1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án phụ đạo 10 - kì II

25 352 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 254 KB

Nội dung

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1: Chuyên đề 1 XÃ HỘI NGUYÊN THỦY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1, Kiến thức. - Giúp cho học sinh củng cố lại, hiểu sâu hơn kiến thức đã học ở phần Xã hội nguyên thủy 2, Thái độ. - Sau bài học học sinh có thái độ học tập nghiêm túc đặc biệt là thái độ tự học, tự tìm hiểu kiến thức bổ trợ cho bài học. 3, Kỹ năng. - Rèn kỹ năng tái hiện kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng tìm tòi, mổ xẻ kiến thức để bổ trợ cho kiến thức cơ bản đã được học trên lớp II. CHUẨN BỊ 1, Đối với thầy. - giáo án, tài liệu tham khảo 2, Đối với trò - SGK, tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1, Ổn định T/C 2. kiểm tra bài cũ 3. Dẫn dắt vào chuyên đề. 4, Nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN HS CẦN NẮM * Hoạt động 1: Cá nhân và tập thể lớp. Gv: Gợi mở để học sinh tái hiện lại kiến thức lịch sử thế giới phần Xã hội Nguyên thủy. Hỏi: Em hãy nêu các mốc thời gian tiến hóa của loài người từ Vượn cổ thành người tinh khôn. Hs: Nhớ lại kiến thức Gv: Nhận xét và bổ sung. Hỏi: hãy nêu những nét đặc trưng về đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ? Hs: Gv:Nhận xét và chốt ý 1, Nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ Vượn cổ thành người Tối cổ, Người tinh khôn. * Thời gian: + Vượn cổ: + Người Tối cổ + Người tinh khôn. * Đặc trưng về đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ. - Vật chất: + Người tối cổ sử dụng công cụ đá cũ ( sơ kỳ) + Họ kiếm sống bằng lao động tập thể, bằng phương thức hái lượm và săn bắt. * Hoạt động 2: làm việc theo nhóm. Gv chia lớp thành 3 nhóm cùng thảo luận câu hỏi sau trong 5 phút rồi cử đại diện đứng lên trả lời, các nhóm khác bổ sung. Hỏi: Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn? Hs. dựa vào kiến thức đã học thảo luận và phân tích. Gv: Nhận xét và chốt ý + Biết giữ lửa trong tự nhiên, tiến tới chế tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau. - Quan hệ xã hội: + Có quan hệ hợp quần: Có người đứng đầu, có phân công lao động giữa Nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. + sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau: gồm 5- 7 gđ. + Chưa có quy định xã hội nên gọi là bầy người Nguyên thủy. * Điểm giống và khác nhau giữa người Tối cổ và người tinh khôn. - Giống: + Cả người tối cổ và người tinh khôn đều nằm trong giai đoạn của quá trình chuyển hóa từ vượn thành người và đã là người. + Đã biết ghè đẽo công cụ lao động bằng đá. + Đang sống trong xã hội nguyên thủy mà ở đó cuộc sống bấp bênh, thiếu thốn - Khác nhau: + Người tối cổ chưa loại bỏ hết dấu tích của Vượn trên người, còn người tinh khôn đã loại bỏ lớp lông vượn trên người và xh nhiều màu da khác nhau. + Người tối cổ sử dụng công cụ bằng đá thô sơ, chỉ ghè đẽo một mặt cho sắc và vừa với tay cầm, còn người tinh khôn đã biết ghè đẽo 2 rìa của mảnh đá làm cho nó gọn và sắc hơn và chế tạo ra nhiều công cụ lao động với chất liệu khác nhau. + Người tối cổ kiếm thức ăn bằng săn bắt và hái lượm, còn người tinh khôn kiếm sống bằng săn bắn và hái lượm, sau còn biết thuần dưỡng súc vật - trồng trọt và chăn nuôi * Hoạt động 3: Cá nhân và tập thể lớp. Hỏi: Nêu mối quan hệ trong xã hội nguyên thủy? vì sao tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy là " Nguyên tắc vàng" của con người lúc bấy giờ? HS: Gv: Nhận xét và bổ sung. + Người tối cổ sống thành từng bầy trong hang động , mái đá, còn