Kết quả thí nghiệm so sánh khả năng cải thiện hòa tan của hệtự vi nhũ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hệ tự vi nhũ hóa chứa rotundin (Trang 45)

hóa với nguyên liệu

Thí nghiệm được thiết kế để đánh giá % RTD giải phóng khi pH môi trường thay đổi từ 1,2 sang 6,8 qua đó so sánh khả năng cải thiện hòa tan của hệ tự vi nhũ hóa với nguyên liệu. Thí nghiệm đã được tiến hành trong 5 giờ, thời điểm t=2 giờ pH môi trường sẽ được thay đổi. Kết quả của thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.9.

Với mẫu nguyên liệu, % RTD giải phóng tăng dần theo thời gian từ 15 phút đến 1 giờ. Sau 15 phút ở mẫu nguyên liệu DC được hòa tan được 70,18%, đến thời điểm 1 giờ thì RTD trong mẫu nguyên liệu đã được hòa tan hoàn toàn. Trong mẫu nguyên liệu, tại pH 1,2 RTD phản ứng tạo muối và hòa tan trong môi trường. Còn đối với mẫu TVNH, RTD đã được hòa tan trong pha dầu, khi cho vào môi trường pH 1,2 hệ tự nhũ hóa tạo vi nhũ tương, dược chất lúc này không hòa tan trong môi trường pH 1,2 như mẫu nguyên liệu, đồng thời dạng tồn tại của dược chất cũng không phải ở dạng muối mà vẫn là ở dạng bazơ.

Bảng 3.9. Kết quả phần trăm rotundin giải phóng tại các thời điểm

STT Thời gian (giờ)

% RTD giải phóng mẫu nguyên liệu ( n=3, %liều ± SD) % RTD giải phóng mẫu TVNH ( n=3, %liều ± SD) 1 0,25 70,18± 9,21 99,78± 16,30 2 1 100,51± 0,74 95,27± 4,41 3 2 102,65± 1,63 95,21 ±3,17 4 2,5 82,86± 1,58 83,19± 2,05 5 4 40,44± 0,93 92,85± 0,10 6 5 38,20± 3,00 97,87± 3,64

Từ kết quả thu được nhận thấy: tại thời điểm t=2 giờ, khi có sự thay đổi pH, thấy trên đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc % RTD giải phóng theo thời gian thấy ở cả 2 mẫu nguyên liệu và mẫu TVNH đều thấy đường biểu diện dốc xuống, thể hiện %RTD giải phóng giảm xuống. Nhưng đối với mẫu nguyên liệu, % RTD giải phóngliên tục giảm từ thời điểm 2,5 giờ đến 5 giờ, còn mẫu TVNHtăng trở lại ở thời điểm 4 giờ, tại thời điểm 5 giờ, % RTD giải phóng đã tăng trở lại 97,87%.

Có thể thấy rằng, do độ tan của rotundin có sự phụ thuộc vào pH môi trường. RTD tan tốt trong pH 1,2 nhưng khi chuyển pH 6,8 dược chất bị tủa lại, do khả năng hòa tan kém. Với mẫu nguyên liệu, ngay sau khi có sự thay đổi pHmới chỉ xuất hiện những mầm tinh thể hay tinh thể kết tinh nhỏ, theo thời gian tinh thể lớn dần do đó % RTD giải phóng giảm dần. Còn đối với mẫu TVNH, do thay đổi pH môi trường đột ngột, có thể DC cũng bị tủa lại một phần, làm giảm % RTD giải phóng, tuy nhiên với sự có mặt của chất diện hoạt và đồng dung môi, có khả năng làm tăng độ tan của DC, do đó tại các thời điểm 4 giờ, 5 giờ thì %RTDgiải phóng tăng trở lại.

