1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN bồi giỏi HS 4,5

6 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ nhiều năm nay, việc bồi dưỡng và tổ chức thi chọn học sinh giỏi bậc Tiểu học trên toàn quốc diễn ra sôi nổi, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt- Học tốt ”. Việc bồi dưỡng cho học sinh để đạt học sinh giỏi quả thật là khó, không đơn giản chỉ ngày một ngày hai là có mà là cả một công việc lâu dài, có thể là nhiều năm và đòi hỏi sự nổ lực của nhiều người, nhất là sự cố gắng vươn lên của học sinh , sự giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên, sự quan tâm của các cấp… Thực tế mà nói, hiện nay một số trường phát hiện tài năng của học sinh ngay từ đầu cấp, tiến hành bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nên chất lượng tương đối tốt. Song cũng không ít đơn vị việc bồi dưỡng học sinh còn mang tính chất theo thời vụ vài ba tháng trước kì thi. Bởi thế, chất lượng chưa đảm bảo vì phần đa các em học sinh mới chỉ được học trên lớptheo chương trình quy định, nội dung trong phạm vi Sách giáo khoa. Các em chưa có điều kiện mở rộng nâng cao thêm kiến thức Một đầu vào hạn chế, một thời gian gấp rút thì làm sao mà đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, theo sự nhận xét đánh giá của nhiều giáo viên không chỉ ở bậc Tiểu học mà THCS-THPT tỉ lệ học sinh thích học phân môn Tập làm văn rất thấp so với các môn thuộc khối Tự nhiên. Rất ít bài viết đặc sắc, điển hình, mà chỉ rập khuôn theo gợi ý của thầy cô, bài văn mẫu …viết không có cảm xúc, thiếu thực tế, sáo rỗng, khô khan…Học văn đã khó làm được văn hay lại càng khó hơn. Không phải vì khó mà chúng ta không cố gắng để làm được bài văn hay. Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm sự chỉ dẫn để làm văn hay, chúng tôi đã điều tra thực tế, tham khảo tài liệu, với sự giúp đỡ của đồng nghiệp viết chuyên đề: “Bồi dưỡng học sinh giỏi phân môn Tập làm văn lớp 4-5”. Ở lớp 2-3 các em được học mỗi tuần một tiết Tập làm văn dạng: Nói lời đáp; Đọc hoặc nghe kể chuyện trả lời câu hỏi; Quan sát tranh trả lời câu hỏi; Viết về người thân, con vật, đồ vật; Viết đoạn văn dạng kể chuyện theo từng chủ điểm; Viết thư, Như vậy là bước đầu các em được làm quen với những thể loại quen thuộc phân môn Tập làm văn bậc Tiểu học dạng: Miêu tả, Kể chuyện, Viết thư, Về cấu tạo chương trình cơ bản lớp 4-5 giống nhau, chủ yếu là Miêu tả, Kể chuyện, Viết thư, Đơn từ, Biên bản, Tuy nhiên lớp 5 chương trình được nâng cao hơn về mức độ tả, kể, Đối với học sinh giỏi việc thực hành làm Tập làm văn đòi hỏi mức độ cao hơn, sâu sắc hơn, mang dáng dấp những sáng tác nhỏ hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe, Học văn, làm văn cũng như con nguời bước vào cuộc đời. Mỗi người bước vào cuộc đời đều phải mang theo mình những hành trang cần thiết, đó là những kinh nghiệm, những bài học của cuộc sống, những hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Cụ thể của hành trang mang theo vào đời đó là tình cảm giữa chúng ta với cha mẹ, anh chị em, với bạn bè và những người xung quanh, đó là lời ăn tiếng nói, là cách cư xử, là hiểu biết về thời tiết, kinh nghiệm sản xuất,… Có những hành trang tối thiểu đó, con người mới có điều kiện để sản xuất, để kiếm sống, để học tập, để tồn tại, để giúp ích cho gia đình và xã hội. Muốn học môn Tiếng Việt tốt, muốn vận dụng môn Tiếng