Có thể phân loại các công trình nghiên cứu này thành ba nhóm lớn như sau: Nhóm các luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nhóm này có: - Chế độ tài sản của vợ chồng
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380103
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Bùi Minh Hồng
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LÒI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thấy cô trường Đại học Luật
Hà Nội, đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS Bùi Minh Hồng là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng khoa học đã đóng góp những góp ý, những lời khuyên quý giá cho bản luận văn này
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn
và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Sơn La, tháng 8 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Tiến Bình
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát tình hình thực tiễn tại địa phương dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Bùi Minh Hồng Các thông tin, số liệu, các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng Kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
HỌC VIÊN
Bùi Tiến Bình
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG VÀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 7
1.1 TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng trong ……… ……12
1.2 CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 22
1.2.1 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 23
1.22 Hậu quả về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 29
KẾT LUẬN CHƯỎNG 1 30
Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA 31
2.1.KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 31
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân số 31
2.1.2 Điều kiện kinh tế - Văn hóa - Xã hội 32
2.2 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND TP SƠN LA 33
2.3 MỘT SỐ VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH 35
2.3.1 Vụ án ly hôn của chị Đinh Thị Ngân và anh Đỗ Hữu Hiền 35
2.3.2 Vụ án ly hôn của anh Vũ Ngọc Anh và chị Nguyễn Thị Thanh Ngà 41
2.3.3 Vụ án ly hôn của chị Khương Thị Thu Hà và anh Võ Tuấn Dũng 47
2.4 NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC KHI GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 54
2.5 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 57
2.6 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65
KẾT LUẬN 66
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bên cạnh việc điều chỉnh quan hệ nhân thân, pháp luật cũng dành nhiều quy định điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa gia đình và các chủ thể khác trong xã hội, giữa các thành viên trong gia đình và đặc biệt là giữa vợ chồng Những quy định pháp luật về tài sản của vợ chồng cũng thường xuyên được
rà soát, sửa đổi, bổ sung để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh Tuy nhiên thực tiễn phát triển nhanh, đa dạng của đời sống kinh tế - xã hội đã và đang làm bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý của pháp luật hiện hành Trong đó, chia tài sản chung của vợ chồng nổi lên như là vấn đề bức thiết bởi những năm gần đây, các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn gia tăng nhanh chóng Hơn nữa, những tranh chấp này thường là những tranh chấp phức tạp và kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
và sự ổn định của xã hội Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên một phần do tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ tài sản của vợ chồng Mặt khác, tình trạng gia tăng các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng cũng cho thấy những bất cập, điểm khuyết của pháp luật về chia tài sản chung của
vợ chồng Các quy định này đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc gây khó khăn thậm chí lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật của các đương sự cũng như của Tòa án khi giải quyết các vấn đề liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng Thực trạng trên cho thấy, có một công trình nghiên cứu sâu về chế định chia tài sản chung của vợ chồng nhằm nhận dạng những khuyết thiếu của pháp luật dưới góc độ thực tiễn áp dụng là hết sức cần thiết
Đây chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài "Thực tiễn giải quyết các vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên địa bàn thành phố Sơn La" làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình
Trang 82 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết ở cấp độ khác nhau đề cập đến vấn đề chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn Có thể phân loại các công trình nghiên cứu này thành ba nhóm lớn như sau: Nhóm các luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nhóm này có:
- Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam, Nguyễn
Văn Cừ, luận án tiến sĩ Luật học, 2005;
- Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện, Nguyễn Thị Hạnh, Luận văn thạc sĩ, năm 2014;
- Xác định chế độ tài sản của vợ chồng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Nguyễn Hồng Hải, luận văn thạc sĩ, năm 2002;
- Một số vấn đề về tài sản vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Trần Đức Hoài, luận văn thạc sĩ, năm 2006
- Sở hữu chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Thùy Linh, Luận văn thạc sĩ,
- Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về Luật HN&GĐ năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002
- Phùng Trung Tập, Luận bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, NXB chính trị - hành chính, năm 2011.
Trang 9- Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2008…
Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí, có thể kể đến một số bài như:
- Nguyễn Hồng Nam, Chia nhà đất khi vợ chồng ly hôn, Tạp chí TAND
về việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng mà chưa soi chiếu sự phản ánh của toàn bộ các quy định pháp luật đó vào thực tiễn cuộc sống Một số tác giả, trong các công trình nghiên cứu kể trên, cũng đã có dẫn chiếu, liên hệ thực tiễn áp dụng một số quy định pháp luật, tuy nhiên, sự liên hệ, phân tích đó chỉ có tính chất minh họa cho một số trường hợp cụ thể mà chưa có sự soi chiếu một cách tổng thể, toàn diện tất cả các khía cạnh của chế định chia tài sản chung của vợ chồng vào thực tiễn Như vậy, mặc dù đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến vấn
đề chia tài sản chung của vợ chồng nhưng những công trình này chủ yếu nghiên cứu, phân tích chế độ tài sản của vợ chồng dưới góc độ lý luận,
mà chưa chuyên sâu, tập trung vào thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng, nhất là việc áp dụng tại một địa phương (trừ đề tài luận
Trang 10văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Việt Anh như đã nêu ra ở trên) Do vậy, việc thực
hiện đề tài "Thực tiễn giải quyết các vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên địa bàn thành phố Sơn La" là hoàn toàn mới,
không có sự trùng lặp với các công trình đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như nội dung, ý nghĩa các quy định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Đồng thời, thông qua quá trình làm việc, tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi
ly hôn trên địa bàn thành phố Sơn La, phát hiện những bất cập và đưa ra kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đối với luận văn là:
- Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn;
- Phân tích những quy định pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn;
- Làm rõ thực trạng cũng như các vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên địa bàn thành phố Sơn La;
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết các vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên địa bàn
Trang 11thành phố Sơn La
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật về tài sản của vợ chồng, trong đó nghiên cứu cụ thể các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 và một số văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật
Đề tài này không nghiên cứu vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi
ly hôn có yếu tố nước ngoài, mà chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đối với quan hệ hôn nhân trong nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn giải quyết các vụ việc chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn trên địa bàn thành phố Sơn La
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp lịch sử: Sử dụng khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 ban hành
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích về trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn; khái quát được những nội dung cơ bản của từng vấn đề trong luận văn
- Phương pháp so sánh được thực hiện khi đối chiếu các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 so với các quy định của pháp luật trước đây
- Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn công tác giải quyết án HN&GĐ tại Tòa án nhân dân thành phố Sơn La, từ các số liệu cụ thể giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng;
Trang 12qua đó chỉ ra những điểm chưa phù hợp của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại một địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần xây dựng các giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật về sở hữu chung của vợ chồng và việc chia tài sản chung của vợ chồng, xây dựng cơ chế thực thi pháp luật về vấn đề này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết các tranh chấp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập luật học tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta; đặc biệt, đối với chuyên ngành luật HN&GĐ và pháp luật Dân sự
Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt là cho các cặp vợ chồng tìm hiểu các quy định về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; biết được cơ sở pháp lý tạo lập các loại tài sản chung của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ, chồng đối với tài sản chung này; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng Từ đó, góp phần thực hiện pháp luật, xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về tài sản chung vợ chồng và chia
tài sản chung vợ chồng khi ly hôn
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên địa bàn thành phố Sơn La
Trang 131.1.1.1 Khái niệm tài sản
Tài sản của vợ chồng cũng là một loại tài sản theo pháp luật dân sự,
vì vậy, nghiên cứu vấn đề tài sản của vợ chồng phải đặt trong bối cảnh của chế định tài sản nói chung Tài sản là đối tượng của quyền sở hữu, là khách thể của phần lớn các quan hệ pháp luật dân sự, được quy định chung trongBLDS
Điều 105, BLDS năm 2015 quy định: "Tài sản là vật, quyền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản"; "tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai" Theo cách liệt kê trên, các đối tượng là tài sản được xác định như
sau:
Vật: Được coi là tài sản phải là một bộ phận của thế giới vật chất và nằm trong sự kiểm soát của con người; hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: Những vật đang thực tế tồn tại và những vật đang trong quá trình hình thành hoặc những vật tuy chưa bắt đầu hình thành nhưng chắc chắn sẽ có trong tương lai
- vật hình thành trong tương lai Hiểu theo nghĩa rộng như vậy sẽ giúp chúng
ta có một cái nhìn đa dạng về các loại tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
mở rộng quyền lựa chọn tài sản của các chủ thể trong các giao dịch dân sự
Mặt khác, cách quy định này đã thể hiện được tinh thần của nguyên tắc "tự
do, tự nguyện cam kết" của luật dân sự
Tiền: Theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng
làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác Tiền do Nhà nước độc quyền
Trang 14phát hành, việc phát hành tiền được coi là một trong những biểu hiện của chủ quyền quốc gia Vì thế, việc phát hành, đưa tiền vào hay rút tiền khỏi lưu thông đều được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ
Tiền thực hiện 3 chức năng chính là: Công cụ thanh toán đa năng, công
cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản khác
Một số vấn đề còn nhiều tranh cãi đó là sự phân biệt giữa nội tệ và ngoại
tệ Dưới góc độ kinh tế thì nội tệ hay ngoại tệ cũng đều là tiền Tuy nhiên, do yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ, việc sử dụng ngoại tệ trong giao dịch dân
sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2013 đã quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối, cụ thể: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Giấy tờ có giá: BLDS 2015 không đưa ra định nghĩa cụ thể về "giấy tờ
có giá" Để hiểu rõ hơn khái niệm này, cần căn cứ theo quy định của luật chuyên ngành Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm
2010 đã định nghĩa: "Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác"
Dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, thì "giấy tờ có giá" bao gồm: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc và các công cụ chuyển nhượng khác (Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005); trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu (điểm c khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005); tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ (khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý nợ công năm 2009); các loại chứng khoán (khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2013); trái
Trang 15phiếu doanh nghiệp (Điều 2 Nghị định số 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp)
Có thể thấy, xuất phát từ định nghĩa về "giấy tờ có giá" tại khoản 8 Điều
6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, cũng như từ thực tiễn đời sống pháp lý, thực chất, "giấy tờ có giá" luôn được tiếp cận dưới ý nghĩa là một quyền tài sản, giá trị tài sản không nằm trực tiếp trên các loại giấy tờ này,
mà chúng chỉ đơn thuần là những "bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ", các
chủ thể không thể khai thác trực tiếp công năng của các loại giấy tờ này mà thực tế họ chỉ khai thác quyền tài sản được ghi nhận trong các "giấy tờ có giá"
đó
Quyền tài sản: Theo định nghĩa tại Điều 115 BLDS 2015, quyền tài sản
là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm: quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác Hiện nay, pháp luật nước ta công nhận một số quyền tài sản như: QSDĐ, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản
bị xâm hại, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ…
1.1.1.2 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng
Theo khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 "tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong TKHN,…" Theo khoản 13 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 "TKHN là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” Thông thường, TKHN bắt đầu từ khi kết hôn, tức là ngày Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của vợ hoặc chồng vào sổ đăng ký kết hôn