Hình 3.7.Đồ thị biểu diễn % rotundin giải phóng theo thời gian với mẫu nguyên liệu và mẫu TVNH (SMEDDS) khi thay đổi pH môi trường từ 1,2 sang 6,8

Mô hình thí nghiệm đánh giá khả năng giải phóng dược chất khi có sự thay đổi pH được thiết kếnhằm mô phỏng lại sự thay đổi pH từ dạ dày tới ruột non. Với

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 0 1 2 3 4 5 6 Nguyên liệu SMEDDS Thời gian (giờ) %RTD giải phóng

kết quả thu được cho thấy mẫu TVNH có khả năng hòa tan dược chất khi có sự thay đổi pH môi trường tốt hơn hơn so với mẫu nguyên liệu. Với khả năng hòa tan DC của hệ TVNH không ảnh hưởng bởi thay đổi pH môi trường, đây là một yếu tố quan trọng giúp hệ ổn định trong dịch tiêu hóa, DC không bị tủa lạikhi đi từ dạ dày xuống ruột non, hệ giữ được các đặc tính về KTTP và khả năng phân tán qua đó hệ sẽ cải thiện được sinh khả dụng cho thuốc.

3.6.4.Kết quả đánh giá sinh khả dụng trên thỏ

Thực hiện thí nghiệm đánh giá sinh khả dụng của hệ TVNHtối ưu chứa RTD trên mô hình thỏ với mẫu đối chiếu là nguyên liệu RTD thô. Định lượng nồng độ RTD trong huyết tương thỏ tại các thời điểm 5 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ và 24 giờ sau khi cho thỏ uống mẫu. Xử lí số liệu thu được các thông số dược động học của mẫu nguyên liệu và mẫu TVNH trong bảng 3.11.

Bảng 3.10. Thông số dược động học của mẫu nguyên liệu và mẫu TVNH

Thỏ

Mẫu nguyên liệu Mẫu TVNH

T max (phút) Cmax (ng/ml) AUC 0-24h (ng.phút/ml) T max (phút) Cmax (ng/ml) AUC 0-24h (ng.phút/ml) 1 15 54,167 31,618 5 154,028 89,016 2 15 33,301 36,679 5 80,132 69,073 3 15 57,193 36,378 5 105,946 51,571 TB 15 48,22 34,892 5 113,36 69,886 SD 0 13,008 2,838 0 37,503 18,735 SKD tương đối (%) 200,30

Nhận thấy rằng, hệ TVNH tối ưu đã cải thiện được sinh khả dụng đáng kể, khi giá trị sinh khả dụng tương đối của hệ TVNH so với mẫu nguyên liệu đạt 200,30%. Ở công thức TVNH, thời gian Tmax= 5 phút còn đối với mẫu nguyên liệu Tmax=15

phút. Nồng độ thuốc cực đại trong huyết tương của công thức TVNH cao hơn đáng kể so với mẫu nguyên liệu, đạt 113,36 ng/ml gấp hơn 2 lần so với giá trị Cmax của mẫu nguyên liệu. Điều này cho thấy hiệu quả của hệ TVNH trong việc làm tăng hấp thu thuốc. Các yếu tố KTTP nhỏ, phân bố kích thước hẹp làm tăng diện tích tiếp xúc của thuốc với niêm mạc ruột, cộng với các thành phần chất diện hoạt, lipid có tác động tới quá trình vận chuyển thuốc qua tế bào biểu mô đường ruột là những nguyên nhân giúp cho hệ TVNHcải thiện tăng sinh khả dụng của thuốc[11], [19].

Hình 3.8.Nồng độ rotundin trong huyết tương thỏ của mẫu nguyên liệu và mẫu TVNH (SMEDDS)

Tuy nhiên đối với cả 2 mẫu thì thời gian Tmax đều nhỏ, giải thích cho điều này có thể do RTD là một chất khó tan nhưng RTD có tính thân dầu cao, có thể thấm tốt qua màng sinh học [3].

Từ kết quả thử sinh khả dụng trên mô hình thỏ, còn thấy rằng RTD thải trừkhá nhanh, t1/2 khoảng 0,5 giờ. Tại thời điểm 1 giờ, nồng độ RTD trong máu thỏ ở cả mẫu nguyên liệu và mẫu TVNH đều tụt giảm khá nhiều so với Cmax. Từ thời điểm 2 giờ trở đi hầu như không còn RTD trong máu thỏ với mẫu nguyên liệu và sau 4 giờ với mẫu TVNH cũng không còn RTD trong máu thỏ.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 0 50 100 150 200 250 300 Nguyên liêu SMEDDS CRTD trong máu thỏ ( ng/ml) thời gian (phút)

Sau khi đánh giá sinh khả dụng trên mô hình thỏ, kết quả đã cho thấy công thức hệ tự vi nhũ hóa bào chế được tăng sinh khả dụng 200,3% so với mẫu đối chiếu là nguyên liệu thô, ghi nhận thời gian Tmax khi uống hệ TVNH ngắn hơn so với nguyên liệu.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Sau khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế hệ tự vi nhũ hóa chứa rotundin” kết quả thu được như sau:

 Đã xây dựng được phương pháp định lượng RTD trong máu thỏ bằng phương pháp LC-MS/MS.