Việt tốt để làm bài Tập làm văn các em phải hết sức coi trọng việc tích luỹ kiến thức. Về vốn kiến thức, chúng ta có hai nguồn khai thác: * Thứ nhất, đó là cuộc sống xung quanh ta. Một gia đình hòa thuận, vui vẻ mà các em sống với cha mẹ, anh chị em sẽ cho các em những hiểu biết về cách cư xử giữa những người trong gia đình với nhau, những hiểu biết về cách bài trí trong gia đình, những hiểu biết về vật dụng mà trong gia đình có như: bàn, ghế, giường, tủ, ti vi;…Ngay cả những công việc thông thường như: nấu cơm, nhặt rau, quét nhà, giặt giũ;… cũng là kiến thức thực tế của cuộc sống. Lại còn những con vật mà gia đình nuôi như: chó, mèo, heo, gà; cũng cho ta biết về hình dáng, sinh hoạt của chúng nữa. Những hiểu biết đó chính là những kiến thức thực tế giúp cho việc Miêu tả, Kể chuyện, Viết thư;… mà chương trình Tập làm văn yêu cầu. Kiến thức cuộc sống còn mở rộng ra trước mắt chúng ta. Đó là những cảnh, người, vật ở xung quanh gia đình ta: Một bác thợ mộc, một chú đạp xích lô, một chị lao công quét rác, một anh thợ sửa xe, một anh thương binh; một bạn nhỏ bán báo,… cho ta hiểu biết về con người xung quanh. Rồi kế đến là những con đường quanh xóm nhỏ trong hẻm phố, chiếc cầu bắc qua kênh và dòng sông lớn, luỹ tre, cây đa trước làng, ngôi nhà lá đơn sơ, những khu biệt thự tráng lệ, những ngôi nhà cao tầng nguy nga,… Ngoài ra, còn những con đường quốc lộ xe cộ tấp nập, hai bên đường xanh mát bóng cây và nhà cửa san sát, những công viên rực rỡ sắc hoa, dòng kênh lớn rợp bóng dừa, con đê cao lượn vòng quanh đồng lúa xanh,…` Lại còn hoạt động tấp nập của con người nữa: những cô bác nông dân vui vẻ trên cánh đồng lúa chín vàng vào ngày mùa, các anh chị thanh niên tình nguyện giúp dân sản xuất, xe cộ tấp nập như thoi đưa trên đường phố, những lễ hội truyền thống của địa phương, những cuộc mít tinh, cổ động, bầu cử, các bạn nhỏ tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, những đêm trăng sáng vằng vặc rộn rã tiếng cười của trẻ thơ nơi thôn xóm, những đổi mới của đất nước, 1 Chưa hết, kiến thức thực tế của đời sống vô cùng quen thuộc và thân thiết với chúng ta còn là con đường mà hằng ngày các em bước tung tăng đến lớp. Ngôi trường khang trang rực rỡ trong nắng. Lớp học thân thương với bàn ghế, bảng đen. Cây bàng, cây phượng xòe tán lá rộng che mát cho ta. Cột cờ cao vời vợi, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong gió. Các thầy cô giáo nữa dáng vẻ hiền hậu, tươi cười, giọng nói ấm áp truyền cảm. Các bạn cùng lớp, cùng trường với những khuôn mặt thân quen cùng ta học tập vui chơi. Tất cả là kiến thức thực tế của cuộc sống, giúp ta quan sát, miêu tả, kể chuyện, viết thư để làm tốt bài Tập làm văn. * Nguồn khai thác kiến thức thứ hai vô cùng quan trọng, đó là kiến thức sách vở, kiến thức sách vở bao gồm kiến thức trong chương trình môn Tiếng Việt và kiến thức do các bộ môn khác, sách báo cung cấp. Nguồn kiến thức do bộ môn Tiếng Việt cung cấp gồm kiến thức từ phân môn Tập đọc, Học thuộc lòng, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Về nguồn kiến thức trong sách Tiếng Việt, các em sẽ được tiếp cận với những bài văn, bài thơ đặc sắc miêu tả đất nước và con người, kể chuyện, thuật chuyện về những chiến công, về những sinh hoạt phong phú của con người. Từ ngôi trường thân quen rực rỡ cờ, hoa, áo mới trong ngày khai giảng các nhà thơ, nhà văn còn đưa các