người tinh khôn biết dựng lều, định cư ở nhiều địa điểm thuận lợi sau này còn hình thành hình thức " nhà cửa" 2, Mối quan hệ xã hội và "nguyên tắc vàng" của con người thời nguyên thủy. * Mối quan hệ xã hội: + Trong thời kỳ nguyên thủy con người " hợp tác lao động", hưởng thụ băng nhau và sự cộng đồng rất cao. + Trong lao động và hưởng thụ, người nguyên thủy không phân biệt đâu là quyền lợi, đâu là nghĩa vụ. mọi người đều hưởng thụ thnahf quả lao động như nhau. => Như vậy quan hệ xã hội nguyên thủy không chỉ hợp tác mà mọi của cải , mọi sinh hoạt được coi là chung. * "Nguyên tắc vàng". + Của cải làm ra chỉ đủ ăn , chưa có dư thừa để mà chiếm hữu. + Những tư liệu sản xuất như rừng, ruộng đất, ao hồ lúc đó lại quá thừa tãi trong điều kiện lạc hậu , công cụ thô sơ, dân cư thưa thớt, nên người ta không có nhu cầu chiếm đất đai làm của riêng. + Do quan hệ huyết tộc. Mỗi thị tộc gồm có khoảng 10 gđ cùng huyết thống với nhau, sự cộng đồng trong thị tộc là thương yêu, đùm bọ. giúp đỡ nhau 5, Sơ kết bài học a) Củng cố: Gv nhấn mạnh trọng tâm của chuyên đề và trả lời câu hỏi thắc mắc của học sinh. b) Dặn dò: Về nhà các em tìm hiểu thêm về chuyên đề này và chuẩn bị tìm hiểu phần xã hội cổ đại. Ngày tháng năm 201 Phê duyệt của chuyên môn Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 2: Chuyên đề 2 XÃ HỘI CỔ ĐẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1, Kiến thức. - Giúp cho học sinh củng cố lại, hiểu sâu hơn kiến thức đã học ở phần Xã hội Cổ đại 2, Thái độ. - Sau bài học học sinh có thái độ học tập nghiêm túc đặc biệt là thái độ tự học, tự tìm hiểu kiến thức bổ trợ cho bài học. 3, Kỹ năng. - Rèn kỹ năng tái hiện kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng tìm tòi, so sánh, liên hệ phần lịch sử Cổ đại thế giới với lịch sử Cổ đại ở Việt Nam II. CHUẨN BỊ 1, Đối với thầy. - giáo án, tài liệu tham khảo 2, Đối với trò - SGK, tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1, Ổn định T/C 2. kiểm tra bài cũ 3. Dẫn dắt vào chuyên đề. 4, Nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN HS CẦN NẮM * Hoạt động 1: Cá nhân và tập thể lớp. - Giáo viên hướng dẫn hs làm bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập. Hỏi: Em hãy so sánh các quốc gia cổ đại Phương Đông với các Quốc gia Cổ đại Phương Tây theo các tiêu chí sau: 1) Khí hậu 2) Đất đai 3) Công cụ sản xuất 4) Ngành sản xuất 5) Lực lượng lao động chính. Hs Gv: Nhận xét và hướng dẫn học sinh so sánh I, Bài tập trắc nghiệm. II, Điều kiện tự nhiên và nền kinh tế tiêu chí so sánh PĐ PT Khí hậu Nóng ẩm, mưa nhiều Ấm áp, trong lành Đất dai Màu mỡ được các dòng sông bồi đắp phù sa ít màu mỡ, khô cằn CC SX Bằng tre, gỗ, đá Bằng sắt Ngành Sx Nông nghiệp trồng lúa nước Thủ công nghiệp LL sx Nông dân công xã Nô lệ Hỏi: Trình bày và phân tích những nét điển hình của thể chế dân chủ, chủ nô A ten. HS Gv: Nhận xét và bổ sung Hỏi: Quyền chuyên chế của nhà Vua được thể hiện như thế nào ở các quốc gia cổ đại Phương Đông. Hs: Gv: Nhận xét và phân tích. III, Thể chế chính trị. 1, Những nét điển hình của thể chế dân chủ, chủ nô A ten. Điển hình của thế chế dân chủ chủ nô A Ten: - Ở đây, cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội công dân. Tất cả nam giới từ 18 tuổi trở lên là công dân A ten và đc tham gia ĐH ( phải là chủ nô) - ĐH quyết định những vấn đề của nhà nước bằng biểu quyết theo đa số. - Người ta không chấp nhận Vua - có 50 phường , mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 người có vai trò như quốc hội, có nhiệm kỳ 1 năm. -Người ta bầu trong hội đồng 500 người lấy 10 người có nhiệm kỳ 1 năm đề