 Sàng lọc và lựa chọn tá dược, bào chế được hệ TVNH tối ưu chứa RTD với các thành phần của hệ như sau:

Vai trò Thành phần Khối lượng (mg)

Dược chất Rotundin 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dầu Capryol 90 600

Hỗn hợp Smix S:CoS= 3:1

Chất diện hoạt Cremophor RH40 675 Đồng dung môi Transcutol P 225  Đánh giá được một số đặc tính của hệ TVNH:

1. Hệ có khả năng phân tán tốt trong nước, sau 1 phút dưới sự khuấy trộn nhẹ nhàng của cánh khuấy hệđã tự phân tán tạo vi nhũ tương. Kết quả đánh giá vi nhũ tương khi phân tán CT tối ưu trong nước thu đượcKTTP =35,53nm và PDI= 0,211.

2. Hệ TVNH cải thiện khả năng hòa tan đáng kể(f2=23,03)so với mẫu nguyên liệu khi thay đổi pH môi trường hòa tan từ 1,2 sang 6,8.

3. Đánh giá được sinh khả dụng của hệ TVNH tối ưu trên mô hình thỏ đối chiếu với mẫu nguyên liệu thô. Các thông số dược động học của mẫu nguyên liệu : Tmax=15 ± 0,00 phút, Cmax= 48,22±13,01 ng/ml, AUC0-24h= 34,89±2,84 ng.giờ/ml. Các thông số dược động học của mẫu TVNH: Tmax=5 ± 0,00 phút, Cmax= 113,37 ± 37,503 ng/ml, AUC0-24h=69,89 ± 18,74 ng.giờ/ml.

ĐỀ XUẤT

- Tiến hành sàng lọc trên nhiều tá dược dầu khác, lựa chọn tá dược có khả năng hòa tan dược chất tốt hơn để tăng lượng DC nạp vào hệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế . (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, pp.

2. Bộ Y tế . (2008), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập I, NXB Y học, Hà Nội, pp.

3. Bộ Y tế . (2007), Dược lý học, tập I, NXB Y học, Hà Nội, pp.

4. Viện dược liệu . (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, pp.

5. Bộ Y tế . (2007), Dược liệu học, tập II, NXB Y học, Hà Nội, pp. 93-95. 6. Bộ Y tế . (2007), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, tập I, NXB Y học, Hà Nội,

pp. 228-229.

Tài liệu tiếng Anh

7. Anastassiades M., et al (2003), "Fast and Easy Multiresidue Method Employing Acetonitrile Extraction/Partitioning and Dispersive Solid-Phase Extractionfor the Determination of Pesticide Residues in Produce", Journal of AOAC International, 86(2), pp. 412-431.

8. Attwood D., Florence A.T. (1983), Surfactant Systems: their chemistry, pharmacy and biology,, Chapman and Hall, London, pp.

9. Charman SA., et al (1992), "Self-Emulsifying Drug Delivery Systems: Formulation and Biopharmaceutic Evaluation of an Investigational Lipophilic Compound", Pharmaceutical Research, 9(1), pp. 87-93.

10. Dahan A., Hoffman A. (2008), "Rationalizing the selection of oral lipid based drug delivery systems by an in vitro dynamic lipolysis model for improved oral bioavailability of poorly water soluble drugs", Journal of Controlled Release, 129(1), pp. 1-10.

11. Hauss DJ. (2007), "Oral lipid-based formulations", Advanced Drug Delivery Reviews, 59(7), pp. 667-676.

12. Hauss DJ., et al (1998), "Lipid-based delivery systems for improving the bioavailability and lymphatic transport of a poorly water-soluble LTB4 inhibitor", Journal of Pharmaceutical Sciences, 87(2), pp. 164-169.