em đi đến khắp mọi miền của đất nước như: U minh chan hòa sắc nắng với bạt ngàn rừng đước, rừng tràm với biết bao là chim lạ, thú quý, những sản vật của đất rừng Phương Nam. Tới miền Cần Thơ bên bờ sông Hậu, gạo trắng, nước trong, văng vẳng xa đưa tiếng hò. Bên kia, miền Sóc Trăng xứ sở của những chùa Khơ Me lộng lẫy, Ngược quốc lộ số 1, đến cầu Mĩ Thuận, sông Tiền, thành phố Mĩ Tho tấp nập tàu thuyền chở đầy tôm cá, trái cây. Tiếp đến Thành phố Hồ Chí Minh, rực rỡ tên vàng. Ngược quốc lộ 20, lên vùng đất đỏ miền Đông, rồi đến thành phố thông reo của Đà Lạt mộng mơ. Tây Nguyên lộng gió, bạt ngạt rừng cà phê xanh ngắt. Bình Định xứ sở của dừa, cau, nho, xoài, Bãi biển Nha Trang hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Vượt đèo Hải Vân nghiêng nghiêng về biển tới cố đô Huế với bao nhiêu lăng mộ kì ảo, núi Ngự, sông Hương ngọt ngào giọng hò xứ Huế. Ra miền xứ Nghệ quanh quanh, non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Về thủ đô Hà Nội thân yêu thăm lăng Bác Hồ, đến Bút Tháp Hồ Gươm, Tây Hồ lăn tăn gợn sóng. Động Hương Tích với bao nhiêu là kì bí. Từ Hà Nội, như đóa hoa nhiều cánh, ta về với miền Đông Bắc Tổ Quốc ra Vịnh Hạ Long nơi đang được bình chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Ngược lên Việt Bắc chiến khu xưa đến Bắc Pó, Ba Bể, Tân Trào đậm đà sắc chàm, thăm thẳm hang động. Sông Đà xưa là một thác dữ, nay là công trình thủy điện lớn nhất của nước ta. Về Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam của Điện Biên năm xưa với chiến thắng oanh liệt chấn động địa cầu. Vượt biển khơi, đến các quần đảo xa xôi Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu, nơi các chiến sĩ đang ngày đêm nắm chắc tay súng giữ vững vùng biển đảo thiêng liêng của của Tổ Quốc, Chúng ta thỏa thích ngắm nhìn những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử , những sự đổi thay của đất nước với bao điều kì thú mới lạ, Chương trình Tiếng Việt mà chúng ta được học, đặc biệt giới thiệu cùng chúng ta về hoạt động muôn màu, muôn vẻ của con người từ thời xưa tới nay. Quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc từ thời các vua Hùng dựng nước. Tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta trong đó có lứa tuổi thiếu niên , nhi đồng hăng hái lập công như : Trần Quốc Toản, Kim Đồng;… Bước đường hành quân giữa mùa xuân mà “Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai” Lời ru năm xưa của người mẹ ru Akay ngủ trên lưng mẹ để "Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội”; Cảnh đi làm nương, cảnh buôn làng đón cô giáo,… Gần gũi hơn là một buổi cắm trại, một cuộc triển lãm, một trận đá bóng, một buổi sinh hoạt lớp, một bữa cơm thân mật gia đình, một buổi sinh hoạt chủ điểm,…tất cả những sự việc và hoạt động trên đều có trong chương trình Tiếng Việt. Kiến thức thực tế và kiến thức sách vở đã giúp cho tâm hồn các em phong phú, là nguồn tư liệu dồi dào để các em chọn lựa và làm bài. Muốn có được nguồn kiến thức ấy, các em phải tập quan sát thực tế, ghi chép vào kí ức và vào sổ tay để có thể làm bài tốt. Trong quan sát các em phải chú ý sử dụng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, Phải hết sức tranh thủ mọi điều kiện để có thể quan sát được như: trên đường đi học, một buổi tham gia sinh hoạt, lao động, một ngày đi chơi xa, về thăm quê hoặc một chuyến du lịch, Về kiến thức trong sách, phải