nguyên tắc tự do hôn nhânphù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn mà
Trang 32không bị ràng buộc bởi thời kỳ “cư tang” hay các quan niệm, hủ tục phongkiến lạc hậu khác.
2.2.3.2.Quan hệ tài sản.
Sau khi bản án hoặc quyết định của Tòa án, về phân chia tài sản chungcủa vợ chồng khi một bên chết trước, có hiệu lực pháp luật thì quan hệ tàisản giữa vợ chồng cũng hoàn toàn chấm dứt
Một vấn đề đặt ra là, trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị Tòa ántuyên bố là đã chết nay quay trở về Vấn đề sẽ chẳng có gì nếu người vợhoặc người chồng “còn sống” chưa kết hôn với người khác, trường hợp họ
đã kết hôn với người khác thì quan hệ nhân nhân và quan hệ tài sản giữa họvới người bị tuyên bố là đã chết sẽ giải quyết như thế nào? Quan hệ hônnhân sau có được pháp luật thừa nhận không? Vấn đề tài sản của người bịtuyên bố là đã chết sẽ giải quyết ra sao?
Theo quy định tại Điều 83 BLDS năm 2005 thì người bị Tòa án tuyên
bố là đã chết hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa
án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đố là đã chết Trườnghợp vợ hoặc chồng của ngưòi bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với ngườikhác thì quan hệ hôn nhân sau vẫn được thừa nhận, còn quan hệ hôn nhântrước sẽ không được phục hồi Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống cóquyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tàisản hiện còn
Việc Tòa án tuyên bố một người đã chết, thì cái chết “pháp lý” nàycũng có giá trị ngang bằng với cái chết sinh học thông thường Cho nên khibản án hoặc quyết định này của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hônnhân giữa bên còn sống với bên đã chết hoàn toàn chấm dứt Điều này cũngđồng nghĩa với việc quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu chung hợp nhất vềtài sản cũng chấm dứt Tuy nhiên Điều 83 BLDS năm 2005 và Điều 26 LuậtHN&GĐ năm 2000 lại quy định: “khi toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bốmột người là đã chết theo quy định tại Điều 83 của BLDS năm 2005 mà vợ