13. Holm R., et al (2003), "Examination of oral absorption and lymphatic transport of halofantrine in a triple-cannulated canine model after

administration in self-microemulsifying drug delivery systems (SMEDDS) containing structured triglyceridees", European Journal of Pharmaceutical Sciences, 20(1), pp. 91-97.

14. Kang BK., et al (2004), "Development of self-microemulsifying drug delivery systems (SMEDDS) for oral bioavailability enhancement of simvastatin in beagle dogs", International Journal of Pharmaceutics, 274(1– 2), pp. 65-73.

15. Khoo SM., et al (2003), "Intestinal Lymphatic Transport of Halofantrine Occurs After Oral Administration of a Unit-Dose Lipid-Based Formulation to Fasted Dogs", Pharmaceutical Research, 20(9), pp. 1460-1465.

16. Liu X., et al (2012), "Responses of dopaminergic, serotonergic and noradrenergic networks to acute levo-tetrahydropalmatine administration in naive rats detected at 9.4 T", Magn Reson Imaging, 30(2), pp. 261-70.

17. Neslihan GR., Benita S. (2004), "Self-emulsifying drug delivery systems (SEDDS) for improved oral delivery of lipophilic drugs", Biomedicine & Pharmacotherapy, 58(3), pp. 173-182.

18. Panayiotis PC. (1995), "Lipid Microemulsions for Improving Drug Dissolution and Oral Absorption: Physical and Biopharmaceutical Aspects",

Pharmaceutical Research, 12(11), pp. 1561-1572. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Porter CJH., Trevaskis NL., Charman WN. (2007), "Lipids and lipid-based formulations: optimizing the oral delivery of lipophilic drugs", Nat Rev Drug Discov, 6(3), pp. 231-248.

20. Pouton CW. (2000), "Lipid formulations for oral administration of drugs: non-emulsifying, self-emulsifying and ‘self-microemulsifying’ drug delivery systems", European Journal of Pharmaceutical Sciences, 11, Supplement 2(0), pp. S93-S98.

21. Pouton CW. (1997), "Formulation of self-emulsifying drug delivery systems", Advanced Drug Delivery Reviews, 25(1), pp. 47-58.

22. Pouton CW. (1985), "Self-emulsifying drug delivery system-assessment of efficiency of emulsification", International Journal of Pharmaceutics, 27, pp. 335-348.

23. Pouton CW., Porter CJH. (2008), "Formulation of lipid-based delivery systems for oral administration: Materials, methods and strategies",

24. Schick MJ. (1977), Nonionic surfactants, Marcek Dekker, New York, pp. 25. Shafiq S., et al (2007), "Development and bioavailability assessment of

ramipril nanoemulsion formulation", European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 66(2), pp. 227-243.

26. Tang B., et al (2008), "Development of solid self-emulsifying drug delivery systems: preparation techniques and dosage forms", Drug Discovery Today, 13(13–14), pp. 606-612.

27. Villar AMS., et al (2012), "Design and optimization of self-nanoemulsifying drug delivery systems (SNEDDS) for enhanced dissolution of gemfibrozil",

International Journal of Pharmaceutics, 431(1–2), pp. 161-175.

28. Woo JS., et al (2008), "Reduced food-effect and enhanced bioavailability of a self-microemulsifying formulation of itraconazole in healthy volunteers",

European Journal of Pharmaceutical Sciences, 33(2), pp. 159-165.

29. Zhang L., et al (2013), "Self-emulsifying drug delivery system and the applications in herbal drugs", Drug Delivery, pp. 1-12.

30. Zhang P., et al (2008), "Preparation and evaluation of self-microemulsifying drug delivery system of oridonin", International Journal of Pharmaceutics, 355(1–2), pp. 269-276.

31. Mahmoud EA., Bendas ER., Mohamed MI. (2009), "Preparation and evaluation of self-nanoemulsifying tablets of carvedilol", AAPS pharmscitech, 10(1), pp. 183-192.

32. Mueller EA., et al (1994), "Improved Dose Linearity of Cyclosporine Pharmacokinetics from a Microemulsion Formulation", Pharmaceutical Research, 11(2), pp. 301-304.