chon lựa, ghi chép, học thuộc để có thể tái hiện trong khi làm bài . Kiến thức mà các em tích luỹ được trong môn Tiếng Việt còn là kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp và lý thuyết Tập làm văn. Thông qua các bài về từ ngữ , các em sẽ được cung cấp vốn từ theo các chủ điểm .Các từ ngữ trong chương trình được chọn lọc, mở rộng sẽ làm phong phú vốn từ cho các em. Sách Tiếng Việt còn cung cấp cho các em hiểu biết về ngữ pháp, về chính tả. Hai phân môn này giúp cho các en chọn lựa được cách diễn đạt ý tưởng của mình một cách đúng nhất, gọn gàng và gợi cảm nhất. Việc 2 tham khảo những bài văn mẫu trong sách Tập làm văn cũng giúp các em nắm vững kiến thức về thể loại, về cách sắp xếp, hình thành bài văn của mình đạt kết quả tốt nhất. Việc đọc báo, đọc sách thêm ngoài chương trình sẽ bổ sung cho các em hiểu biết về thực tế cuộc sống, về kiến thức văn học và cách thể hiện nội dung cần diễn đạt. Với học sinh giỏi, việc đọc sách báo là hết sức quan trọng, nâng tầm suy nghĩ, tưởng tượng và khả năng trong làm bài của các em. Để giúp cho việc tích luỹ kiến thức của các em được tốt, các em nên hình thành cuốn "Sổ tay văn học”. Trong cuốn sổ đó, các em ghi thành từng mục: Những từ ngữ theo chủ đề; Những từ ngữ hay; Những câu danh ngôn, châm ngôn; Những đoạn văn hay; Những câu thơ hay; Những gương người tốt , việc tốt,…Sắp xếp thành chuyên mục như vậy ta sẽ dễ tìm, dễ lấy tư liệu để làm bài. 2. Phương pháp làm bài Phương pháp làm bài Tập làm văn, sách Tiếng Việt lớp 4,5 đã hướng dẫn. Ở đây, chúng ta cần bàn đến phương pháp làm bài như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. a. Khâu tìm hiểu đề bài. Đề bài của chương trình lớp 4,5 thường khá đơn giản và tương đối rõ ràng. Đa số đề thường chỉ rõ “Hãy miêu tả ” “Kể lại chuyện” “Viết thư kể lại”…Tuy nhiên, đối với học sinh giỏi đề khó xác định hơn về thể loại như: Ví dụ1: Đã một lần đọc truyện "Tấm Cám", các em hãy tưởng tượng và tả cảnh cô Tấm ra giếng cho Bống ăn. Nói rõ niềm vui gọi cá và nỗi buồn khi mất Bống của cô Tấm. Đề văn này là tả cảnh cô Tấm ra giếng cho Bống ăn. Tuy nhiên cảnh mà các em tả là cảnh tưởng tượng, bởi vì trong truyện Tấm Cám chỉ kể lại sự việc một cách ngắn gọn. Như thế muốn tả cảnh này được tốt, các em phải tưởng tượng ra khung cảnh Tấm gói cơm vào lá ra sao? Tấm đi qua đâu để ra giếng? Tấm gọi Bống như thế nào? Bống hiện lên như thế nào? Và đặc biệt là tình cảm của Tấm đối với Bống và con vật bé nhỏ với Tấm. Muốn xác định được như thế, các em phải đọc kĩ đề bài, xác định thể loại và kiến thức cần huy động để miêu tả. Lại phải xác định trọng tâm của bài miêu tả là chính. Phần nói về niềm vui và nổi buồn của Tấm có thể xen kẻ trong quá trình tả. Ví dụ 2: Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều. ( Quê hương - Đỗ Trung Quân ) Từ cảm xúc thiêng liêng và tình cảm thiết tha, trìu mến gợi lên khổ thơ trên, em hãy viết về một trong những sự vật gần gũi, thân quen ( con đò , bến nước, cây đa, sân đình, mái trường, con người đi học, phố, chợ, con sông, ngọn suối, luỹ tre làng…) đã gắn bó với quê hương ruột thịt. Ở dạng đề này, nếu không đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề, các em có thể chỉ nêu lên cảm xúc chung về quê hương. Nếu đọc kĩ và xác định đúng yêu cầu của đề, chúng ta thấy đề bài yêu cầu miêu tả một trong những sự vật gần gũi thân quen đã gắn bó ta với