và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai vợ chồng và chấm dứt khi một bên
vợ, chồng chết; vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc vợ chồng ly hôn (từ khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật) Đối với trường
Trang 16hợp nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng
ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng được tính từ ngày hai bên bắt đầu thực hiện quan hệ chung sống vợ chồng1
Như vậy, những tài sản mà vợ, chồng có được trong TKHN đều được coi là tài sản chung của vợ chồng (trừ những tài sản
mà pháp luật quy định là tài sản riêng của vợ, chồng); vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không phụ thuộc vào khả năng trực tiếp tạo gia tài sản hay công sức đóng góp của mỗi bên
Về nguồn gốc của tài sản: "Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong TKHN…tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung"
Tài sản chung của vợ chồng có thể do công sức của cả hai vợ chồng tạo
ra hoặc chỉ do vợ (chồng) tạo ra trong TKHN, bằng cách trực tiếp (lao động sản xuất, tiền lương…) hoặc gián tiếp thông qua các giao dịch dân sự (buôn bán, đầu tư tìm kiếm lợi nhuận…) Hoa lợi, lợi tức từ cả tài sản chung và tài sản riêng có được trong TKHN
Theo điểm b khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 "lao động của
vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập", vì thế trong
cuộc sống gia đình, vì sức khỏe, vì hoàn cảnh và khả năng lao động mà tài sản chỉ do một người tạo ra thì vẫn coi như vợ chồng cùng đóng góp công sức vào việc tạo lập khối tài sản chung Trong lao động của người chồng đã bao hàm
cả lao động của người vợ và ngược lại, bởi vì nếu như không có vợ hoặc chồng chăm lo cho gia đình, bảo quản tài sản, chăm sóc con cái tạo điều kiện cho người kia lao động tạo thu nhập thì khó có thể tạo ra được khối tài sản
1 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình; Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình
Trang 17chung một cách trọn vẹn Đó chính là đặc trưng mang tính cộng đồng của cuộc sống vợ chồng
Những tài sản mà "vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung" (khoản 1 Điều
33 Luật HN&GĐ năm 2014 ): Điều này có thể hiểu, có những tài sản của sở hữu riêng của vợ hoặc chồng, cho vợ (chồng) có được trước khi kết hôn, được thừa kế, được tặng cho riêng về nguyên tắc là tài sản riêng Tuy nhiên, những tài sản đó sẽ là tài sản chung, nếu như trong TKHN vợ chồng có thỏa thuận coi là tài sản chung của vợ chồng Quyết định này hoàn toàn hợp lý và có cơ
sở, bởi vì, trong cuộc sống gia đình, nhiều tài sản riêng của vợ chồng được đưa vào sử dụng chung, phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung thì đó là tài sản chung của vợ chồng nếu cả hai bên vợ chồng đều có thỏa thuận và đồng ý nhập vào khối tài sản chung, thì đó là tài sản chung của vợ chồng
Nếu vợ chồng xảy ra tranh chấp, để xác định tài sản chung, riêng nhưng mỗi bên đều không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng của mình thì coi đó là tài sản chung của vợ chồng (khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014) Quy định này mang tính nguyên tắc suy đoán, được áp dụng trong trường hợp chia tài sản chung khi ly hôn hoặc trường hợp khác khi có tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng
"QSDĐ mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ, chồng QSDĐ mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi thỏa thuận" (khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ
năm 2014) QSDĐ là tài sản đặc biệt và có giá trị lớn Trên thực tế, người chồng thường nắm giữ tài sản trong gia đình và thường đứng tên trong các giấy chứng nhận QSDĐ Vì vậy, việc quy định QSDĐ có được sau khi kết hôn cũng là tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa bảo đảm sự bình đẳng của
vợ chồng (khoản 2 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014)
Quy định này hoàn toàn phù hợp với nội dung của BLDS về quyền sở hữu Theo quy định tại Điều 207, 210 BLDS năm 2015, "sở hữu chung là sở
Trang 18hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản, bao gồm sở hữu chung theo phần và
sở hữu chung hợp nhất Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung" Chế độ sở hữu chung hợp nhất của của vợ chồng hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam Khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác Đây là quy định khẳng định sự bình đẳng vợ chồng trong quan hệ
về tài sản, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ quyền sở hữu của vợ, chồng Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ thì tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký phải ghi tên cả vợ chồng, bao gồm: QSDĐ, những tài sản khác mà pháp và pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu Thực hiện quy định này, hiện nay các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy đăng ký ô tô, xe máy2
đã tiến hành ghi tên vợ chồng, những người đã được cấp giấy chứng nhận có thể yêu
cầu cấp lại giấy tờ ghi tên cả vợ và chồng
1.1.2 Căn cứ xác định tài sản chung vợ chồng
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới thừa nhận quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản hay còn được gọi là khế ước hôn nhân hoặc hôn ước "Hôn ước là chứng thư thể hiện sự thỏa thuận của người kết hôn hay của vợ chồng về chế độ tài sản của họ trong hôn nhân" 3
Trang 19thành phần, nguồn gốc của khối tài sản chung của vợ chồng thường phụ thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng được thể hiện trong hôn ước Điển hình cho cách quy định này là BLDS Pháp, BLDS Nhật Bản…
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chế độ tài sản của vợ chồng
là chế độ tài sản có thể là chế độ theo thỏa thuận Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu từ trước về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp
và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay nợ riêng của vợ, chồng Theo chế độ tài sản này, vợ chồng phải tuân theo quy định pháp luật về các vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng như nguồn gốc tài sản, nguyên tắc sử dụng, định đoạt tài sản…Quan điểm lập pháp này được duy trì và thể hiện thống nhất trong Luật HN&GĐ của Nhà nước ta qua các thời kỳ
Luật HN&GĐ năm 1959 đã có những quy định về quyền bình đẳng của
vợ chồng về tài sản chung theo hướng: "vợ và chồng có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới" Với quy định trên, mọi tài sản của vợ, chồng đều là tài sản
chung của vợ chồng không phân biệt tài sản do ai tạo ra, có trước hay trong TKHN Do đó, khái niệm tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng không tồn tại trong các quy định của Luật HN&GĐ năm 1959
Luật HN&GĐ năm 1986 đã sửa đổi quy định trên của Luật HN&GĐ năm 1959 theo hướng vợ chồng có tài sản chung và mỗi bên có quyền có tài sản riêng; nội dung này tiếp tục được kế thừa và phát triển trong Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014
Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về tài sản chung của
vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo
Trang 20ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong TKHN, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung QSDĐ mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”
Từ quy định nói trên có thể thấy việc hình thành tài sản chung rất đa dạng, gồm những loại tài sản sau:
1.1.2.1 Thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong TKHN
Theo từ điển tiếng Việt thì “thu nhập” được hiểu là “nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó”4
Thu nhập hợp pháp được hiểu là thu nhập được tạo ra từ những hoạt động hợp pháp của vợ, chồng và được Nhà nước kiểm soát, bảo vệ Đối với những thu nhập không chứng minh được
là bất hợp pháp thì cũng được coi là thu nhập hợp pháp
Việc xác định thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân, theo nguyên tắc chung phải dựa trên Giấy chứng nhận kết hôn Vì sau khi kết hôn, vợ chồng cùng chung sống với nhau, cùng tạo dựng tài sản nhằm đảm bảo cuộc sống gia đình, vì lợi ích gia đình Quan hệ hôn nhân dưới chế độ XHCN được xác lập dựa trên cơ sở tình cảm yêu thương, gắn bó chung sống với nhau suốt đời giữa vợ và chồng TKHN là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng trước pháp luật Những tài sản (bao gồm cả động sản và bất động sản) do vợ, chồng tạo ra trong TKHN (trừ tài sản riêng của vợ, chồng) đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng
Thứ nhất, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong TKHN
4
Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2003
Trang 21Thu nhập của vợ chồng thuộc khối tài sản chung là những lợi ích vật chất mà vợ, chồng có được do tham gia lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh Thông thường những tài sản đó có thể là do vợ và chồng cùng trực tiếp lao động, hoặc do một trong hai bên trực tiếp lao động để làm ra sản phẩm; sản phẩm này để dùng trong gia đình hoặc đem bán để có sự tích lũy; tài sản chung cũng có thể hình thành qua việc vợ, chồng được trả công lao động hoặc
vợ, chồng tổ chức sản xuất, kinh doanh mà có thu nhập, v.v…
Có thể thấy rằng thông qua sức lao động của vợ, chồng được thể hiện dưới các hình thức khác nhau để tạo nguồn thu nhập, tạo ra tài sản trong gia đình, dù các tài sản đó được hình thành dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng nếu
đó là kết quả của lao động chân chính, đều được công nhận là tài sản chung của vợ chồng hoặc được hiểu là vợ chồng dựa theo công việc, chuyên môn của mình đã trực tiếp tạo ra tài sản đó bằng chính sức lao động của mình như xây dựng nhà ở, mua sắm đồ nội thất trong gia đình…hay thuê người khác tạo
ra những tài sản đó thông qua các hợp đồng cụ thể Vợ hoặc chồng cũng có thể tạo ra tài sản bằng cách sử dụng tiền bạc thông qua các hợp đồng để mua sắm tài sản như ti vi, tủ lạnh, xe máy, xe ô tô…hay chuyển quyền sở hữu tài sản từ người khác sang quyền sở hữu của mình hoặc để đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận Như vậy những tài sản tạo ra trong TKHN thuộc khối tài sản chung của vợ chồng
Thu nhập hợp pháp của vợ chồng do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh được coi là loại tài sản chủ yếu thuộc tài sản chung của vợ chồng Thu nhập của vợ chồng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng là những giá trị vật chất mà vợ, chồng có được do tham gia lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh Cụ thể theo tính chất nghề nghiệp, chuyên môn, công việc mà vợ chồng thực hiện, vợ chồng được hưởng thành quả lao động hoặc các lợi nhuận
do kinh doanh mang lại, hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản của vợ chồng do kinh doanh mang lại Thu nhập của vợ chồng gồm nhiều loại nhưng
Trang 22thu nhập do lao động là loại thu nhập ổn định, cơ bản nhất Theo điểm b
khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 “lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như là lao động có thu nhập”, vì thế trong cuộc sống gia đình
vì sức khoẻ, hoặc vì hoàn cảnh và khả năng lao động mà tài sản chỉ do một người tạo ra thì vẫn coi như vợ, chồng cùng đóng góp công sức vào việc tạo lập khối tài sản chung Dù vợ, chồng làm việc ở những ngành, nghề khác nhau với mức thu nhập khác nhau song mọi thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng đều là tài sản chung của vợ chồng Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước
ta hiện nay và cũng hoàn toàn phù hợp với quy định về quyền nhân thân của
vợ chồng là tự do lựa chọn việc làm Chính công việc cũng như công sức lao động của mỗi người đều góp phần vào khối tài sản chung của gia đình
Theo tính chất nghề nghiệp chuyên môn, công việc mà vợ chồng thực hiện, được hưởng thành quả lao động hoặc các lợi nhuận do kinh doanh mang lại, cũng như các hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản của vợ chồng trong quá trình lao động sản xuất, kinh doanh Trong đời sống xã hội hiện nay, thu nhập chủ yếu của các cặp vợ chồng là tiền lương, tiền công lao động, làm kinh tế gia đình (trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp…) hoặc lợi nhuận thông qua kinh doanh, sản xuất
Ngoài ra, khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định tài sản chung của vợ chồng cũng bao gồm các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Cụ thể hóa quy định này, tại Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ (Nghị định 126/2014/NĐ-CP) xác
định rõ: Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong TKHN gồm:
“1 Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này;
Trang 232 Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
3 Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”
Ta có thể thấy, tài sản chung của vợ chồng được tạo dựng không phụ thuộc công đóng góp ít hay nhiều khác nhau của vợ và chồng Trong thực tế,
do điều kiên sức khỏe, nghề nhiệp…đã dẫn tới thu nhập của mỗi người cao thấp khác nhau, nhưng không vì thế mà quyền và nghĩa vụ của họ đối với
khối tài sản chung khác nhau Tại Điều 213 BLDS năm 2015 đã dự liệu: “Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Tài sản chung vủa vợ chồng có thể chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Toà án.”
Thứ hai, tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm QSDĐ mà vợ chồng
có được sau khi kết hôn (khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014)
Theo Điều 53 Hiến pháp năm 2013 và quy định trong BLDS năm 2005
về hình thức sở hữu thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất
và quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm đúng mục đích và có hiệu quả BLDS và pháp luật đất đai có quy định QSDĐ là một loại tài sản có tính chất đặc thù Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng lâu dài (Điều 53, 54 Hiến pháp năm 2013) Cá nhân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để lại QSDĐ QSDĐ mà vợ chồng có được sau khi kết hôn thuộc khối tài sản chung của vợ chồng Trong thực tế khi xảy ra vấn đề chia tài sản là QSDĐ khi ly hôn thì luật phải dự liệu để xác định rõ tài sản chung của vợ chồng là QSDĐ có thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay không hay thuộc tài sản riêng để căn cứ vào đó mà Toà án có thể giải
Trang 24quyết các tranh chấp theo quy định pháp luật Theo quy định tại Luật HN&GĐ năm 2014:
+ QSDĐ mà cả vợ chồng hoặc mỗi bên vợ, chồng được Nhà nước giao,
kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (các QSDĐ đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất lâm nghiệp trồng rừng….)