điều hành công việc. - Hàng năm mội công dân họp một lần ở quảng trường, ai cũng được phát biểu và biểu quyết => bản chất của nền dân chủ này là nền dân chủ chủ nô. 2, Quyền chuyên chế của nhà Vua được thể hiện ở các quốc gia cổ đại Phương Đông. - Trong các quốc gia cổ đại phương Đông , đứng đầu nhà nước chuyên chế là Vua. - Ở Ai cập vua được gọi là Pharaon, lưỡng hà gọi là en xít - Vua được coi là con của thần hay thượng đế, được các thần linh cử xg để trị vì thiên hạ do vậy quyền lực của nhà vua là vô hạn. - Dưới vua là hệ thống quan lại giúp việc từ TƯ đến địa phương. Bộ máy này làm các việc như thu thuế, xây dựng các công trình công cộng, và chỉ huy quân đội. 5, Sơ kết bài học a) Củng cố: Gv nhấn mạnh trọng tâm của chuyên đề và trả lời câu hỏi thắc mắc của học sinh. b) Dặn dò: Về nhà các em tìm hiểu thêm về chuyên đề này và chuẩn bị tìm hiểu phần xã hội phong kiến. Ngày tháng năm 201 Phê duyệt của chuyên môn Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 3+ 4 Chuyên đề 3 XÃ HỘI PHONG KIẾN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1, Kiến thức. - Giúp cho học sinh củng cố lại, hiểu sâu hơn kiến thức đã học ở phần Xã hội Phong kiến. 2, Thái độ. - Sau bài học học sinh có thái độ học tập nghiêm túc đặc biệt là thái độ tự học, tự tìm hiểu kiến thức bổ trợ cho bài học. 3, Kỹ năng. - Rèn kỹ năng tái hiện kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng tìm tòi, so sánh - Rèn kỹ năng trình bày vấn đề lịch sử II. CHUẨN BỊ 1, Đối với thầy. - giáo án, tài liệu tham khảo 2, Đối với trò - SGK, tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1, Ổn định T/C 2. kiểm tra bài cũ 3. Dẫn dắt vào chuyên đề. 4, Nội dung bài học. * Tiết 1 ( Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN HS CẦN NẮM * Hoạt động 1: Cá nhân và tập thể lớp. - Giáo viên hướng dẫn hs làm bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập và bài tập trắc nghiệm nâng cao phần Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến - Hỏi: Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào? - HS - Giáo viên nhận xét và chốt ý - Hỏi: Tổ chức bộ máy Nhà nước phong kiến thời Tần - Hán và nhà Minh ở Trung Ương và địa phương như thế nào?( Gv gọi 2 Hs lên bảng vẽ) - Hs: 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước, Hs khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh so sánh 2 bộ máy nhà nước I, Bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập lịch sử và bài tập trắc nghiệm nâng cao. 1, Trung Quốc thời phong kiến 2, Ấn Độ thời phong kiến II, Củng cố và nâng cao kiến thức 1) Sự hình thành xã hội phong kiến T Q Vào thế kỷ VIII -đến thế kỷ III TCN , diện tích sản xuất được mở rộng, năng xuất tăng => Xã hội có nhiều biến đổi, hình thành 2 giai cấp: + Địa chủ: Quan lại, những nông dân giàu + Nông dân bị phân hoá: Người giàu => Địa chủ Có ruộng đất => ND tự canh không có ruộng đất phải nhận ruộng đất của địa chủ và nộp tô => ND Lĩnh canh <=> Quan hệ bóc lột địa tô của Địa chủ với Nông dân lĩnh canh thay thế quan hệ bóc lột của quý tộc với nông dân công xã => XH Phong kiến được hình thành. 2, Tổ chức bộ máy Nhà nước phong kiến thời Tần - Hán ở Trung Ương và địa phương. Hoàng đế Thừa tướng Thái uý Các chức quan khác Các quan văn Các quan võ Quận ( Thái thú) Huyện Các chức quan khác Huyện Quận( Thái thú) Huyện Huyện * Tiết 2. (Đông Nam Á thời phong kiến + Tây Âu thời hậu kỳ trung đại ) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN HS CẦN NẮM * Hoạt động 1: Cá nhân và tập thể lớp. - Giáo viên hướng dẫn hs làm bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập và bài tập trắc nghiệm nâng cao phần Đông Nam Á thời phong kiến + Tây Âu thời hậu kỳ trung đại - Hỏi: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành và phát triển nhất như thế nào? - Hs: - Giáo viên nhận xét và chốt ý - Hỏi: Xã hội phong kiến Tây Âu hình thành như thế nào? - Hs - GV: Nhận xét và bổ sung I, Bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập lịch sử và bài tập trắc nghiệm nâng cao. 1, Đông Nam Á thời phong kiến 2, Tây Âu thời hậu kỳ trung đại II, Củng cố và nâng cao kiến thức 1. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á * Sự hình thành - Từ thế kỉ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như vương quốc Campuchia của người Khơme, các vương quốc cuả người Môn và người Miến ở Hạ lưu sông mê Nam, người Inđônêxia ở đả Xumatơra và Giava * Giai đoạn phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. - Từ khoảng nủa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: + Indônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Môgiôpahit (1213 – 1527). + Trên bán đảo Đông Dương ngoài quốc gia Đại Việt, Chămpa, vương quốc Campuchia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời kỳ Ăngco huy hoàng. + Trên lưu vực sông Iraoađi từ giữa thế kỉ XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Mianma. *Thời kỳ suy thoái - Từ nửa sau thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX - Biểu hiện: + Nền kinh tế , chính trị khủng hoảng, + Các nước tư bản phương tây tìm cách xâm nhập vào các nước Đông Nam Á 2. Xã hội phong kiến Tây Âu - Giữa thế kỷ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, đây là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền. - Lãnh địa: là khu đất rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, sông đầm trong khu đất 5, Sơ kết bài học a) Củng cố: Gv nhấn mạnh trọng tâm của chuyên đề và trả lời câu hỏi thắc mắc của học sinh. b) Dặn dò: Về nhà các em tìm hiểu thêm về chuyên đề này và chuẩn bị tìm hiểu phần Việt Nam thời Nguyên Thủy đến thế kỷ X . Ngày tháng năm 201 Phê duyệt của chuyên môn Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 5 + 6: Chuyên đề 4 VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN TK X I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1, Kiến thức. - Giúp cho học sinh củng cố lại, hiểu sâu hơn kiến thức đã học ở phần Việt Nam từ thời Nguyên thủy đến thế kỷ X. 2, Thái độ. - Sau bài học học sinh có thái độ học tập nghiêm túc đặc biệt là thái độ tự học, tự tìm hiểu kiến thức bổ trợ cho bài học. 3, Kỹ năng. - Rèn kỹ năng tái hiện kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng tìm tòi, so sánh - Rèn kỹ năng trình bày vấn đề lịch sử II. CHUẨN BỊ 1, Đối với thầy. - giáo án, tài liệu tham khảo 2, Đối với trò - SGK, tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1, Ổn định T/C 2. kiểm tra bài cũ 3. Dẫn dắt vào chuyên đề. 4, Nội dung bài học. * Tiết 1 ( Việt Nam thời nguyên thủy + Các quốc gia Cổ Đại trên đất nước Việt Nam) . tòi, so sánh - Rèn kỹ năng trình bày vấn đề lịch sử II. CHUẨN BỊ 1, Đối với thầy. - giáo án, tài liệu tham khảo 2, Đối với trò - SGK, tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1,. tòi, so sánh - Rèn kỹ năng trình bày vấn đề lịch sử II. CHUẨN BỊ 1, Đối với thầy. - giáo án, tài liệu tham khảo 2, Đối với trò - SGK, tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1,. tòi, so sánh - Rèn kỹ năng trình bày vấn đề lịch sử II. CHUẨN BỊ 1, Đối với thầy. - giáo án, tài liệu tham khảo 2, Đối với trò - SGK, tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1,

Ngày đăng: 30/06/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w