quê hương ruột thịt. Cảm xúc thiêng liêng và tình cảm thiết tha, trìu mến mà khổ thơ gợi lên chỉ giúp ta miêu tả sự vật gắn với cảm xúc. Ví dụ 3: Lần đầu tiên em cắp sách đến trường, đầy bỡ ngỡ và xúc động. Ngôi trường thật lạ, không giống trường Mẫu giáo của em. Nơi đây chắc chắn có bao điều thú vị đang chờ em khám phá. Hãy tả lại ngôi trường với tâm trạng ngạc nhiên và xúc động của ngày đầu. Đề bài này khác với đề bài tả ngôi trường em đã học trên lớp ở chỗ: em cần hồi tưởng lại thời điểm lần đầu tiên tới trường. So với trường Mẫu giáo thì trường Tiểu học chắc hẳn có rất nhiều điểm khác biệt. Đó là những điểm khác biệt gì? Em hãy hình dung và tả lại ngôi trường dưới con mắt ngạc nhiên, tò mò của một bạn học sinh bắt đầu vào lớp Một,… Có rất nhiều dạng đề khác, bởi vậy: Tìm hiểu đề bài quan trong như thế, khi làm bài các em phải hết sức lưu ý để tránh xa đề, lạc đề, giúp cho việc định hướng bài viết của mình. Nếu đề bài có thêm phần liên hệ thực tế, vận dụng, giáo dục,… thì áp dụng cho phù hợp. b. Lập dàn ý. Trước hết, các em phải tìm ý đúng với đề tài và trọng tâm của bài. Đây là dịp để các em huy động những hiểu biết do quan sát, ghi chép ở thực tế đời sống và sách vở. Muốn tìm hiểu ý, các em phải đặt ra những câu hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta miêu tả cảnh gì? Kể chuyện gì? Thuật lại sự việc nào? Để làm tốt bài văn ta phải huy động những ý nào? Ý nào có trong sách? Ý nào lấy ở thực tế quan sát đời sống? Ý nào lấy ở trong “Sổ tay văn học”? 3 Ví dụ: Để tả cảnh nhộn nhịp nơi thôn xóm ( phố phường ) trong không khí chuẩn bị đón tết, ta phải tìm được các ý: Quang cảnh chung của nơi em ở? Đường phố, lòng đường, hàng cây, hàng quán, xóm làng, chợ búa,… tấp nập ra sao? Không khí của gia đình em đón tết như thế nào? Mùa xuân đến mang lại cho em điều gì? Trả lời được những câu hỏi ấy, các em đã có rất nhiều ý để dần hình thành một bài văn tốt. Có ý rồi, chúng ta hướng dẫn các em phải sắp xếp thành dàn bài không nên vội viết văn ngay. Một dàn ý rõ ràng, cụ thể, hợp lí sẽ giúp các em làm tốt bài văn. Dàn ý có thể chỉ là những nét chính, ý chính. Dàn ý cũng có thể chi tiết, tuỳ theo yêu cầu và thời gian làm bài. Thường thì bài làm ở nhà thì nên lập dàn ý chi tiết. Ví dụ: Trường em, thường tổ chức lễ chào cờ vào đầu tuần. Hãy tả lại quang cảnh buổi chào cờ ấy. Dàn bài chi tiết: I. Mở bài: Học sinh đang ôn tập đầu giờ ở tại sân trường Ba tiếng trống báo hiệu, học sinh chuẩn bị làm lễ chào cờ đầu tuần. II. Thân bài: 1. Trước lễ chào cờ: - Cô Tổng phụ trách và lớp trực chuẩn bị: âm thanh, gắn cờ vào dây ở cột cờ nằm giữa sân. - Sát sau nền xi măng cao khoảng nữa mét dùng để làm sân khấu. - Các lớp đã được sắp xếp thành hàng thẳng tắp có ghế ngồi trông giống như các anh bộ đội trong chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ”. - Phía trên có hai dãy ghế ngồi dành cho các thầy cô. 2. Trong lễ chào cờ: - Nghe lệnh của cô Tổng phụ trách “ Nghỉ”! “ Nghiêm”! “ Chào cờ - chào”! Tiếng Quốc ca hùng tráng từ mấy trăm học sinh vang lên. Cờ Tổ Quốc được kéo theo tiếng hát,… “ Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc”,… dù đã thấy, đã nghe, đã dự bao lần, em vẫn cảm thấy tâm hồn lâng lâng, tự hào mỗi khi nghe tiếng ca trang nghiêm cùng lá cờ tung bay theo gió trong sớm mai hồng. - Lớp trực lên nhận xét đánh giá những ưu điểm, tồn tại của toàn trường