A. PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI: Trong quá trình giảng dạy tại các trường tôi nhận thấy quá trình giao tiếp của học sinh phổ thông trong các nhà trường,bắt đầu từ cấp tiểu học đều sử dụng Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức:Trong khi đó,một bộ phận không nhỏ học sinh người dân tộc thiểu số đến trường mà chưa biết hoặc biết quá ít Tiếng Việt,điều này gây khó khăn rất lớn cho việc học tập các môn học tiểu học.Trước hết là các môn sử dụng nhiều Tiếng Việt như môn Tiếng Việt ,môn Toán…, Để khắc phục tình trạng nêu trên , nâng cao chất lượng dạy tiểu học.Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học là hình thành và phát triển các kỹ năng nghe –viết – đọc – nói cho học sinh trên cơ sở trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, ban đầu về Tiếng Việt , để các em có thể giao tiếp có hiệu quả trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi . Học tập để đạt được mục tiêu của bài và học tập để đạt mục tiêu tăng cường vốn Tiếng Việt cho học sinh và tham ra giao tiếp trong môi trường nhà trường và môi trường xã hội rộng mà ở đó Tiếng Việt là ngôn ngữ chính để các em giao tiếp: II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Những năm đầu của thế kỷ 21 là những năm mở đầu cho sự cải cách giáo dục.Tiểu học là bậc nền tảng xây dựng những kiến thức ban đầu cho mỗi người .Các em được trang bị một lượng kiến thức tương đối lớn về tất cả lĩnh vực cho bản thân.Có biết đọc,biết viết thì mới có khả năng tiếp nhận các kiến thức trong việc học. Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, vấn đề tôi quan tâm nhất đó là :”Qúa trình rèn luyện cách đọc,viết cho học sinh lớp 1”,đặc biệt là việc rèn kỹ năng tập nói Tiếng Việt cho học sinh dân tộc một cách có hiệu quả cao nhất để cuối năm mỗi học sinh đều có khả năng đọc,viết tốt tất cả tiếng ,từ,câu trong sách,báo góp phần thực hiên tốt chỉ thị của nghành về việc nâng cao trình độ dân trí và phổ cập giáo dục Tiểu học trong toàn dân. Từ những lý do trên đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Rèn kỹ năng nói Tiếng Việt cho học sinh lớp 1”. II. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao hơn nữa về mặt nhận thức cho các em,đảm bảo cho các em những tương lai của đất nước có đủ đức,trí ,thể ,mĩ,bước vào thế khỷ mới những bước đi chắc chắn từ lớp học sơ khai,tư bậc học thấp nhất.Do vậy ngay từ buổi ban đầu rèn luyện cho các em biết đọc ,biết viết là rất quan trọng. Để đạt được mục đích trên không phải một sớm,một chiều,trong vòng một thời gian ngắn mà nó còn được trợ giúp bởi nhiều yếu tố trong cả quá trình rèn luyện suốt cuộc đời của mỗi con người.Đối với đề tài này tôi chỉ đề cập tới phạm vi dạy học sinh đọc, viết trong nhà trường Tiểu học.Một yếu tố quan trọng giúp đào tạo những trí tuệ,con người mới trong xã mới. III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 1. Trường PTDTBT TH số 2 xã Ta Gia - huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu. 1 IV.Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hướng cho học sinh những chuẩn mực của ngữ âm,ngữ điệu trong cách đọc của đề tài này.Tôi đề cập đến những giải pháp rèn luyện cách đọc ở lớp 1.Môn học vần là bộ môn có vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho các em đọc ,viết và lĩnh hội các tri thức từ bộ môn này,tôi đưa ra một số biện pháp giúp các em đọc một cách có hiệu quả. V.Các phương pháp nghiên cứu chính: Trong đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:Phương pháp điều tra,phân tích,so sánh,chứng minh,đàm thoại. B.PHẦN NỘI DUNG I.SỞ LÝ LUẬN Trẻ em đến trường,bước đầu làm quen với môi trường mới. Có thể nói,tâm hồn của các em như một trang giấy trắng.Chúng ta,những người làm công tác giáo dục,truyền kiến thức cho thế hệ sau sẽ in gì trong trí não của trẻ? Vì