+ Sau khi kết hôn, QSDĐ mà cả vợ và chồng hay chỉ mỗi bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với đất mà vợ chồng nhận thế chấp QSDĐ của người khác
+ QSDĐ mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận
Tóm lại, kể từ thời điểm kết hôn và trong suốt TKHN hợp pháp của vợ chồng, thì mọi thu nhập của cả hai vợ chồng hoặc thu nhập của vợ hoặc của chồng có được đều là tài sản chung của vợ chồng, không có sự phân biệt tài sản nào do vợ hay chồng tạo ra, nhiều hay ít Đây là một đặc điểm rất đặc biệt trong căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng khác biệt so với sở hữu chung theo phần là phần quyền của mỗi một chủ thể đều được xác định trong khối tài sản chung của nhiều chủ thể Đây là loại tài sản phổ biến trong khối tài sản chung của vợ chồng Sau khi kết hôn, quan hệ vợ chồng được thiết lập, vợ chồng cùng chung sức đồng lòng trong việc tạo dựng tài sản bảo đảm các nhu cầu của đời sống chung…
1.1.2.2 Vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung
- Tài sản vợ chồng được hình thành do được thừa kế chung:
Đây là trường hợp xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng dựa trên quyền định đoạt của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế (Điều 234, 609 và 661 BLDS năm 2015) Trong TKHN vợ hoặc chồng có thể được thừa kế chung một khối di sản từ người thân trong gia đình
Trang 25hoặc người khác Những tài sản này thuộc khối tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên tài sản của vợ chồng được thừa kế chung mà nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng thì trong di chúc của người để lại thừa kế, chủ sở hữu phải tuyên bố rõ là thừa kế chung mà không phân định rõ phần của từng người Còn trường hợp vợ chồng cùng hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tài sản được thừa kế “theo hàng thừa kế” đó thuộc tài sản riêng của vợ chồng
Theo quy định của pháp luật thừa kế thì vợ chồng không thể cùng được thừa kế chung theo pháp luật của bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng Vợ và chồng chỉ được thừa kế chung theo di chúc Điều này được hiểu là trong di chúc chỉ định vợ chồng cùng là người thừa kế chung phần di sản được định trong di chúc của người để lại di sản Việc xác định vợ chồng cùng được hưởng thừa
kế chung theo di chúc là căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, nhằm phân biệt với trường hợp vợ hoặc chồng được hưởng thừa kế riêng Tuy nhiên, trong trường hợp vợ hoặc chồng đều được thừa kế theo di chúc của một người thì phần di sản mà mỗi người được hưởng đã xác định trong nội dung di chúc thì không được xem là căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng Trong trường hợp này thì vợ chồng được thừa
kế riêng, phần di sản của mỗi người được thừa kế là tài sản riêng Tài sản này chỉ được quy định là tài sản chung của vợ chồng khi hai người đồng ý sáp nhập vào khối tài sản chung
- Tài sản chung được hình thành từ việc được tặng cho chung
Đối với trường hợp được tặng cho chung thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng Vợ chồng có thể được tặng cho tài sản thông qua hợp đồng bằng văn bản, và cũng có thể là hợp đồng miệng, hay còn gọi là tặng cho trên thực tế
Trong TKHN, vợ chồng có thể được người khác tặng cho chung một số tài sản xác định, những tài sản này thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng Trong thực tế, những loại tài sản này rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất
Trang 26là tặng cho QSDĐ, nhà ở…Tuy nhiên, việc tặng cho này thường gây ra nhiều tranh chấp khi vợ chồng ly hôn vì khi tặng cho, hai bên không có hợp đồng tặng cho hợp lệ khiến cho việc tặng cho không được chấp nhận Việc tặng cho nhà ở cần có hợp đồng tặng cho có công chứng và việc tặng cho QSDĐ, nhà ở phải được thực hiện thông qua hợp đồng tặng cho có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật
Cũng giống như được thừa kế chung, trong trường hợp được tặng cho chung nếu trong hợp đồng tặng cho có nghi rõ phần tài sản cụ thể khác nhau
mà vợ và chồng được tặng cho thì không phải là căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng Phần tài sản này chỉ trở thành tài sản chung khi
có sự thỏa thuận sáp nhập của vợ chồng
1.1.2.3 Vợ (chồng) nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung; những tài sản không đủ chứng cứ xác định là tài sản riêng (Khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ 2014)
Tại Điều 46 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định cụ thể về trường hợp nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung:
“1 Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng
2 Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó
3 Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Có thể hiểu, những tài sản thuộc về sở hữu riêng của vợ hoặc của chồng
do vợ (chồng) có được trước khi kết hôn, được thừa kế, được tặng cho riêng
về nguyên tắc là tài sản riêng, tuy nhiên, những tài sản đó sẽ là tài sản chung nếu trong TKHN, vợ chồng có thỏa thuận nhập tài sản đó vào tài sản chung
Trang 27của vợ chồng Quy định này hoàn toàn hợp lý và có cơ sở bởi vì trong cuộc sống gia đình nhiều tài sản riêng của vợ chồng được đưa vào sử dụng chung, phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của tất cả các thành viên trong gia đình Thực tế, cuộc sống chung giữa vợ chồng, sau nhiều năm tháng trong TKHN, nhiều khi là suốt đời cho thấy do quan hệ vợ chồng được xác lập dựa trên yếu
tố tình cảm, yêu thương gắn bó giữa vợ chồng, khi cuộc sống hòa thuận hạnh phúc, vợ chồng thường không phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng Cả vợ và chồng đều mong muốn sử dụng các loại tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, của vợ chồng; giữa vợ chồng thường không phân biệt “ranh giới” giữa tài sản chung và tài sản riêng, không phân biệt “của anh, của tôi” Đồng thời, vợ chồng thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản vì quyền lợi của gia đình Tuy nhiên, khi có tranh chấp, giữa vợ chồng khó chứng minh được một số loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của vợ chồng Vì vậy, trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng, giữa vợ chồng có thể thỏa thuận cho rằng tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của vợ, chồng Quy định này mang tính mềm dẻo, linh hoạt, nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng quyết định về phạm vi tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất Quy định này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật nước ta là
ưu tiên và khuyến khích việc xây dựng, củng cố chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, góp phần củng cố sự bền vững của gia đình