trong tuần qua, biểu dương khen ngợi những khối, lớp, cá nhân có nhiều thành tích trong tuần và một số tồn tại cần phải sữa chữa,… - Biểu diễn một tiết mục văn nghệ - Cô phó Hiệu trưởng thông báo kế hoạch hoạt động chính trong tuần này. - Thầy Hiệu trưởng phát động cuộc thi ( nếu có),… toàn trường hô vang khẩu hiệu: “Quyết tâm”, - 30 phút trôi nhanh, học sinh tuần tự vào lớp. III. Kết bài: Nắng dịu buổi sáng trải vàng khắp sân trường. Nét mặt học sinh tười cười,… em thấy lòng xúc động. Buổi chào cờ nhanh chóng nhưng bồi dưỡng lòng yêu nước, thúc đẩy làm tốt nhiệm vụ của mỗi học sinh. ( Lưu ý: Chương trình sinh hoạt buổi lễ của mỗi trường có thể khác nhau,…) c. Viết thành bài văn hoàn chỉnh - Đây là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất. Trên cơ sở dàn bài đã có, các em viết thành câu, đoạn và thành bài hoàn chỉnh. Lời văn phải gọn gàng, ý tứ phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng lại phải diễn đạt cho có hình ảnh, linh hoạt, sinh động và gợi cảm nữa. Phải biết kết hợp giữa sắp xếp ý và sử dụng từ ngữ, ngữ pháp cho lời văn hàm xúc và hấp dẫn. - Muốn đạt được như thế, các em phải trên cơ sở quan sát tỉ mỉ, chính xác và suy nghĩ, lựa chọn chi tiết và cách diễn đạt tốt nhất. Ví dụ 1: Khi tả một cô giáo chủ nhiệm lớp, có nhiều em viết khác nhau: - Em An tả: Cô giáo em có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt đen như hạt huyền, dáng người mảnh mai, thướt tha trong tà áo dài màu ngọc bích… - Em Hà tả: Ngày nào cũng gặp mà em vẫn muốn ngắm không chán mắt cô giáo của em. Trên khuôn mặt hơi gầy, đôi mắt cô mở to dịu hiền, ấm áp. Mỗi khi cô cười, để lộ hàm răng trắng tựa như hoa cau,… - Em Hoa tả: Cô Thảo Ly là cô giáo chủ nhiệm lớp em. Cô có dáng người dong dỏng cao, mái tóc dài đen mượt phủ xuống đôi bờ vai. Khuôn mặt tròn tròn được trang điểm một cách hài hoà, dễ thương,…Cô thường bận chiếc áo dài màu thiên thanh trông rất trang nhã,… Ví dụ 2: Khi tả vườn hoa, mỗi em tả một khác: - Em Vân tả: Vườn hoa là một bức tranh nhiều màu sắc của thiên nhiên, trước mắt em đủ các sắc: xanh, vàng, đỏ, tím, trắng, hồng, sặc sỡ,… 4 - Em Thu tả: Vườn hoa như một chiếc mâm cổ khổng lồ, trên đó đủ các thứ hoa nở xoè như những món ăn hấp dẫn ai cũng muốn thưởng thức - Em Thảo tả: Vườn hoa rực rỡ màu sắc trong nắng. Hoa hồng đỏ thắm nồng nàn. Hoa thược dược như những chiếc gương nhìn thẳng lên trời. Hoa huệ rực trắng thanh khiết, đôn hậu,… Những điều kiện để viết bài văn hay còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố vào cách dùng từ, phải dùng cho đúng, cho sát và chọn lựa từ nào hay nhất để làm cho câu văn có hồn. Ví dụ 1: Tả một cành mai vàng ngày tết, nhiều em đã chọn lựa cách diễn đạt rất hay. - Cánh mai vàng “rung rinh” trước gió - Những “hạt nắng” “đan” vào cánh hoa “lung linh” - Màu vàng của hoa làm cho nắng cũng thêm “sóng sánh” “ loang loáng” ánh vàng,… Ví dụ 2: Tả con bê vàng đang gặm cỏ bên mẹ, có thể sử dụng các từ ngữ gợi tả hoạt động như: - Chú Bê con vừa gặm cỏ vừa chạy “tung ta tung tăng”. - Thỉnh thoảng chú ta lại “ nũng nịu” hích chiếc mõm nhỏ vào người mẹ nó. - Đôi mắt Bê con “lúng liếng” “ ngơ ngác” nhìn quanh… Muốn dùng từ được hay, các em phải luôn luôn có sự liên tưởng sự vật với nhau , so sánh hịên tượng này với hiện tượng khác, sự vật này với sự vật khác để chọn lựa từ ngữ có hình ảnh và gợi cảm. Đặc biệt các