33. Xue H., Uses for l-tetrahydropalmatine. 2004, Patent Application

Publication, Editor, United States, Pub. No. US 2002/0143067 A1, pp. 1 - 6. 34. Yue K., et al (2014), "L-Stepholidine, a naturally occurring dopamine D1

receptor agonist and D2 receptor antagonist, attenuates heroin self- administration and cue-induced reinstatement in rats", Neuroreport, 25(1), pp. 7-11.

35. Yue K., et al (2012), "The dopamine receptor antagonist levo- tetrahydropalmatine attenuates heroin self-administration and heroin-induced reinstatement in rats", Pharmacol Biochem Behav, 102(1), pp. 1-5.

36. Khan KA. (1975), “The concept of dissolution efficiency”, Journal of pharmacy and pharmacology, 27(1), pp 48-49

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Cách tính % RTD giải phóng trong thí nghiệm so sánh khả năng cải thiện hòa tan của hệ tự vi nhũ hóa với nguyên liệu

Phụ lục 2. Các bước khảo sát và thông số kỹ thuật trong phương pháp định lượng RTD bằng LC-MS/MS

Phụ lục 3. Sắc ký đồ, đường chuẩn trong xây dựng phương pháp định lượng RTD

Phụ lục 4. Kết quả biến đầu ra hiệu quả hòa tan của thiết kế thí nghiệm Phụ lục 5. Số liệu trong thí nghiệm đánh giá sinh khả dụng trên mổ hình thỏ

Phụ lục 1. Cách tính % RTD giải phóng trong thí nghiệm so sánh khả năng cải thiện hòa tan của hệ tự vi nhũ hóa với nguyên liệu

Cách tính kết quả:

Nồng độ RTD ở thời điểm t được tính theo công thức Ct = . .D

Trong đó: Ct là nồng độ của mẫu thử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cc là nồng độ của dung dịch chuẩn

Sc, St lần lượt là diện tích pic của dung dịch chuẩn và thử

Khối lượng RTD đã giải phóng ra môi trường tại thời điểm ti được tính bằng công thức: Với t< 120 phút = 500. + 5 Với t > 120 phút = 750. + 5 Trong đó:

mi là khối lượng RTD đã giải phóng ra môi trường hoà tan tại thời điểm ti Ci là nồng độ RTD trong môi trường thử tại thời điểm ti

Phần trăm giải phóng tích luỹ tại thời điểm ti được xác định bằng công thức: % RTD tại thời điểm ti = x 100

Trong đó:milà khối lượng đã giải phóng tại thời điểm ti

Phụ lục 2. Các bước khảo sát và thông số kỹ thuật trong phương pháp định lượng RTD bằng LC-MS/MS

PL.2.1.Các bước khảo sát:Tiến hành tiêm trực tiếp dung dich chuẩn RTD và BBR

ở nồng độ 100ng/ml vào MS. Ion phân tử được lựa chọn dựa vào khối lượng phân tử, thường có dạng [M+H hoặc [M-H. Chọn chế độ khảo sát tự động để bắn phá ion phân tử thành các ion con, lựa chọn ion con có cường độ cao nhất để định lượng và ion có cường độ thấp hơn để xác nhận. Tối ưu hóa năng lượng bắn phá (CE) tự động theo phần mềm của thiết bị. Sau khi lựa chọn được ion phân tử, ion con và các điều kiện tối ưu, tiến hành phân tích dung dịch RTD và BBR chuẩn có nồng độ 100ng/ml. Sắc ký đồ được trình bày phụ lục 3. Pic sắc ký thu được cân đối,nhọn, không có hiện tượng dính pic.Vậy điều kiện phân tích là phù hợp để tiến hành định lượng rotundin trong huyết tương.

BảngPL.2.1.Các ion phân tử và ion con trong phân tích khối phổ

Tên chất phân tích Mảnh mẹ (m/z) Mảnh con (m/z) CE (eV) Ghi chú Rotundin 356 165 31 Định lượng 176 50 Định tính Berberin 336 321 25 Định lượng 306 25 Định tính

BảngPL.2.2. Các thông số kỹ thuật của MS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hệ tự vi nhũ hóa chứa rotundin (Trang 45)