giáo dục Tiểu học là nền tảng giáo dục của một nước,cái hay, cái dở,cái đúng ,cái sai ở đây sẽ ảnh hưởng lâu không chỉ ở các cấp cao hơn mà có lẽ trong suốt cuộc đời những người lao động và công dân về sau. Nước ta có rất nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng của mình. Đa số các em trước khi đến trường đều đã sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ nhưng lại biết rất ít hoặc không hề biết tiếng việt. Do vậy việc đến trường tiếp thu kiến thức và tiếp nhận sự giáo dục bằng tiếng việt gặp không ít khó khăn. Để giúp học sinh lớp 1 có những kiến thức ban đầu,người giáo viên phải quan tâm tới các em,gần gũi và thương yêu các em,trong đó nắm bắt được tâm lý, tình cảm của học sinh là không thể thiếu.Ngay từ buổi đầu nhận lớp người giáo viên phải nắm rõ được trình độ nhận thức và khả năng tư duy của học sinh. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy,tôi luôn có những băn khoăn,trăn trở : Mình phải làm gì và làm thế nào để mỗi giờ lên lớp thực sự là một cốc nước mát giúp cho người học qua cơn khát mùa hè ,làm sao để giờ học được tự nhiên hơn,nhẹ nhàng hơn mà hiệu quả lại cao.Theo quan niệm giảng dạy truyền thống là giáo viên chỉ cần cung cấp đủ kiến thức trong sách giáo khoa hoặc mở rông đôi chút là đủ, phương pháp giáo dục có tính chất áp đặt cứng nhắc.Còn đương nhiên việc học là của học sinh,việc vận dụng kiến thức cũng hoàn toàn là trách nhiệm của học sinh .Do đó học sinh rất bị động trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức trong từng đơn vị bài học.Việc giao tiếp trách nhiệm của học sinh .Do đó học sinh rất bị động trong quá trình trong giờ học lại càng khó thực hiên. Từ đó dẫn đến tình trạng học bắt buộc,gò bó,đối phó mà thiếu hẳn môi trường ứng dụng ngôn ngữ.Chính vì vậy trong các giờ giảng giáo viên phải làm thay học sinh quá nhiều,không tạo cho học sinh tính chủ động,tích cực trong việc tiếp thu kiến thức,ghi nhớ kiến thức cũngnhư có ý thức tự giác trong quá trình học bài. 2 Việc ứng dụng kiến thức đã học là một vấn đề quan trọng cần thiết trong giao tiếp ,hệ thống câu hỏi có mối quan hệ chặt chẽ trong việc đọc,viết,nghe,nói.Câu hỏi còn giúp cho học sinh hiểu được từng nội dung cụ thể,tình huống cụ thể,nó làm cho người học tự tin hơn trong quá trình giao tiếp với bè bạn,những người xung quanh. Câu hỏi lớn nhất đặt ra với tôi “Làm thế nào để học sinh lĩnh hội kiến thức chủ động, tích cực? Việc dạy tiếng việt bắt đầu từ đâu? Chìa khóa của vấn đề là ở chỗ nào? ”Qua nhiều phương pháp thử nghiệm tôi thấy rằng “Hệ thống câu hỏi đưa ra là mấu chốt của vấn đề”, bởi nếu không có hệ thống câu hỏi thì sẽ không bao giờ có câu trả lời và việc giao tiếp lại càng không thể thực hiện được. Việc đặt càng nhiều loại câu hỏi thì sẽ càng có nhiều câu trả lời dẫn đến việc giao tiếp được dễ dàng. II. THỰC TRẠNG NGHE NÓI TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH: Học sinh lớp tôi chủ nhiệm, đa số các em là dân tộc nên việc truyền thụ kiến thức các trương trình mới của giáo viên gặp nhiều khó khăn. Các em hầu như chưa biết đọc hoặc biết nghe –nói tiếng việt còn rất ít, có nhiều em nghe được nhưng khi nói lại không đúng câu, đúng từ, nói chống không,cộc lốc.Có những em mặc dù đã được qua lớp mầm non nhưng khả năng nghe, nói còn hạn chế, các em chưa có thói quen học tập. Qua điều tra và tìm hiểu nguyên nhân tôi được biết: -Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời các em đã được tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ và không tiếp xúc với tiếng việt . -Cha mẹ các quan tâm và không coi trọng việc học tập của con em mình. -Khi tới trường các em còn bỡ ngỡ,rụt rè, không dám giao tiếp bằng tiếng việt. Chính vì những nguyên nhân trên mà phần luyện nói, nghe, kể của các em không thực hiện được theo mục tiêu yêu cầu của giáo viên