em nên mở rộng vốn từ đã học và sử dụng nhiều từ láy, từ ghép để diễn tả. Ví dụ : Xanh (Xanh ngắt, xanh thẳm ,xanh xanh,…) Dịu (dịu mát, dìu dịu, dịu hiền,…) Hót (hót thánh thót , hót râm ran, hót líu lo,…) Về viết câu cần linh hoạt, đừng viết theo kiểu công thức, đơn điệu, khi viết nên thay đổi chủ thể của câu. Ví dụ 1: Trước mắt em là thảm lúa xanh bao la. Có thể đổi lại: Thảm lúa xanh như mở rộng dần ra trước mắt em. Ví dụ 2: Gà mẹ xoè cánh che chở đàn con. Có thể đổi lại: Đàn gà con vội vàng rúc vào đôi cánh xoè ra che chở của gà mẹ. Muốn viết được câu hay, lại còn phải sử dụng cách so sánh, nhân hoá. - Ví dụ về nhân hoá: + Lá trong vườn vẫy chào người bạn nhỏ. + Cây si già kể chuyện ngày xưa. + Cây rung rinh trước gió, ngã nghiêng, hớn hở. - Ví dụ về so sánh: + Trên cánh hoa, những hạt sương mai li ti như những hạt kim cương long lanh dưới ánh nắng càng tôn thêm sắc đẹp quyến rũ của đóa hồng nhung. + Mỗi lần mèo mướp bước đi, trông giống như một “tiểu thư đài các”. * Một bài văn hay là phải có cách sắp xếp chặt chẽ : Mở bài, thân bài và kết bài: + Phần mở bài: như một lời thân ái mời chào của chúng ta đến thăm “vườn văn ” của mình. Lời mời chào ấy phải hấp dẫn, gợi mở, gây cảm xúc ban đầu nhẹ nhàng, nêu được ý muốn diễn đạt ở toàn bài. Có thể mở bài trực tiếp hoặc có thể mở bài gián tiếp. Ví dụ : (Tả một diễn viên mà em yêu thích) Mở bài trực tiếp: Nếu ai đã từng nghe Mĩ Tâm hát chắc sẽ chẳng thể nào quên được cô ca sĩ tóc nâu với giọng hát hết sức đặc biệt này. Mở bài gián tiếp: Chương trình " Sự trở lại của mùa xuân" với sự có mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng diễn ra ở sân Mĩ Đình đã lôi cuốn hàng triệu trái tim người hâm mộ. Đây là giọng hát trong trẻo của Thanh Thảo, kia là màn biểu diễn sôi động mang đậm chất La tinh của Đoan Trang, Ca sĩ nào cũng có một phong cách riêng. Nhưng người để lại trong em nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất vẫn là cô ca sĩ "Tóc nâu môi trầm"- Mĩ Tâm . + Phần kết bài cũng thế, nó khép lại trước mắt người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà các em đã miêu tả, đã kể trong bài văn của mình , nó kết lại những ý lớn đã thể hiện trong phần thân bài. Nói một cách hình ảnh, phần kết bài như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của mình một cách tình cảm, chân thành, đầy quyến luyến. Vì thế khi viết phần kết bài, các em phải viết thật cô đọng, ngắn gọn, tránh hành văn một cách cộc lốc, công thức hoặc khuôn sáo Chúng ta cùng tham khảo một số kết bài: * Kết bài mở rộng: 5 Ví dụ 1:(Miêu tả tiếng đồng quê) Đồng quê yên ả. Đồng quê yêu thương. Có biết bao nhiêu là tiếng nói, tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm, dù cho ta ở một phương trời nào xa lắc. Rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên trong sâu thẳm tim ta,… Ôi khúc nhạc muôn đời. Tim ta ơi, phải thế không? Ví dụ 2: ( Tả về người bố) Những lúc ngồi một mình, câu ca dao ngày trước vẫn như văng vẳng bên tai: “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Tình mẹ quả là ngọt ngào, mát rượi nhưng ấm cúng đối với em lại là ba. Ba nghiêm khắc. Ba thương yêu. Ba lo lắng. Ba cần cù không chỉ cho ba mà cho cả nhà. Em vẫn đang và sẽ soi mình trong đời sống học tập và thương yêu của ba. Ba ơi! Ba là tấm gương sáng của đời con! * Kết bài không mở rộng Ví dụ 1:(Tả con sông gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ ấu của em) Em yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của em. Ôi con sông Hồng đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm quân cướp nước. Sông đã ôm những kỉ niệm ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ. Ví dụ 2:(Tả một diễn viên em yêu thích) Là một ca sĩ trẻ nhưng chị đã tạo được một phong cách riêng cho mình với một "câu lạc bộ người hâm mộ" và một " chương trình biểu diễn " khổng lồ. Em mong sao chị sẽ mãi mãi được khán giả tin yêu như thế. * Một yêu cầu cuối cùng khi viết bài văn, đối với các em học sinh giỏi là phải hết sức tránh sự cẩu thả về chữ viết, về cách trình bày, tránh các sai sót về lỗi chính tả. Muốn thế trong khi viết, các em phải hết sức chú ý suy nghĩ và vận dụng cho đúng, trình bày cho sáng sủa. Đặc bịêt khi viết xong bài phải dành thời gian đọc lại, sửa lại những sai sót có thể. 3-Đánh giá một bài tập làm văn hay. Một bài tập làm văn hay phải đạt được 3 yêu cầu: nội dung, hình thức, trình bày 1. Nội dung: - Ý tưởng phải ăn khớp với đề bài. - Ý tưởng đúng, mới và đặc biệt. - Ý tưởng phải súc tích. - Ý tưởng phải xếp đặt có thứ tự và mạch lạc - Ý tưởng cuối cùng ở phần kết luận phải tóm tắt các ý đã nêu 2. Hình thức: - Viết đúng từ vựng - Viết đúng ngữ pháp - Viết đúng dấu chấm câu 3. Trình bày: - Viết rõ ràng, một màu mực, chữ đẹp, sạch sẽ… 4. Kết luận Quá trình học văn, viết văn, cố gắng để trở thành học sinh giỏi văn là một quá trình nghiêm túc học tập, gắng gỏi vươn lên trong một thời gian dài và gian khổ, cần một niềm say mê và sáng tạo. Tuy nhiên cũng thật là đơn giản, những gợi ý những chỉ dẫn, những kiến thức tham khảo giúp cho các em thêm tự tin, giúp thêm lửa nhiệt tình thắp sáng ước mơ. IV. Những kiến nghị đề xuất. - Các trường học nên có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (chứ không nên theo mùa vụ). Phát hiện năng khiếu học sinh ngay từ đầu cấp để bồi dưỡng tạo nguồn. - Chọn giáo viên bồi dưỡng vững về chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt có năng khiếu về môn Tiếng Việt. - Khi tổ chức các buổi sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt định kì phải tổ chức một cách chu đáo có ý nghĩa thực sự,…để giúp các em thật sự có cảm xúc, có kiến thức thực tế tốt vận dụng vào viết văn. - Xây dựng một môi trường sống, môi trường sinh hoạt mẫu mực, thân thiện. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ đó giúp các em có những ấn tượng tốt và sâu sắc để các em có những hình ảnh đẹp khi viết văn về thầy, cô , bạn bè, trường lớp, - Hằng năm nên tổ chức thi viết "Văn hay-Chữ tốt" ở lớp, ở trường để tạo hứng thú học văn cho các em. 6 . nhiều năm nay, việc bồi dưỡng và tổ chức thi chọn học sinh giỏi bậc Tiểu học trên toàn quốc diễn ra sôi nổi, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt- Học tốt ”. Việc bồi dưỡng cho học sinh. trường học nên có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (chứ không nên theo mùa vụ). Phát hiện năng khiếu học sinh ngay từ đầu cấp để bồi dưỡng tạo nguồn. - Chọn giáo viên bồi dưỡng vững về chuyên môn. điều tra thực tế, tham khảo tài liệu, với sự giúp đỡ của đồng nghiệp viết chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi phân môn Tập làm văn lớp 4-5”. Ở lớp 2-3 các em được học mỗi tuần một tiết Tập

Ngày đăng: 30/06/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w