1.1.2.4 Tài sản chung của vợ chồng do áp dụng nguyên tắc suy đoán
Thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng cho thấy nhiều trường hợp để xác định đâu là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do tính chất phức tạp của quan hệ tài sản giữa vợ chồng Vì đời sống chung của gia đình, nhiều trường hợp tài sản riêng của mỗi bên đã được bảo đảm cho nhu cầu chung của gia đình mà không còn nữa hoặc có sự chuyển hóa, trộn lẫn giữa các loại tài sản chung và tài sản
Trang 28riêng của vợ, chồng trong quá trình sử dụng dẫn tới các ranh giới (căn cứ) ban đầu về tài sản chung và tài sản riêng giữa vợ chồng không còn nữa và rất khó xác định Xuất phát từ thực trạng đó, nhằm bảo đảm nguyên tắc công bằng và
hợp lý, khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ đã dự liệu: “trong trường hợp không
có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung” Đây là nguyên tắc suy
đoán về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, ở nước ta nguyên tắc này lần đầu tiên được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000, sau đó đến Luật HN&GĐ năm 2014 tiếp tục kế thừa, duy trì nguyên tắc này, nó có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa
vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản Tuy nhiên, với tư cách là một nguyên tắc suy đoán, tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng Mặt khác, nguyên tắc này còn có ý nghĩa như một trở ngại không những đối với vợ, chồng trong việc chứng minh tài sản là của riêng, mà còn là trở ngại đối với người thứ ba, cụ thể là các chủ nợ riêng của vợ, chồng (các chủ nợ chỉ được đảm bảo thanh toán bằng tài sản riêng) trong việc yêu cầu kê biên tài sản riêng Các chủ nợ riêng này muốn kê biên tài sản riêng của vợ, chồng mắc nợ, buộc phải chứng minh tài sản mà họ yêu cầu kê biên là tài sản riêng của người mắc nợ
1.2 CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
Pháp luật hiện hành quy định ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng: Chia tài sản của vợ chồng trong TKHN, chia tài sản chung của vợ chồng khi một trong hai vợ hoặc chồng chết và chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Trong đó, việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một vấn đề rất phức tạp, thường có nhiều tranh chấp giữa vợ và chồng và vì vậy, việc giải quyết của Tòa án thường gặp nhiều khó khăn
Trang 291.2.1 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Điều 59 Các nguyên tắc của Luật được cụ thể hóa trongĐiều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016-TTLT-TADNTC-VKSNDTC-BTP ngày
06 tháng 01 năm 2016 của Liên ngành Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ (sau đây được viết là Thông tư liên tịch số 01/2016-TTLT-
TADNTC-VKSNDTC-BTP) Điều 7 của Thông tư này quy định: “vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có
cả việc phân chia tài sản Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà
có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định” Theo đó, việc chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo các trường hợp sau
1.2.1.1 Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận
Đã có một sự thay đổi rất lớn trong việc điều chỉnh pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng ở nước ta, đó là: Luật HN&GĐ năm 2014 bổ sung quy
định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận Theo đó “vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận” (khoản 1 Điều 28) Vì vậy, “trường hợp vợ chồng có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận
để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn” (điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư
liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP)
Trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung khi ly hôn: Là sự thỏa thuận chia tài sản chung khi ly hôn nhưng đây là trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia khi lựa chọn để chế độ tài sản theo luật định Luật HN&GĐ
năm 2014 quy định “trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận”
Trang 30Như vậy, pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng và cho phép vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng với nhau Trước hết, nếu các bên đã lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận và những thỏa thuận này có hiệu lực thì khi ly hôn sẽ áp dụng những thỏa thuận này để chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Tiếp theo, nếu vợ chồng không lựa chọn chế
độ tài thỏa thuận nhưng khi ly hôn đã tự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng, sự thỏa thuận của vợ chồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Chẳng hạn như việc thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với bên thứ ba sẽ bị coi là vi phạm quy định của pháp luật và không được thừa nhận Việc tự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khi
ly hôn phải đảm bảo nguyên tắc vợ, chồng hoàn toàn tự nguyên, không bên nào được áp đặt, đe dọa, cưỡng ép, ngăn cản bên nào… Ngoài ra, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định việc tự thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn còn phải đảm bảo các nguyên tắc theo khoản 2 Điều 59
Việc vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản khi ly hôn có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ đáp ứng được nguyện vọng của các bên mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh như: Tòa án sẽ không cần phải tiến hành xác định đâu là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp kéo dài; đối với việc thi hành án thì việc thi hành án cũng được tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng
Pháp luật hiện hành không quy định việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng cần phải có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Vì vậy, có thể thấy pháp luật nước ta tôn trọng tối đa sự tự định đoạt tài sản của vợ, chồng khi có thỏa thuận, không cần điều kiện phải được Tòa án công nhận mới có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, việc không quy định như vậy có thể sẽ tạo kẽ hở cho các cặp vợ, chồng lợi dụng thỏa thuận chia tài sản chung
Trang 31nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đối người thứ ba Do vậy, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn:
“Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba
mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng
vụ án khác” Quy định này nhằm góp phần bảo đảm cho người thứ ba liên
quan đến tài sản của vợ chồng, khi vợ chồng ly hôn mà có yêu cầu giải quyết quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba thì Tòa án sẽ giải quyết khi chia tài sản ly hôn
Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải trường hợp nào vợ chồng đều có thể cùng nhau thỏa thuận việc chia tài sản chung của họ theo đúng ý nguyện của mình, nhất là khi tình cảm vợ chồng của họ không còn nữa thì rất khó có thể để họ có thể ngồi nói chuyện với nhau để bàn bạc, thỏa thuận việc phân chia tài sản chung Do vậy, pháp luật quy định vợ chồng có quyền yêu cầu tòa
án giải quyết
1.2.1.2 Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
Vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định thì khi vợ chồng ly hôn mà không tự thỏa thuận được việc chia tài sản chung khi ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết Theo Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định
nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như sau: “2 Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính
Trang 32đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”
Quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật HN&GĐ năm 2014 đã dược hướng dẫn cụ thể tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của
vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
- “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực
pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật HN&GĐ Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng
- “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc
gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn
- “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc
chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất,
Trang 33kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và các thành viên trong gia đình
- “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi
của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên
Quy định trên, đã đảm bảo việc phân chia tài sản chung được thực hiện một cách công bằng, cũng như đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, pháp luật quy định việc phân chia này cần phải xem xét tới hoàn cảnh của các bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Chính điều này,
đã đặt ra yêu cầu đối với cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết việc chia tài sản chung cần phải tiền hành điều tra, tìm hiểu mọi vấn đề liên quan đến tài sản, công sức đóng góp cũng như hoàn cảnh sống của các bên để phân chia một cách công bằng, hợp lý
Khoản 3 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch” Quy
định này góp phần hạn chế những hệ quả xấu khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể chia bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị, nếu chia bằng vật thì phải đảm bảo vật phải sử dụng được sau khi chia, cho nên sẽ xảy ra trường hợp một bên nhận tài sản sẽ có giá trị lớn hơn bên kia Vì vậy, pháp luật quy định bên nào nhận phần tài sản bằng
Trang 34hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch của tài sản đó
Ngoài ra, Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định nguyên tắc “giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc” Bởi vì, việc xác định giá trị của tài sản không phải là vấn đề
đơn giản, để hạn chế việc tranh chấp liên quan đền xác định tài sản thì pháp luật đã quy định giá trị của tài sản được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm Quy định như vậy cũng tạo điều kiện cho đường lối xét xử của Tòa án được thống nhất, qua đó bảo vệ được quyền, lợi ích của các bên
Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, pháp luật quy định Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì cần xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu
Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những quy định cụ thể đối với một số trường hợp: chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình; chia quyền sử dụng của vợ chồng khi ly hôn; chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh tại Điều 61, Điều 62 và Điều 64 Ngoài ra, vì mục đích nhân đạo, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định quyền lưu cư của vợ hoặc
chồng khi ly hôn “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp
vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06
Trang 35tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”
1.2.2 Hậu quả về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ngoài việc quan hệ nhân thân của vợ, chồng chấm dứt bằng bản án có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì còn để lại hậu quả về tài sản Khi vợ, chồng ly hôn quan hệ sở hữu chung hợp nhất giữ vợ và chồng cũng chấm dứt Tài tài sản chung được vợ chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa
án chia dựa trên các căn cứ xác lập tài sản, nguyên tắc chia để xác định đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng của vợ chồng Sau khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật thì tài sản mà Tòa án tuyên thuộc về tài sản riêng của người đó Nhưng Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định sau khi
ly hôn nếu bên vợ hoặc chồng khó khăn túng thiếu mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình (Điều 115 Luật HN&GĐ năm 2014), đây là một trường hợp ngoại lệ trong quan hệ HN&GĐ, quan hệ nhân thân chấm dứt nhưng quan hệ tài sản chưa chấm dứt
Trang 36KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trên đây là những vấn đề lý luận chung về phân chia tài sản chung của
vợ chồng và đặc biệt đi sâu nghiên cứu về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Hệ thống pháp luật về lĩnh vực HN&GĐ ngày càng được quan tâm, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và phù hợp hơn với sự thay đổi không ngừng của xã hội, với định hướng phát triển của đất nước Góp phần là căn cứ
để thực hiện pháp luật trên thực tế, điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật HN&GĐ, cụ thể là về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Việc quy định về quyền sở hữu tài sản cũng như nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn đã dần xóa bỏ những tàn tích của xã hội phong kiến, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Luật HN&GĐ năm 2014
có hiệu lực, là cơ sở pháp lý quan trọng, điều chỉnh quan hệ tài sản và là căn
cứ để giải quyết các tranh chấp HN&GĐ, trong đó có tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Trang 37Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY
HÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA
2.1.KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân số
Thành phố Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh Sơn La Nằm ở tọa độ 21015' - 21031' Bắc và 103045' - 104000' Đông, cách Hà Nội 302 km về phía Tây Bắc Phía Tây và phía Bắc giáp huyện Thuận Châu, phía Đông giáp huyện Mường La, phía Nam giáp huyện Mai Sơn Quốc lộ 6 đi qua thành phố, nối thành phố Sơn La với thành phố Điện Biên Phủ và thành phố Hòa Bình