đề ra. Do đó chất lượng nghe,nói tiếng việt của học sinh lớp tôi chủ nhiệm là rất thấp. Để học tốt phân môn tiếng việt trước hết người giáo viên cần phải hiểu và nắm bắt được nội dung các chủ đề để nói với học sinh về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, môi trường, hoạt động giáo dục từ những diều quen thuộc, gần gũi với hiểu biết của các em. Chủ đề nói gắn bó mật thiết với hệ thống âm, vần,từ ngữ của bài học sao cho đủ ý thức và cơ hội dùng đến từng lời nói xuất hiện nhiều nhất. Tận dụng các phương tiện trực quan và phát huy năng lực quan sát của học sinh. Tranh minh họa có màu sắc chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong quá trình luyện nói, việc quan sát tranh gợi ra những ý tưởng cần thiết, hấp dẫn,kích thích hứng thú và lòng tự tin giúp học sinh tham gia vào các hoạt động nói tự nhiên. Hệ thống câu hỏi phải tối ưu và vừa sức học sinh, tránh tình trạng tham lam quá nhiều từ ngữ. Các câu hỏi và từ ngữ phải phù hợp với chủ đề. Các hình thức tổ chức lớp học cũng cần thay đổi để tạo không khí thoải mái, vui tươi, nhẹ nhàng làm cho các em thích nói, thích bày tỏ, mạnh dạn bộc lộ những điều các em nghĩ. 3 * KẾT QUẢ Ngay khi nhận lớp giảng dạy, bản thân tôi đã nghiên cứu hồ sơ của lớp đề ra các biện pháp cụ thể: Tiếp cận học sinh, tìm hiểu về hoàn cảnh và sở thích của học sinh. -Cùng với việc khảo sát đầu năm, tôi đã khảo sát kỹ chất lượng năng lực nghe - nói tiếng việt lần 2 của học sinh kết quả thu được như sau kha khả quan ở từng học sinh. Nhìn vào số liệu khảo sát tôi cảm thấy băn khoăn vì các em học sinh lớp 1 còn yếu về kỹ năng nghe nói tiếng việt. Bên cạnh đó còn có các em phát âm chưa chuẩn, chưa chính xác, còn ê a, ngắc ngứ 1.Đối với giáo viên -Cần có kế hoạch cụ thể trong từng tuần từng tháng và từng học kỳ -Nghiên cứu kỹ nội dung cần phụ đạo cho học sinh. -Nắm rõ và chỉ rõ cho học sinh kiến thức trọng tâm của bài dạy, bài giảng sát với đối tượng học sinh. -Ra vào lớp đúng giờ, giảng dạy nhiệt tình, nghiêm túc. -Phân loại đối tượng học sinh cụ thể. 2. Đối với học sinh: -Học sinh phải đi học chuyên cần,trong lớp phải chú ý nghe giảng, chịu khó suy nghĩ, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. -Có phương pháp cụ thể cho từng môn học. -Thuộc bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp -Chịu khó học hỏi thầy cô, bạn bè. -Chuẩn bị đủ các đồ dùng học tập. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH Để học sinh say mê, yêu thích môn tiếng việ đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Có đầy đủ bài giảng trước khi đến lớp, đảm bảo nội dung kiến thức trọng tâm, soạn giảng theo phương pháp đổi mới. Khối lượng kiến thức phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tổ chức giờ học với nhiều hình thức khác nhau. Trong giờ học người giáo viên phải năng động, sáng tạo sao cho giờ học đảm bảo, xong giờ học phải hết sức nhẹ nhàng, thoải mái đối với học sinh cũng như giáo viên. Lĩnh hội tri thức đầy đủ, đảm bảo theo yêu cầu cơ bản kiến thức kỹ năng . Kết hợp tốt giữa 3 môi trường: Nhà trường - gia đình và xã hội để làm tốt công tác dạy và học. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho tất cả học sinh cấp tiểu học chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số, sau 4 tháng thực hiện tại Trường PTDTBT TH số 2 xã Ta Gia, tôi thấy kết quả đạt được như sau:kỹ năng nói Tiếng Việt của các em có sự thay đổi rõ rệt.Tình trạng giao tiếp của các em với mọi người xung quanh bằng Tiếng Việt lưu loát hơn, rõ ràng hơn. Tôi đã khảo sát trên 10 hs kết quả như sau: - Giao tiếp lưu loát : 5 HS = 50% - Giao tiếp tương đối lưu loát: 3 HS =30% - Giao tiếp còn ấp úng : 2HS =20% 4 C. PHẦN KẾT LUẬN I.