Với tổng diện tích tự nhiên là 33.514 ha, trong đó đất nông nghiệp và
có khả năng nông nghiệp chỉ có 6.494 ha, bằng 19,4% tổng diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp và có khả năng lâm nghiệp là 22.540 ha, bằng 67,2% tổng diện tích đất tự nhiên; còn lại là đất đô thị
Dân số thành phố Sơn La có 98.954 người, trong đó dân số thành thị có 66.636 người, nông thôn có 32.318 người (Theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2017 của Cục Thống kê tỉnh) Mật độ trung bình 303 người/km2 Thành phố Sơn La là nơi hội tụ của 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 53,4%; dân tộc Kinh chiếm 43%; dân tộc Mường chiếm 0,8%; dân tộc Mông chiếm 0,4%; còn lại là các dân tộc khác như: Dao, Kháng, Khơ Mú, Hoa, Lào; Sinh Mun, La Ha chiếm 2,4%, mật độ dân số phân bố tương đối đều
Thành phố có 12 đơn vị hành chính gồm 7 phường: Quyết Tâm, Quyết
Trang 38Thắng, Tô Hiệu, Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Chiềng An, Chiềng Cơi và 5 xã gồm Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Hua La Với tổng
số 169 tổ, bản, tiểu khu (trong đó có: 7 bản tái định cư Thuỷ điện Sơn La mới được thành lập)
Thành phố Sơn La nằm ở trung tâm cao nguyên Sơn La vùng có quá trình Katser hóa mạnh, địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc từ 250 trở lên chiếm tỷ lệ thấp, độ cao trung bình khoảng 700m so với mực nước biển Một số khu vực có các phiêng bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các xã Chiềng Ngần, Chiềng Đen, Chiềng Xôm
và phường Chiềng Sinh Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm là 21,10C Khí hậu được chia làm 2 mùa
rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bình cả năm 1.346 mm 5
2.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa- xã hội
Thành phố Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Sơn La, sau quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Sơn La đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh, vươn lên trở thành mũi nhọn kinh tế, đóng góp tích cực cho sự phát triển toàn tỉnh Thành phố Sơn La có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi tạo điều kiện cho thành phố trong việc lưu thông hàng hoá, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh
Thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với bình quân chung của tỉnh; hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra; tổng giá trị sản xuất đạt 7.981 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 10% so với năm 2015; lĩnh vực thương mại dịch vụ tăng 13%, công nghiệp và xây dựng
5
http://thanhpho.sonla.gov.vn/tin-bai/gioi-thieu-chung/thanh-pho-son-la/221-1322-116017
Trang 39tăng 8,7%, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,45% Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 6.950 tỷ đồng, đạt
kế hoạch, tăng 11% so với năm 20156
Về văn hóa, thành phố Sơn La là một vùng văn hóa đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng
cư trú Mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình và giữa các dân tộc có những nét chung bởi sự giao hòa của 12 nền văn hóa Dân tộc Thái có tiếng nói, chữ viết riêng với hơn 500 bản sách chữ Thái cổ, có nghề dệt thổ cẩm truyền thống với trên 30 loại hoa văn độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc7
Tóm lại, thành phố Sơn La là một thành phố tuy có nhiều tiềm lực và
đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, phát triển kinh tế, nhưng đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn Là thành phố có 12 dân tộc, trong khi đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%, vì vậy tuy mang lại cho thành phố Sơn La một bức tranh muôn màu về văn hóa dân tộc nhưng bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn trong việc làm sao để áp dụng được các phong tục tập quán tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Từng bước xóa bỏ được các phong tục, tập quán lạc hậu và nâng cao trình độ văn hóa cho người dân
Vì vậy, trong việc thực hiện chính sánh và pháp luật cũng gặp rất nhiều khó khăn trong đó có việc áp dụng luật HN&GĐ năm 2014 Có thể nói rằng Luật HN&GĐ là một ngành luật có ảnh hưởng và có mối quan hệ chặt chẽ với
phong tục, tập quán Phong tục, tập quán trong việc “dựng vợ gả chồng” càng
có nhiều nét đặc sắc và càng ăn sâu vào mỗi dân tộc, mỗi vùng miền
2.2.THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND TP SƠN LA
Hiện nay, chia tài sản chung của vợ chồng đang là một vấn đề phức tạp
6
van-hoa-cac-dan-toc-cua-vung-tay-bac-7372
http://baosonla.org.vn/vi/bai-viet/xay-dung-thanh-pho-tro-thanh-do-thi-van-minh-hien-dai-mang-ban-sac-7 Trang điện tử tri thức Việt, Bài viết về Tỉnh Sơn La
http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=t%E1%BB%89nh+S%C6%A1n+La&type=A0
Trang 40Bởi trong quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên vợ chồng và rất dễ nảy sinh tranh chấp Thực tiễn giải quyết các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong những năm qua gặp không ít khó khăn và phức tạp Có nhiều vụ án phải qua nhiều cấp xét xử, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các đương sự
Theo báo cáo tổng kết và sơ kết của TAND thành phố Sơn La (các năm
từ 2014 đến 2017 và 6 tháng đầu năm 2018)8, số liệu án HN&GĐ như sau: tổng số thụ lý 1.144 vụ, việc; đã giải quyết 1.080 vụ Cụ thể:
- Năm 2014, TAND thành phố Sơn La đã thụ lý 202 vụ, giải quyết 196
vụ, việc HN&GĐ (đạt 97%); trong đó, ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự 163 vụ, xét xử 15 vụ, đình chỉ 16 vụ
- Năm 2015, TAND thành phố Sơn La đã thụ lý 219 vụ, giải quyết 213
vụ việc HN&GĐ (đạt 97%); trong đó, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự 163 vụ, xét xử 29 vụ, đình chỉ 21 vụ
- Năm 2016, TAND thành phố Sơn La đã thụ lý 272 vụ, giải quyết 266
vụ việc HN&GĐ (đạt 98%); trong đó, ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự 225 vụ, xét xử 11 vụ, đình chỉ 30 vụ
- Năm 2017, TAND thành phố Sơn La đã thụ lý 295 vụ, giải quyết 288
vụ việc HN&GĐ (đạt 98%); trong đó, ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự 241 vụ, xét xử 15 vụ, đình chỉ 32 vụ
- 06 tháng đầu năm 2018, TAND thành phố Sơn La đã thụ lý 156 vụ, giải quyết 117 vụ, việc HN&GĐ (đạt 75%); trong đó, ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự 98 vụ, xét xử 9 vụ, đình chỉ 10 vụ
Như vậy, nhìn vào số liệu thống kê trên ta thấy số các vụ án HN&GĐ qua các năm gia tăng với tốc độ khá cao, chiếm đa số trong các vụ án về HN&GĐ là các án kiện về ly hôn Sự gia tăng đáng kể này một mặt, do đời
8 Báo cáo tổng kết, sơ kết về công tác của TAND TP Sơn La các năm từ 2014 đến 2017 và 6 tháng đầu năm
2018