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua vận dụng kinh nghiệm thực tiễn vào việc giảng dạy tôi thấy kết quả học tập của học sinh lớp tôi được nâng lên một cách rõ rệt.Nhiều em trước khi kỹ năng nói tiếng việt yếu chưa có ý thức tự giác trong học tập nay đã có tiến bộ ,nghe, nói, đọc khá hơn. Để thực hiện được như vậy giáo viên cần đạt được kỹ năng sau: -Phải thương yêu, gần gũi với học sinh. Có ý thức trách nhiệm cao đối với học sinh. - Quan tâm tới mọi đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt là học sinh dân tộc, học sinh yếu, cá biệt. - Có biện pháp tháo gỡ khó khăn khi học sinh mắc phải một cách kịp thời hợp lý. - Tích cực kiểm tra đánh giá học sinh yếu qua từng giờ học, ngày học, tuần học - Kết hợp tốt giữa 3 môi trường giáo dục giúp các em yên tâm trong học tập. - Giáo viên phải đầu tư thời gian,chuẩn bị tốt cho các tiến trình dạy. Có kế hoạch kịp thời vào phiếu điều chỉnh để có phương án hợp lý, hiệu quả. Phân loại được hệ thống câu hỏi phù hợp với tường đối tượng học sinh trong lớp để các em đều được tham gia một cách tích cực nhất. Có như vậy thì các em mới dần dần hiểu được việc học tập, dẫn đến kết quả học tập cao hơn. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy môn Tập đọc cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết và cần phải tiến hành ngay. II.Ý NGHĨA CỦA SKKN. Muốn cho học sinh có kĩ năng viết thành thạo, trong mỗi giờ học chính tả, luyện viết, người giáo viên phải cung cấp các kiến thức vừa đúng, đủ và chính xác. Đồng thời kết hợp với nhiều hình thức tổ chức linh hoạt và sinh động để hấp dẫn, lôi kéo học sinh vào quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên, một mình người giáo viên cố gắng sẽ là quá sức nếu không có sự cộng tác đắc lực của học sinh. Vì vậy, theo tôi cở sở của mọi thành công trong mọi biện pháp đó là phải lấy người học làm trung tâm trong mọi hoạt động, người giáo viên chỉ đóng vai trò là hướng dẫn viên đưa lối chỉ đường cho học sinh đi tìm kiến thức mà thôi. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG,TRIỂN KHAI: Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc rèn kỹ năng nói Tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Sáng kiến này có thể áp dụng với tất cả học sinh bậc tiểu học đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. IV. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: Đối với trường : Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về rèn kỹ năng nói Tiếng Việt để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Đối với Sở GD-ĐT, Phòng GD – ĐT. 5 + Cần trang bị cho giáo viên các đồ dùng cần thiết nhất phục vụ cho họat động dạy - học. + Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề để Gv có điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. + Tổ chức các buổi nói chuyện giữa những giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm với giáo viên trẻ,tạo cơ hội cho giáo viên trẻ học hỏi. + Hỗ trợ các tài liệu hay về ngôn ngữ Việt Nam. +Mở các cuộc thi giao lưu Tiếng Việt của chúng em cho học sinh. Trên đây là một số đề xuất của tôi về phương pháp rèn kỹ năng tập nói tiếng việt cho học sinh lớp 1. Mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để phương pháp dạy hoàn thiện và có chất lượng nâng cao hơn. Người viết Lò Văn Loan 6 . ràng hơn. Tôi đã khảo sát trên 10 hs kết quả như sau: - Giao tiếp lưu loát : 5 HS = 50% - Giao tiếp tương đối lưu loát: 3 HS =30% - Giao tiếp còn ấp úng : 2HS =20% 4 C. PHẦN KẾT LUẬN I.NHỮNG. nghiên cứu đề tài “Rèn kỹ năng nói Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 . II. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao hơn nữa về mặt nhận thức cho các em,đảm bảo cho các em những tương lai của đất nước có. DO CHỌN ĐỀ TÀI : Những năm đầu của thế kỷ 21 là những năm mở đầu cho sự cải cách giáo dục.Tiểu học là bậc nền tảng xây dựng những kiến thức ban đầu cho mỗi người .Các em được trang bị một lượng